Mình tình cờ thấy một bài báo nói rằng cây lưỡi hổ vẫn nhả khí Oxy vào ban đêm và có khả năng hấp thụ độc tốc bla…bla… gì đó, nghe khá là ngược với kiến thức phổ thông nên mình quyết định nghiên cứu vấn đề này và chốt hạ rằng không có chuyện cây nhả khí Oxy vào ban đêm.
Cây lưỡi hổ thuộc nhóm thực vật chịu hạn, sống nơi khô cằn nên chúng quang hợp theo kiểu CAM (Crassulacean Acid Metabolism).
Thực vật CAM cần tiết kiệm nước tối đa do đó chúng đóng kín khí khổng vào ban ngày và chỉ mở khí khổng để hấp thụ CO2 vào ban đêm. CO2 được trữ trong một hợp chất tên malat. Vào ban ngày, malat bị phá vỡ, giải phóng CO2 trở lại và được cây sử dụng trong chu trình Calvin (pha tối của quang hợp) tạo ra các phân tử đường phục vụ các mục đích khác nhau của cây.
Do ban ngày cây đóng khí khổng nên lượng oxy sinh ra được sử dụng cho quá trình hô hấp hiếu khí (oxy hoá đường glucozo tạo ra năng lượng), hoặc tạo ra các gốc oxy hoá tự do.
Cây lưỡi hổ hay các loại tương tự không có khả năng sản xuất hay nhả khí oxy vào ban đêm, tác dụng duy nhất là chúng có thể hấp thụ CO2 về đêm, tuy nhiên để cửa sổ hé mở 1 tí có lẽ hiệu quả gấp trăm lần. Còn về khả năng hấp thụ độc tố này kia thì mình chưa có kết luận
Mong nhận được góp ý thảo luận từ các bạn!