Chia sẻ chút kiến thức và kinh nghiệm bản thân bằng lái ô tô hạng B | theNEXTvoz…
kiến thức - Chia sẻ chút kiến thức và kinh nghiệm bản thân bằng lái ô tô hạng B | theNEXTvoz
Dấm Chua
Đã có post về chủ đề này rồi, nhưng lượng kiến thức không được cô đọng lắm trong 1 trang cho những bạn đang cần tìm gấp như mình thời điểm 1 năm trước. Mình xin lập thêm 1 post nữa để chia sẻ kiến thức góp nhặt cũng như kinh nghiệm bản thân về vấn đề này. Mong Mod hỗ trợ, và bạn đọc có kinh nghiệm vào chia sẻ thêm để mình edit lên trang 1 trong post này.
Hiện nay và sắp tới chất lượng cuộc sống tăng cao, nhiều người sẽ có điều kiện mua xe ô tô nên việc học bằng B tiến dần tới phổ cập như bằng A1 cho xe máy (đây là nhận định chủ quan của mình, ko có số liệu dự đoán của cơ quan chuyên môn-giải thích luôn lỡ có bạn nào bắt bẻ) nên khả năng cao là sẽ nhiều người tìm hiểu và có kế hoạch đi học lái ô tô . Mong mọi người chia sẻ, góp ý với tinh thần đóng góp, từ ngữ lịch sự hoà đồng.
Kể cả có đào tạo và sát hạch từ 1/1/2021 ( thêm bước học và sát hạch tình huống giao thông giả lập) thì cơ bản cũng gồm những thông tin mình muốn nêu sau đây:
Có 3 loại hạng B:
B1 tự động: chỉ lái đc xe tự động+ không đc phép lái xe kinh doanh+7 năm đổi bằng.
B1: lái tự động và số sàn+ không đc lái xe kinh doanh+7 năm đổi bằng
B2: lái tự động và số sàn + được lái xe kinh doanh+5 năm đổi bằng
Về cơ bản thì các khoá học thường kéo dài 2-4 tháng. Bao gồm học lý thuyết, thực hành và đợi tổ chức thi. Điều này thì ai cũng biết, nhưng ko có nghĩa là các bạn sẽ sắp xếp thời gian cho việc học trong vòng 2-4 tháng sau khi quyết định đi học là sẽ thực hiện được. Bởi còn phụ thuộc vào lượng người đăng ký trước bạn đang chờ khoá đào tạo của từng trung tâm nên sẽ phải đợi vài tháng nửa năm nếu ở khu vực ít người. Có khi cả năm hơn 1 năm nếu ở các Tp lớn như HN, HCMc,...
Nếu quá nôn nóng thì có thể thông qua mô giới, hoặc 1 số thầy dạy tư sẽ có đường dây đào tạo và thi sát hạch "mỳ ăn liền" với chi phí cao hơn đk học trung tâm như thường lệ, và rủi ro+ chất lượng thì cũng tuỳ. Kiểu nào thì cũng phải đạt chứng nhận tốt nghiệp trung tâm rồi mới đc thi sát hạch quốc gia, thời gian giữa 2 kỳ thi này khoảng 10 ngày. Có 1 số địa phương (hiện tại thì mình biết có Quảng Bình) là thi TN xong ngay hôm sau thi QG luôn rất khoẻ.
Thực sự thì đi học xong mình mới thấy có thể tự ôn lý thuyết, tự kiếm xe kiếm người kèm thực hành vài buổi, rồi đk thuê xe sát hạch tập lái sa hình xong đi thi cũng được và tất nhiên chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều rồi. Nhưng có lẽ hệ thống trc giờ vốn vậy rồi, thêm nữa văn hoá và chất lượng lái xe VN ko có đc cao nên vẫn yêu cầu đủ thời gian đào tạo, đạt kỳ thi TN trung tâm đào tạo rồi mới đc thi QG cấp bằng lái nên mong muốn của mình mãi là mong muốn mà thôi, có thể sau này đc như vậy thì tốt quá.
Sau khi tìm hiểu và chuẩn bị sắp xếp thời gian học thì các bạn chuẩn bị tiền học phí ~15tr. Nếu đk trung tâm thì nộp học phí, lệ phí thi ~8tr [bao gồm học phí~6tr + lệ phí thi ~2tr] tuỳ trung tâm. Số còn lại các bạn phải trang trải chi phí giấy tờ [khám sk, hồ sơ, chụp hình...] + chi phí khi đi thực hành [ thuê xe, xăng cộ, trà nước, ăn uống, đi lại, bồi dưỡng cho thầy dạy thực hành...]+ 1 số chi phí khác [đi lại, ăn ở trong kỳ thì Tốt nghiệp và kỳ sát hạch Quốc Gia, nhận lại giấy phép + bao lý thuyết, thực hành gì gì đó(nếu có, vấn đề tiêu cực này ko khuyến khích).
Hiện nay cũng có nhiều "dịch vụ đào tạo" dạng trọn gói từ a-z, các bạn chỉ cần tìm hiểu thông tin, đóng tiền trọn gói, cung cấp thông tin, ảnh khoả thân, nhầm ảnh thẻ nửa thân rồi ngồi đợi thông tin phản hồi sau đó sắp xếp thời gian, trao đổi lại với bên dịch vụ rồi đi học. Mọi chi phí đều nằm trọn gói (trừ khoản ăn uống cá nhân) nên chi phí luôn cố định. Chọn Trung tâm hay dịch vụ tuỳ các bạn cân nhắc.
Phần học lý thuyết thì dạy gì học đó, về nhà tải thêm app về làm trên đt. Tìm clip hướng dẫn kiến thức "đóng hộp" để rút gọn kiến thức (F Chị-F Em, cấm nhỏ cấm to- cấm to ko cấm nhỏ, nhất chớm nhì ưu tiên tam quyền tứ phải rẽ trái nhường đường, đến- trên- bus -mooc, hoả-sự-an-thương, 18+3+3...)
Khuyên là tuần cuối cùng trc khi đi thi ôn lý thuyết thì lúc thi sẽ đạt hiệu quả cao vì còn nhớ vững kiến thức. Kiến thức để thi là 1 chuyện nhưng cần nhớ những kiến thức thông dụng như biển báo, tốc độ, quy trình an toàn, văn hoá chạy xe... để sau này ra đường còn dùng. App trên đt là app [GPLX 600 câu offical] về làm đủ 18 bộ đề, tìm hiểu thêm về biển báo, những câu hay sai...rồi vô phần đề ngẫu nhiên làm cho thuần thục.
Đầu tiên là xác định dẫu trước đó tiếp xúc với xe hoặc kiến thức về xe thì cũng xem như chưa biết gì và học từ con số 0, xem như mình là cừu non và thực hiện chuẩn chỉ từng bước được hướng dẫn.
Vấn đề gì cũng đều có mặt lợi và hại, bạn chưa biết gì thì sẽ có lợi trong vấn đề hình thành thói quen lái xe khoa học ngay từ đầu, tránh được tâm lý chủ quan ỷ y và luôn nhớ vững từng bước khi lái xe. Bù lại thì các bạn tiếp thu kiến thức và làm quen với xe chậm, bội thực thông tin khi mà vừa phải tiếp nhận vừa phải thao tác, run bần bật khi lần đầu tiên xe lăn bánh nhưng cứ an tâm là thầy ngồi bên lo hết. Bạn biết ít nhiều thì lợi là tiếp thu nhanh, dễ dàng thao tác và kiểm soát đc xe, có lợi khi sau này sửa lỗi trong sa hình. Nhưng mặt hại là các bạn khó hoặc thậm chí ko bỏ đc thói quen xấu khi lái xe, dễ mang tâm lý ỷ y chủ quan và tỉ lệ cao là mắc lỗi khi thi sát hạch.
Mỗi lớp học thường có 1 số lượng người đã rành về xe do được chỉ từ trc, khi học rất nhanh, nhẹ nhàng, chạy sa hình, sửa lỗi rẹt rẹt... nhưng kết thúc khoá thì điểm sát hạch thấp, nằm trong nhóm có tỉ lệ rớt cao hơn những người như cừu non( tuy ban đầu học rất cực nhưng khi quen rồi thì rất chuẩn chỉ) thậm chí tệ hơn cả phụ nữ học cùng khiến ai cũng ngạc nhiên. Chốt lại thì do tâm lý.
Mình sẽ không chia sẻ nội dung+phương pháp để sau này các bạn dễ tiếp nhận thông tin và phương pháp của giáo viên hướng dẫn. Chỉ có 1 số lưu ý sau đây mà mình nghĩ sẽ giúp các bạn tiếp thu nhanh phần thực hành. Sau 1 hoặc 2 buổi học thực hành đầu tiên thì từ đây về sau các bạn cần hình thành 1 thói quen từng bước:
-
Kiểm tra ngoài xe và
xung quanh xe trc khi mở cửa lên ngồi (bước này thì cũng xác định đc luôn tay lái đã thẳng chưa).
-
Mở cửa xe theo
quy trình an toàn, vào kiểm tra trong xe, mở điện và kiểm tra thông tin hiển thị
-
Tinh chỉnh: chỉnh ghế tay trái cầm phần dưới đáy tay lái, tay phải cầm chốt chỉnh ghế tới lui sao cho đầu gối ko chạm bất kỳ phần nào phía trc taplo, chân đạp lút ga, côn, thắng ko phải ưỡn người/với chân, bước này vừa chỉnh đc ghế, vừa kiểm tra đc côn ga thắng luôn cho dù xe quen hay xe lạ, tay lái ko chạm bụng và đùi, xích tới xích lui xem ghế xe đã đc cố định thực sự chưa. Tương tự chỉnh lưng ghế/tay lái sao cho dựa lưng thoải mái mà cổ tay cả 2 đặt được trên phần cao nhất của tay lái, tay phải đưa qua cần số, thắng tay(nếu có) vừa tay, ko bị cản trở. Chỉnh gương, kính cửa sổ, kết nối đt, nhạc nhẽo, máy lạnh búa lua xua luôn đi.
-
Cài dây an toàn, nếu có ai đi chung thì nhắc nhở cài dây.
-
Kiểm tra phần số xe 1 lần nữa rồi đề máy, quan sát xung quanh xe thêm lần nữa.
-Tiếp theo là
vận hành như thầy bày.
Cho dù sau này lái như diễn viên F&F cũng nên làm đủ, quen rồi thì toàn bộ các bước chắc trong chưa đầy 1p.
Khi đến bước thả thắng tay/auto hold... cho xe bắt đầu di chuyển (dù trên bất kỳ xe nào lần đầu bạn ngồi lên)thì các bạn chú ý tới cảm giác ở chân côn/chân thắng nhả tới mức nào thì xe bắt đầu đi , nhấp nhả thêm 1 lần nữa để xác định chính xác và ghi nhớ cữ đó là xe sẽ di chuyển. Điều này giúp các bạn kiểm soát được để xe ko bị tắt máy (căn dừng, thiếu vòng tua máy xe lịm đi, dừng khẩn cấp...), để phần thi khởi hành dốc 10% dễ dàng hơn và để sau này kết hợp chêm ga vào cho nhịp nhàng (cữ côn ra ga vào).
Về phần thao tác thì cứ thực hiện như thầy hướng dẫn,
chỉ lưu ý 1 số điều sau đây:
-Dù xe từ đời ơ kìa cho tới siêu xe bây giờ thì cũng chỉ cần quan tâm tới
côn, thắng,số, tay lái, đèn tín hiệu. Mấy tiện ích khác trên xe không cần quan tâm, chừng nào sở hữu xe có chức năng tiện ích đó thì mò sau.
-Kiểm soát chân côn/thắng thật tốt và luôn chủ động, đừng nhởn nhơ rồi đạp thắng dúi dụi.
Khi đến bước thả thắng tay/auto hold...các bạn chú ý tới cảm giác ở chân côn/chân thắng nhả tới mức nào thì xe bắt đầu di chuyển thì xác định chính xác và ghi nhớ cữ đó
-Tập
phóng tầm mắt ra xa để dóng hướng xe đi theo tim đường, lề đường...sẽ tốt hơn nhìn chằm chằm khu vực nắp capo và phần đường ngay mũi xe.
Luôn bao quát đc xung quanh thông qua nhìn phía trc, 2 kiếng hậu ngoài xe và 1 trong xe
-Tập đi đèo dốc thì kiếm đoạn dốc thẳng tập luôn bài "khởi hành dốc", cứ thắng-khởi hành dốc-xe di chuyển -thắng-khởi hành...chứ đợi vô sân sa hình có dốc tập đc ít lắm.
-Bài lái trong phố nếu đường có hơn 2 lane thì lane giữa mà đi dù nhanh hay chậm để tập quan sát cả bên trái lẫn lane xe máy lách lên, lái bên lane trái ngoài cùng nhàn nhưng hiệu quả ko cao. Nhớ điềm tĩnh, cua quẹo gì thì cũng ra tín hiệu signal sớm, ko đột ngột đổi hướng, ko chèn xe máy, bỏ tâm lý và thói quen đi xe máy( chiều hướng sợ ra giữa đường, luồn lách, bang tất cả phần đường nào mà xe máy thích...)
-Học riêng 1 mình thì ko nói, học chung với bạn học khác thì ôm xe đồng đều, lái cứng hơn có thể nhường những bạn kém hơn, cho dù bạn có bồi dưỡng thầy ntn đó là vấn đề của bạn, hết buổi học bạn ôm xe tới mai cũng ok, đừng ham ôm xe quá lợi mình thì thiệt bạn học gây thiếu thiện cảm.
-Tập văn hoá xếp hàng, bỏ ý định bon chen, luồn lách, khôn lỏi, chụp giựt, văn vở, mình là vàng còn người khác thế nào ko quan tâm... đi. Thực hành cũng vậy, chạy xe chip trong sa hình trước buổi thi cũng vậy, sau này ra lái xe càng nên như vậy
-Thời gian tập bao nhiêu thì đủ: Thường thì 1 buổi đầu số nguội, làm quen xe, khởi hành, chạy rẽ phải trái, quay đầu, tăng giảm tốc...buổi 2 đi phố, đèo dốc, buổi 3 4 đi sa hình xe dạy lái... Tầm
4-5 buổi tập là đủ để nhiều người lái ổn, cảm thấy ko ổn thì thêm chi phí học ngoài giờ, thuê xe ngoài kèm thêm
-
Lưu ý quan trọng: Giáo viên hướng dẫn chạy sa hình sao thì làm chuẩn chỉ từng ly từng bước. Tránh nhởn nhơ, chủ quan lố mốc căn phải sửa rất rối, sau vào thi còn loạn hơn do tâm lý
Thường thì trc khi có kỳ tổ chức thi sát hạch cấp Quốc Gia cấp bằng khoảng 1 tuần-10 ngày các trung tâm sẽ tổ chức thi Tốt nghiệp. Đạt TN mới đc thi QG, thi 3 phần:
-Lý thuyết trắc nghiệm trên máy tính 27/30 trong 20 phút thì đậu với B1, 32/35 trong 22 phút với B2.
-Thực hành sa hình: 80/100 trong 18 phút thì đậu.
-Thực hành đường trường: 80/100 chạy 2Km ngoài đường có giáo viên sát hạch ngồi ghế phụ.
Kỳ thi TN có phần đỡ khắt khe hơn, cho thi lại trong ngày 3 lần(nếu đủ thời gian và đóng phí mỗi lần thi lại ~100k) nhưng không hề bớt căng thẳng hơn QG do tâm lý lần đầu thi sát hạch. Thi QG thường có
sở GTVT về kiểm tra , và không cho thi lại trong ngày mà phải đợi kỳ tiếp theo.
Giai đoạn chờ đợi tới lượt thi thì cứ căn danh sách rồi lảng vảng gần khu vực gọi tên lên thi, đừng đi đâu xa quá, qua lượt người gọi thi gọi 2 3 lần ko thấy sẽ bực và xếp hồ sơ xuống cuối hoặc gạt ra 1 chồng khác
1 số lưu ý khi đi thi:
-
Chuẩn bị thuốc thang, tư trang cẩn thận trc khi thi, lưu ý tới sức khoẻ của bản thân, ăn uống sạch sẽ, trang phục giày dép gọn gàng, nên đi giày phù hợp. Tránh tình trạng đau bệnh, đau bụng, mệt mỏi, giày dép lỏng lẻo,quần áo giày dép lỉnh kỉnh ướt át cản trở thao tác...
-Trước khi thi đều có 1 ngày lên chạy tập sa hình bằng xe gắn chip. Nếu cảm thấy ko tự tin thì nhờ thầy giáo/ trung tâm
liên hệ trước để thuê xe chíp (vài ngày/1 tuần, vì
ngày ra tập rất khó để thuê xe chip, chi phí ~300-500k/h) chạy thêm bên cạnh xuất chạy tập mà trung tâm/thầy giáo thuê.
Thi khoảng 10-20 xe, nên khả năng được làm quen với tất cả các xe thi là ko dễ. Vì thế khi lên bất kỳ xe chip nào thì thực hiện cẩn thận phần kiểm tra
Côn,Số,Thắng,Ghế ngồi. Đặc biệt: cảm nhận, ghi nhớ cữ côn khi xe bắt đầu chuyển động và GHẾ NGỒI. Lý do thì xe thi hầu hết xe cũ, galanti ko chuẩn, côn mòn, số cà dựt, ghế ngồi ko chắc,... nhiều bạn rớt vì tâm lý vốn sẵn lo lắng hồi hộp đã ảnh hưởng rồi, thêm xe cà tàng càng ảnh hưởng,
kiểm tra kỹ thì bớt đi rủi ro từ phương tiện thi. Khoá mình có 2 bạn thi gặp xe ghế ngồi ko chắc, lên dốc 10% thắng cái ẹt, ghế tuột, hụt chân... rớt trực tiếp đau đớn. Hoặc ko nhớ cữ côn dẫn tới khởi hành dốc, dừng khẩn cấp, đèn, đi bộ, tàu hoả... bị chết máy rồi hoảng.
-Thực hành với xe chip: 1 2 vòng đầu cố gắng chạy chuẩn, đủ vòng, tập trung nghe hướng dẫn và mốc căn. Những vòng cuối cùng thì trao đổi với thầy và bạn học để xin chạy tập trung vào bài "khởi hành dốc" hoặc bài nào các bạn thấy chưa an tâm. Nhưng cũng trong cữ thời gian 1 vòng bài thi(15-18 phút) tránh gây khó chịu cho bạn học cùng. Sân sa hình nào sau đoạn vệt bánh xe và đường thẳng vuông góc cũng có đường đi về lại vị trí xuất phát để các bạn luyện bài "khởi hành dốc".
-
Thao tác, căn mốc như thầy bày, chỉ lưu ý
ngày tập nên quan sát, ghi nhớ thêm các mốc cố định, kiên cố khác để dự phòng(căn theo mốc thầy bày, rồi nhanh mắt tia rộng ra xung quanh tìm các mốc cố định khác) tránh trường hợp ngày thi sát hạch Sở về kiểm tra sẽ bị xoá sạch các mốc, vạch. Kỳ mình thi 340 người mà rớt gần 120 người do bị kiểm tra đột xuất, mất sạch mốc.
Phần gara ngang, cho dù đánh lái bên trái hay phải thì
căn ngang xe như phương pháp thầy bày, phần
căn dọc xe thì tương đối thôi, ko cần đo ly đóng gót nhưng cần đảm bảo: xe đến điểm căn ngang(lái trái là ống hơi, lái phải là qua đầu gara ngang có 1 mốc)
thân xe bên phải không được <25cm so với vạch gara(nhỏ hơn có thể khi lùi xe bánh trước bên phải sẽ cán ống hơi thậm chí leo lề) còn lớn hơn bao nhiêu cũng ko lo, vì lớn hơn thì đến bước lùi xe thẳng góc sau gara ngang cũng chỉ lùi dài hơn chút thôi.
-
Phần thi đường trường: Thi TN có thể có hoặc ko có bồi dưỡng cafe cho thầy sát hạch, nhưng thi QG
nên có. Ở đây mình
ko khuyến khích hay cổ suý văn hoá "đút lót" này, khá nhiều bạn phản ứng và bài trừ rất tiêu cực thậm chí lăng mạ với vấn đề này.
Mình chỉ nói lên suy nghĩ của mình rằng: truyền thống thi trước giờ đã có như vậy rồi, thứ 2 nghĩ thoáng ra thì thầy ngồi ghế phụ sẽ can thiệp kịp thời đảm bảo an toàn cho xe thi và người trên xe. Trong phần thi này hầu hết phi ra đường Q Lộ xe tải xe công nườm nượp, giao thông phức tạp, qua nhiều giao lộ và thực hiện quay đầu... Và thêm cái lợi nữa là "không khí trên xe thoải mái", thầy nhắc 1 số lỗi mình quên trong thời gian kịp để ko bị trừ điểm kiểu như: lên số em, giảm ga em, xi nhan em, ....
Mẹo thì luôn chuẩn bị trước 1 tờ 100k, 1 tờ 200k bỏ sẵn túi nào dễ lấy ra, mượn lại hồ sơ, bỏ vô ~100k rồi gửi lại thầy nếu chỉ có 1 mình, hoặc ko muốn chung vs bạn học, làm cho khéo, nếu giá sàn chỗ bạn thi là 200k, hoặc muốn chung vs bạn thi cùng thì bỏ 200k, xong nói rõ cho thầy biết là 2 ae/2 chị em có chút..... Lên sau thì ngồi khuất camera phía sau ghế phụ khéo léo nhét túi thầy, nói nhỏ như ở trên. Mấy khoản này giáo viên ít người bày, và cũng là tế nhị nên ít người chia sẻ ngoại trừ hỏi anh em từng thi trc, cũng có trường hợp thầy sát hạch dễ, hoặc thầy thấy sinh viên khó khăn sẽ từ chối nhận. Mình chia sẻ ra thế này cũng sợ.
-Cuối cùng là
tâm lý. Hầu như ai cũng lo lắng hồi hộp, nhưng mình nghĩ ko cần thiết. Bởi cũng y như phần chạy tập sa hình hôm trước, lần này chạy đc ghi lại số điểm thôi. Nên tránh là
tránh tâm lý chủ quan, vội vàng, ỷ y ... đặc biệt những bạn lái tốt, tiếp xúc xe trc nhiều rồi, thấy toàn rớt trực tiếp, rớt những lỗi trời ơi ko đáng, hoặc điểm thi 80 vừa đủ đậu. Mấy bạn chưa biết gì, thậm chí mấy bạn nữ, phụ nữ lớn tuổi chạy rề rề tỉ lệ đậu cao vút, điểm thi toàn 90 95 100. Bài thi 18p, chạy chuẩn chỉ từng bài, ko phải sửa lỗi thì hầu hết 10-14p là hoàn thành rồi. Lo rồi nhồi ga >20km/h lại bị trừ điểm, hoặc thắng dúi dụi rồi lố mốc căn xong phải sửa tốn nhiều thời gian hơn.
Mẹo mốc thì cứ
theo phương pháp thày dạy của mình bày, không nghe thông tin bên ngoài, có thể tham khảo, thảo luận cùng các bạn lơp khác nhưng khi thực hiện cứ y phương pháp mình được dạy mà làm
Ngày thi mình cũng tâm lý, càng tâm lý hơn khi cứ theo dõi và chờ đợi. Sau ngồi móc đt ra
ko quan tâm gì tới việc người khác thi làm sao, lúc gọi tên ra xe
nhẹ nhàng thoải mái đầu ko thèm nghĩ ngợi gì. Nhận xe thi,
lên kiểm tra tỉ mỉ cẩn thận thắt dây an toàn, từ từ tiến vào vị trí xuất phát, quãng đường từ khúc nhận xe tới vị trí xuất phát mình
thắng-tiến-lùi chán chê 2 3 nhịp, rồ ga hạ thắng tay như kiểu đang khởi hành dốc các thể loại, rồi mới bình tĩnh từ từ xuất phát. Trước ngày thi ăn uống lành mạnh, ko nhậu nhẹt, nghỉ ngơi thoải mái, giày dép tư trang gọn gàng.
Quá trình tập chung với bạn học thì có 2 ông 1 sale xe 2 3 năm, lùi tiến rẹt rẹt, lái xe chạy như điên trên đường, tay lúc nào cũng phải lắc qua lắc lại, 1 ông lái xe nâng, ko bao giờ căn mốc, cứ lái theo cảm tính.
2 ông giống y tính nhau, chụp dựt, nóng vội, hay giành ôm xe chạy, xun xoe xu nịnh thầy, ai cũng thấy thiếu thiện cảm. Thầy sắp xếp thứ tự chạy tập thì 2 ổng nháy thầy rồi văn vở nọ kia giành chạy trước. Rồi khi thuê thêm đc 1 xe thì cứ bon chen lên giành chạy tranh người khác, cả lớp chạy nhường nhau người cứng 3 vòng, người yếu 4-5 vòng, 2 ổng đẩy mỗi ông 8 9 vòng.
Cuối cùng ông sale xe ẩu ko kiểm tra ghế, lên dốc 10% ghế tụt, rớt trực tiếp, đàn ông đàn ang mà mắt đỏ hoe nhoen lệ. Ông thứ 2 cũng ỷ y ko căn mốc rồi rớt bài lùi gara dọc, cán ống hơi trừ điểm liên tục mà cứ loay hoay tiến lùi rồi trừ hết điểm.
Thế mới thấy, trời ko cho ai hết cái gì và cũng chẳng lấy của ai hết cái gì, kể ra ko phải để hằn học, hay vui mừng khi 2 ổng rớt (mặc dù trong lòng cũng thấy giải toả) để các bạn biết nghĩ cho người khác thì sẽ gặp nhiều may mắn. Còn coi mình là hơn cả, ỷ y chủ quan thì cũng hoạ vô đơn chí.
Mình có viết là khi bắt đầu học xem như mình chưa biết gì sẽ tốt, nhưng trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm có spoil nhiều kiến thức về xe thì các bạn cũng thông cảm, bởi ko làm thế thì mình cũng không biết tìm cách nào để diễn đạt kiến thức của mình ra để dễ hiểu cả
Lời kết: Mong muốn của mình là các bạn học xong, ra đường cố gắng nhớ vững kiến thức về biển báo, tốc độ, các quy trình an toàn, và đặc biệt văn hoá giao thông. Nên học văn hoá xếp hàng và nghĩ cho người xung quanh cùng tham gia gt, bỏ bớt sân si, chụp dựt, khôn lỏi đi để những cung đường luôn thoải mái vui vẻ nhẹ nhàng
Bản thân mình cũng vừa tìm hiểu, hoàn thành khoá sát hạch và nhận bằng thời gian gần đây thôi. Cả quá trình đó gặp ko ít bỡ ngỡ, thắc mắc...hiểu và cùng chung tâm lý của người đang có ý định học chứng chỉ lái xe hạng B nên mình có chút chia sẻ như vậy, và tạm thời là tác dụng nhắm tới các bạn đang ở giai đoạn đi tìm hiểu như mình. Tất nhiên còn nhiều thiếu sót, và được tiếp cận với phương pháp mà giáo viên của mình đã hướng dẫn, khác/trái với phương pháp các bạn từng đi học thì cũng mong các bạn nhiều kinh nghiệm/ có trải nghiệm khác cùng đóng góp. Đối với những bạn/anh chị là lái xe lâu năm, đọc sẽ thấy kiến thức và suy nghĩ có phần non nớt mắc cười ... thì mong hiểu tâm lý đồng nghiệp mới thông cảm và bỏ qua. Cuối cùng thì thi SHGPLX cũng chỉ là 1 kỳ thi, có rớt thì cũng đừng buồn, chỉ là tốn thêm chi phí thi lại. Để tiết kiệm thì nên cẩn thận làm đúng hướng dẫn. Cảm ơn đã dành thời gian đọc chia sẻ của mình.
Chúc các bạn sắp thi hoàn thành tốt. Chúc các bạn đã có bằng Vững lái dặm trường.
1 số chia sẻ của các thành viên khác. Lưu ý là có thể ảnh hưởng tới PP giáo viên hướng dẫn sau này:
Last edited:
uNsIs
chưa đọc dc vì bài dài mà toàn chữ là chữa. chèn thêm mấy cái emo vào cho nó dãn bớt dòng ra cho dễ đọc đi fence
Lý thuyết tải app rồi học bằng F 45 câu ấy. Nhiều câu hơn trong 1 đề mqf làm
Sa hình thì tập nhiều vào. Nhớ kĩ mốc
Thuê xe chip thì đi 2-3 vòng sân thôi còn lại tập đề pa. Mình làm 10 bòng đề pa cho quen xe chip
Vừa thi 31/12 full là 12tr B2
Đồng chí này giống mình, thi B2 chết đềpa nhiều. Nên tập xe chip thì cứ chỗ đềpa mà tập.
nhiều người yếu đềpa mà lại cứ thích đi cả vòng. 1 tiếng đc 3 vòng là cùng.
còn lượn nguyên đềpa thì phải đc 7,8 lần mỗi tiếng.
Tất nhiên ai tự tin đềpa thì ko nói.
Mình lấy bằng tháng 5/20, full 8tr
TheSunOfVN
Lý thuyết thì học là được ko có gì để nói, thực hành mới dựa vào kỹ năng nhiều
Vài cái chia sẽ cho anh em sắp thi, những cái cơ bản thì thầy nhắc hết rồi, mấy lưu ý nhỏ anh em hay mắc phải thôi
1. Sa hình
Đầu tiên lên xe và trong suốt quá trình thi, nhớ để ý đám đèn trên đồng hồ xe, đừng để đèn nào sáng (hay gặp nhất là thắt dây, thắng tay nhả chưa hết)
Bước lên xe trước khi vào vạch xuất phát thì thử chân côn đầu tiên, thả hết chân ga rồi nhấc từ từ cho đến khi nào xe di chuyển, nhớ điểm đó là điểm ăn côn, rất quan trọng khi thi khởi hành ngang dốc
Trong khi thi, không chắc ăn lắm về làm chủ chân côn thì nên mớm ga lên tí, đừng thả hết nó tắt máy, còn làm chủ được thì ko vấn đề
Vệt bánh xe thì canh bằng gương chiếu hậu phải + thân xe là chắc nhất, nhớ canh cho thân xe song song lề đường luôn, cách 1 khoảng vừa đủ (lớn hơn vệt bánh ra lề xí) là qua ko dính vạch
Qua khỏi 2 cái trên là 50% ăn rồi, phần còn lại khá đơn giản, đừng để bị trừ hết là được
2. Đường trường
Khởi hành 3 số 15m thì chỉ cần lên được số 3, ko cần thiết phải chạy số 3, nên chỉ cần lên tuần tự trong 15m đầu, sau đó xe yếu quá thì trả về số 2 chạy tiếp là đc
Nhớ đi đúng lề đường, số phù hợp với tốc độ, cứ sai là bị -2đ, cẩn thận cái này, giảm tốc độ thì có dẫm chết côn để giảm thì cũng phải giảm số
Đi đều số 3 là tiện cho tăng tốc tăng số nhất, sau tăng tốc lên đc số 4 thì tiện cho giảm tốc giảm số nhất
Kết thúc ko cần thiết dừng cách lề 0.25m, nên tương đối là được, đừng để leo lề
việc học bằng B tiến dần tới phổ cập như bằng A1 cho xe máy (đây là nhận định chủ quan của mình, ko có số liệu dự đoán của cơ quan chuyên môn-giải thích luôn lỡ có bạn nào bắt bẻ)
Giờ học bằng ô tô, nhất là bằng B nhiều lắm.
Thường những tháng giữa đến gần cuối năm là cao điểm, nhiều trung tâm full slot. Sát Tết cho đến khoảng đần năm sau thì thưa người.
Thực sự thì đi học xong mình mới thấy có thể
tự ôn lý thuyết, tự kiếm xe kiếm người kèm thực hành vài buổi, rồi đk thuê xe sát hạch tập lái sa hình xong đi thi cũng được và tất nhiên chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều rồi. Nhưng có lẽ hệ thống trc giờ vốn vậy rồi, thêm nữa văn hoá và chất lượng lái xe VN ko có đc cao nên vẫn yêu cầu đủ thời gian đào tạo, đạt kỳ thi TN trung tâm đào tạo rồi mới đc thi QG cấp bằng
Chỗ này chưa hẳn là vậy.
Việc bạn tự ôn, tự học thì thực tế là chỉ là học tủ theo bộ đề và học điều khiển xe cơ bản và hoàn thành các bài sa hình là chính (thường sẽ dùng mẹo nữa).
Trong khi chương trình học lái xe yêu cầu rất nhiều môn, liên quan đến kiến thức về: đạo đức, cấu tạo, kỹ thuật, nghiệp vụ,... ngay như pháp luật cũng rất rộng chứ ko chỉ giải đc cái đề 35/35 là coi như hiểu luật đc. Rồi trong thực hành, thì kỹ năng điều khiển xe chỉ là 1 phần, cái quan trọng là xử lý tình huống (nếu tất cả đều đi đúng luật, ko có tình huống bất ngờ, khó xử nào thì lái xe nó đã đơn giản và an toàn hơn nhiều, nhưng thực tế lại có đủ thứ tình huống khó lường).
Có rất nhiều thứ cần học hỏi để lấy đc cái bằng lái xe. Chứng chỉ tốt nghiệp (tại Trung tâm Đào tạo) là bằng chứng rằng bạn đã hoàn thành những thứ đó. Và đến khi Sát hạch thì họ cần điều kiện đã tốt nghiệp là vậy => chứng tỏ đã hoàn thành đầy đủ khóa học, có kiến thức ổn về nhiều mặt => chỉ kiểm tra lại phần quan trọng là lý thuyết và thực hành lái xe thôi. Chứ ko phải chương trình đào tạo + sát hạch nó chỉ có mỗi lý thuyết và thực hành lái xe đâu.
Dĩ nhiên nhiều trường thường cắt giảm đi khối lượng kiến thức ko có trong sát hạch, tập trung chính vào làm bài thi và lái xe sa hình => như vậy vừa lợi cho trường còn học viên thì "đỡ phải học" (tâm lý thường chỉ cần lấy đc cái bằng là chính). Ở 1 số trường, họ đào tạo kỹ càng, việc lấy đc cái chứng chỉ tốt nghiệp là khá khó khăn, nhưng bù lại lấy đc rồi thì sát hạch đơn giản hơn và khi ra đường sẽ lái chuẩn và tự tin hơn.
Học lái ko chỉ là lấy đc cái bằng, dĩ nhiên về nhà chạy nhiều rồi sẽ quen tay và có kinh nghiệm hơn. Nhưng ngay sau khi nhận bằng thì kỹ năng và kiến thức mỗi người khác nhau khá nhiều (tùy từng trường và từng người), cái này ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn ngay sau khi lấy bằng và kỹ năng trong tương lai.
Khởi hành 3 số 15m thì chỉ cần lên được số 3, ko cần thiết phải chạy số 3, nên chỉ cần lên tuần tự trong 15m đầu, sau đó xe yếu quá thì trả về số 2 chạy tiếp là đc
Cái này lúc mình thi ít người làm đc lắm, toàn bỏ điểm chỗ này vì thao tác không kịp.
Cái này lúc mình thi ít người làm đc lắm, toàn bỏ điểm chỗ này vì thao tác không kịp.
Em 10m 3 số đây thím
Vô số 1 -> đạp ga cho xe nhích xí -> dẫm côn vô số 2 -> đạp ga nhích thêm xí -> dẫm côn vô số 3 -> đạp ga -> lúc này máy nhận đủ 3 số dưới 15m rồi, nếu yếu quá lại trả về số 2 rồi đi, ko bị trừ điểm nữa
Em 10m 3 số đây thím
Vô số 1 -> đạp ga cho xe nhích xí -> dẫm côn vô số 2 -> đạp ga nhích thêm xí -> dẫm côn vô số 3 -> đạp ga -> lúc này máy nhận đủ 3 số dưới 15m thì nếu yếu quá lại trả về số 2 rồi đi thôi
Vẫn có người làm được mà, nhưng thấy đa số là bỏ, do tâm lý với chân côn chưa được thành thạo nên thao tác chậm chắc cho đỡ chết máy.
Vẫn có người làm được mà, nhưng thấy đa số là bỏ, do tâm lý với chân côn chưa được thành thạo nên thao tác chậm chắc cho đỡ chết máy.
Đợt thi với em cũng có ông bỏ phần này, bị trừ 5đ, số ko đúng tốc, trừ 2đ, tắt máy lúc quay đầu mất 5đ nữa, đến lúc về gần tới nhà còn 88đ, mà dừng xe lại ko để số 1 mà để số N cho xe nó trôi, máy nhận số ko đúng trừ thêm 10đ còn 78đ, tạch luôn mới đau
ducanh6988
Về việc chết máy: Tùy sân, có 1 số sân khi chết máy mà đề nổ lại ngay thì ko bị trừ điểm. Vậy nên khi học cứ tập thói quen chết máy là đạp côn và đề lại thật nhanh.
Vệt bánh xe thì canh bằng gương chiếu hậu phải + thân xe là chắc nhất, nhớ canh cho thân xe song song lề đường luôn, cách 1 khoảng vừa đủ (lớn hơn vệt bánh ra lề xí) là qua ko dính vạch
Chỗ này thì mình thấy nhiều nơi thường canh bằng cách vạch 1 vạch trước cần gạt nước của xe và đánh dấu trên cái bó vỉa đối diện (bằng cách vạch, cắm cọc, hoặc vị trí đổi màu sơn bó vỉa), xong canh thẳng hàng mắt-điểm vạch trên gạt nước-điểm đánh dấu trên bó vỉa.
Còn cách canh của bạn nó cũng phổ biến, tuy nhiên khó hơn và dễ lệch nếu người thi non tay.
Khởi hành 3 số 15m thì chỉ cần lên được số 3, ko cần thiết phải chạy số 3, nên chỉ cần lên tuần tự trong 15m đầu, sau đó xe yếu quá thì trả về số 2 chạy tiếp là đc
Cái này có 1 cách dễ làm là: vào số 1, mớm ga (nhiều 1 chút, do cần tăng tốc nhanh và xe chở nhiều người), sau đó ra côn rồi tăng tốc (làm nhanh nhanh chứ ko nó quá 15m mất), có chút tốc độ rồi thì đạp hết côn và vào số 2 rồi chuyển qua số 3 luôn (vẫn giữ nguyên việc chân đạp hết côn), đợi báo xong bài rồi đi tiếp.
Giữ khoảng cách với xe trước/sau và 2 bên, tránh gặp tình huống bất ngờ, khó xử lý rồi rớt oan (ví dụ đi sát xe tải, rồi nó giảm tốc đột ngột để tấp vào lề thì mình dễ chết máy hoặc bị lỗi số ko phù hợp tốc độ; hoặc xe khác tạt qua khiến mình đánh lái => bị đánh rớt do lỗi giao thông).
Khoai Lang Thang
Giờ các cơ quan, công sở yêu cầu công nhân viên đi học lấy bằng lái xe oto B2 mà, hôm trước em lượn lờ ngồi quán nước hỏi mấy cô chú họ bảo vậy.
Giờ các cơ quan, công sở yêu cầu công nhân viên đi học lấy bằng lái xe oto B2 mà, hôm trước em lượn lờ ngồi quán nước hỏi mấy cô chú họ bảo vậy.
Hơ, mới nghe. Thường thì những ai làm việc liên quan đến xe mới khuyến khích/yêu cầu thôi chứ nhỉ?
BabyOrca
ông xe ôm đầu ngõ nhà tôi bảo bằng C dễ hơn bằng B vì xe tải đầu ngắn dễ căn, máy khoẻ hơn, đa phần xe mới hơn vì ít người học hơn. Các anh cân nhắc đăng ký hạng C luôn cho máu
ông xe ôm đầu ngõ nhà tôi bảo bằng C dễ hơn bằng B vì xe tải đầu ngắn dễ căn, máy khoẻ hơn, đa phần xe mới hơn vì ít người học hơn. Các anh cân nhắc đăng ký hạng C luôn cho máu
C đổi bằng 5 năm
Nếu lái xe gia đình nên thi B1 không phải đổi bằng
Các cụ cho hỏi có phải mấy cái xe dạy lái toàn mấy con vios đời tống ko, em học với 1 ông thầy mà xe phò vkl lần nào đi học về cũng căng cứng hết chân chỉ vì quả ga của nó quá cứng, mà ổng lái thì ngon ơ.
Các cụ cho hỏi có phải mấy cái xe dạy lái toàn mấy con vios đời tống ko, em học với 1 ông thầy mà xe phò vkl lần nào đi học về cũng căng cứng hết chân chỉ vì quả ga của nó quá cứng, mà ổng lái thì ngon ơ.
Hoặc biết thày nào có xe ngon chỉ em với
Lúc học mà học xe cùi đời tống, chạy được ngon lành thì đến ngày thi chấp mọi thể loại xe luôn nha maifen.
mình cũng nghe lý thuyết đó mà nó vẫn ko ăn nhập lắp
Sự thật luôn đó fen. Chạy xe cùi sẽ tự cảm nhận được độ bám của côn. Và sẽ học được cách vừa rà côn vừa đệm ga để xe không bị tắt máy.
Nếu fen chạy được xe đời tống mà thực hành chạy ngoài đường chỗ vòng xoay đông xe, nhiều xe máy hoặc lúc qua đường chỗ ngã 4 mà không bị tắt máy thì fen sẽ xem mấy cái xe đời tống lúc sát hạch chỉ là đbrr.
Còn mấy xe xịn, nhả côn từ từ mà xe không tắt máy rồi tự chạy không cần đệm ga thì đơn giản quá rồi.
Sự thật luôn đó fen. Chạy xe cùi sẽ tự cảm nhận được độ bám của côn. Và sẽ học được cách vừa rà côn vừa đệm ga để xe không bị tắt máy.
Nếu fen chạy được xe đời tống mà thực hành chạy ngoài đường chỗ vòng xoay đông xe, nhiều xe máy hoặc lúc qua đường chỗ ngã 4 mà không bị tắt máy thì fen sẽ xem mấy cái xe đời tống lúc sát hạch chỉ là đbrr.
Còn mấy xe xịn, nhả côn từ từ mà xe không tắt máy rồi tự chạy không cần đệm ga thì đơn giản quá rồi.
đấy mình bị cái cảm giác nó đẩy ngược lên mạnh quá thành ra chai mie nó luôn, mà ông thầy coi như cái đó đương nhiên cũng chả chỉ kỹ gì, ko dạy kiểu côn phò thì đệm với đỡ gì chỉ nó vít đi em, chứ lái với xử lý trên đường thì ko quá khó.
đấy mình bị cái cảm giác nó đẩy ngược lên mạnh quá thành ra chai mie nó luôn, mà ông thầy coi như cái đó đương nhiên cũng chả chỉ kỹ gì, ko dạy kiểu côn phò thì đệm với đỡ gì chỉ nó vít đi em, chứ lái với xử lý trên đường thì ko quá khó.
bị đẩy ngược là do fen nhả côn nhanh quá. Hoặc không đệm thêm ga vào (chắc fen sợ đệm ga thì xe bị chồm lên)
Cứ nhả côn từ từ và đệm ga nếu máy gào quá thì do côn chưa tới độ bám. Lúc đó nhả ga ra cho tua máy xuống lại và nhả thêm xíu côn nữa cho côn bắt.
khi côn bắt mà xe giật hoặc lịm đi thì lại đệm thêm xíu ga vào là được.
đấy mình bị cái cảm giác nó đẩy ngược lên mạnh quá thành ra chai mie nó luôn, mà ông thầy coi như cái đó đương nhiên cũng chả chỉ kỹ gì, ko dạy kiểu côn phò thì đệm với đỡ gì chỉ nó vít đi em, chứ lái với xử lý trên đường thì ko quá khó.
Bạn đọc lại đoạn "cảm nhận và ghi nhớ cữ côn/thắng(xe tự động)" ghi nhớ đc cữ bám côn thì bạn hoàn toàn kiểm soát đc tốc độ nhanh chậm, căn dừng... mà ko lo xe chết máy, nhả hết côn mà xe ko đi nổi thì cũng cữ đó côn ra- ga vào là xe di chuyển kể cả khởi hành dốc. Xe đời tống hay xe mới cũng đều kiểm soát đc theo cách này. Hầu hết các thầy đều dạy khởi hành dốc dùng thắng tay, lí do cũng vì xe chip sát hạch nhiều xe nhả hết côn ko tự leo dốc đc đâu, thậm chí tắt máy luôn.
taudayma
cái "sát hạch tình huống giao thông giả lập" ko biết là nó thi cái gì
vừa lấy bằng xong nhưng vẫn tò mò
Đông Lào Bệnh Phu
Xin hỏi các bác cách căn dừng ở dốc cầu ko bị loại trưc tiếp, ko bị mất 5 điểm:
Cách 1: thả hết côn cho bò lên, canh cột ngang vai đạp côn đạp phanh
Cách 2: thả hết côn cho bò lên, trước khi đến cột stop thì đạp côn, chờ trớn bò lên vai ngang cột stop thì đạp phanh
Cách 3: thả 1 ít côn để bò lên từ từ, nếu bò hơi nhanh thì đạp côn vào xíu, nếu có xu hướng ko bò nỗi thì mở thêm côn, lúc này vai ngang cột stop thì đạp côn và phanh
Mỗi cách mình thấy đều có ưu và nhược, nhờ các bác pro chỉ
Xin hỏi các bác cách căn dừng ở dốc cầu ko bị loại trưc tiếp, ko bị mất 5 điểm:
Cách 1: thả hết côn cho bò lên, canh cột ngang vai đạp côn đạp phanh
Cách 2: thả hết côn cho bò lên, trước khi đến cột stop thì đạp côn, chờ trớn bò lên vai ngang cột stop thì đạp phanh
Cách 3: thả 1 ít côn để bò lên từ từ, nếu bò hơi nhanh thì đạp côn vào xíu, nếu có xu hướng ko bò nỗi thì mở thêm côn, lúc này vai ngang cột stop thì đạp côn và phanh
Mỗi cách mình thấy đều có ưu và nhược, nhờ các bác pro chỉ
Tôi cũng căn vai ngang cọc và bị loại trực tiếp đây nhé. Mặc dù trước đấy tập kỹ mấy chục lần đều chuẩn 100% ko mất điểm nào. Lần sau thi tôi quyết định cứ nghe tiếng bing boong là lút cán phanh + côn, chấp nhận mất 5 điểm.
Xin hỏi các bác cách căn dừng ở dốc cầu ko bị loại trưc tiếp, ko bị mất 5 điểm:
Cách 1: thả hết côn cho bò lên, canh cột ngang vai đạp côn đạp phanh
Cách 2: thả hết côn cho bò lên, trước khi đến cột stop thì đạp côn, chờ trớn bò lên vai ngang cột stop thì đạp phanh
Cách 3: thả 1 ít côn để bò lên từ từ, nếu bò hơi nhanh thì đạp côn vào xíu, nếu có xu hướng ko bò nỗi thì mở thêm côn, lúc này vai ngang cột stop thì đạp côn và phanh
Mỗi cách mình thấy đều có ưu và nhược, nhờ các bác pro chỉ
Tôi dùng cách 1 và đậu ngay lần thi đầu tiên
Nhưng không canh ngang vai mà canh ngay điểm giữa của tay nắm trên trần, lúc tập sa hình tôi toàn tập canh như thế vì dễ quan sát, còn canh vai thì phân tâm hơn.
Sau bài dừng nhường đường cho người đi bộ thì nhả hết côn cho xe bò lên dốc. Tới điểm canh thì đạp hết côn hết phanh. Nhả côn chậm cho xe rung,
giữ nguyên côn, nhả phanh dứt khoát thì xe sẽ từ từ tiến lên. Xe rung mà nhả hết côn thì tắt máy ngay.
Bài khởi hành ngang dốc coi vậy chứ ít bị tạch hơn các bài sau: qua vệt bánh xe; ghép dọc; ghép ngang
Tôi dùng cách 1 và đậu ngay lần thi đầu tiên
Nhưng không canh ngang vai mà canh ngay điểm giữa của tay nắm trên trần, lúc tập sa hình tôi toàn tập canh như thế vì dễ quan sát, còn canh vai thì phân tâm hơn.
Sau bài dừng nhường đường cho người đi bộ thì nhả hết côn cho xe bò lên dốc. Tới điểm canh thì đạp hết côn hết phanh. Nhả côn chậm cho xe rung,
giữ nguyên côn, nhả phanh dứt khoát thì xe sẽ từ từ tiến lên. Xe rung mà nhả hết côn thì tắt máy ngay.
Bài khởi hành ngang dốc coi vậy chứ ít bị tạch hơn các bài sau: qua vệt bánh xe; ghép dọc; ghép ngang
Uh khởi hành ngang dốc chỉ có trung tâm sát hạch cùi bắp mới dùng xe đời tống để sát hạch nên dễ bị tắt máy. Chứ ở các trung tâm lớn (hoàng gia) xe xịn thì chỉ cần nhả côn cho xe rung rồi nhả phanh thì xe tự bò lên dốc. Cùng lắm thì chỉ cần mớm thêm chút ga là qua dễ dàng.
Bài nhiều người bị tạch nhất là vệt bánh xe, ghép dọc, ghép ngang. Nhiều người ghép dọc ghép ngang lúc tập thì 1 đỏ ăn ngay. Đến lúc thi thật thì căn không đúng điểm mốc, dẫn đến đè vạch rồi không biết sửa, cuống cuồng chạy tới chạy lui làm hết thời gian rồi bị loại luôn.
Uh khởi hành ngang dốc chỉ có trung tâm sát hạch cùi bắp mới dùng xe đời tống để sát hạch nên dễ bị tắt máy. Chứ ở các trung tâm lớn (hoàng gia) xe xịn thì chỉ cần nhả côn cho xe rung rồi nhả phanh thì xe tự bò lên dốc. Cùng lắm thì chỉ cần mớm thêm chút ga là qua dễ dàng.
Bài nhiều người bị tạch nhất là vệt bánh xe, ghép dọc, ghép ngang. Nhiều người ghép dọc ghép ngang lúc tập thì 1 đỏ ăn ngay. Đến lúc thi thật thì căn không đúng điểm mốc, dẫn đến đè vạch rồi không biết sửa, cuống cuồng chạy tới chạy lui làm hết thời gian rồi bị loại luôn.
Vì đa số người học toàn dành nhiều thời gian tập bài khởi hành ngang dốc, nói cho cùng thì bài này chỉ tập duy nhất điểm canh, tôi thấy dễ quá trời. Còn côn, phanh, ga, số là bản thân tự cảm nhận trong quá trình thực hành rồi. Người nào tâm lý kém mới bị phân tâm vụ côn phanh.
Bài ghép dọc, ghép ngang lúc tập xe chip tinh thần thoải mái tưởng dễ, chứ thi tâm lý vào sai 1 phát sửa tới sửa lui mất thời gian rồi tạch.
任 盈 盈.
Học ở Hn tránh xa cái trường PCCC. Thi tận nơi vùng núi xa xôi. Đến ngày gần thi học xe chip đông 2h chỉ chạy dc 4 vòng giá lại cao. Thi mà k chọn xe thì gặp xe cùi phải học thật chắc mới qua dc
Tôi dùng cách 1 và đậu ngay lần thi đầu tiên
Nhưng không canh ngang vai mà canh ngay điểm giữa của tay nắm trên trần, lúc tập sa hình tôi toàn tập canh như thế vì dễ quan sát, còn canh vai thì phân tâm hơn.
Sau bài dừng nhường đường cho người đi bộ thì nhả hết côn cho xe bò lên dốc. Tới điểm canh thì đạp hết côn hết phanh. Nhả côn chậm cho xe rung,
giữ nguyên côn, nhả phanh dứt khoát thì xe sẽ từ từ tiến lên. Xe rung mà nhả hết côn thì tắt máy ngay.
Bài khởi hành ngang dốc coi vậy chứ ít bị tạch hơn các bài sau: qua vệt bánh xe; ghép dọc; ghép ngang
Khởi hành ngang dốc nếu gặp xe cùi lúc nhả côn tiếng rung máy rất nhỏ hầu như lái mới đều k cảm nhận + căng thẳng lúc thi rất khó nhận ra. Có một cách để dễ nhận ra là nhìn vào đồng hồ vòng tua giảm xuống còn dưới 1 tí tí là giữ côn nhả phanh chân để bò lên dốc rồi, thấy yếu thì giữ nguyên côn đệm tí ga là quâ dc. Mình vừa thi sân PCCC k chọn xe thi lên gặp con xe cùi kinh khủng may lúc học cũng tập chung nên qua dc đoạn này
Đông Lào Bệnh Phu
Không bác nào trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của mình nhỉ, mình ko sợ depart dốc cầu chỉ sợ căn quá cột thì trượt
Căn ngang vai mình dùng cách (3) căn rất chuẩn vì chân côn tốt, ghìm nhẹ để bò lên cầu tốc độ rất chậm, căn rất dễ (cách (1) và (2) mình nghĩ căn KHÓ hơn)
Tuy nhiên nhược điểm cách này là: lúc học tâm lý thoải mái cảm giác chân côn tốt nên control như ý, mình sợ rằng lúc thi bị tâm lý có thể dẫn đến
thả côn hơi nhanh trên dốc gây chết máy
đạp côn hơi sâu xe ko đủ sức bò lên
Nói chung là mình đang tham khảo xem pp nào đỡ rủi ro nhất lúc thi (tính cả tâm lý) để chọn học theo
Không bác nào trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của mình nhỉ, mình ko sợ depart dốc cầu chỉ sợ căn quá cột thì trượt
Căn ngang vai mình dùng cách (3) căn rất chuẩn vì chân côn tốt, ghìm nhẹ để bò lên cầu tốc độ rất chậm, căn rất dễ (cách (1) và (2) mình nghĩ căn KHÓ hơn)
Tuy nhiên nhược điểm cách này là: lúc học tâm lý thoải mái cảm giác chân côn tốt nên control như ý, mình sợ rằng lúc thi bị tâm lý có thể dẫn đến
thả côn hơi nhanh trên dốc gây chết máy
đạp côn hơi sâu xe ko đủ sức bò lên
Nói chung là mình đang tham khảo xem pp nào đỡ rủi ro nhất lúc thi (tính cả tâm lý) để chọn học theo
Cái đấy tùy sân thi nó có mốc mà bạn. Nếu không thì căn vào tiếng ting tong khi qua vạch nhận bài. Khoảng 2-3 giây sau khi có tiếng ting tong nhận bài thì phanh là đúng mốc. Hoặc chủ động hơn lúc học xe chip sân thi lúc dừng ngang dốc bạn tìm cái mốc của chính mình khi đi thi. Mình lúc học xe chip tự lấy mốc học thì chuẩn nhưng lúc thi cũng dưng non cho lành 80 hay 100 điểm thì cũng là đỗ. Qua bài này thì tâm lý thoải mái lắm.
Khởi hành ngang dốc nếu gặp xe cùi lúc nhả côn tiếng rung máy rất nhỏ hầu như lái mới đều k cảm nhận + căng thẳng lúc thi rất khó nhận ra. Có một cách để dễ nhận ra là nhìn vào đồng hồ vòng tua giảm xuống còn dưới 1 tí tí là giữ côn nhả phanh chân để bò lên dốc rồi, thấy yếu thì giữ nguyên côn đệm tí ga là quâ dc. Mình vừa thi sân PCCC k chọn xe thi lên gặp con xe cùi kinh khủng may lúc học cũng tập chung nên qua dc đoạn này
Lúc thi tôi tự tin nên cảm nhận được xe rất ổn luôn, thao tác gì cũng khớp và đúng bài, cảm giác thật tuyệt vời
Lúc thi tôi tự tin nên cảm nhận được xe rất ổn luôn, thao tác gì cũng khớp và đúng bài, cảm giác thật tuyệt vời
Cũng tùy vào người thi và xe nữa thím. Như mình chia sẻ thêm cách nhìn đồng hồ vòng tua máy thì có thêm căn cứ để nhả phanh chân. Hôm mình thi gặp con xe cùi kêu như máy bay. Nhả côn ra êm ru chả thấy rung tí gì may nhìn vào đồng hồ nên thoát dc
Cũng tùy vào người thi và xe nữa thím. Như mình chia sẻ thêm cách nhìn đồng hồ vòng tua máy thì có thêm căn cứ để nhả phanh chân. Hôm mình thi gặp con xe cùi kêu như máy bay. Nhả côn ra êm ru chả thấy rung tí gì may nhìn vào đồng hồ nên thoát dc
Hồi đợt tui các thầy dạy thực hành sa hình toàn chỉ điểm canh. Các thao tác côn, ga, phanh toàn tự cảm nhận trong quá trình 18h học thực hành và coi clip trên mạng.
[R]eborN
Xe chỗ mấy ông chán đời thế. Ở Đà Lạt lúc học cho chạy chiếc Isuzu đời tống mà côn, ga vẫn ngon lành, chở full 7 ng leo dốc phà phà chả cần thêm ga gì. Còn xe thi sát hạch thì Isuzu đời 2019 mới leng keng mạnh như trâu, nên đợt rồi thi hơn 200 người rớt có 12 người.
Mấy thím lên youtube search tên các bài thi có nhiều vid hướng dẫn canh + chỉnh sửa nếu canh sai mà, xem để biết cách xử lý. Như bài ghép dọc xe đậu xa cửa chuồng quá thì lúc bẻ cua sang phải dừng non non tý rồi lùi bt, chứ đừng canh xe song song với điểm giữa chuồng là không bị hẹp trái.
64446644
Quen xe chắc phải chiếm 50%, tâm lý 40%, kỹ năng thì 10% thôi. Một cái xe nó có bao nhiêu thứ để mà làm quen, từ côn, ga, phanh đến gương. Ngày xưa đi học 1 con xe nát không thể nát hơn, nhưng cuối cùng vẫn trượt một lần đầu ở vệt bánh xe vì không quen xe do nó dùng gương kiểu khác (có cái gương cầu lồi ở góc dưới)
bravekieu
Mới đỗ hôm 2 -2 ở trung tâm sát hạch hùng vương ở Thạch Thất
35/35 lý thuyết
85/100 thực hành
Lý thuyết học mẹo như #1 là dễ đỗ các bác ạ
Thực hành thì hôm thi bác đến sớm, hoặc liên hệ với trung tâm thuê xe sớm chạy tầm 2 3 vòng cho quen xe. Thêm 500k nữa để chọn xe thi, thi đỗ lý thuyết thì ra thi thực hành thôi.
Em chạy thử thì 4 vòng được 100, đến lúc thi thật thì toàn đỗ chưa tới vạch nên thi được có 85 điểm.
Kinh nghiệm qua dốc cầu nó hướng dẫn là bắt đầu lên dốc thì bật điều
hòa số 2 cho xe khỏe, thả hết chân côn đê xe bò lên dốc, khi điểm căn cách cột tầm 1 gang tay thì đạp hết côn, xe trôi thêm nửa gang nữa thì đạp hết phanh. Thả cô từ từ, xe rung đều thì giữ nguyên chân côn(vòng tua khoảng 500 thì phải ) thả chân phanh là xe bắt đầu bò lên dốc, qua đỉnh dốc thì mới thả hết chân phanh
hungdj287
Đáng ra thi phải được 100đ đỗ cmnl mà đến bài ghép ngang mình ko biết lại cứ cố cho xe sát vạch trong cùng
1 sự lựa chọn khác là bỏ mẹ bài ghép ngang này xin nhan rẽ phải về đích là đỗ cmnl
-> Kết quả thi lại lần 2 và pass
quên ko xi nhan rẽ phải lúc gần về đích, tí thì trượt
Xin hỏi các bác cách căn dừng ở dốc cầu ko bị loại trưc tiếp, ko bị mất 5 điểm:
Cách 1: thả hết côn cho bò lên, canh cột ngang vai đạp côn đạp phanh
Cách 2: thả hết côn cho bò lên, trước khi đến cột stop thì đạp côn, chờ trớn bò lên vai ngang cột stop thì đạp phanh
Cách 3: thả 1 ít côn để bò lên từ từ, nếu bò hơi nhanh thì đạp côn vào xíu, nếu có xu hướng ko bò nỗi thì mở thêm côn, lúc này vai ngang cột stop thì đạp côn và phanh
Mỗi cách mình thấy đều có ưu và nhược, nhờ các bác pro chỉ
Cách 3. Xe thi yếu nên toàn rà côn tránh tắt máy, lúc ôn thì xe k yếu mà lúc thi nó yếu vkl, toàn phải chêm tí ga vs rà côn cho đỡ sợ tắt máy. Mà thấy xe lúc đi thi có đánh dấu ngay giữa cửa, dùng cái dấu đó để căn cho mọi bài luôn. Mình nghĩ căn ngang vai chắc là sẽ lố đấy. Kinh nghiệm của mình là đi ôn thì cứ để mắc lỗi nhiều rồi thi sẽ có kinh nghiệm. Mình đi ôn toàn điểm cao đến khi đi thi mắc 1 lỗi mà k biết xử lý sao, rớt ngay bài ghép ngang, cay vkl
romany123
thi sát hạch được chỉ là bật điều hoà lên là máy khoẻ hơn, mà đúng nó khoẻ hơn thật
đề pa thì nếu thấy ko tự tin thì chấp nhận là nhận bài là dừng sớm đi khỏi lo dừng quá vị trí tạch luôn
ghép ngang ghép dọc thì đừng quá ỷ y căn mốc là sẽ chuẩn, tốt nhất là học cách sửa, lúc thi gặp tình huống nào cũng xử lý được. Mình thầy dạy mốc có 1 lần, nhớ mang mãng, sau quên mẹ mất, tự áng áng rồi sửa dần
nọ thi mà quên không tắt xi nhan lúc khởi hành mất mẹ 5đ.
có ông đi xe bên cạnh mình không chọn xe hay sao ấy, thấy gài số mãi đéo được, quá 30s không qua nổi bài khởi hành luôn.
thi sát hạch được chỉ là bật điều hoà lên là máy khoẻ hơn, mà đúng nó khoẻ hơn thật
đề pa thì nếu thấy ko tự tin thì chấp nhận là nhận bài là dừng sớm đi khỏi lo dừng quá vị trí tạch luôn
ghép ngang ghép dọc thì đừng quá ỷ y căn mốc là sẽ chuẩn, tốt nhất là học cách sửa, lúc thi gặp tình huống nào cũng xử lý được. Mình thầy dạy mốc có 1 lần, nhớ mang mãng, sau quên mẹ mất, tự áng áng rồi sửa dần
nọ thi mà quên không tắt xi nhan lúc khởi hành mất mẹ 5đ.
có ông đi xe bên cạnh mình không chọn xe hay sao ấy, thấy gài số mãi đéo được, quá 30s không qua nổi bài khởi hành luôn.
nay đi thi, e đã money để chọn xe ngon r, ai dè ô kia chọn cho cái xe côn bám khỏe vl, chưa đến chỗ dừng trc người đi bộ qua đường mà dí nhẹ côn cái n dừng cmnl, thế là mất 5 điểm
ghép chuồng thì ez, lùi chuồng e toàn phăng phăng đi vào k thèm côn phanh luôn
Xe chỗ mấy ông chán đời thế. Ở Đà Lạt lúc học cho chạy chiếc Isuzu đời tống mà côn, ga vẫn ngon lành, chở full 7 ng leo dốc phà phà chả cần thêm ga gì. Còn xe thi sát hạch thì Isuzu đời 2019 mới leng keng mạnh như trâu, nên đợt rồi thi hơn 200 người rớt có 12 người.
Mấy thím lên youtube search tên các bài thi có nhiều vid hướng dẫn canh + chỉnh sửa nếu canh sai mà, xem để biết cách xử lý. Như bài ghép dọc xe đậu xa cửa chuồng quá thì lúc bẻ cua sang phải dừng non non tý rồi lùi bt, chứ đừng canh xe song song với điểm giữa chuồng là không bị hẹp trái.
chỗ e 300 ng mà rớt lia lịa, nghe đâu gần 100 mạng