Tại sao máy tính chỉ có ổ C,D, E… mà không có ổ A, B?
Trong thực tế, máy tính đã từng có ổ A và ổ B.
Vào những năm đầu của thập niên 50, những chiếc máy tính thương mại đầu tiên đã được bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về một cuộc sống tiện nghi ngày càng tăng của con người.
Đến những năm 1960, ổ đĩa mềm bắt đầu xuất hiện trên máy tính. Đĩa mềm có 2 kích thước là 5 1/4 inch (khoảng 13,3cm) và 3 1/2 inch (8,89cm). Do dung lượng lưu trữ thấp và để dễ dàng sao chép dữ liệu giữa 2 ổ đĩa mềm mà nhiều máy tính có 2 ổ đĩa. Hai ổ đĩa mềm này được dán nhãn là Local Disk (A) và Local Disk (B). Ổ đĩa khởi động với hệ điều hành và phần mềm là ổ A, dữ liệu lưu trên ổ B.
Mãi cho đến năm 1980, ổ đĩa cứng mới trở thành một tiêu chuẩn trong máy tính. Tuy nhiên, bởi vì hai chữ cái đầu tiên đã được sử dụng để đặt tên cho các ổ đĩa mềm, nên thiết bị lưu trữ thứ ba này được gán cho chữ C, bất chấp việc bây giờ ổ C mới là phương tiện lưu trữ chính trên máy tính và thường chứa hệ điều hành.
Vì lý do này nên ổ đĩa cứng mặc định trên máy tính Windows của ngày nay luôn được gọi là C, mà không phải là A hoặc B. Ngoài ra, các ổ đĩa cứng còn lại ngoài ổ C là ổ D và ổ E, các ổ cứng di động, ổ cứng gắn ngoài, ổ USB mà bạn chèn vào máy tính thì lại có tên là F, G,…
Trong trường hợp bạn đính kèm quá nhiều ổ đĩa và tất cả các chữ cái được gán hết (từ A đến Z) thì những ổ đĩa tiếp theo bạn kết nối với máy tính nó sẽ không được Windows hiển thị.
Ngoài ra, một lí do khác cho việc ổ đĩa trên máy tính chỉ được đặt từ C, D đó là ổ đĩa A, B thường là ổ đĩa của nhà sản xuất dùng để lưu trữ phần mềm cài đặt chương trình cơ bản, hệ điều hành. Và họ thường ẩn hai ổ đĩa này đi. Một khuyến nghị là nếu không muốn có gì phiền phức với chiếc máy tính của mình thì không nên đụng tới hai khu vực cấm địa này !!
ion
n