Buddhists
giỏi tiếng anh thì chiếm bao % đậu pv v?
|
eternal2609
Tôi là tôi nghi ông này là tác giả của cái thread đó
|
Duran
vào đâu thì cũng chỉ cần thể hiện trình độ mình phù hợp thôi, giỏi quá nó sợ không giữ được
|
doide0soai3
Mình cũng pv qua 22 cty có lớn có nhỏ (ở nước ngoài). Mình rút ra là: kiểu loại 2 thì thường cty trung và nhỏ sẽ chọn. Còn kiểu loại 1 thì cty lớn sẽ chọn. Và loại 1 quan trọng kỹ năng communicate hơn hết, +teamwork tốt. Vì loại 1 thì thường thuê ngoài làm hay người người đúng giữa dự án.
|
Buddhists
giỏi tiếng anh thì chiếm bao % đậu pv v?
|
AVL tree, red-black tree |
eternal2609
Mịa, vào nó hỏi làm sao balance mấy cái cây này thì thôi xách đít đi về cho rồi
|
red_demon
Cho e hỏi 1+ năm kinh nghiệm làm FE thì thường sẽ hỏi những cái gì nhỉ
Hỏi về độ phức tạp thuật toán là em chịu, mấy cái sort, data structures, design pattern... thì có thể đọc lại nhớ được (ở mức cơ bản vì chưa áp dụng thực tế bao giờ bảo e cân bằng cây b-tree, avl đồ thì thôi ) 463376 |
Orcs
Bữa đi PV BOSCH, đậu mà lương thấp quá nên éo làm
PV tận 3 vòng và có đủ 2 thể loại như chủ thớt nói nhé |
Fire Of Heart
Bosch lương bèo chết mợ =.=
|
Fire Of Heart
Mấy cái AVL, red-black tree thì là ở mấy công ty khó, hỏi nặng về thuật toán. còn các cty bình thường ở tầm trung thì ko hỏi khó như thế. Nhưng nếu phỏng vấn cở Amazon thì sẽ gặp. Ví dụ kiểm tra cây có đối xứng ko, duyệt cây BFS, DFS, v.v...
Cái khó của mấy thuật toán là phải đọc, hiểu, hiểu thật kỹ. Như mình nói là nếu học vẹt thì hỏi mấy cái là bí liền. |
Sniper_V2
Phỏng vấn SE mà ko hỏi design pattern à
|
Orcs
A đù má, vậy mà thằng đi vào trước nó kêu lương ngon lắm
Nhân tiện cho em xin ít tên lương "không bèo" đi bác |
red_demon
V thường làm FE (và có mong muốn lên full stack sau này) thì họ sẽ thường hỏi những câu gì bác (hơn 1 năm kinh nghiệm làm ở cty khá lớn và vừa mới ra trường) để em ôn, định vài bữa nữa đi phỏng vấn
Với bác có thể giới thiệu e vài công ty được không 463376 |
bebong115
À, thấy mức lương cũng ảnh hưởng tới câu hỏi, chia sẽ mọi người chút về mức lương
1 mức lương 500, thường chủ yếu hỏi về tổng quát, xem nắm được tổng quát về lập trình hay không ở mức này, cũng hay hỏi mấy câu về giải thuật, mấy kiến thức nền tảng, chủ yếu ở loại đầu của thớt 2, mức lương 500-1000, ở mức này e thấy ít hỏi về tổng quát, chủ yếu ở loại thứ 2 và thứ 3 của chủ thớt, chủ yếu là về kinh nghiệm làm việc, và giải quyết vấn đề, mức này mặc định là cơ bản lập trình đã nắm được 3. Mức 1000-1500, mức này thì e thấy chủ yếu là hỏi về những vấn đề nhỏ, vân đề sâu, mức am hiểu kỹ năng lập trình, như multi thread, cơ chế cached, những thiếu sót của các design pattern, anti design pattern, nói chung là hỏi kiểu sâu, để đánh đố 4. Mức 1500~2000, e thấy mức này lại đi hỏi về thực tế, mang tính học thuật, như làm sao valid, và sửa cho đúng 1 triệu dòng dữ liệu, hoặc là làm sao để tracking change 1 văn bản đang sửa, để save vào Ở mức này, e thấy người ta cũng hay hỏi sâu về nền tảng mà bạn apply vào nữa, e thấy mức này dành cho mấy công nghệ hot nhiều hơn, và mấy cái vấn đề nhỏ trong đó |
Sniper_V2
Phỏng vấn SE mà ko hỏi design pattern à
|
Fire Of Heart
Mình ko biết FE là gì, mà chắc là Front End?
Mình nghĩ pv FE thì chắc ng ta muốn bạn show sản phẩm nhiều hơn. Bạn nên làm sẵn vài trang web rồi tới lúc pv thì show ra. Mình ko làm mảng này nên ko rành |
bebong115
À, thấy mức lương cũng ảnh hưởng tới câu hỏi, chia sẽ mọi người chút về mức lương
1 mức lương 500, thường chủ yếu hỏi về tổng quát, xem nắm được tổng quát về lập trình hay không ở mức này, cũng hay hỏi mấy câu về giải thuật, mấy kiến thức nền tảng, chủ yếu ở loại đầu của thớt 2, mức lương 500-1000, ở mức này e thấy ít hỏi về tổng quát, chủ yếu ở loại thứ 2 và thứ 3 của chủ thớt, chủ yếu là về kinh nghiệm làm việc, và giải quyết vấn đề, mức này mặc định là cơ bản lập trình đã nắm được 3. Mức 1000-1500, mức này thì e thấy chủ yếu là hỏi về những vấn đề nhỏ, vân đề sâu, mức am hiểu kỹ năng lập trình, như multi thread, cơ chế cached, những thiếu sót của các design pattern, anti design pattern, nói chung là hỏi kiểu sâu, để đánh đố 4. Mức 1500~2000, e thấy mức này lại đi hỏi về thực tế, mang tính học thuật, như làm sao valid, và sửa cho đúng 1 triệu dòng dữ liệu, hoặc là làm sao để tracking change 1 văn bản đang sửa, để save vào Ở mức này, e thấy người ta cũng hay hỏi sâu về nền tảng mà bạn apply vào nữa, e thấy mức này dành cho mấy công nghệ hot nhiều hơn, và mấy cái vấn đề nhỏ trong đó |
unfaceguy
Mấy bác cho hỏi cho diễn đàn nào bàn về kinh nghiệm phỏng vấn của mấy công ty lớn không ( như Amazon, Microsoft , Facebook ect..). Đang xin việc bên U.S mà pv bị hành ghê quá trong khi đám Trung Quốc đều có mánh hết t__t.
|
unfaceguy
Mấy bác cho hỏi cho diễn đàn nào bàn về kinh nghiệm phỏng vấn của mấy công ty lớn không ( như Amazon, Microsoft , Facebook ect..). Đang xin việc bên U.S mà pv bị hành ghê quá trong khi đám Trung Quốc đều có mánh hết t__t.
|
Fire Of Heart
google đi, bên geekforgeek nó list hết câu hỏi ra còn gì
mà bọn amazon nó hỏi rộng lắm theo mình thấy là có 5 round, mỗi round 1 tiếng. Kiến thức từ tree, linklist, dynamic programming, rồi cuối cùng là 1 bài design. nhưng mà hỏi xoáy sâu vô vấn đề, ai hiểu lơ mơ là fail ngay. |
Loại 1: Như ở mấy thớt các bạn vừa gặp, người phỏng vấn sẽ hỏi ứng viên các kiến thức cơ bản về data structure (link list, AVL tree, red-black tree, hash table), algorithm (sort, search, string, array, quy hoạch động, ...). |
operating system (deadlock, thread, process, stack, heap), hoặc về network (TCP/IP, ssl, http, v.v...) |
-RedSky-
Cái này có đâu nhỉ Ăn nằm trên codeforces nhiều mấy thằng đi interview về kể là nó sẽ hỏi những bài toán dạng như trên codeforces hay spoj, rồi cho tự do giải quyết. Như thằng google cũng có vụ là nếu tìm đúng cái keyword nó muốn ( tìm hiểu vấn đề gì đó về SE chẳng hạn ) thì nó sẽ bật cái online judge ẩn của nó để vào giải bài. Giải đúng hết bài thì đc mời interview
|
WoodyTheEvil
pv sinh viên mới ra trường cũng hỏi mấy thứ này hả thớt
net + os e thấy rộng + khó vãi ra luôn |
pikachu_1
Hỏi thật ông thớt phỏng vấn được bao nhiêu người rồi?
Giờ phỏng vấn 1 ông 1 đống paper first author, certificate về ML, github 1 đống project thì đi hỏi cân bằng tree người ta có xách đít ra về không? Thực ra người ta có thể không về nhưng thái độ người ta sẽ khác hẳn. Giờ là thời đại ưng nhau thì hợp tác với nhau, chẳng phải thằng nào xin việc của thằng nào. Không thể có 1 công thức chung cho tất cả các case phỏng vấn. Kiến thức cơ bản thì ai cũng cần nhưng không nên làm mất thời gian vào những thứ quá specific. Nếu buộc hỏi về những cái cơ bản để kiểm tra thì nên ở dạng câu hỏi mở. Ví dụ hay dùng thuật toán nào, ưu nhược điểm cải tiến như thế nào? Ví dụ thằng bạn mình nó tương luôn cái vụ cải tiến thuật toán A* có paper đàng hoàng là auto dừng phỏng vấn kiến thức cơ bản. Việc ôn tập kiến thức thì cũng tốt thôi, bình thường rảnh mình thích thì code lại vài bài olympic cho đầu óc nó thư thái với cả kiểm tra lại độ nhạy của mình. Tuy nhiên để đi phỏng vấn mà học lại những kiến thức cơ bản chắc mình không làm. Thường là update lại cv, nhớ lại những công việc đã làm theo thời gian, những điểm nhấn kỹ thuật và học thuật đã làm được dự kiến sẽ nói. Tâm lý của mình khi đi phỏng vấn là thế cho nên phỏng vấn người khác thì điều quan trọng cũng là phải làm sao để người ta nói chuyện được thoải mái. Khi người ta thoải mái sẽ show được điểm mạnh và điểm yếu để mình đánh giá được tốt hơn ứng viên như thế nào. Còn mấy trò tâm tình rau cỏ lương lậu thì đúng là mình chưa gặp bao giờ và cũng chưa làm bao giờ. Cùng lắm hỏi có người yêu vợ con đi làm xa gần sở thích cuối tuần các kiểu tí thôi. |
FinalDevil
Trước khi phỏng vấn thì người ta cũng xem CV rồi. Nếu thấy một đống paper authors này nọ thì người phỏng vấn người ta sẽ biết đường hỏi khác đi. Không nên rặp khuôn quá. Éo ai đi hỏi một thằng vừa rinh giải olympic về AVL tree là gì.
|
pikachu_1
Hỏi thật ông thớt phỏng vấn được bao nhiêu người rồi?
Giờ phỏng vấn 1 ông 1 đống paper first author, certificate về ML, github 1 đống project thì đi hỏi cân bằng tree người ta có xách đít ra về không? Thực ra người ta có thể không về nhưng thái độ người ta sẽ khác hẳn. Giờ là thời đại ưng nhau thì hợp tác với nhau, chẳng phải thằng nào xin việc của thằng nào. Không thể có 1 công thức chung cho tất cả các case phỏng vấn. Kiến thức cơ bản thì ai cũng cần nhưng không nên làm mất thời gian vào những thứ quá specific. Nếu buộc hỏi về những cái cơ bản để kiểm tra thì nên ở dạng câu hỏi mở. Ví dụ hay dùng thuật toán nào, ưu nhược điểm cải tiến như thế nào? Ví dụ thằng bạn mình nó tương luôn cái vụ cải tiến thuật toán A* có paper đàng hoàng là auto dừng phỏng vấn kiến thức cơ bản. Việc ôn tập kiến thức thì cũng tốt thôi, bình thường rảnh mình thích thì code lại vài bài olympic cho đầu óc nó thư thái với cả kiểm tra lại độ nhạy của mình. Tuy nhiên để đi phỏng vấn mà học lại những kiến thức cơ bản chắc mình không làm. Thường là update lại cv, nhớ lại những công việc đã làm theo thời gian, những điểm nhấn kỹ thuật và học thuật đã làm được dự kiến sẽ nói. Tâm lý của mình khi đi phỏng vấn là thế cho nên phỏng vấn người khác thì điều quan trọng cũng là phải làm sao để người ta nói chuyện được thoải mái. Khi người ta thoải mái sẽ show được điểm mạnh và điểm yếu để mình đánh giá được tốt hơn ứng viên như thế nào. Còn mấy trò tâm tình rau cỏ lương lậu thì đúng là mình chưa gặp bao giờ và cũng chưa làm bao giờ. Cùng lắm hỏi có người yêu vợ con đi làm xa gần sở thích cuối tuần các kiểu tí thôi. |
gloryToRomex
Có vụ này cho ông suy nghĩ mà mở rộng tư duy, đừng khư khư tốt xấu gì ko cần suy nghĩ cũng bê về
"Google: 90% of our engineers use the software you wrote (Homebrew), but you can’t invert a binary tree on a whiteboard so fuck off." -Max Howell |
gloryToRomex
Có vụ này cho ông suy nghĩ mà mở rộng tư duy, đừng khư khư tốt xấu gì ko cần suy nghĩ cũng bê về
"Google: 90% of our engineers use the software you wrote (Homebrew), but you can’t invert a binary tree on a whiteboard so fuck off." -Max Howell |
Fire Of Heart
Bác đọc bài của mình thì mình cũng xin nói luôn.
Giờ cái thằng mà bác nói là có ceritificate này nọ ấy, nó đi pv amazon đợt vừa rồi ở VN thì cũng sẽ gặp những câu như thế thôi. Nên mới nói là tùy vào vị trí công việc nữa. Ví dụ ông đi ứng tuyển 1 vị trí về data science thì ng ta sẽ hỏi kiến thức về machine learning là chính. Trong bài của tui cũng đã có giải thích rồi, sẽ tùy vào vị trí mà bạn phỏng vấn mà người ta hỏi nữa. Còn nếu có 1 đống certificate này nọ mà đi pv vị trí dev thông thường thì tất nhiên ng ta sẽ hỏi mớ lý thuyết kia, vì cái vị trí đó thì cần gì kiến thức ML, right? Mấy trò kia bạn chưa gặp, chứ mình thì gặp nhiều đấy, mình chỉ nghe kể lại thôi (từ cả 2 phía), đại khái là người phỏng vấn sẽ tỏ thái độ rất open để ứng viên bị mất cảnh giác. Tình huống này ko gặp nhiều nhưng mà có chứ ko phải là ko có. Tiếp, kiến thức cơ bản đúng là rất mất thời gian khi phỏng vấn và nó là vô tận. Bạn ôn 99 câu, nhưng người ta hỏi 1 câu ngay phần mà ko ôn -> ko trả lời đc -> tạch! Đó là cái thực tế hiện nay, và mình đang nói với mọi người điều đó! |
doide0soai3
Mình cũng pv qua 22 cty có lớn có nhỏ (ở nước ngoài). Mình rút ra là: kiểu loại 2 thì thường cty trung và nhỏ sẽ chọn. Còn kiểu loại 1 thì cty lớn sẽ chọn. Và loại 1 quan trọng kỹ năng communicate hơn hết, +teamwork tốt. Vì loại 1 thì thường thuê ngoài làm hay người người đúng giữa dự án.
|
TsunaKimura
Loại 1 là mấy cty outsource được cái mác lớn nhưng lương thấp như CSC, KMS, Axon, Global CyberSoft, TMA, FSoft ... thì có
|
TsunaKimura
Loại 1 là mấy cty outsource được cái mác lớn nhưng lương thấp như CSC, KMS, Axon, Global CyberSoft, TMA, FSoft ... thì có
|
kaoxofuto
Hình như lộn rồi, cty outsource thì loại 2 chứ
|
Fire Of Heart
Chuyện 2: Đi phỏng vấn 1 anh khá giỏi, người phỏng vấn hỏi về lương, ứng viên nói là "bên em hiện tại trả cũng cao, làm việc cũng ok, nếu bên mình trả cao hơn thì em qua " -> người ta chọn người trình thấp hơn, nhưng thái độ cầu thị hơn. Vấn đề ko phải vì tiền các bạn nhé!
|
Fire Of Heart
Về mảng kiến thức cần thiết cho 1 Software Engineer thì mình chia ra mấy tầng sau:
ở tầng đầu tiên đó là các kiến thức về ngôn ngữ lập trình, cách sử dụng các tool, frame work. Ở tầng tiếp theo đó là các kiến thức về thuật toán/ cấu trúc dữ liệu/ database/ network / OS. Ở tầng tiếp theo là kiến thức về design hệ thống, cách viết tài liệu, vẽ sequene, use case v.v..., kiến thức về project manage, testing... Cao hơn 1 tí nữa là kiến thức về toán, machine learning, v.v... |
lai_bi_ban_nua
Ủa sao biết anh đó thái độ cầu thị thấp hơn vậy
|
eternal2609
Sao nghe nói KMS thằng này ngon lắm mà, cũng sida luôn à
|
naiveryan
Phân tầng như bạn có vẻ ko chính xác lắm.
Cuốn sách trong link ấy, chỉ cần bạn nắm chắc Chapter 13: Foundation of Computing là đã thuộc hàng dev xịn lắm rồi đó (ở VN) Mấy cái kiến thức trong chapter còn lại thì ko phải ai cũng cần học. Nói thật với bạn mình cũng đã từng học rất nhiều kiến thức trong cái cuốn guide book của bạn nhưng phần thực sự cần thiết nhất cho cuộc đời dev là ở chapter 13. |
pikachu_1
À mình hiểu rồi, cảm ơn những chia sẻ của bạn.
Mình đứng trên phương diện người phỏng vấn nên có cách nhìn khác 1 tí. Phần chung là sẽ phải đọc CV để biết được cần hỏi cái gì. Cho nên những ví dụ của bạn có thể là case cụ thể rồi chứ không phải ai phỏng vấn cũng giống nhau như thế. Ý mình là cùng 1 vị trí phỏng vấn mà với CV tốt về lĩnh vực A (với những bằng chứng hiển nhiên mà không thể chối cãi), thì theo bạn người ta có hỏi những câu cơ bản về lĩnh vực A và người đi phỏng vấn vẫn phải ôn lại không? |
Thong.Hau.Xuyen.Mon
Thì thằng giỏi đó phải trả lời là. Anh trả em mấy triệu cũng được, em vào đây muốn được học hỏi và cống hiến thôi. Thế mới là cầu thị cao hơn nhé . Một thằng đòi lương cao hơn tức nó biết được giá trị bản thân nó, nó biết tiến lên, mấy ông méo dễ xui, dễ bảo, dễ lừa, thì bảo nó là thái độ cầu thị thấp
|
Fire Of Heart
Bạn chắc còn trẻ nhỉ.
|
WoodyTheEvil
pv sinh viên mới ra trường cũng hỏi mấy thứ này hả thớt
net + os e thấy rộng + khó vãi ra luôn |
Về mảng kiến thức cần thiết cho 1 Software Engineer thì mình chia ra mấy tầng sau: ở tầng đầu tiên đó là các kiến thức về ngôn ngữ lập trình, cách sử dụng các tool, frame work. Ở tầng tiếp theo đó là các kiến thức về thuật toán/ cấu trúc dữ liệu/ database/ network / OS. Ở tầng tiếp theo là kiến thức về design hệ thống, cách viết tài liệu, vẽ sequene, use case v.v..., kiến thức về project manage, testing... Cao hơn 1 tí nữa là kiến thức về toán, machine learning, v.v... |
LuuKienMinh
Thế trong trường hợp này làm sao để tỏ thái độ cầu thị vậy bác?
|
Fire Of Heart
Thực ra trong cái tình huống mà mình kể, nó tùy thuộc vào cảm tình của người phỏng vấn. Có người cảm thấy bình thường, có người thì họ cảm thấy "thực dụng" quá.
Hồi trước mình cũng từng thử pv 1 cty và thử thái độ "thực dụng". thì kết quả vẫn là pass, thực ra thái độ thực dụng là ở việc họ hỏi về làm việc "trung thành" với công ty. Thì mình nói như kiểu thuận mua vừa bán, bán sức lao động các kiểu. Thì họ cũng ko bất ngờ lắm, còn nhớ lúc đó chị HR nói với ông tech lead "giới trẻ giờ nó thế". Còn tình huống mình kể, thì anh sếp kia ko thích kiểu thực dụng như thế, anh ấy ko thích những người quá đề cao việc tiền bạc quá. Vì nếu giờ trả cao để qua cty mình, thì cty khác trả cao là họ sẽ đi ngay! (giả sử lúc đó công ty đang kẹt về nhân sự thì sao, hay lúc lỡ công ty gặp khó khăn tài chính thì sao, những người như thế thường sẽ ko gắn bó lâu dài dc, nên các sếp họ cũng sẽ có lý do của họ khi từ chối những ca như này!) Chứ ko phải như bạn trẻ ở trên nói nhăng nói cuội! Dĩ nhiên ngày nay đa phần là thế đúng ko nào, các bạn thường nhảy việc nếu thỏa mãn 1 số điều kiện, đặc biệt là khi có lương cao hơn. Nhưng không nên thể hiện ngay trước mặt nhà tuyển dụng, có người sẽ thấy bình thường, có người thấy không thích, mà mình ko biết nhà tuyển dụng là người như nào, nên tốt nhất cứ né mấy cái vấn đề như vậy ra. Ko nên nói trực tiếp! Một số cty, họ có dự án gấp, cần tìm người gấp, họ sẵn sàng trả, cao, khi hết dự án, họ sẽ tìm cách để bạn ra đi! Một số cty sẽ cố gắng giữ lại, điều chỉnh nhân sự để cho phù hợp! Kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện hồi 2013. Có 1 công ty IT của ng Việt, cũng outsourcing thôi. Đợt đó là tết Âm, anh sếp cố gắng xoay, xoay mãi để cho mỗi nhân viên thêm dc tháng lương 13. Ra Tết nhân viên rủ nhau nghỉ hết! Mình chỉ kể thế thôi, còn nghĩ thế nào là tùy mấy bạn nhé |
TsunaKimura
Loại 1 là mấy cty outsource được cái mác lớn nhưng lương thấp như CSC, KMS, Axon, Global CyberSoft, TMA, FSoft ... thì có
|
bebong115
Giờ em hỏi bác 1 câu, ra đường gặp tờ 500k với tờ 200k, bác nhặt tờ nào ?
|
rfcclub2011
Loại 1 là Amazon, Google,
Loại 2 là outsource trong nước đã list ở trên. Nhưng hiện nay 2 loại đều quy về loại 1 cho nó thời thượng, dù mức độ khó có khác biệt. Theo mình nghĩ bài phỏng vấn của Amazon đéo khó, cái khó là đek bao giờ làm với tree . Mà do dữ liệu quá lớn của bọn Amazon chắc có liên quan đến tree tría gì đó nên tụi nó cho làm thôi. Còn bọn Google thì tiếng tăm, nên chắc nó sẽ cho khó hơn. Cũng đang ôn lại kiến thức cơ bản, phần BigO đúng là không thấy cách nào tổng quát để tính. Coi 2 course trên eDX thấy phần của bọn Ấn Độ có vẻ dễ hiểu hơn tí, mà video tutorial con cà con kê mất thời gian vãi. |
Fire Of Heart
Nếu như bạn băn khoăn giữa 2 công ty, mà chỉ quan tâm tới lương thôi, thì mình nghĩ đó ko hẳn sẽ là lựa chọn tốt cho bạn. Mình từng thấy 1 số người nhảy việc và bị down lương
Lương chỉ là 1 yếu tố, và mình ko đánh giá yếu tố này cao lắm đâu khi phải chọn giữa nhiều công ty Mình cũng từng từ chối 1 chỗ lương cao gấp rưỡi trong năm nay. Vì mình cảm thấy mình ko hợp với văn hóa nơi đó |
Fire Of Heart
Phỏng vấn Amazon không khó ư?
Thế chắc là bạn giỏi rồi Chứ mình thấy hỏi xoáy sâu vô, optimize các kiểu thì cũng mệt đấy nhé. Mình cũng quen kha khá người phỏng vấn đợt amazon về VN ( có cả đậu + rớt), nên mình thấy nó phỏng vấn khoai phết đấy. Đợt đó mình tạch ^^ Còn phần BigO, mình ko biết lúc ở đại học bạn có học ko, mình có học hồi đó. Bây giờ mình tự đọc mấy cuốn như Introduction of Algorithm, thì thấy khá dễ hiểu và ko khó. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách tính độ phức tạp thuật toán của mấy phương pháp sort/search các kiểu thì mình có thể gợi ý! Anyway, nếu tính BigO mà ko tính dc thì ko pass dc Amazon đâu! |
bebong115
Bác đi pv thì bác biết méo gì về văn hoá, hay thăng tiến, hay xếp như nào đâu
K nên gọi là lương, mà gọi là benefit, mình biết đx lúc mình pv Túm váy lại là nếu pv ở 2 chỗ, bao lời nói như thăng tiến nhiều lắm, hay vui vẻ lắm đa phần là hr đi bịp nhau thôi, chỗ này có, chỗ khác cũng có thể có Nên việc lấy benefit ra để đánh giá méo vó hì dai cả |
DuaHau'
Chào các bác.
Em có một vấn đề nhưng không biết làm thế nào. Hồi mới ra trường em có làm cho 1 cty nước ngoài outsource ở HN Được hơn 1 năm thì nhảy sang 1 cty nhỏ của VN. Ngoài môi trường làm việc ra thì em thấy cty VN không có process engineering. Nên khi làm dự án cho cty gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như nhận được yêu cầu của khách hàng thì phân tích qua qua sau đó code luôn. Nên gặp trở ngại khi test rồi chạy thật. Lỗi bug la liệt. Nói nôm ra vậy chắc các bác cũng hiểu. Giờ em đang làm 1 mình 1 dự án. Nên em muốn theo 1 process chuẩn rõ ràng để làm tiền đề áp dụng cho cty sau này. Vậy em cần làm gì và làm như thế nào ạ Cảm ơn các bác!!! |
rfcclubmx
Công ty nhỏ thì hay bị quả cả nể sửa tới sửa lui lắm. Tốt nhất agile hay lean đi, release thật nhanh vào, mỗi 3 tuần có gì đó mà khách CHẠY ĐƯỢC. Xong kh feedback thì base trên đó làm tiếp. Thí dụ lần đầu ra màn hình login, lần sau ra sear h, lần sau ra nhập sản phẩm. Mỗi lần hỏi khách anh muốn lần tới em làm gì. Cố gắng dùng Tdd.
Được thì build 1 cái jenkins job chuyên build test và release package làm CI. Muốn tim hieeu saau process nữa thì search agile, lean, kanban, git flow. Thường 1 mình lean là đủ. Được gửi từ iPhone 6 Plus - vozForums |
DuaHau'
Code có khi sửa cho nát bét luôn
Miên sao chạy được là được. Nhưng rủi ro thì lại tiền ẩn nhiều bác à |
Loại 1: Như ở mấy thớt các bạn vừa gặp, người phỏng vấn sẽ hỏi ứng viên các kiến thức cơ bản về data structure (link list, AVL tree, red-black tree, hash table), algorithm (sort, search, string, array, quy hoạch động, ...). Ngoài ra tùy từng vị trí mà có thể hỏi thêm về database (transaction, btree, index, v.v...), hoặc operating system (deadlock, thread, process, stack, heap), hoặc về network (TCP/IP, ssl, http, v.v...)
Nhìn chung là các kiến thức về computer science foundation.
Ngoài ra, nếu bạn phỏng vấn java sẽ được hỏi thêm về java (dĩ nhiên), phỏng vấn vị trí python thì hỏi python, nên nhớ tùy tình hình mà ôn tập.
Các câu hỏi loại này sẽ hay đc hỏi ở các công ty lớn. Họ muốn tuyển người có trình độ, bất chấp là họ chưa có kiến thức ở mảng được tuyển.
Loại 2: Chỉ hỏi về các dự án đã làm, kinh nghiệm làm việc thực tế.
Loại này thì thường là ở các công ty đang tìm người có sẵn kinh nghiệm, khỏi phải tốn công training.
Thực tế ở VN mình thấy thường sẽ kết hợp cả 2 loại. Dĩ nhiên mấy bạn mới ra trường, ko có kinh nghiệm thì phải hỏi loại 1 rồi. Còn người có kinh nghiệm thì sẽ hỏi kết hợp loại 1 và 2, hoặc là chỉ hỏi loại 2. Rất ít công ty sẽ chỉ base trên loại 1 để đi phỏng vấn. Trong khi nước ngoài như Amazon hay Google họ chỉ toàn hỏi loại 1 cho mấy vị trị Software Engineer (Có thêm 1 số câu về design).
OK, giờ có 1 số bạn nói là tại sao đã đi làm vài năm rồi, có kinh nghiệm mà còn hỏi mấy câu này. Và thường các bạn này sẽ rơi rụng kiến thức rồi, và mất thêm thời gian ôn tập nên các bạn rất khó chịu + coi khinh khi được hỏi những câu như loại 1.
Mình trả lời thế này nhé: Thứ 1 các bạn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của các kiến thức cơ bản. Về mảng kiến thức cần thiết cho 1 Software Engineer thì mình chia ra mấy tầng sau:
ở tầng đầu tiên đó là các kiến thức về ngôn ngữ lập trình, cách sử dụng các tool, frame work.
Ở tầng tiếp theo đó là các kiến thức về thuật toán/ cấu trúc dữ liệu/ database/ network / OS.
Ở tầng tiếp theo là kiến thức về design hệ thống, cách viết tài liệu, vẽ sequene, use case v.v..., kiến thức về project manage, testing...
Cao hơn 1 tí nữa là kiến thức về toán, machine learning, v.v...
Cụ thể thì các bạn có thể đọc cuốn SWEBOK ở đây
Một số bạn cho rằng là quan trọng là ở kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế chứ ko phải là cách giải máy móc những bài này. Đúng là kỹ năng giải quyết vấn đề quan trọng, nhưng làm sao để đánh giá dc kỹ năng của bạn tốt nhất đây? Rõ ràng có 2 tháng thử việc để đánh giá các bạn trong dự án đó. Còn khi phỏng vấn, để đánh giá khả năng giải quyết và đưa ra solution thì những bài toán cơ bản này là một cách để đánh giá tương đối nhanh và chính xác. Lưu ý ở đây mình nhấn mạnh là 1 cách, và nó dễ dàng, phù hợp nhất.
Một điều nữa là những kiến thức này có quan trọng khi đi làm không? Câu trả lời là CÓ. Nếu bạn nói không, thì có nghĩa là bạn chưa tiếp xúc đủ, hoặc các công việc bạn đang làm chỉ ở mức low level, nên chưa được giao cho những bài toán như thế. Ở VN, đa phần là các công ty outsource, maintain các dự án, nên thường hệ thống đã được xây dựng sẵn, các bạn cứ cắm đầu vào fix bug sao cho chạy. Mà những công việc này thì ... cheap, có nghĩa là rẻ tiền. Một số bạn tham gia làm product thì có thể sẽ gặp nhiều vấn đề phải giải quyết hơn, lúc này sẽ thấy tầm quan trọng!
Còn trong topic bên kia có 1 số bạn kể là đi phỏng vấn senior, hỏi mấy câu này thì ứng viên trả lời nhưng trong lòng thì "khinh". Mình trả lời luôn, là mấy bạn đó ko biết tầm quan trọng của các kiến thức cơ bản này. Cá nhân mình tiếp xúc với nhiều người giỏi trong ngành Software Engineer, có tech lead ở 1 số công ty lớn, thì họ đều rất giỏi và nhấn mạnh những kiến thức nền tảng này.
Một số anh tuy ở vị trí cao và lớn tuổi nhưng vẫn hay giải mấy bài về algorithm.
Có 1 nghịch lý mình thấy khá buồn cười, là nhiều bạn cho rằng đi làm sau X năm (X < 10) thì lên những vị trí quản lý, vì lý do là lúc đó đã già, code chậm ko theo kịp những bạn trẻ mới ra trường. Nhưng trong khi các bạn ấy lại ko trao dồi kỹ năng code thường xuyên, rồi sau lại đổ lỗi là tại vì "già"!
Cái gì cũng thế, ko trao dồi tập luyện thường xuyên thì sẽ mất thôi, vì công việc trong ngành software thì code chỉ chiếm 20%. Tức là 1 ngày 8h làm việc, các bạn chỉ code tầm 1 tiếng. Nên nếu ko trao dồi thêm thì kỹ năng sẽ mất đi là phải rồi
OK, giờ mình đã giải thích về tại sao lại có những câu phỏng vấn loại 1.
Tiếp theo mình sẽ nói về 1 số chuyện khi đi phỏng vấn.
2.
Chuyện 1: Chuyện này xảy ra hồi 2013, người phỏng vấn sau khi hỏi ứng viên các câu về kỹ thuật, thì lúc này anh ta tỏ ra khá là open. Bắt đầu nói về linh tinh như gái gú, yêu đương các kiểu. Lúc này ứng viên cũng open theo, thế là bắt đầu nói về rau cỏ các kiểu -> TẠCH
Chuyện 2: Đi phỏng vấn 1 anh khá giỏi, người phỏng vấn hỏi về lương, ứng viên nói là "bên em hiện tại trả cũng cao, làm việc cũng ok, nếu bên mình trả cao hơn thì em qua " -> người ta chọn người trình thấp hơn, nhưng thái độ cầu thị hơn. Vấn đề ko phải vì tiền các bạn nhé!
--> Kết luận: Khi đi phỏng vấn, các bạn ko dc mất đi thái độ phòng thủ (mình tạm gọi là thế), phải luôn cảnh giác với mọi tình huống mà người phỏng vấn trở nên open (dễ dãi ) với mình.
Cái này thường gặp ở mấy bạn sinh viên học kha khá ở trường -> nghĩ mình là bố thiên hạ -> phỏng vấn trả lời ok -> bị đánh rớt -> đổ lỗi
3. Cuối cùng, mỗi công ty mà các bạn vô làm nó là 1 cái duyên.
Nên ko phải cứ phỏng vấn tốt, thái độ tốt mà đôi khi vẫn rớt
Mình biết 1 anh rất giỏi (từng thi olympic), phỏng vấn về thuật toán, anh ấy đưa ra best answer -> tạch
1 người khác, cũng phỏng vấn cty đó, đưa ra simple answer -> tạch.
Nên mình mới nói, đó là 1 cái duyên các bạn ạ.
Còn một số chuyện định kể mà thôi, đi ăn trưa đã
Bổ sung:
Việc ôn tập cho các câu hỏi ở loại 1 rất mất thời gian. Bạn nào mà kêu ôn tập vài tiếng/vài ngày thì hoặc là rất giỏi và đã có kiến thức sẵn, còn ko bảo là học thuộc rồi vô phỏng vấn thì là chém gió! Mấy bạn mà học kiểu học vẹt, vô hỏi vài câu là lòi ra ngay
Nên nếu bạn nào ôn tập thì nên lên lộ trình ôn tập, rồi mỗi ngày ôn 1 ít.