thắc mắc - sv it bị đuổi học...cần một hướng đi | theNEXTvoz
dev_thatvidieu
Chào các thím. năm nay em 28. từng là Sv cntt của ĐH trùm đuổi sinh viên dốt + lười.
Để phải lập topic nay là em cũng đã mông lung lắm, dịch covid làm mọi thứ vốn bình lặng nay nó đảo điên hết cả. Thời sv em lười nhác thích game, thích ngủ nên cố dặt dẹo học đến giữa năm 3 thì bị trường đuổi cmn học. Cả nhà biết chuyện rồi bạn bè, hàng xóm .......mất gần một năm suy sụp và tiếp tục vừa đi làm vừa sa đà vào game. Chơi thêm 2 năm nữa thì chán, apply hồ sơ làm cái chân "Ai ty" sai vặt cho một hệ thống chuỗi khách sạn. Lương net 8,5 + lậu nhờ việc ăn chênh mua sắm thiết bị cho ks...vài triêu. Đủ sống, đợt này covid lương net 5 triệu...Ngành du lịch nói chung chết rồi nên thu nhập của em giảm đáng kể lương đã thấp lại còn không có lậu gì. Cty vẫn trả lương duy trì quân số cốt lõi. Giờ thì rảnh vl ra, ngày ngày đến cty k có việc gì làm cả.
Thời gian rảnh này tính mò mẫm lại lập trình nhưng mông lung quá. K biết bắt đầu tư đâu ...xin voz lời khuyên.
Lúc bị đuổi là em đang học xong môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật (thi không qua môn)
vunh2303
Ông bỏ game thì cũng may mắn rồi, lớn rồi suy nghĩ chững chạc lại.
dev_thatvidieu
Nhờ voz check kiến thức và tư duy của em về máy tính và lập trình. Xem em có thể cứu vớt được cuộc đời này k. Đúng sai ra sao, vozer cứ thẳng thắn ạ. Chửi em cũng cảm ơn.
1. Em hiểu biết về một phần mềm máy tính ntn?
Khi em đang type này, em không google gì đâu ạ. Có trong đầu thế nào thì ghi ra thế.
Hiểu biết của em về một phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ thị với phần cứng để máy tính hoạt động. Chỉ thị máy tính là các mã nhị phân kiểu 01010101010. Thoạt đầu, khi chưa có ngôn ngữ lập trình người ta sử dụng phương pháp đục lỗ để làm chỉ thị cho máy tính. Về sau này thì hợp ngữ (assembly) ra đời. Nó là cách cover lại kiểu đục lỗ nhưng tinh gọn và hiệu quả hơn và có các role, cấu trúc để phát triển các chỉ thị máy tính phức tạp hơn. Từ hợp ngữ người ta bắt đầu ra đời các ngôn ngữ lập trình cover lại từ assembly. Ví dụ như C. Các ngôn ngữ lập trình đều cần một trình biên dịch hoặc thông dịch để chạy một quá trình trung gian để chuyển code ra machine code để ra các chỉ thị cho máy tính.
Các ngôn ngữ bậc cao như python hay php đa số sẽ sử dụng ngôn ngữ C để tạo ra trình biên/thông dịch của riêng nó để cover ra mã máy. Túm lại là ngôn ngữ nào đi nữa cũng sẽ phải có một tiến trình trung gian để tạo ra mã máy.
LightYear
Fen nên đi học 1 khoá online rồi apply xin việc ở cty to to như fpt để biết thêm quy trình phần mềm
dev_thatvidieu
2. Trái tim của một phần mềm là gì?
Có thể hiểu là phần core. Dù UI có đẹp đến mấy mà core như hạch thì vứt hết. Mà core của một phần mềm lại nằm ở thuật toán. Thuật toán trong một phần mềm lại có 3 loại. Thứ nhất là các hàm có sẵn từ chính ngôn ngữ lập trình cung cấp. Thì thực ra các hàm này vốn nó chứa các thuật toán, việc của lập trình viên là gọi ra và sử dụng.
Loại 2 là các thuật toán được nạp vào từ bên ngoài (các lib, các framework bên ngoài) hoặc đơn giản là copy and paste một đoạn code nào đó vào code của mình cũng được gọi là nạp từ bên ngoài.
Loại 3 là loại tự sáng tạo ra các thuật toán và nạp vào chương trình.
Thì mỗi loại lại có ưu điểm nhược điểm riêng, điểm chung là phải có hiểu biết về giải thuật để lựa chọn thuật toán nào tốt nhất. Có độ phức tạp của thuật toán phù hợp với mục tiêu cần đạt. Không phải cứ gọi bừa hàm có sẵn chạy được là được.
Cũng k hẳn cứ tự viết ra thuật toán là hay. Đôi khi các thuật toán đã có sẵn nó an toàn và nhanh, hiệu quả hơn rất nhiều lần thuật toán mình tự viết ra. Tuy nhiên có những trường hợp đặc thù thì thì cần tự viết theo tiêu chí kế thừa và đột phá.
Fen nên đi học 1 khoá online rồi apply xin việc ở cty to to như fpt để biết thêm quy trình phần mềm
em k có bằng, chắc chắn bị loại ra khỏi vòng gửi hồ sơ rồi thím ơi
sacqn113
thô nhưng mà thật, bác con lại xem có thật sự thích lập trình không.
nhìu bác cứ cố đâm đầu vào học, mà không phải yêu thích nó. Thì cũng sẽ đến lúc mấy bác từ bỏ,
hoặc có chăng chỉ là một thợ code thôi
thanhngch91
Nếu thím vẫn còn đam mê với lập trình thì học frontend cho dễ có việc làm đi thím. Apply vô các công ty làm fresher để học hỏi dần lên.
Chào các thím. năm nay em 28. từng là Sv cntt của ĐH trùm đuổi sinh viên dốt + lười.
Để phải lập topic nay là em cũng đã mông lung lắm, dịch covid làm mọi thứ vốn bình lặng nay nó đảo điên hết cả. Thời sv em lười nhác thích game, thích ngủ nên cố dặt dẹo học đến giữa năm 3 thì bị trường đuổi cmn học. Cả nhà biết chuyện rồi bạn bè, hàng xóm .......mất gần một năm suy sụp và tiếp tục vừa đi làm vừa sa đà vào game. Chơi thêm 2 năm nữa thì chán, apply hồ sơ làm cái chân "Ai ty" sai vặt cho một hệ thống chuỗi khách sạn. Lương net 8,5 + lậu nhờ việc ăn chênh mua sắm thiết bị cho ks...vài triêu. Đủ sống, đợt này covid lương net 5 triệu...Ngành du lịch nói chung chết rồi nên thu nhập của em giảm đáng kể lương đã thấp lại còn không có lậu gì. Cty vẫn trả lương duy trì quân số cốt lõi. Giờ thì rảnh vl ra, ngày ngày đến cty k có việc gì làm cả.
Thời gian rảnh này tính mò mẫm lại lập trình nhưng mông lung quá. K biết bắt đầu tư đâu ...xin voz lời khuyên.
Lúc bị đuổi là em đang học xong môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật (thi không qua môn)
Đọc thì thấy thím tư duy không có nhiều mà còn lười và ko đam mê sao theo nổi. Giờ thím như trái ngành chứ có biết gì đâu. Mà trái ngành thì cần phải tư duy tốt + cày nhiều vl mới đâu may theo nổi . Khuyên thím giờ nên đầu u
JUchi
Nếu có tiếng Anh tốt thì thử mày mò cày freelance mảng virtual assistant đi bạn.
2. Trái tim của một phần mềm là gì?
Có thể hiểu là phần core. Dù UI có đẹp đến mấy mà core như hạch thì vứt hết. Mà core của một phần mềm lại nằm ở thuật toán. Thuật toán trong một phần mềm lại có 3 loại. Thứ nhất là các hàm có sẵn từ chính ngôn ngữ lập trình cung cấp. Thì thực ra các hàm này vốn nó chứa các thuật toán, việc của lập trình viên là gọi ra và sử dụng.
Loại 2 là các thuật toán được nạp vào từ bên ngoài (các lib, các framework bên ngoài) hoặc đơn giản là copy and paste một đoạn code nào đó vào code của mình cũng được gọi là nạp từ bên ngoài.
Loại 3 là loại tự sáng tạo ra các thuật toán và nạp vào chương trình.
Thì mỗi loại lại có ưu điểm nhược điểm riêng, điểm chung là phải có hiểu biết về giải thuật để lựa chọn thuật toán nào tốt nhất. Có độ phức tạp của thuật toán phù hợp với mục tiêu cần đạt. Không phải cứ gọi bừa hàm có sẵn chạy được là được.
Cũng k hẳn cứ tự viết ra thuật toán là hay. Đôi khi các thuật toán đã có sẵn nó an toàn và nhanh, hiệu quả hơn rất nhiều lần thuật toán mình tự viết ra. Tuy nhiên có những trường hợp đặc thù thì thì cần tự viết theo tiêu chí kế thừa và đột phá.
Kiến thức kiểu Liên Xô đây à, thế thì mình khuyên bạn nên kết hợp đồng bộ các giải pháp, linh hoạt sáng tạo để tạo ra sản phẩm phần mềm tốt nhất.
Đùa chứ nên list ra những cái gì mình đã biết, đã thực hành. Chứ viết vầy tôi lên reddit hacker news vài ngày xong đọc vanh vách, ko sợ thằng nào
No Hard Feelings
Đầu tư 1 cái máy học đồ hoạ là ổn nhất rồi thím
AsakuraHao
500 bài code thiếu nhi. Ez tự đi làm k cần bằng cấp
thô nhưng mà thật, bác con lại xem có thật sự thích lập trình không.
nhìu bác cứ cố đâm đầu vào học, mà không phải yêu thích nó. Thì cũng sẽ đến lúc mấy bác từ bỏ,
hoặc có chăng chỉ là một thợ code thôi
Chắc em chỉ làm đc đến thợ code thôi, cũng có tuổi rồi
Còn đúng 10tr để lay lắt qua mùa dịch. Tháng net 5tr trả nhà trọ, điện nước hết 2/3 rồi nên e k đủ tiền mua máy làm đồ hoạ thím à.
Imoo190721
Ngoài Đại học thiếu gì chỗ học
Thiếu gì Nghề + Chứng chỉ Hành nghề mà không qua Đại học đâu bro...
Bro lương 10 triệu, chi tiêu hết 2/3 thì mỗi tháng vẫn còn để đc 1-2 triệu có lẻ.
- Học nghề + cấp Chứng Chỉ qua Trung tâm đào tạo liên tục của các Trường đại học có 3-5 triệu, ngành nghề đủ loại, tha hồ chọn: Kế toán, Marketing, Quản trị,... Mỗi ngành học có 3-6 tháng;
- Học Trung cấp hệ vừa học vừa làm (học các buổi tối trong tuần, hoặc học thứ 7 chủ nhật), học phí mỗi tháng hết tầm 1-1.5 triệu, 2 năm xong rồi;
- Học Chứng chỉ ngoại ngữ, Tiếng Anh nhiều rồi thì sang Trung - Nhật - Tây Ban Nha;
- Nhảy qua mấy môn năng khiếu. Chứng chỉ hành nghề bắt buộc theo quy định pháp luật của nghề Thể dục thể hình, hết có 5 triệu/khóa học của Liên đoàn kia kìa... Làm PT vừa có thu nhập vừa có nhiều chị em...;
Nhiều hướng vô cùng luôn...
golangthang
Combo lười + ghiền game thì no hope. Tôi có thằng bạn cùng lớp cũng vậy, lười, mê game, ráng qua được hết năm 2 thì bị đuổi, lần gặp gần nhất thì nó nói thi lại kinh tế, ngành kế toán, giờ không biết đang làm gì.
tqagames
Hmm, giờ hướng đi thì nhiều đấy, nhưng mà bác xem lại bác có thích làm IT nữa ko, chứ bác đã bỏ chương trình rồi, nên nếu chính xác vấn đề là bạn ko thích / phù hợp vs nghề này thì khó lắm.
Quá trình mình học ko phải loại giỏi. Điểm số cuối cùng là 2.8/4 (Chắc tầm 6,8/10) Nhưng tới h vẫn có việc làm đúng ngành và lương ổn.
Trừ các trường hợp thủ khoa, học giỏi và xác định được hướng đi ra thì mình thấy có các trường hợp sau tới h vẫn theo nghề:
1. Mê game, Thích ôm máy tính nhưng lúc đi học ko code nhiều, thường join team có một bạn code giỏi.
Các bạn này thì đa số ra làm BA (Nếu tiếng anh tốt) Consultant hoặc QC rồi lên dần QC Automation. Cá biệt một số bạn ra làm rồi quay lại học lập trình và vẫn làm dev như bt 2. Lúc học ko tham gia về code nhiều, nhưng xác định mục đích là làm nghề vì lương nên vẫn bám trụ tới lúc ra trường
Các bạn này ra trường thì join các chương trình fresher rồi cũng học lại về dev, sau đó làm dev. 3. Phần còn lại (Mông lung ko biết có thích IT hay ko nhưng vẫn ráng ra trường)
Một số bạn ra làm IT Support / Help Desk / Service Desk /sau đó xác định 1 trong 2 hướng:
Học thêm về System >> SysAdmin/ DevOps
Học lại về phần dev >> Làm dev.
Một số khác ngoại ngữ giỏi hoặc có kỹ năng khác ngoài dev - Tiếng Anh tốt >> Consultant, Project Manager...
- Tiếng Nhật >> Bridge Engineer...
Điểm chung của 3 dạng này là đều xác định là vẫn theo nghề IT, nên cứ làm cv liên quan rồi dần dà xác định hướng phù hợp.
Nếu xét về entry point, mình nghĩ IT là một ngành có khá nhiều cửa để vào, vấn đề là bạn có kiên trì hay không.
dev_thatvidieu
Cảm ơn các vozer đã cho những định hướng chân tình vs em. 28 tuổi đầu rồi, sống mòn vs cái lương của kẻ loser.
Dẫu sao bây giờ cũng rảnh mà có ổn định lại dịch thì vẫn rảnh nên em quyết định sẽ tiếp tục tự học lại ngay chỗ em đã từng gục ngã (trượt môn Ctdl >).
levykhtn
nếu bạn ko thực sự thích code và chỉ mong muốn có công việc và thu nhập từ code, gặp mấy bài tutorial advanced là nản ngay.
thời buổi hiện tại mình vẫn khuyên theo ngoại ngữ, có nhiều cơ hội hơn.
Chắc em chỉ làm đc đến thợ code thôi, cũng có tuổi rồi
Nói thật bác cứ giữ cái tư duy ấy thì cả đời cũng chả thành công được, 28 cũng thua thiệt 1 ít so với bọn trẻ nhưng là không phải trễ đâu bác.Bác muốn đổi đời thì đổi cái tư duy trước
song_gio
Có thể bạn nên tìm hướng đi khác, cứ núi kéo mãi lại dã chàng se cát thôi bạn.
em k có bằng, chắc chắn bị loại ra khỏi vòng gửi hồ sơ rồi thím ơi
Góp ý giúp bạn, mình không hề có bằng nhé, và cũng đang làm ở một công ty outsource có số má. thời buổi này nếu ko xác định làm nhà nước thì cũng ko nên quá quan trọng bằng cấp ở thời điểm khởi đầu. Tất nhiên bạn cần một cái gì đó để chứng minh với nhà tuyển dụng là đã được đào tạo. Kiếm một cái chứng chỉ xịn xịn, đầu tư một vài tháng học ngon lành là ok.
the_ruler
Tự dưng đọc cái post này lại nhớ tới hai ông anh và một thằng em.
Hai ông kia một ông hơn mình 3 tuổi một ông hơn 4 tuổi, đều start lại và đi học lại đại học cùng mình. Một trong hai ông ấy còn bỏ bê việc học và cũng tận năm 28t mới bắt đầu nghiêm túc trở lại với nghề.
Hai ông giờ đều lương x1.5 với x2 mình, nhiều lúc nghĩ cũng hơi cay
Còn một cu em trước trong team fresher được cty bên đó nhờ mình train, hắn cũng học hành bê tha nhưng sau ra trường quyết tâm học để làm, xin ông sếp bên đó cho vào học việc 4 tháng không lương, ban ngày đi làm tối về chạy grab kiếm cơm ăn.
Vậy mà sau (chắc cũng nhờ vào tài năng chửi bới của mình) mà mấy tháng sau đó được nhận làm chính thức, công ty bên đó outsource thôi nhưng không phải lo cơm ăn áo mặc nữa, lương đủ sống rồi
Vậy nên:
Nếu bạn thực sự quyết tâm và đam mê thì có thể quay lại, bạn hãy nghĩ tới việc bây giờ mỗi ngày bạn cần làm việc 12-14 tiếng nhé. Chứ còn vẫn thích ngủ trương mắt lên thì thôi dẹp sớm đi.
Mình mong là bạn sẽ từ bỏ cái ý tưởng này vì những người như bạn khiến mấy thằng lead tức sùi bọt mép lên mà éo được đè ra đấm. Ngoan + chăm thì còn chấp nhận được.
Thím nói đúng. Đó là may may ít ỏi của cuộc đời em đấy
Ngành iT em nói thật nó bạc lắm... nếu thích tự do ta nên dạy học nó chứ đi làm công mà chấm theo parem lương vn thì rất bạc.... bạc hơn thằng đi quét rác.
Tự dưng đọc cái post này lại nhớ tới hai ông anh và một thằng em.
Hai ông kia một ông hơn mình 3 tuổi một ông hơn 4 tuổi, đều start lại và đi học lại đại học cùng mình. Một trong hai ông ấy còn bỏ bê việc học và cũng tận năm 28t mới bắt đầu nghiêm túc trở lại với nghề.
Hai ông giờ đều lương x1.5 với x2 mình, nhiều lúc nghĩ cũng hơi cay
Còn một cu em trước trong team fresher được cty bên đó nhờ mình train, hắn cũng học hành bê tha nhưng sau ra trường quyết tâm học để làm, xin ông sếp bên đó cho vào học việc 4 tháng không lương, ban ngày đi làm tối về chạy grab kiếm cơm ăn.
Vậy mà sau (chắc cũng nhờ vào tài năng chửi bới của mình) mà mấy tháng sau đó được nhận làm chính thức, công ty bên đó outsource thôi nhưng không phải lo cơm ăn áo mặc nữa, lương đủ sống rồi
Vậy nên:
Nếu bạn thực sự quyết tâm và đam mê thì có thể quay lại, bạn hãy nghĩ tới việc bây giờ mỗi ngày bạn cần làm việc 12-14 tiếng nhé. Chứ còn vẫn thích ngủ trương mắt lên thì thôi dẹp sớm đi.
Mình mong là bạn sẽ từ bỏ cái ý tưởng này vì những người như bạn khiến mấy thằng lead tức sùi bọt mép lên mà éo được đè ra đấm. Ngoan + chăm thì còn chấp nhận được.
lol, range lương thím bao nhiêu mà ng ta x2 thím dữ thế :v
muốn 3k thì tôi refer cho vài chỗ pv thử nè
còn nếu thím 4k ng ta 8k thì thôi coi như t chưa nói gì
)
haichau6990
K sao đâu bro, mình trước cũng bị đuổi học năm 24 tuổi vì chơi game nhiều quá, 28 tuổi mới tn đại học
lol, range lương thím bao nhiêu mà ng ta x2 thím dữ thế :v
muốn 3k thì tôi refer cho vài chỗ pv thử nè
còn nếu thím 4k ng ta 8k thì thôi coi như t chưa nói gì
)
Ông x2 thì remote ăn lương tây lông, còn 1 ông thì năm 20-25 tháng lương
)
Nếu tính theo tuổi thì mình còn tận 4 năm nữa để x2 cơ mà. Thoải mái đi
)
thực ra range lương giờ nó cũng bị tới hạn rồi, trừ khi lên CTO/CEO hay stock hay cái gì đấy.
Chứ t thấy kiểu giờ lương lên 4k là hết cỡ cho senior. Hiếm hoi lắm chắc có 5k
)
Còn remote cho nc ngoài thì ko nói, cái đấy lại khác, phải so với mấy ông ra nc ngoài, với nó cũng chưa chắc là sẽ stable.
P/S: 20 tháng thưởng chắc làm cho nhà nước hay bank à
thực ra range lương giờ nó cũng bị tới hạn rồi, trừ khi lên CTO/CEO hay stock hay cái gì đấy.
Chứ t thấy kiểu giờ lương lên 4k là hết cỡ cho senior. Hiếm hoi lắm chắc có 5k
)
Còn remote cho nc ngoài thì ko nói, cái đấy lại khác, phải so với mấy ông ra nc ngoài, với nó cũng chưa chắc là sẽ stable.
P/S: 20 tháng thưởng chắc làm cho nhà nước hay bank à
4-5k mà net, đóng bh full lương thì đúng là ghê thật, mình cũng phấn đấu tới cái level đó đã
20 tháng là bank nhé, mà còn lương net nữa chứ
Mà thôi, không nên nói chuyện lương lậu trong thread này kẻo bạn chủ thread kia lại bảo vozer toàn lương trăm củ. Có thread về lương, lúc nào thấy chán code thì lại chui vào đó lấy động lực vậy
)
P/s: nhắn nhủ với bạn chủ thread là thứ 7 cn bọn tớ vẫn ngồi đọc docs hoặc cày sml ra chứ éo được vểnh râu lên ngủ đâu
4-5k mà net, đóng bh full lương thì đúng là ghê thật, mình cũng phấn đấu tới cái level đó đã
20 tháng là bank nhé, mà còn lương net nữa chứ
Mà thôi, không nên nói chuyện lương lậu trong thread này kẻo bạn chủ thread kia lại bảo vozer toàn lương trăm củ. Có thread về lương, lúc nào thấy chán code thì lại chui vào đó lấy động lực vậy
)
P/s: nhắn nhủ với bạn chủ thread là thứ 7 cn bọn tớ vẫn ngồi đọc docs hoặc cày sml ra chứ éo được vểnh râu lên ngủ đâu
3k lên 4k thì ko khó lắm. Ráng 1-2 năm sẽ lên dc. Thực ra tới đó thì cần network nhiều hơn là tech, network chủ yếu để giới thiệu job ngon cho nhau. Với cần skill về leadership
Nghiện game bị đuổi thì dự 100% là Bách Khoa Hà Nội
Tối ngày ngồi đồng ở Lê Thanh Nghị, Tạ Quang Bửu
1 năm giờ vài lần ta vẫn qua quán net khu này chơi net, uống Sting dâu, xin cần sa của mấy thằng trong quán thằng hút ké
Phê lòi, ơi, cuộc sống yolo của tuổi trẻ
Nghiện game bị đuổi thì dự 100% là Bách Khoa Hà Nội
Tối ngày ngồi đồng ở Lê Thanh Nghị, Tạ Quang Bửu
1 năm giờ vài lần ta vẫn qua quán net khu này chơi net, uống Sting dâu, xin cần sa của mấy thằng trong quán thằng hút ké
Phê lòi, ơi, cuộc sống yolo của tuổi trẻ
Nhờ voz check kiến thức và tư duy của em về máy tính và lập trình. Xem em có thể cứu vớt được cuộc đời này k. Đúng sai ra sao, vozer cứ thẳng thắn ạ. Chửi em cũng cảm ơn.
1. Em hiểu biết về một phần mềm máy tính ntn?
Khi em đang type này, em không google gì đâu ạ. Có trong đầu thế nào thì ghi ra thế.
Hiểu biết của em về một phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ thị với phần cứng để máy tính hoạt động. Chỉ thị máy tính là các mã nhị phân kiểu 01010101010. Thoạt đầu, khi chưa có ngôn ngữ lập trình người ta sử dụng phương pháp đục lỗ để làm chỉ thị cho máy tính. Về sau này thì hợp ngữ (assembly) ra đời. Nó là cách cover lại kiểu đục lỗ nhưng tinh gọn và hiệu quả hơn và có các role, cấu trúc để phát triển các chỉ thị máy tính phức tạp hơn. Từ hợp ngữ người ta bắt đầu ra đời các ngôn ngữ lập trình cover lại từ assembly. Ví dụ như C. Các ngôn ngữ lập trình đều cần một trình biên dịch hoặc thông dịch để chạy một quá trình trung gian để chuyển code ra machine code để ra các chỉ thị cho máy tính.
Các ngôn ngữ bậc cao như python hay php đa số sẽ sử dụng ngôn ngữ C để tạo ra trình biên/thông dịch của riêng nó để cover ra mã máy. Túm lại là ngôn ngữ nào đi nữa cũng sẽ phải có một tiến trình trung gian để tạo ra mã máy.
đầu tiên là con transistor ---> cổng logic cơ bản (AND, OR, XOR, NOT) --> Flip/Flop --> MCU ---> CPU.
Ngôn ngữ lập trình thì dựa trên các cổng logic cơ bản + flip/flop --> bộ nhớ và tập lệnh --> ngôn ngữ lập trình.
Học lập trình cần 10 năm. Trước 30 bắt đầu vẫn kịp nên là ... cố lên
Ông x2 thì remote ăn lương tây lông, còn 1 ông thì năm 20-25 tháng lương
)
Ơ đoạn trên nghe 2 ông anh quen quen mà mấy post dưới nghe lại ko quen là thế nào nhỉ?
BacThangBan
Những kiến thức thớt trình bày cho thấy thớt cũng hiểu một chút về máy tính. Tuy nhiên nó cũng không nói lên được gì, vì người bình thường họ đọc vài ngày thì cũng ghi ra vanh vách như vậy được.
Thím cũng đừng suy nghĩ mình chỉ phấn đấu vừa đủ để thành dev quèn, mà thím phải nỗ lực gấp đôi ba lần những thằng học đúng ngành. Không ai thuê một ông nhiều tuổi và học tập bình bình với mức lương tốt cả.
Không có gì là không thể, chỉ cần cố gắng. Nhưng thớt cứ chuẩn bị tinh thần là phải cày ải cùng cực. Em học đúng ngành và làm culi dev cũng kha khá năm rồi. Giờ kiến thức về zero mà bảo học lại từ đầu thì có khi em suy nghĩ lại. Nó lấy đi của mình nhiều thứ quá.
dev_thatvidieu
Cảm ơn các thím đã dành thời gian tư vấn cho em thêm nhiều động lực.
Dịch dã bây giờ em mới hiểu ra rằng những lúc khó khăn chính là lúc cuộc đời phải trả giá cho những tháng ngày sung sướng. Sắp hết năm 2021 sang tuổi 29 rồi, thôi em cố nốt lần này nữa. Không đạt được gì thì chắc do bản tính nên cuộc sống mãi loser.
P/S em đang cày lại môn cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Em học được gì sẽ type lên đây, mong các thím tương trợ em ạ. Đúng sai thế nào chỉ bảo cho em với. Một lần nữa em cảm ơn nhiều
Cảm ơn các thím đã dành thời gian tư vấn cho em thêm nhiều động lực.
Dịch dã bây giờ em mới hiểu ra rằng những lúc khó khăn chính là lúc cuộc đời phải trả giá cho những tháng ngày sung sướng. Sắp hết năm 2021 sang tuổi 29 rồi, thôi em cố nốt lần này nữa. Không đạt được gì thì chắc do bản tính nên cuộc sống mãi loser.
P/S em đang cày lại môn cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Em học được gì sẽ type lên đây, mong các thím tương trợ em ạ. Đúng sai thế nào chỉ bảo cho em với. Một lần nữa em cảm ơn nhiều
Chúc thím có nhiều nghị lực và thành công nhé! Tôi biết 1 anh bắt đầu học IT (ĐH Mở Tp.HCM), ảnh ra trường tầm năm 42 tuổi, nên là tuổi tác cũng một phần thôi.
choimin
Thớt này nên được chia sẻ rộng rãi cho mấy ông khác bớt ngáo về cái ngành này
Chúc thím có nhiều nghị lực và thành công nhé! Tôi biết 1 anh bắt đầu học IT (ĐH Mở Tp.HCM), ảnh ra trường tầm năm 42 tuổi, nên là tuổi tác cũng một phần thôi.
anh đó học về làm sếp hả, hay thợ code
dev_thatvidieu
...1. Data construction and algorithms....replay 2013 - where it used to end and today begins again !
Thử login trở lại cái email ngày xưa dùng lúc học ĐH để tìm tài liệu mà thầy và các bạn share nhưng quên pass, sđt add mail cũng mất nốt nên bó tay. Đành lên website của trường lục tài liệu về đọc mà không hiểu gì luôn. Em đúng nghĩa là trang giấy trắng thật rồi... Thôi tự vọc vạch chắc kiến thức nó sẽ tự được đánh thức trở lại thôi.
Bước một để tiếp cận môn này em sẽ chọn học lại một ngôn ngữ lập trình phù hợp với cái lap ghẻ core i3 HDD. Máy khá chậm chỉ lướt web tàm tàm được nên em chọn javascript. Sau này có tiền thì nâng cấp máy sẽ chuyển sang C/C++ sau.
Thớt này nên được chia sẻ rộng rãi cho mấy ông khác bớt ngáo về cái ngành này
mấy thằng cấp 3 trẻ trâu chưa trải sự đời mới ngáo it auto lương ngàn đô thôi chứ tầm đứng đứng tuổi đổi ngành chẳng thằng nào ảo tưởng như vậy đâu thím.
Cảm ơn các thím đã dành thời gian tư vấn cho em thêm nhiều động lực.
Dịch dã bây giờ em mới hiểu ra rằng những lúc khó khăn chính là lúc cuộc đời phải trả giá cho những tháng ngày sung sướng. Sắp hết năm 2021 sang tuổi 29 rồi, thôi em cố nốt lần này nữa. Không đạt được gì thì chắc do bản tính nên cuộc sống mãi loser.
P/S em đang cày lại môn cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Em học được gì sẽ type lên đây, mong các thím tương trợ em ạ. Đúng sai thế nào chỉ bảo cho em với. Một lần nữa em cảm ơn nhiều
Inbox anh, đang rảnh. Nói chuyện OK hợp thì anh thử đào tạo.
mấy thằng cấp 3 trẻ trâu chưa trải sự đời mới ngáo it auto lương ngàn đô thôi chứ tầm đứng đứng tuổi đổi ngành chẳng thằng nào ảo tưởng như vậy đâu thím.
T lo cho mấy thằng cháu cấp 3 thôi, bị mấy thằng lều báo nó dắt mũi đến lúc ra trường thất nghiệp, nản rồi lại đổ tại số
...1. Data construction and algorithms....replay 2013 - where it used to end and today begins again !
Thử login trở lại cái email ngày xưa dùng lúc học ĐH để tìm tài liệu mà thầy và các bạn share nhưng quên pass, sđt add mail cũng mất nốt nên bó tay. Đành lên website của trường lục tài liệu về đọc mà không hiểu gì luôn. Em đúng nghĩa là trang giấy trắng thật rồi... Thôi tự vọc vạch chắc kiến thức nó sẽ tự được đánh thức trở lại thôi.
Bước một để tiếp cận môn này em sẽ chọn học lại một ngôn ngữ lập trình phù hợp với cái lap ghẻ core i3 HDD. Máy khá chậm chỉ lướt web tàm tàm được nên em chọn javascript. Sau này có tiền thì nâng cấp máy sẽ chuyển sang C/C++ sau.
em k có bằng, chắc chắn bị loại ra khỏi vòng gửi hồ sơ rồi thím ơi
ngành gì chứ ngành IT chả ai quan tâm bằng cấp cả, cứ làm đc sản phẩm demo show ra là nó nhận liền
cavoicjamu
Nghe mông lung chưa học đã sợ bị đuổi thế nhỉ
Gửi từ Vsmart Joy 3 bằng vozFApp
TrungNgaoNgo
Tôi cũng 93 lúc sv mới lên xa nhà không ai quản lý cũng nghiện game, mà may mắn là chưa bị cảnh báo bao giờ, trình làng nhàng làm outsource cũng gọi là có đồng ra đồng vào
bimatmuonquen
kiếm khóa nào về web hoặc mobile mà học đi em
eternalmya
Đọc thớt này lại có động lực cày lại. nhưng cày cho cố vào sau cũng vẫn chỉ là làm công. lương 1k 1.5k cũng chỉ làm vùng an toàn của bản thân to hơn và khó thoát hơn thôi
Hmm, giờ hướng đi thì nhiều đấy, nhưng mà bác xem lại bác có thích làm IT nữa ko, chứ bác đã bỏ chương trình rồi, nên nếu chính xác vấn đề là bạn ko thích / phù hợp vs nghề này thì khó lắm.
Quá trình mình học ko phải loại giỏi. Điểm số cuối cùng là 2.8/4 (Chắc tầm 6,8/10) Nhưng tới h vẫn có việc làm đúng ngành và lương ổn.
Trừ các trường hợp thủ khoa, học giỏi và xác định được hướng đi ra thì mình thấy có các trường hợp sau tới h vẫn theo nghề:
1. Mê game, Thích ôm máy tính nhưng lúc đi học ko code nhiều, thường join team có một bạn code giỏi.
Các bạn này thì đa số ra làm BA (Nếu tiếng anh tốt) Consultant hoặc QC rồi lên dần QC Automation. Cá biệt một số bạn ra làm rồi quay lại học lập trình và vẫn làm dev như bt 2. Lúc học ko tham gia về code nhiều, nhưng xác định mục đích là làm nghề vì lương nên vẫn bám trụ tới lúc ra trường
Các bạn này ra trường thì join các chương trình fresher rồi cũng học lại về dev, sau đó làm dev. 3. Phần còn lại (Mông lung ko biết có thích IT hay ko nhưng vẫn ráng ra trường)
Một số bạn ra làm IT Support / Help Desk / Service Desk /sau đó xác định 1 trong 2 hướng:
Học thêm về System >> SysAdmin/ DevOps
Học lại về phần dev >> Làm dev.
Một số khác ngoại ngữ giỏi hoặc có kỹ năng khác ngoài dev - Tiếng Anh tốt >> Consultant, Project Manager...
- Tiếng Nhật >> Bridge Engineer...
Điểm chung của 3 dạng này là đều xác định là vẫn theo nghề IT, nên cứ làm cv liên quan rồi dần dà xác định hướng phù hợp.
Nếu xét về entry point, mình nghĩ IT là một ngành có khá nhiều cửa để vào, vấn đề là bạn có kiên trì hay không.
Mục số 3 mình thấy không chính xác lắm. Đối với bạn ngay từ đầu chọn dev rồi không theo được thì bạn nhận định là đúng, còn những bạn xác định ngay từ đầu đi theo hướng network thì không thể nói như bác được
Mục số 3 mình thấy không chính xác lắm. Đối với bạn ngay từ đầu chọn dev rồi không theo được thì bạn nhận định là đúng, còn những bạn xác định ngay từ đầu đi theo hướng network thì không thể nói như bác được
À, nếu xác định rõ ràng thì dễ rồi, thường mấy bạn đó cũng ko lăn tăn như chủ thớt, mình chỉ nói về trường hợp mông lung quá, đi làm mãi mới biết mình thích món gì.
...1. Data construction and algorithms....replay 2013 - where it used to end and today begins again !
Thử login trở lại cái email ngày xưa dùng lúc học ĐH để tìm tài liệu mà thầy và các bạn share nhưng quên pass, sđt add mail cũng mất nốt nên bó tay. Đành lên website của trường lục tài liệu về đọc mà không hiểu gì luôn. Em đúng nghĩa là trang giấy trắng thật rồi... Thôi tự vọc vạch chắc kiến thức nó sẽ tự được đánh thức trở lại thôi.
Bước một để tiếp cận môn này em sẽ chọn học lại một ngôn ngữ lập trình phù hợp với cái lap ghẻ core i3 HDD. Máy khá chậm chỉ lướt web tàm tàm được nên em chọn javascript. Sau này có tiền thì nâng cấp máy sẽ chuyển sang C/C++ sau.
<script>
let nums = [2,7,11,15];
let target = 9;
let indexNums = {};
for(let i = 0; i < nums.length; i++){
const iNum = target - nums
; if(iNum in nums){ indexNums[0] = i; indexNums[1] = nums.indexOf(target - nums[indexNums[0]]); } }
console.log(indexNums); </script>
Có người nuôi ko fen, tuyển mấy thằng fresher ko bằng ko ai thèm hỏi thuật toán fen đâu :3. Có người nuôi thời gian thư thả thì thích học gì thì học, còn muốn đi làm sớm học ba cái này phí thời gian. Sau này có việc làm rồi học tiếp chưa muộn.
Devuongnull
nhân chi sơ tính khả dụng
mua máy làm lại cuộc đời đi thím
Đặc điểm của sinh viên kém trong ngành đó là chỉ biết JS mà fen
1 kỳ thực tập mà gặp phải mấy sinh viên học Kinh Công thì thôi khỏi phải đoán luôn, chắc cú là chỉ dám tự tin với JS,
và hỏi có biết Generic trong các ngôn ngữ Oop là gì không thì 100% là không biết
Sinh viên học Bách Khoa, UET, FPT thì ít nhất cũng rất tự tin với Java hay C#
Last edited:
mdgacon
tôi cũng y như chủ thớt này cũng học ngủ quá làm IT helpdesk. Xong giai đoạn khó khăn chuyển sang code. H tôi cũng code được hơn 3 năm rồi. Khuyên chủ thớt là tự học thôi , làm IT help desk công việc nhàn, rảnh ở cty tối thì ngồi code. Tự học tầm 6 tháng đến 1 năm thì xin vào fresher. easy
Lap của em corei3 chạy nát 10 năm rồi, tã lắm rồi thím. Cài env cho C/C++ hay .Net, Java rất hay bị đơ. JS thì em code luôn trên chrome. K cài thêm gì hết
Tôi cũng 93 lúc sv mới lên xa nhà không ai quản lý cũng nghiện game, mà may mắn là chưa bị cảnh báo bao giờ, trình làng nhàng làm outsource cũng gọi là có đồng ra đồng vào
năm 2011 thi ĐH cũng vật vã quá nên lên ĐH cứ nghĩ năm đầu xả ai dè nghiện nên xả láng tới luôn, giờ lớn rồi nghĩ lại k hiểu sao ngày ấy em lại thế thím ạ
Đặc điểm của sinh viên kém trong ngành đó là chỉ biết JS mà fen
1 kỳ thực tập mà gặp phải mấy sinh viên học Kinh Công thì thôi khỏi phải đoán luôn, chắc cú là chỉ dám tự tin với JS,
và hỏi có biết Generic trong các ngôn ngữ Oop là gì không thì 100% là không biết
Sinh viên học Bách Khoa, UET, FPT thì ít nhất cũng rất tự tin với Java hay C#
Về king kong thì em không rõ nhưng KHTN, BK thì vẫn có các faner JS mà thím.
tôi cũng y như chủ thớt này cũng học ngủ quá làm IT helpdesk. Xong giai đoạn khó khăn chuyển sang code. H tôi cũng code được hơn 3 năm rồi. Khuyên chủ thớt là tự học thôi , làm IT help desk công việc nhàn, rảnh ở cty tối thì ngồi code. Tự học tầm 6 tháng đến 1 năm thì xin vào fresher. easy
Lap của em corei3 chạy nát 10 năm rồi, tã lắm rồi thím. Cài env cho C/C++ hay .Net, Java rất hay bị đơ. JS thì em code luôn trên chrome. K cài thêm gì hết
Học giải thuật thì cài cái gcc qua mingw và notepad++ đã đủ dùng rồi. hoặc codeblocks cài sẵn editor + trình biên dịch, còn nhẹ hơn cả chrome.
đầu tiên là con transistor ---> cổng logic cơ bản (AND, OR, XOR, NOT) --> Flip/Flop --> MCU ---> CPU.
Ngôn ngữ lập trình thì dựa trên các cổng logic cơ bản + flip/flop --> bộ nhớ và tập lệnh --> ngôn ngữ lập trình.
Học lập trình cần 10 năm. Trước 30 bắt đầu vẫn kịp nên là ... cố lên
sao MCU lại qua đc CPU
Tên Để Làm Gì Đâu
làm gì mà đuối vậy, bây giờ lap cũ khoảng 4,5 triệu, i5 code bay nóc rồi.
dev_thatvidieu
UPDATE: Hôm nay đã cày được 1/2 lý thuyết CTDL>. Cày lại đám quicksort, binary search... hồi ức lại ùa về các thím ạ. Ngày xưa chơi hay troll mấy thằng bạn cùng trọ là mọt sách này kia, bảo chúng nó quá hiền ...ra đời bị bắt nạt. Xong kéo chúng ra tận royal citi, thằng bạn lần đầu tiên thấy thác nước nhân tạo trong dưới hầm đất mắt trố ra. Mình cứ đùa nó nhà quê. Giờ thì đứa làm sếp đứa ra nước ngoài làm kỹ sư ngon lành. Ngẫm lại cái ngành cntt này quả thực k cày như mọt sách thì k nên người được.
UPDATE: Hôm nay đã cày được 1/2 lý thuyết CTDL>. Cày lại đám quicksort, binary search... hồi ức lại ùa về các thím ạ. Ngày xưa chơi hay troll mấy thằng bạn cùng trọ là mọt sách này kia, bảo chúng nó quá hiền ...ra đời bị bắt nạt. Xong kéo chúng ra tận royal citi, thằng bạn lần đầu tiên thấy thác nước nhân tạo trong dưới hầm đất mắt trố ra. Mình cứ đùa nó nhà quê. Giờ thì đứa làm sếp đứa ra nước ngoài làm kỹ sư ngon lành. Ngẫm lại cái ngành cntt này quả thực k cày như mọt sách thì k nên người được.
Cố thôi bác ơi, cứ ráng cải thiện bản thân thôi, mà học có giờ giấc chút chứ đừng cày ngày cày đêm
UPDATE: Hôm nay đã cày được 1/2 lý thuyết CTDL>. Cày lại đám quicksort, binary search... hồi ức lại ùa về các thím ạ. Ngày xưa chơi hay troll mấy thằng bạn cùng trọ là mọt sách này kia, bảo chúng nó quá hiền ...ra đời bị bắt nạt. Xong kéo chúng ra tận royal citi, thằng bạn lần đầu tiên thấy thác nước nhân tạo trong dưới hầm đất mắt trố ra. Mình cứ đùa nó nhà quê. Giờ thì đứa làm sếp đứa ra nước ngoài làm kỹ sư ngon lành. Ngẫm lại cái ngành cntt này quả thực k cày như mọt sách thì k nên người được.
haizz cố thôi thím, e hậu bối khoá sau mà vẫn thấy đang mông lung quá, nhìn đám bạn code nhoay nhoay mà trầm cảm, nhiều khi cảm thấy ko biết mình phải đi đường nào giống như cục gạch bên đường vậy
Tủ mát
nếu đã biết tổng quát về IT, bất cứ ai đều có thể bắt đầu học lại lập trình, chỉ cần dưới 2 năm với một lòng nhiệt huyết, còn lười thì về xin ông bà bô miếng đất với tiền xây nhà, sống tiết kiệm cho qua 1 đời.
dev_thatvidieu
JavaScript:
<script>
let nums = [5, 1, 4, 2, 8, 12, 2];
let n = nums.length;
for(let i = 0; i < n; i++){
for(let j = 0; j < n - 1 - i; j++){
if(nums[j] > nums[j + 1]){
let t = nums[j];
nums[j] = nums[j +1];
nums[j + 1] = t;
}
}
}
console.log(nums);
</script>
// Em có thực hành với thuật toán bubble sort. Test thì nó sắp xếp đúng. Có điều vẫn mong được các thím review xem em còn có lỗi gì khi cài đặt thuật toán này?
Last edited:
dev_thatvidieu
JavaScript:
<script>
let nums = [5, 9, 3, 4, 2, 1, 10, 8, 6, 7];
let n = nums.length;
let isDone;
for(let i = 0; i < n; i++){
isDone = true;
for(let j = 0; j < n - 1 - i; j++){
if(nums[j] > nums[j + 1]){
let t = nums[j];
nums[j] = nums[j +1];
nums[j + 1] = t;
isDone = false;
console.log(j + '---' +nums);
}
}
if(isDone){
break;
}
}
console.log(nums);
</script>
Làm lại bài như trên nhưng em đã tối ưu lại vòng lặp. K rõ đã cài đặt thuật toán thật sự chuẩn tối ưu chưa? Các thím review giúp em nhé
<script>
let nums = [5, 9, 3, 4, 2, 1, 10, 8, 6, 7];
let n = nums.length;
let isDone;
for(let i = 0; i < n; i++){
isDone = true;
for(let j = 0; j < n - 1 - i; j++){
if(nums[j] > nums[j + 1]){
let t = nums[j];
nums[j] = nums[j +1];
nums[j + 1] = t;
isDone = false;
console.log(j + '---' +nums);
}
}
if(isDone){
break;
}
}
console.log(nums);
</script>
Làm lại bài như trên nhưng em đã tối ưu lại vòng lặp. K rõ đã cài đặt thuật toán thật sự chuẩn tối ưu chưa? Các thím review giúp em nhé
Thím nên học tư duy trước đã. Học bằng cách thực hành cũng hay nhưng nó chỉ là cái ngọn. Nếu học giải thuật thì phải hiểu cái tư duy giải quyết đằng sau nó. Còn bubble short, hay thuật toán mã hóa SHA cao siêu gì đi nữa, thì cũng phải tư duy trên bàn giấy. Nên em nghĩ thím bỏ thời gian ra học lại cơ bản, bài bản từ đầu, mất nửa năm, sau đó mình có tư duy rồi học gì cũng dễ. Những môn quan trọng là giải thuật, OOP, Nhập môn lập trình. Và cả kỹ năng tìm kiếm google nữa.
Thím nên học tư duy trước đã. Học bằng cách thực hành cũng hay nhưng nó chỉ là cái ngọn. Nếu học giải thuật thì phải hiểu cái tư duy giải quyết đằng sau nó. Còn bubble short, hay thuật toán mã hóa SHA cao siêu gì đi nữa, thì cũng phải tư duy trên bàn giấy. Nên em nghĩ thím bỏ thời gian ra học lại cơ bản, bài bản từ đầu, mất nửa năm, sau đó mình có tư duy rồi học gì cũng dễ. Những môn quan trọng là giải thuật, OOP, Nhập môn lập trình. Và cả kỹ năng tìm kiếm google nữa.
cảm ơn thím tư vấn cho em. Đúng như thím nói học gì cũng phải có nền tảng, đây cũng là tư tưởng học của em. Em bây giờ đang lần từ ngọn để mò xuống gốc. Vì giờ những gì em được học, được thực hành cách đây 7-8 năm trước giờ quên gần hết. Nhưng khi cày lại thì em lại nhớ ra ngay.
dev_thatvidieu
JavaScript:
<script>
let nums = [5, 9, 3, 4, 2, 1, 10, 8, 6, 7];
let n = nums.length;
let nMin;
for(let i = 0; i < n; i++){
nMin = i;
for(let j = i+1; j < n; j++){
if(nums[nMin] > nums[j]){
nMin = j;
}
}
if(nMin != i){
let t = nums[i];
nums[i] = nums[nMin]
nums[nMin] = t;
console.log(i + '---' +nums);
}
}
console.log(nums);
</script>
Selection sort ! Ôn lại qua thực hành một ví dụ siêu đơn giản. Nhớ lại lời thầy giảng. Suy cho cùng thì giải thuật là giải phương trình toán học.
Vậy mà trước kia giải tích 1,2,3 rồi đại số em lại đối phó học để qua môn
chẳng có cảm hứng gì.
cảm ơn thím tư vấn cho em. Đúng như thím nói học gì cũng phải có nền tảng, đây cũng là tư tưởng học của em. Em bây giờ đang lần từ ngọn để mò xuống gốc. Vì giờ những gì em được học, được thực hành cách đây 7-8 năm trước giờ quên gần hết. Nhưng khi cày lại thì em lại nhớ ra ngay.
Vâng, tại em thấy có hình bóng của em khi tự học nên em có đôi lời thôi ạ. Một lời khuyên nữa là nếu không có mentor trực tiếp thì thím nên tham gia các 4rum nước ngoài nếu có vấn đề về technical, issue, ở đó người ta nhiệt tình và chia sẻ nhiều hơn. Còn nếu về câu chuyện xung quanh thì có thể vào voz này. Và nên học mọi thứ bằng tiếng anh. Ví dụ thím muốn học JS thì thím nên tìm tài liệu tiếng anh mà đọc, thuật toán cũng thế, gặp 1 chủ để nào mà không có 1 chút nhận thức hay hiểu biết gì về nó thì hãy lên wikipedia, sau đó sẽ có 1 số thuật ngữ và cứ từ keyword đó rồi học dần ra. Còn 1 cái nữa là thím xem vlog về cuộc sống hay quá trình của người mà thím muốn hướng đến, trên youtube có nhiều. Và 1 điều quan trọng là mọi thứ không dễ dàng để đạt đc. Mấy ông làm IT lương cao thì ông ý cũng phải bỏ thời gian ra cày quốc, nên thím đi sau thì phải nghĩ là mình phấn đấu ít nhất phải bằng người ta.
dev_thatvidieu
JavaScript:
<script>
function insertionSort(nums) {
for (let i = 1; i < nums.length; i++) {
for (let j = i; j > 0; j--) {
if (nums[j] < nums[j - 1]) {
[nums[j], nums[j - 1]] = [nums[j - 1], nums[j]];
} else {
break;
}
}
}
return nums;
}
</script>
Update: đã thực hành đến insertionSort. Không biết các thím đi làm thực tế có hay sử dụng mấy thuật toán sắp xếp cơ bản này k nhỉ? 3 Ngày nay cứ ii vs jjj cũng thấy hơi ngán rồi.
chifuyuuu2k
Combo lười với nghiền game thì no hope rồi bác, trừ khi bác có tài năng về cái game đó thì mới ok go pro chứ ghiền game không mà k có dự định gì trong tương lai thì cũng hơi mệt đấy
<script>
function insertionSort(nums) {
for (let i = 1; i < nums.length; i++) {
for (let j = i; j > 0; j--) {
if (nums[j] < nums[j - 1]) {
[nums[j], nums[j - 1]] = [nums[j - 1], nums[j]];
} else {
break;
}
}
}
return nums;
}
</script>
Update: đã thực hành đến insertionSort. Không biết
các thím đi làm thực tế có hay sử dụng mấy thuật toán sắp xếp cơ bản này k nhỉ? 3 Ngày nay cứ ii vs jjj cũng thấy hơi ngán rồi.
Toàn gọi thư viện nó sort cho, chứ giờ chắc còn nhớ mỗi bubble sort
<script>
function insertionSort(nums) {
for (let i = 1; i < nums.length; i++) {
for (let j = i; j > 0; j--) {
if (nums[j] < nums[j - 1]) {
[nums[j], nums[j - 1]] = [nums[j - 1], nums[j]];
} else {
break;
}
}
}
return nums;
}
</script>
Update: đã thực hành đến insertionSort. Không biết các thím đi làm thực tế có hay sử dụng mấy thuật toán sắp xếp cơ bản này k nhỉ? 3 Ngày nay cứ ii vs jjj cũng thấy hơi ngán rồi.
Mấy cái thuật toán kinh điển kiểu này viết sẵn hết rồi phen.
<script>
function insertionSort(nums) {
for (let i = 1; i < nums.length; i++) {
for (let j = i; j > 0; j--) {
if (nums[j] < nums[j - 1]) {
[nums[j], nums[j - 1]] = [nums[j - 1], nums[j]];
} else {
break;
}
}
}
return nums;
}
</script>
Update: đã thực hành đến insertionSort. Không biết các thím đi làm thực tế có hay sử dụng mấy thuật toán sắp xếp cơ bản này k nhỉ? 3 Ngày nay cứ ii vs jjj cũng thấy hơi ngán rồi.
3 cái sort căn bản này trước khi học bài bản hay search gg là em tự nghĩ ra rồi sử dụng rồi ấy, chỉ học mấy cái sort O(n.logn) thôi chứ mấy cái sort O(n^2) toàn ngồi code linh tinh rồi tự mò ra, trước khi biết đến khái niệm thuật toán luôn. Mà học lắm giờ cứ xài hàm sort sẵn cho lẹ
dev_thatvidieu
Chào các thím.
Em đã cày xong đống lý thuyết CTDL & GT. Đã làm qua các ví dụ. Sau một vòng tìm hiểu bạn bè đang làm dev và cả trên VOZ thì mọi người bảo đi làm rất ít đụng vào thuật toán, hiếm khi sử dụng. Có người lại bảo là vẫn dùng thuật toán nhưng là có sẵn rồi cứ thế mà dùng cho việc code được tối ưu. Tóm lại là vẫn phải dùng chỉ là tùy hoàn cảnh ứng dụng ít hay nhiều.
Với những người đã bị thôi học, chưa đi làm thực tế như em thì rất mơ hồ về việc ứng dụng thuật toán trong việc lập trình. Nên mạo muội mở thêm một topic để VOZ cho em mở mang tầm mắt, được học hỏi. VOZer có thể cho những ví dụ (code mẫu) về việc ứng dụng thuật toán trong các công việc thực tế thì quả là quý báu với em. Chứ hiện tại em cũng k biết nó đang được ứng dụng ra sao khi mà các thuật toán cơ bản hiện đã được bọc trong các function của các ngôn ngữ lập trình gần như full hoàn hảo rồi.
3 cái sort căn bản này trước khi học bài bản hay search gg là em tự nghĩ ra rồi sử dụng rồi ấy, chỉ học mấy cái sort O(n.logn) thôi chứ mấy cái sort O(n^2) toàn ngồi code linh tinh rồi tự mò ra, trước khi biết đến khái niệm thuật toán luôn. Mà học lắm giờ cứ xài hàm sort sẵn cho lẹ
E thấy thuật toán như là một bài toán thôi mà, có thể là từ đề bài rồi khái quát lên một phương trình bất đẳng thức rồi if for đi tìm nghiệm để thỏa mãn điều kiện x chẳng hạn. Lúc ấy có khi đang vô tình làm một thuật toán nào đó mà k biết tên và cũng k rõ nó đã tồn tại rồi.
Mấy cái thuật toán kinh điển kiểu này viết sẵn hết rồi phen.
Sent from Xiaomi M2102J20SG using vozFApp
E cũng thấy thế, như trong Java họ viết sẵn cả rồi. Nhìn code họ viết đúng là hoàn mỹ của hoàn mỹ.
tien_manh_a2
Ngang qua đây để lại cho thím mấy lời:
Thím cày thuật toán cũng ok, nhưng cũng chỉ cần hiểu mấy cái cơ bản (sort, search), lúc nào cần implement thì google cũng được. Nhưng có một cái quan trọng bên cạnh thuật toán đó là cấu trúc dữ liệu. Cái này là nền tảng để thím làm được những phần mềm lớn mà không bị rối. (Chẳng thế mà môn này có tên là Cấu trúc dữ liệu & giải thuật)
Ngoài ra thì thím nên học cách phân tích bài toán thực tế theo hướng đối tượng (lập trình hướng đối tượng là rất phổ biến hiện nay nên nắm chắc được nó là khá ok). Đứng ở vị trí tuyển dụng thì mình đánh giá cao những ứng viên có khả năng mô tả bài toán bằng code một cách dễ hiểu, giải thích được nó cho người khác. Để luyện cái này thì thím có thể tham khảo các design pattern + làm những project thực tế hơn (Làm một chương trình TODO bằng javascript + html chẳng hạn).
Cá nhân mình thì hay khuyên các bạn tay ngang là học làm web đầu tiên vì nó nhìn thấy được kết quả ngay, đỡ chán, bài toán cũng thực tế, chưa kể còn có thể kiếm cơm nhanh. Học frontend trước rồi học dần đến backend. Tuy nhiên lựa chọn là tùy bạn.
Lúc nào nghĩ ra gì mình viết thêm sau, đi ăn cơm đã.
Đặc điểm của sinh viên kém trong ngành đó là chỉ biết JS mà fen
1 kỳ thực tập mà gặp phải mấy sinh viên học Kinh Công thì thôi khỏi phải đoán luôn, chắc cú là chỉ dám tự tin với JS,
và hỏi có biết Generic trong các ngôn ngữ Oop là gì không thì 100% là không biết
Sinh viên học Bách Khoa, UET, FPT thì ít nhất cũng rất tự tin với Java hay C#
Mod nói làm em thấy tự ti quá, em cũng học Kinh Công ra, thì đúng thật là chất lượng sv it trường em thấp thật.
Nubacari
Học kiểu này thím định học thêm 2 năm cơ bản ah ? Theo e là như này. Giờ thím chọn lấy một ngôn ngữ, ví dụ học làm front end thì học javascript,css,html, mục tiêu làm dev thì học c# hoặc java. Quan trọng giờ chọn đúng một ngôn ngữ để học, thành thạo, biến, hằng, class,loop..... sau đó làm một ví dụ về một phần mềm desktop nhập liệu, xử lý dữ liệu. Như thế mới tập trung đc, chứ ba cái thuật toán thím học bao giờ mới hết. Thím có lợi thế hơn mấy e sinh viên là có cơ bản rồi, giờ học 1 ngôn ngữ và bụp project tưởng tượng luôn, vừa làm vừa mò thư viện của ngôn ngữ đó.
Thấp thì sao nó ra trường được vậy. Tưởng trường tư thì chất lượng cao.
Tư this tư that fen ơi
Tư như RMIT thì mới là chất lượng cao, ra được trường RMIT thì cũng biết đủ kiến thức. Vì rất khó chạy chọt để qua môn. Tiền thi lại chát lòi mắt. Giáo trình nó đúng kiểu Tây, cũng khá giống trường nghề nhưng có thêm môn Cấu trúc dữ liệu giải thuật, OOP và Design Pattern.
Không hề có môn Toán, Lý, Hóa, Triết học, Chính Trị như ĐH Việt Nam
Còn Kinh Công thì giáo trình clone như Bách Khoa Hà Nội, nhưng đầu vào kém, dễ chạy điểm qua môn nên đầu ra tệ
Thím cày thuật toán cũng ok, nhưng cũng chỉ cần hiểu mấy cái cơ bản (sort, search), lúc nào cần implement thì google cũng được. Nhưng có một cái quan trọng bên cạnh thuật toán đó là cấu trúc dữ liệu. Cái này là nền tảng để thím làm được những phần mềm lớn mà không bị rối. (Chẳng thế mà môn này có tên là Cấu trúc dữ liệu & giải thuật)
Ngoài ra thì thím nên học cách phân tích bài toán thực tế theo hướng đối tượng (lập trình hướng đối tượng là rất phổ biến hiện nay nên nắm chắc được nó là khá ok). Đứng ở vị trí tuyển dụng thì mình đánh giá cao những ứng viên có khả năng mô tả bài toán bằng code một cách dễ hiểu, giải thích được nó cho người khác. Để luyện cái này thì thím có thể tham khảo các design pattern + làm những project thực tế hơn (Làm một chương trình TODO bằng javascript + html chẳng hạn).
Cá nhân mình thì hay khuyên các bạn tay ngang là học làm web đầu tiên vì nó nhìn thấy được kết quả ngay, đỡ chán, bài toán cũng thực tế, chưa kể còn có thể kiếm cơm nhanh. Học frontend trước rồi học dần đến backend. Tuy nhiên lựa chọn là tùy bạn.
Lúc nào nghĩ ra gì mình viết thêm sau, đi ăn cơm đã.
Cảm ơn thím, em đang lấy lại căn bản rồi từ từ cũng mần các món như thím tư vấn
Học kiểu này thím định học thêm 2 năm cơ bản ah ? Theo e là như này. Giờ thím chọn lấy một ngôn ngữ, ví dụ học làm front end thì học javascript,css,html, mục tiêu làm dev thì học c# hoặc java. Quan trọng giờ chọn đúng một ngôn ngữ để học, thành thạo, biến, hằng, class,loop..... sau đó làm một ví dụ về một phần mềm desktop nhập liệu, xử lý dữ liệu. Như thế mới tập trung đc, chứ ba cái thuật toán thím học bao giờ mới hết. Thím có lợi thế hơn mấy e sinh viên là có cơ bản rồi, giờ học 1 ngôn ngữ và bụp project tưởng tượng luôn, vừa làm vừa mò thư viện của ngôn ngữ đó.
tks thím..,
Do e bỏ học lâu quá rồi nên thú thực với thím em gần như mất căn bản rồi ấy. Đành phải lấy lại căn bản rồi làm theo vozer tư vấn.
Tư this tư that fen ơi
Tư như RMIT thì mới là chất lượng cao, ra được trường RMIT thì cũng biết đủ kiến thức. Vì rất khó chạy chọt để qua môn. Tiền thi lại chát lòi mắt. Giáo trình nó đúng kiểu Tây, cũng khá giống trường nghề nhưng có thêm môn Cấu trúc dữ liệu giải thuật, OOP và Design Pattern.
Không hề có môn Toán, Lý, Hóa, Triết học, Chính Trị như ĐH Việt Nam
Còn Kinh Công thì giáo trình clone như Bách Khoa Hà Nội, nhưng đầu vào kém, dễ chạy điểm qua môn nên đầu ra tệ
Rmit cũng phải học mac lê thôi anh. Dạy trên đất vn dễ j mà ko học.
Rmit cũng phải học mac lê thôi anh. Dạy trên đất vn dễ j mà ko học.
Sent from Xiaomi M2102J20SG using vozFApp
RMIT hem phải học bất kỳ môn chính trị, triết học nào cả nhé anh
Ta từng chỉ dạy cho 1 nữ múi mít sinh viên năm 1 RMIT về tư duy lập trình, dùng loop và if then giải bài mà
(Chính xác là tml em chơi cùng, nó dùng Tinder match được mít này, đến dạy tiếng Anh tăng cường với mục đích cua mít, rồi mít bảo không hiểu lập trình, sợ trượt môn bố mẹ la, thế là biểu ta qua dạy nó mấy buổi, thấy cũng tiện đường về nhà nên tối sau khi tan ca, làm mấy ván game rồi qua, được má nó bao mấy bữa tối bò bít tết + rượu vang thật là quý tộc
, còn bố nó dí ta trận rượu Vodka Putinka pha bò húc nhắm hạt điều, bò khô, về đi xe tí đổ
Nó gọi ta là chú, còn ta gọi bố mẹ nó là anh chị nhá
Bố mẹ nó còn hỏi tư vấn nghề nghiệp đủ cả, ta bảo là con gái lập trình kém hơn con trai cũng chả sao đâu, gương con đồng nghiệp cũ từ hơn chục niên trước của ta, làm BA rồi lên quản lý bình thường, lương còn cao hơn mấy thằng gõ code trực tiếp, chỉ cần ngoại hình và EQ là ổn, thế là bố mẹ mít có vẻ an tâm. Còn tml em có xơi được mít nháy nào không ta cũng éo hỏi, giờ té đi Úc ở rồi
)
dev_thatvidieu
Update tình hình ngày 29-8-2021. Vậy là kể từ ngày lập topic này cũng là lúc em bắt tay vào học lại đàng hoàng ngày 12 tiếng. Đúng 10 ngày. Những gì em đã học được gồm:
Cơ bản về thuật toán và cấu trúc dữ liệu
Cơ bản về javascript, html, css.
Cơ bản về backend nodejs + expressjs + mongoDB.
Năng lực có thể sẽ đạt được: Dựng được 01 trang web ecommerce full tính năng: Đăng bài, quản lý kho, quản lý ảnh, quản lý order và linh tinh khác. Em đang code đến đoạn quản lý order. Hoàn thành sẽ public lên đây để các thím review hộ em ạ.
Hiện tại thì build site ecommerce hơi tù túng. Em xin mạn phép đặt cho bản thân thử thách mỗi ngày hoàn thành 5-7 ví dụ javascript thực tế,, sẽ đăng lên đây hàng ngày. Mong các thím review code tương trợ em.
Update tình hình ngày 29-8-2021. Vậy là kể từ ngày lập topic này cũng là lúc em bắt tay vào học lại đàng hoàng ngày 12 tiếng. Đúng 10 ngày. Những gì em đã học được gồm:
Cơ bản về thuật toán và cấu trúc dữ liệu
Cơ bản về javascript, html, css.
Cơ bản về backend nodejs + expressjs + mongoDB.
Năng lực có thể sẽ đạt được: Dựng được 01 trang web ecommerce full tính năng: Đăng bài, quản lý kho, quản lý ảnh, quản lý order và linh tinh khác. Em đang code đến đoạn quản lý order. Hoàn thành sẽ public lên đây để các thím review hộ em ạ.
Hiện tại thì build site ecommerce hơi tù túng. Em xin mạn phép đặt cho bản thân thử thách mỗi ngày hoàn thành 5-7 ví dụ javascript thực tế,, sẽ đăng lên đây hàng ngày. Mong các thím review code tương trợ em.
Tôi nghĩ anh nên học qua về oop, phỏng vấn fresher ko biết hỏi gì hay quay lại hỏi oop lắm.
Tôi nghĩ anh nên học qua về oop, phỏng vấn fresher ko biết hỏi gì hay quay lại hỏi oop lắm.
Sent from Xiaomi M2102J20SG using vozFApp
Chuẩn bác, OOP thì là best rồi. Em hồi đi học ĐH đã học đến lập trình hướng đối tượng, cũng lâu rồi k động vào nên giờ phải thực hành FP để lấy lại căn bản rồi thực hành OOP .
Chuẩn bác, OOP thì là best rồi. Em hồi đi học ĐH đã học đến lập trình hướng đối tượng, cũng lâu rồi k động vào nên giờ phải
thực hành FP để lấy lại căn bản rồi thực hành OOP .
FP là functional programming? Nếu mà thế thì đoạn này có vẻ hơi sai sai
Chuẩn bác, OOP thì là best rồi. Em hồi đi học ĐH đã học đến lập trình hướng đối tượng, cũng lâu rồi k động vào nên giờ phải thực hành FP để lấy lại căn bản rồi thực hành OOP .
Chuẩn bác, OOP thì là best rồi. Em hồi đi học ĐH đã học đến lập trình hướng đối tượng, cũng lâu rồi k động vào nên giờ phải thực hành
FP để lấy lại căn bản rồi thực hành OOP .
FP thì bên ngoài cũng chưa ứng dụng nhiều đâu, nhưng học để có thêm nhiều view cũng tốt. Lúc tôi học ĐH còn có ngôn ngữ lập trình logic Prolog, học muốn nổ não mà sau này cũng chả ứng dụng gì
FP thì bên ngoài cũng chưa ứng dụng nhiều đâu, nhưng học để có thêm nhiều view cũng tốt. Lúc tôi học ĐH còn có ngôn ngữ lập trình logic Prolog, học muốn nổ não mà sau này cũng chả ứng dụng gì
E cũng chưa đi làm về code nên k rõ thực tế nhiều cái nó ứng dụng ra sao. FP thì thấy nó cũng hay hay (riêng với JS và riêng với em là vậy)
như ngày xưa học giải tích 2, em khốn đốn với nó. Tối ngủ cũng mơ thi lại mãi k qua. Đúng cơn ác mộng! Đến hôm đi học môn này thầy mới bảo ráng mà học sau này còn ứng dụng vào làm chip, tối ưu phần cứng...âm thanh, hình ảnh nghe thầy bảo thì thấy nó quan trọng lắm nên thôi cũng cố. Mò mẫn tài liệu ứng dụng của giải tích với cntt nói chung thấy quá khủng khiếp (với trí tuệ, kiến thức đang có) em nản luôn
.
Nhiều cái mình bỏ qua có lẽ do khó quá nên k sài nổi.
E cũng chưa đi làm về code nên k rõ thực tế nhiều cái nó ứng dụng ra sao. FP thì thấy nó cũng hay hay (riêng với JS và riêng với em là vậy)
như ngày xưa học giải tích 2, em khốn đốn với nó. Tối ngủ cũng mơ thi lại mãi k qua. Đúng cơn ác mộng! Đến hôm đi học môn này thầy mới bảo ráng mà học sau này còn ứng dụng vào làm chip, tối ưu phần cứng...âm thanh, hình ảnh nghe thầy bảo thì thấy nó quan trọng lắm nên thôi cũng cố. Mò mẫn tài liệu ứng dụng của giải tích với cntt nói chung thấy quá khủng khiếp (với trí tuệ, kiến thức đang có) em nản luôn
.
Nhiều cái mình bỏ qua có lẽ do khó quá nên k sài nổi.
Giải tích 2 là giải tích hàm nhiều biến à? Môn đại số tuyến tính (hồi xưa tôi học gọi là toán cao cấp A2) bây giờ cũng ứng dụng nhiều trong machine learning, nhân ma trận, đảo ma trận này nọ
.
No Hard Feelings
28 tuổi người ta bắt đầu nghỉ tới việc 30 tuổi không code nữa mà thím vô thì hơi oải. Có thể theo được nhưng không phải best choice rồi nản vì lũ trẻ giỏi hơn .
hiencompro
Em cũng gần giống thớt,em nay 26 tuổi,hồi cuối năm 3 thôi học vì bác sĩ bảo cưới + 1 phần là em học nát quá(ban đầu em cũng mê code lắm, C,C++,SQL học khá ổn nhưng về sau xảy ra nhiều chuyện gia đình và tận năm thứ 3 em mới có lap dùng nên càng ngày càng chán nản đâm đầu vào game). Giờ em đang làm nhân viên cho cty ông anh họ nhưng lương bèo lắm, k đủ tiêu. Sau một thời gian đi làm phụ vợ nuôi con thì cs của em cũng dần ổn định và em đang tính quay lại thứ mà mình từng thích nhất nhưng em cũng thấy mông lung quá, em có hỏi qua vài khoá học nhưng thấy học phí khá là cao (tầm mấy chục triệu) đối với em cũng là khá lớn, rồi k chắc là học xong làm có ra gì k hay chỉ bèo bọt như giờ vì em còn vợ con nữa. Trình tiếng anh của em cũng khá ổn btw. Em kể ra đây nhờ các cao nhân box CNTT chỉ bảo mách nước cho em với chứ thật sự vì chuyện này em đã suy nghĩ rất nhiều và cãi nhau với vợ em khá nhiều lần rồi
Em cũng gần giống thớt,em nay 26 tuổi,hồi cuối năm 3 thôi học vì bác sĩ bảo cưới + 1 phần là em học nát quá(ban đầu em cũng mê code lắm, C,C++,SQL học khá ổn nhưng về sau xảy ra nhiều chuyện gia đình và tận năm thứ 3 em mới có lap dùng nên càng ngày càng chán nản đâm đầu vào game). Giờ em đang làm nhân viên cho cty ông anh họ nhưng lương bèo lắm, k đủ tiêu. Sau một thời gian đi làm phụ vợ nuôi con thì cs của em cũng dần ổn định và em đang tính quay lại thứ mà mình từng thích nhất nhưng em cũng thấy mông lung quá, em có hỏi qua vài khoá học nhưng thấy học phí khá là cao (tầm mấy chục triệu) đối với em cũng là khá lớn, rồi k chắc là học xong làm có ra gì k hay chỉ bèo bọt như giờ vì em còn vợ con nữa. Trình tiếng anh của em cũng khá ổn btw. Em kể ra đây nhờ các cao nhân box CNTT chỉ bảo mách nước cho em với chứ thật sự vì chuyện này em đã suy nghĩ rất nhiều và cãi nhau với vợ em khá nhiều lần rồi
Nếu tiếng anh bạn ổn thì bạn hoàn toàn có thể tự học ngon lành. Tuy mình có học đại học nhưng mà kiến thức phần lớn cũng là tự đọc sách mà ra (Ở trường toàn dạy mấy môn trên trời thôi).
Nếu bạn thực sự muốn đi xa trong nghề thì nên đọc sách, vì nó hệ thống kiến thức tốt hơn là xem vài tutorial trên mạng hay kiểu vừa làm vừa mò mẫm. Độ dài mỗi cuốn sách khoảng 300 trang, mình đọc (+thực hành) hết khoảng 1 tháng. Sách dài hơn thì mình không recommend vì đọc mãi sẽ chán, lan man. Tất nhiên trong thời gian đọc sách bạn vẫn có thể tìm hiểu ở các kênh khác.
Bạn có thể bắt đầu bằng 1 cái web.
Đầu tiên thì chỉ có client, khỏi cần server luôn. Code thuần HTML/Javascript/CSS.
Sau khi nắm cơ bản front end rồi thì có thể thử một số framework làm frontend phổ biến như Angular, React, Vue...
Tiếp theo sẽ tìm hiểu về server, tại sao lại cần có server? những thành phần cơ bản của server web?... Lúc đó bạn sẽ học cách sử dụng 1 ngôn ngữ server side (Java, C#, Python, javascript, PHP tùy bạn chọn) để giải quyết vấn đề. Bài toán ở server thì thường liên quan đến cấu trúc dữ liệu + giải thuật nhiều hơn, phải nghĩ sao cho tối ưu về hiệu năng, blah blah. (Tất nhiên là ở front end bạn vẫn có thể thực hành về CTDL GT được). Rồi đến database (SQL), lúc đầu cũng ko cần biết nhiều món này lắm, chỉ cần biết nó để lưu data, biết viết SQL query là được.
Bước tiếp theo có lẽ là học một framework phía server: Express, Spring, Hibernate... nhưng mà đến chỗ này mình tin là bạn sẽ tự quyết định được bước đi tiếp theo cho mình rồi. Nên mình cũng không cần trình bài nhiều
Còn C/C++ ư? Trừ khi bạn nhắm trước chỗ làm hoặc định hướng mình định làm nhúng, game... còn lại mình không recommend vì ít chỗ tuyển, mà những chỗ tuyển thường cũng cần skill khá cao về mấy món này, nói chung ko phù hợp cho newbie lắm, học lại cực vì phải tìm hiểu sâu về máy tính.
Edit: Nếu bạn định hướng làm mobile app, game mobile thì chờ cao nhân khác vào cho lời khuyên nhé. Mảng này mình không có nhiều kinh nghiệm
Giải tích 2 là giải tích hàm nhiều biến à? Môn đại số tuyến tính (hồi xưa tôi học gọi là toán cao cấp A2) bây giờ cũng ứng dụng nhiều trong machine learning, nhân ma trận, đảo ma trận này nọ
.
Là nó đó thím, tích phân kép vs cực trị đa biến, hàm đa biến. Giải tích 2 khó cày vì cái đơn giản của nó thôi cũng phải nặn óc ra suy luận.
Chỉ có toán rời rạc thì lại dễ vào hơn.
Nếu tiếng anh bạn ổn thì bạn hoàn toàn có thể tự học ngon lành. Tuy mình có học đại học nhưng mà kiến thức phần lớn cũng là tự đọc sách mà ra (Ở trường toàn dạy mấy môn trên trời thôi).
Nếu bạn thực sự muốn đi xa trong nghề thì nên đọc sách, vì nó hệ thống kiến thức tốt hơn là xem vài tutorial trên mạng hay kiểu vừa làm vừa mò mẫm. Độ dài mỗi cuốn sách khoảng 300 trang, mình đọc (+thực hành) hết khoảng 1 tháng. Sách dài hơn thì mình không recommend vì đọc mãi sẽ chán, lan man. Tất nhiên trong thời gian đọc sách bạn vẫn có thể tìm hiểu ở các kênh khác.
Bạn có thể bắt đầu bằng 1 cái web.
Đầu tiên thì chỉ có client, khỏi cần server luôn. Code thuần HTML/Javascript/CSS.
Sau khi nắm cơ bản front end rồi thì có thể thử một số framework làm frontend phổ biến như Angular, React, Vue...
Tiếp theo sẽ tìm hiểu về server, tại sao lại cần có server? những thành phần cơ bản của server web?... Lúc đó bạn sẽ học cách sử dụng 1 ngôn ngữ server side (Java, C#, Python, javascript, PHP tùy bạn chọn) để giải quyết vấn đề. Bài toán ở server thì thường liên quan đến cấu trúc dữ liệu + giải thuật nhiều hơn, phải nghĩ sao cho tối ưu về hiệu năng, blah blah. (Tất nhiên là ở front end bạn vẫn có thể thực hành về CTDL GT được). Rồi đến database (SQL), lúc đầu cũng ko cần biết nhiều món này lắm, chỉ cần biết nó để lưu data, biết viết SQL query là được.
Bước tiếp theo có lẽ là học một framework phía server: Express, Spring, Hibernate... nhưng mà đến chỗ này mình tin là bạn sẽ tự quyết định được bước đi tiếp theo cho mình rồi. Nên mình cũng không cần trình bài nhiều
Còn C/C++ ư? Trừ khi bạn nhắm trước chỗ làm hoặc định hướng mình định làm nhúng, game... còn lại mình không recommend vì ít chỗ tuyển, mà những chỗ tuyển thường cũng cần skill khá cao về mấy món này, nói chung ko phù hợp cho newbie lắm, học lại cực vì phải tìm hiểu sâu về máy tính.
Edit: Nếu bạn định hướng làm mobile app, game mobile thì chờ cao nhân khác vào cho lời khuyên nhé. Mảng này mình không có nhiều kinh nghiệm
Ý thím là em nên tự học là chính và bắt đầu từ web đúng k hay là chỉ có web là lựa chọn đúng đắn với trường hợp của em?
Ý thím là em nên tự học là chính và bắt đầu từ web đúng k hay là chỉ có web là lựa chọn đúng đắn với trường hợp của em?
Gửi từ Mì xào 8 bằng vozFApp
Mình khuyên bạn làm web vì web bây giờ nhiều chỗ tuyển. Kể cả tương lai thì mình cũng nghĩ là vẫn còn nhiều đất dụng, thời nay là kỷ nguyên web mà. Còn nếu bạn có niềm yêu thích với một mảng nào sẵn rồi thì mình cũng không ngăn cả, ví dụ như game (PC/mobile/web game) hay như làm embedded, IoT, etc.
Còn khoản tự học là mình đút rút từ bản thân. Nếu như bạn có các kênh học khác thì càng tốt nhưng mình nghĩ nghề này muốn giỏi đều phải tự đào sâu, tự tìm tòi thực hành mới nhớ lâu được. Mình chưa từng đi học ở cách trung tâm nên không dám nhận xét về chất lượng. Bạn có thể cân nhắc mua course học online của udemy, coursera, có nhiều khóa cũng hay, luyện nghe tiếng Anh luôn, thời gian học lại flexible.
Edit: Riêng nói về web thì nó đã có rất nhiều thứ trong đó rồi, học được hết cơ bản cũng đủ mệt rồi.
Hmm, giờ hướng đi thì nhiều đấy, nhưng mà bác xem lại bác có thích làm IT nữa ko, chứ bác đã bỏ chương trình rồi, nên nếu chính xác vấn đề là bạn ko thích / phù hợp vs nghề này thì khó lắm.
Quá trình mình học ko phải loại giỏi. Điểm số cuối cùng là 2.8/4 (Chắc tầm 6,8/10) Nhưng tới h vẫn có việc làm đúng ngành và lương ổn.
Trừ các trường hợp thủ khoa, học giỏi và xác định được hướng đi ra thì mình thấy có các trường hợp sau tới h vẫn theo nghề:
1. Mê game, Thích ôm máy tính nhưng lúc đi học ko code nhiều, thường join team có một bạn code giỏi.
Các bạn này thì đa số ra làm BA (Nếu tiếng anh tốt) Consultant hoặc QC rồi lên dần QC Automation. Cá biệt một số bạn ra làm rồi quay lại học lập trình và vẫn làm dev như bt 2. Lúc học ko tham gia về code nhiều, nhưng xác định mục đích là làm nghề vì lương nên vẫn bám trụ tới lúc ra trường
Các bạn này ra trường thì join các chương trình fresher rồi cũng học lại về dev, sau đó làm dev. 3. Phần còn lại (Mông lung ko biết có thích IT hay ko nhưng vẫn ráng ra trường)
Một số bạn ra làm IT Support / Help Desk / Service Desk /sau đó xác định 1 trong 2 hướng:
Học thêm về System >> SysAdmin/ DevOps
Học lại về phần dev >> Làm dev.
Một số khác ngoại ngữ giỏi hoặc có kỹ năng khác ngoài dev - Tiếng Anh tốt >> Consultant, Project Manager...
- Tiếng Nhật >> Bridge Engineer...
Điểm chung của 3 dạng này là đều xác định là vẫn theo nghề IT, nên cứ làm cv liên quan rồi dần dà xác định hướng phù hợp.
Nếu xét về entry point, mình nghĩ IT là một ngành có khá nhiều cửa để vào, vấn đề là bạn có kiên trì hay không.
Chào thím, em cám ơn thím tư vấn nhiệt tình
Thím cho em hỏi hiện tại em đang học ngành Ngôn ngữ Anh năm cuối (em không thích ngành này), em thích ngồi máy tính nhiều trên 8 tiếng/ngày thì em cần học gì thêm để có thể làm việc trong ngành BA.