Data Analytics - Chia sẻ chuyện nghề. | theNEXTvoz
thuocdo181
Ngành Data nói chung dạo này đang hot, các con giời lao vào cũng nhiều mà không có định hướng nên phí thời gian hoặc bị chăn dắt chẳng đi đến đâu.
Mấy tuần nay covid không đi cày được nên lập cái topic tư vấn chơi chơi và kể chuyện công việc, chia sẻ với anh em.
Sơ lược về mình:
Mình làm dữ liệu từ năm 2014, khởi đầu từ Data Analyst sau lấn sang làm đủ thứ từ DBA, Data Quality Control, Head of Data Department, Data Architect, MIS Project Manager.
Ngành học đại học là phân tích tài chính, theo mảng này phải học thêm khá nhiều về CNTT.
Mình có làm thêm mảng đào tạo, tư vấn, triển khai từ 2018. Hiện tại, vẫn đang làm đào tạo cho cá nhân, doanh nghiệp, liên kết với một số trường đại học.
Phạm vi topic này:
Kể chuyện nghề: lịch sử làm việc, những cú để đời trong quá trình hành nghề.
Tư vấn nghề nghiệp: Cho các bạn quan tâm, muốn theo ngành này.
Kết nối đến các thím cùng ngành. Mình có theo dõi vài topic, thấy cũng nhiều thím làm cùng ngành, hi vọng kết nối và hỗ trợ được lẫn nhau.
Tìm đồng đội: Team mình đa phần giờ các anh em đều làm sâu về chuyên môn, không có người làm marketing, vận hành và growth . Hi vọng, kết nối được với các bạn cùng chí hướng và có khả năng làm mảng giáo dục.
Miễn là anh em còn phản hồi, mình sẽ duy trì thread này.
Để mở đầu, mình note lại một số quan điểm cá nhân về một số lầm tưởng trong ngành:
1. Làm dữ liệu phải giỏi siêu nhân về toán, thần thánh về lập trình hoặc công cụ, hiểu rất sâu về business.
Quan điểm cá nhân: Bạn code tốt hơn một ông thuần về business, hiểu về business hơn một ông dev bình thường, hiểu về toán tốt hơn cả 2 ông kia (cũng chưa biết đâu vì nhiều dev xịn mình biết học sư phạm toán với toán ứng dụng ra đấy :-s ). bạn viết truy vấn SQL có thể tốt hơn Dev vì bạn hiểu về business nhưng thử viết một stored produce xử lý một tác vụ của phần mềm xem có toang không đã nhé.
2. Bạn không cần học SQL, lập trình. Mấy cái đó chỉ dành cho các công ty nghèo không có tiền mua tool xịn như Power BI, Alteryx.... Còn làm gì có tool làm được hết rồi, cần thì request IT xử lý..
Quan điểm cá nhân: Tool toy rất tiện và bản thân mình cũng ủng hộ tool nếu có thể. Tuy nhiên tool nào cũng có mặt hạn chế. Thử vào một doanh nghiệp và cần trích xuất dữ liệu trực tiếp với lượng dữ liệu từ vừa đến lớn với logic phức tạp thì SQL sẽ là cứu cánh để bạn triển khai được nhanh, gọn và mạch lạc hơn. Và mình học và làm việc sâu với SQL không phải vì mình "nghèo" mà vì tính phổ biến, khả năng tùy biến của ngôn ngữ và ưu điểm tuyệt đối của nó trong một số hoàn cảnh cụ thể. Ít nhất mình có quyền lựa chọn thay vì chết vì phụ thuộc tool toy.
3. Mình chỉ cần học về tư duy là đủ rồi, chứ công cụ không quan trọng.
Quan điểm cá nhân: Việc đầu tiên khi người ta học làm bếp là học cầm con dao sơ chế miếng thịt, cá như thế nào. Với một chief có thể nấu được bữa ăn từ bất cứ những công cụ gì họ có trong tay. Họ làm được vì họ từng sử dụng qua rất nhiều công cụ chứ không phải họ chỉ ngồi học lý thuyết về ẩm thực. Trước đây mình đã từng viết 1 bài về Law of the Instrument: "if all you have is a hammer, everything looks like a nail". Quá trình sử dụng công cụ để giải quyết vấn đề giúp bạn phát triển tư duy, nếu khả năng sử dụng công cụ của bạn bị giới hạn thì rất có thể bạn sẽ dẫn về số 2, phụ thuộc vào một công cụ nào đó vì không còn quyền lựa chọn. Khá hài hước khi tư tưởng coi thường công cụ nhưng xét mặt nào đó lại bị phụ thuộc vào công cụ.
)
4. Ngược lại với 3, mình cần phải giỏi công cụ X, master công cụ Y, công ty không tuyển mình vì mình không giỏi công cụ xyz.
Quan điểm cá nhân: Thành thạo công cụ là một điểm cộng lớn khi bạn apply công việc, nhất là với các vị trí junior. Tuy nhiên, nếu như bạn đã
thành thạo và tạo được sản phẩm bằng một công cụ nào đó, bạn hoàn toàn có thể học công cụ tương đương mà không mất nhiều thời gian. Các nguyên lý và cách sử dụng công cụ, ngôn ngữ lập trình đều tương tự nhau, nếu học hãy tập trung vào một số mảng và thực sự thành thạo nó thay vì đẽo cày giữa đường để gom key word ném vào CV.
5. Mình đã luyện xong 1001 đường tịch tà kiếm phổ, sẵn sàng trở thành siêu nhân trong ngành dữ liệu.
Quan điểm cá nhân: Bạn có thể chỉ cần thuần Excel vẫn kiếm được công việc chính thức trong ngành dữ liệu với mức lương tính bằng nghìn USD (người thật việc thật). Nhưng đa phần các công việc trong ngành dữ liệu đều cần tìm hiểu thêm rất nhiều thứ khác, tech stack khác với dự án trước đây, domain khác với domain đã biết, nghiệp vụ hoặc luật lá thay đổi. Bạn sẽ tìm hiểu đủ thứ từ marketing đến UI-UX design, human heuristics.... Giữ tư duy mở và thái độ sẵn sàng học bất cứ cái gì công việc yêu cầu. Khả năng học và vận dụng nhanh mới giúp bạn sống sót và phát triển tốt trong ngành này.
6. Làm BI/DA là phải làm dashboard đẹp, kể được câu chuyện về dữ liệu, phải có 1001 nghiêm quy giới luật về information design cần tuân thủ.
Quan điểm cá nhân: Bạn cần phải làm được những điều trên nhưng chỉ là một phần rất nhỏ trong công việc, nếu bạn tôn thờ nó quá thì nhiều khả năng bạn làm consultant hơn là làm in-house cho doanh nghiệp. Đào bới được dữ liệu xem nó nằm đâu trong hệ thống, thống nhất được với các đơn vị xem dữ liệu nào chính xác đã hộc máu rồi. Nhiều stakeholders chỉ cần một cái pivot table hay chart đơn giản là quá đủ cho nhu cầu của họ. Quan trọng là context và mục đích sử dụng và làm sao tối đa được giá trị cho stakeholders.
Mời các cao nhân khác trao đổi và đóng góp thêm.
Bạn nào có câu hỏi gì cũng thả luôn ở đây nhé.
Last edited:
Sephirothkylee
respect, đọc dần đã
có biết vài đứa làm BA, lương 1k8 - 2k mà đầu óc sunsee như con nít, lại không biết trái biết phải.
Ngành Data nói chung dạo này đang hot, các con giời lao vào cũng nhiều mà không có định hướng nên phí thời gian hoặc bị chăn dắt chẳng đi đến đâu.
Mấy tuần nay covid không đi cày được nên lập cái topic tư vấn chơi chơi và kể chuyện công việc, chia sẻ với anh em.
Sơ lược về mình:
Mình làm dữ liệu từ năm 2014, khởi đầu từ Data Analyst sau lấn sang làm đủ thứ từ DBA, Data Quality Control, Head of Data Department, Data Architect, MIS Project Manager.
Ngành học đại học là phân tích tài chính, theo mảng này phải học thêm khá nhiều về CNTT.
Mình có làm thêm mảng đào tạo, tư vấn, triển khai từ 2018. Hiện tại, vẫn đang làm đào tạo cho cá nhân, doanh nghiệp, liên kết với một số trường đại học.
Phạm vi topic này:
Kể chuyện nghề: lịch sử làm việc, những cú để đời trong quá trình hành nghề.
Tư vấn nghề nghiệp: Cho các bạn quan tâm, muốn theo ngành này.
Kết nối đến các thím cùng ngành. Mình có theo dõi vài topic, thấy cũng nhiều thím làm cùng ngành, hi vọng kết nối và hỗ trợ được lẫn nhau.
Tìm đồng đội: Team mình đa phần giờ các anh em đều làm sâu về chuyên môn, không có người làm marketing, vận hành và growth trong . Hi vọng, kết nối được với các bạn cùng chí hướng và có khả năng.
Miễn là anh em còn phản hồi, mình sẽ duy trì thread này.
Để mở đầu, mình note lại một số quan điểm cá nhân về một số lầm tưởng trong ngành:
1. Làm dữ liệu phải giỏi siêu nhân về toán, thần thánh về lập trình hoặc công cụ, hiểu rất sâu về business.
Quan điểm cá nhân: Bạn code tốt hơn một ông thuần về business, hiểu về business hơn một ông dev bình thường, hiểu về toán tốt hơn cả 2 ông kia (cũng chưa biết đâu vì nhiều dev xịn mình biết học sư phạm toán với toán ứng dụng ra đấy :-s ). bạn viết truy vấn SQL có thể tốt hơn Dev vì bạn hiểu về business nhưng thử viết một stored produce xử lý một tác vụ của phần mềm xem có toang không đã nhé.
2. Bạn không cần học SQL, lập trình. Mấy cái đó chỉ dành cho các công ty nghèo không có tiền mua tool xịn như Power BI, Alteryx.... Còn làm gì có tool làm được hết rồi, cần thì request IT xử lý..
Quan điểm cá nhân: Tool toy rất tiện và bản thân mình cũng ủng hộ tool nếu có thể. Tuy nhiên tool nào cũng có mặt hạn chế. Thử vào một doanh nghiệp và cần trích xuất dữ liệu trực tiếp với lượng dữ liệu từ vừa đến lớn với logic phức tạp thì SQL sẽ là cứu cánh để bạn triển khai được nhanh, gọn và mạch lạc hơn. Và mình học và làm việc sâu với SQL không phải vì mình "nghèo" mà vì tính phổ biến, khả năng tùy biến của ngôn ngữ và ưu điểm tuyệt đối của nó trong một số hoàn cảnh cụ thể. Ít nhất mình có quyền lựa chọn thay vì chết vì phụ thuộc tool toy.
3. Mình chỉ cần học về tư duy là đủ rồi, chứ công cụ không quan trọng.
Quan điểm cá nhân: Việc đầu tiên khi người ta học làm bếp là học cầm con dao sơ chế miếng thịt, cá như thế nào. Với một chief có thể nấu được bữa ăn từ bất cứ những công cụ gì họ có trong tay. Họ làm được vì họ từng sử dụng qua rất nhiều công cụ chứ không phải họ chỉ ngồi học lý thuyết về ẩm thực. Trước đây mình đã từng viết 1 bài về Law of the Instrument: "if all you have is a hammer, everything looks like a nail". Quá trình sử dụng công cụ để giải quyết vấn đề giúp bạn phát triển tư duy, nếu khả năng sử dụng công cụ của bạn bị giới hạn thì rất có thể bạn sẽ dẫn về số 2, phụ thuộc vào một công cụ nào đó vì không còn quyền lựa chọn. Khá hài hước khi tư tưởng coi thường công cụ nhưng xét mặt nào đó lại bị phụ thuộc vào công cụ.
)
4. Ngược lại với 3, mình cần phải giỏi công cụ X, master công cụ Y, công ty không tuyển mình vì mình không giỏi công cụ xyz.
Quan điểm cá nhân: Thành thạo công cụ là một điểm cộng lớn khi bạn apply công việc, nhất là với các vị trí junior. Tuy nhiên, nếu như bạn đã
thành thạo và tạo được sản phẩm bằng một công cụ nào đó, bạn hoàn toàn có thể học công cụ tương đương mà không mất nhiều thời gian. Các nguyên lý và cách sử dụng công cụ, ngôn ngữ lập trình đều tương tự nhau, nếu học hãy tập trung vào một số mảng và thực sự thành thạo nó thay vì đẽo cày giữa đường để gom key word ném vào CV.
5. Mình đã luyện xong 1001 đường tịch tà kiếm phổ, sẵn sàng trở thành siêu nhân trong ngành dữ liệu.
Quan điểm cá nhân: Bạn có thể chỉ cần thuần Excel vẫn kiếm được công việc chính thức trong ngành dữ liệu với mức lương tính bằng nghìn USD (người thật việc thật). Nhưng đa phần các công việc trong ngành dữ liệu đều cần tìm hiểu thêm rất nhiều thứ khác, tech stack khác với dự án trước đây, domain khác với domain đã biết, nghiệp vụ hoặc luật lá thay đổi. Bạn sẽ tìm hiểu đủ thứ từ marketing đến UI-UX design, human heuristics.... Giữ tư duy mở và thái độ sẵn sàng học bất cứ cái gì công việc yêu cầu. Khả năng học và vận dụng nhanh mới giúp bạn sống sót và phát triển tốt trong ngành này.
6. Làm BI/DA là phải làm dashboard đẹp, kể được câu chuyện về dữ liệu, phải có 1001 nghiêm quy giới luật về information design cần tuân thủ.
Quan điểm cá nhân: Bạn cần phải làm được những điều trên nhưng chỉ là một phần rất nhỏ trong công việc, nếu bạn tôn thờ nó quá thì nhiều khả năng bạn làm consultant hơn là làm in-house cho doanh nghiệp. Đào bới được dữ liệu xem nó nằm đâu trong hệ thống, thống nhất được với các đơn vị xem dữ liệu nào chính xác đã hộc máu rồi. Nhiều stakeholders chỉ cần một cái pivot table hay chart đơn giản là quá đủ cho nhu cầu của họ. Quan trọng là context và mục đích sử dụng và làm sao tối đa được giá trị cho stakeholders.
Mời các cao nhân khác trao đổi và đóng góp thêm.
Bạn nào có câu hỏi gì cũng thả luôn ở đây nhé.
Mình cũng vừa chuyển sang nghề DA này đc vài tháng, vừa apply ddc nên còn nhiều điều cần học hỏi. Sắp tới sẽ có nhiều thắc mắc hi vọng bác hỗ trợ. Lót dép đặt chỗ trước nha
.
Hai tuần nay ngồi tìm hiểu về Dwh của công ty và đọc các phụ lục thông báo mà muốn trầm cảm. Gần tới deadline mà sếp dí quá trong khi nhiều số mình còn chưa biết tìm ở đâu ra. Ngoài ra còn nỗi sợ con số mình đưa ra trong báo cáo có đúng k luôn thường trực nữa, k biết bác có kinh nghiệm về cách check k chia sẻ giúp mình với nhé.
Em đang làm dev backend, nhưng background của e là finance, thím có chỗ nào nhận em chuyển nghề k ạ.
Và mức lương trả cho fresher hay junior tầm bn ạ
cruz1994
cầu cứu thớt, mình đang làm tài chính ngân hàng 5 năm, muốn chuyển nghề thì hướng đi ngành này như thế nào ợ, từ entry level đi lên, tự thấy bản thân chăm tìm tòi học hỏi, thích thú các lĩnh vực khtn
mapususu
Thớt hay, mình cũng tốt nghiệp DS, làm DA. Đang muốn tự học thêm để làm qua cả Data Engineering
thấy ngành này hay mà đọc mấy dòng kia là biết không dành cho e rồi, nhưng cũng chấm mút xíu, biết đâu bất ngờ
Legaaa
Xin hóng 1 khóa học căn bản. Tks..
Gửi từ Samsung SM-N970F bằng vozFApp
duchien155
Mình thì đang làm Business Analyst, mình cũng quan tâm đến ngành này. Mục đích tự bản thân có thể trích xuất dữ liệu, đọc cái dữ liệu trong hệ thống và đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. Mình thích tự lập bản thân mà không phải phụ thuộc quá nhiều người khác. Cũng mong có thể bạn chia sẻ lộ trình học từng bước cơ bản hoặc trao đổi kĩ hơn cũng được.
Bạn có thể chỉ cần thuần Excel vẫn kiếm được công việc chính thức trong ngành dữ liệu với mức lương tính bằng nghìn USD (người thật việc thật).
bác có thể cho em xin thêm thông tin về cái này được không ạ,hiện tại em đang khá có hứng với excel,cảm ơn bác !
Corleone
mình tò mò về quá trình data cleansing. Thớt có case nào hay k share với. Mình làm việc với DB hubspot mà dữ liệu đầu vào của user nhập rối tung rối mù (inherit từ DB cũ), ngay từ cái cơ bản như First last name, địa chỉ...
FoolAgainDT
Xếp mình là dân data scientist tốt nghiệp master Utrecht, thiên về remote sensing mà code như trâu, từ code system backend, frontend, query database, code dashboard bằng R, rồi mấy thuật toán research như a/b testing, rct.. deploy system nó cũng cân lun. Lần đầu tiên nó một người background DS mà cân cả team
[IamNormal]
thread này nên move sang box lập trình
bên box lập trình cũng có thread data rồi ấy
CuongNQ
Nếu cần kết nối với team marketing để hợp tác thì bạn cần những mảng nào?
Bên mình có nhiều kinh nghiệm triển khai campaign cho mảng giáo dục. Client tiêu biểu gồm FPT Education, ILA, ACET, các trường đại học, cao đẳng …
thấy ngành này hay mà đọc mấy dòng kia là biết không dành cho e rồi, nhưng cũng chấm mút xíu, biết đâu bất ngờ
Hay vì lương ngàn biden hả? Đụng vào rồi hiểu liền
dantocman
Chào bác thớt, em học ngành tài chính.
Em đang làm phân tích tài chính: mua bán, sát nhập doanh nghiệp; tính toán dòng tiền dự án, doanh nghiệp; định giá công ty
Trước em có làm phân tích dữ liệu bán lẻ cho pepsi
Em định hướng là data trong ngành tài chính, cụ thể là chứng khoán và doanh nghiệp mà thấy tuyển gắt quá, tự mày mò thì cũng biết sơ sơ sql với power bi. Cũng định tự xây dựng mô hình mà nhiều vướng mắc quá cũng nhanh nản. Không biết nên tiếp tục hướng này không hay là thuần như ngành tài chính truyền thống. Em cảm ơn bác thớt nhiều, đọc chia sẻ cũng vỡ ra vài điều
Ngành Data nói chung dạo này đang hot, các con giời lao vào cũng nhiều mà không có định hướng nên phí thời gian hoặc bị chăn dắt chẳng đi đến đâu.
Mấy tuần nay covid không đi cày được nên lập cái topic tư vấn chơi chơi và kể chuyện công việc, chia sẻ với anh em.
Sơ lược về mình:
Mình làm dữ liệu từ năm 2014, khởi đầu từ Data Analyst sau lấn sang làm đủ thứ từ DBA, Data Quality Control, Head of Data Department, Data Architect, MIS Project Manager.
Ngành học đại học là phân tích tài chính, theo mảng này phải học thêm khá nhiều về CNTT.
Mình có làm thêm mảng đào tạo, tư vấn, triển khai từ 2018. Hiện tại, vẫn đang làm đào tạo cho cá nhân, doanh nghiệp, liên kết với một số trường đại học.
Phạm vi topic này:
Kể chuyện nghề: lịch sử làm việc, những cú để đời trong quá trình hành nghề.
Tư vấn nghề nghiệp: Cho các bạn quan tâm, muốn theo ngành này.
Kết nối đến các thím cùng ngành. Mình có theo dõi vài topic, thấy cũng nhiều thím làm cùng ngành, hi vọng kết nối và hỗ trợ được lẫn nhau.
Tìm đồng đội: Team mình đa phần giờ các anh em đều làm sâu về chuyên môn, không có người làm marketing, vận hành và growth . Hi vọng, kết nối được với các bạn cùng chí hướng và có khả năng làm mảng giáo dục.
Miễn là anh em còn phản hồi, mình sẽ duy trì thread này.
Để mở đầu, mình note lại một số quan điểm cá nhân về một số lầm tưởng trong ngành:
1. Làm dữ liệu phải giỏi siêu nhân về toán, thần thánh về lập trình hoặc công cụ, hiểu rất sâu về business.
Quan điểm cá nhân: Bạn code tốt hơn một ông thuần về business, hiểu về business hơn một ông dev bình thường, hiểu về toán tốt hơn cả 2 ông kia (cũng chưa biết đâu vì nhiều dev xịn mình biết học sư phạm toán với toán ứng dụng ra đấy :-s ). bạn viết truy vấn SQL có thể tốt hơn Dev vì bạn hiểu về business nhưng thử viết một stored produce xử lý một tác vụ của phần mềm xem có toang không đã nhé.
2. Bạn không cần học SQL, lập trình. Mấy cái đó chỉ dành cho các công ty nghèo không có tiền mua tool xịn như Power BI, Alteryx.... Còn làm gì có tool làm được hết rồi, cần thì request IT xử lý..
Quan điểm cá nhân: Tool toy rất tiện và bản thân mình cũng ủng hộ tool nếu có thể. Tuy nhiên tool nào cũng có mặt hạn chế. Thử vào một doanh nghiệp và cần trích xuất dữ liệu trực tiếp với lượng dữ liệu từ vừa đến lớn với logic phức tạp thì SQL sẽ là cứu cánh để bạn triển khai được nhanh, gọn và mạch lạc hơn. Và mình học và làm việc sâu với SQL không phải vì mình "nghèo" mà vì tính phổ biến, khả năng tùy biến của ngôn ngữ và ưu điểm tuyệt đối của nó trong một số hoàn cảnh cụ thể. Ít nhất mình có quyền lựa chọn thay vì chết vì phụ thuộc tool toy.
3. Mình chỉ cần học về tư duy là đủ rồi, chứ công cụ không quan trọng.
Quan điểm cá nhân: Việc đầu tiên khi người ta học làm bếp là học cầm con dao sơ chế miếng thịt, cá như thế nào. Với một chief có thể nấu được bữa ăn từ bất cứ những công cụ gì họ có trong tay. Họ làm được vì họ từng sử dụng qua rất nhiều công cụ chứ không phải họ chỉ ngồi học lý thuyết về ẩm thực. Trước đây mình đã từng viết 1 bài về Law of the Instrument: "if all you have is a hammer, everything looks like a nail". Quá trình sử dụng công cụ để giải quyết vấn đề giúp bạn phát triển tư duy, nếu khả năng sử dụng công cụ của bạn bị giới hạn thì rất có thể bạn sẽ dẫn về số 2, phụ thuộc vào một công cụ nào đó vì không còn quyền lựa chọn. Khá hài hước khi tư tưởng coi thường công cụ nhưng xét mặt nào đó lại bị phụ thuộc vào công cụ.
)
4. Ngược lại với 3, mình cần phải giỏi công cụ X, master công cụ Y, công ty không tuyển mình vì mình không giỏi công cụ xyz.
Quan điểm cá nhân: Thành thạo công cụ là một điểm cộng lớn khi bạn apply công việc, nhất là với các vị trí junior. Tuy nhiên, nếu như bạn đã
thành thạo và tạo được sản phẩm bằng một công cụ nào đó, bạn hoàn toàn có thể học công cụ tương đương mà không mất nhiều thời gian. Các nguyên lý và cách sử dụng công cụ, ngôn ngữ lập trình đều tương tự nhau, nếu học hãy tập trung vào một số mảng và thực sự thành thạo nó thay vì đẽo cày giữa đường để gom key word ném vào CV.
5. Mình đã luyện xong 1001 đường tịch tà kiếm phổ, sẵn sàng trở thành siêu nhân trong ngành dữ liệu.
Quan điểm cá nhân: Bạn có thể chỉ cần thuần Excel vẫn kiếm được công việc chính thức trong ngành dữ liệu với mức lương tính bằng nghìn USD (người thật việc thật). Nhưng đa phần các công việc trong ngành dữ liệu đều cần tìm hiểu thêm rất nhiều thứ khác, tech stack khác với dự án trước đây, domain khác với domain đã biết, nghiệp vụ hoặc luật lá thay đổi. Bạn sẽ tìm hiểu đủ thứ từ marketing đến UI-UX design, human heuristics.... Giữ tư duy mở và thái độ sẵn sàng học bất cứ cái gì công việc yêu cầu. Khả năng học và vận dụng nhanh mới giúp bạn sống sót và phát triển tốt trong ngành này.
6. Làm BI/DA là phải làm dashboard đẹp, kể được câu chuyện về dữ liệu, phải có 1001 nghiêm quy giới luật về information design cần tuân thủ.
Quan điểm cá nhân: Bạn cần phải làm được những điều trên nhưng chỉ là một phần rất nhỏ trong công việc, nếu bạn tôn thờ nó quá thì nhiều khả năng bạn làm consultant hơn là làm in-house cho doanh nghiệp. Đào bới được dữ liệu xem nó nằm đâu trong hệ thống, thống nhất được với các đơn vị xem dữ liệu nào chính xác đã hộc máu rồi. Nhiều stakeholders chỉ cần một cái pivot table hay chart đơn giản là quá đủ cho nhu cầu của họ. Quan trọng là context và mục đích sử dụng và làm sao tối đa được giá trị cho stakeholders.
Mời các cao nhân khác trao đổi và đóng góp thêm.
Bạn nào có câu hỏi gì cũng thả luôn ở đây nhé.
cảm ơn bạn đã chia sẻ về nghề DA/BA cho anh em trên này.Mình cũng đang muốn chuyển hướng làm DA nhưng không có kinh nghiệm gì, bạn có thể chia sẻ với mình hướng đi như nào không?mình định ứng tuyển fresher vào các cty nhưng họ toàn yêu cầu tối thiểu 1 năm kinh nghiệm
Lansakura
Mới bắt đầu tìm hiểu mấy hôm mà đầu óc giờ ngu quá cứ mụ mị chả biết học kiểu gì
quangteoict87
ngành này mà đời đầu học và ra trường tầm 2005-2010 thì giờ này tiền chắc kiếm như lá mít rồi
MustDie
Làm SDE, nhìn DA chán vãi lúa vì cv quá nhiều SQL
gom data từ mọi nơi đổ về
làm công thức, select, join, tính toán trên đống dữ liệu ấy
như này mới chỉ là để show ra dữ liệu, nhiều khi xong việc cũng dek phản ánh được thực tế, lại ngồi lần mò xem có lấy thiếu ở đâu ko, công thức đã đúng chưa, toàn số là số mệt vl.
---
dám chắc nhiều người nghe data oách, lương nghìn $$ nên lao đầu vào chứ chả có tí năng lực lẫn đam mê nào
monkeykingboy123
Năm ngoái định học thạc sĩ về data , cơ mà nghĩ chuyển từ dev => data lại mất thêm mấy năm exp , đã học muộn 3 năm lại muộn thêm tiếp thì chịu k nổi chứ vẫn khá thích data
langnghe.eya
Ngoài chứng chỉ DA 100 thì có chứng chỉ nào thêm trong ngành ko bác.
Mình thì đang làm Business Analyst, mình cũng quan tâm đến ngành này. Mục đích tự bản thân có thể trích xuất dữ liệu, đọc cái dữ liệu trong hệ thống và đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. Mình thích tự lập bản thân mà không phải phụ thuộc quá nhiều người khác. Cũng mong có thể bạn chia sẻ lộ trình học từng bước cơ bản hoặc trao đổi kĩ hơn cũng được.
BA khác DA ko thím. Mình đang học lấy bằng MIS chắc là sau này theo hướng BA. Cần thêm thông tin từ người đi trước.
Đang làm kế toán nên cũng có chút kinh nghiệm bàn giấy ở mảng business
Mình cũng tò mò là ngành này chính xác là làm gì.
Chắc chắn không phải là chỉ đi thu gom dữ liệu về 1 chỗ. Cái phần quan trọng nó nằm ở chữ A phải không bác chủ thớt. Phân tích như thế nào là đúng là đủ nhỉ? Câc trình độ trong ngành này (fresher, junior, mid, sen,...god) yêu cầu khả năng như thế nào vậy bác?
Sent from Samsung SM-G610F using vozFApp
kobetrung8
Trong ngành IT thấy mảng này hợp với anh em hệ thống thông tin, anh em làm code nhiều vào sẽ nhanh nản vì viết SQL và dùng tool khá nhiều. Tin học hóa đã đến giai đoạn xử lý data, giờ nhiều cty cần mảng này lắm vì dữ liệu nhiều mà không học được bao nhiêu từ kho đấy.
hektor2107
Không biết các bác sao chứ em học kinh tế ngành TCNH mà chuyển mới sang DA đây. Tay ngang sang nên phải học khá nhiều. Nhưng càng code (SQL, R, Python) càng khoái
. Thầm nghĩ ngày xưa mê CNTT mà lại đi học kinh tế
. Cơ mà cũng coi như học được domain knowledge
lucifer0806
Làm Data BI được 5 năm rồi
Cá nhân mình đang làm và phỏng vấn nhiều những công ty về product/ecommerce thì chỗ nào cũng đòi test SQL skills. Công ty nào cũng có DE/DA/BI riêng nhưng muốn làm việc nhanh hơn thì tự kéo data, build data model, ... sẽ tốt hơn.
share tý kinh nghiệm cho đàn em kế toán đi bác
(cần học những gì,excel cần mức độ nào,...)
thanks bác
LimTravelling
Lót dép hóng :stick:
NauQ.T
Có backgroud finace, audit sử dụng tương đối tốt excel, cơ bản về PowerQuery, DAX (đang học để nâng cao BI desktop) có việc nào làm thêm cho ké 1 slot với nhé fen
lightknight335
nếu những người học bên CNTT học ở đâu về domain knowledge vậy chủ thớt?
roleigh
Mình đi từ BI rồi sang DA với kn ít ỏi của mình thì mình thấy cái quan trọng vẫn là tư duy về data, và biết làm gì với data đang có. Còn kỹ năng về code hay tool thì chắc chắn cần nhưng đều học được.
Last edited:
thuocdo181
Cảm ơn các bác đã ủng hộ. Mình sẽ sắp xếp chia sẻ thêm về các vấn đề mọi người quan tâm và update lên #1.
Có backgroud finace, audit sử dụng tương đối tốt excel, cơ bản về PowerQuery, DAX (đang học để nâng cao BI desktop) có việc nào làm thêm cho ké 1 slot với nhé fen
Mình cũng vừa chuyển sang nghề DA này đc vài tháng, vừa apply ddc nên còn nhiều điều cần học hỏi. Sắp tới sẽ có nhiều thắc mắc hi vọng bác hỗ trợ. Lót dép đặt chỗ trước nha
.
Hai tuần nay ngồi tìm hiểu về Dwh của công ty và đọc các phụ lục thông báo mà muốn trầm cảm. Gần tới deadline mà sếp dí quá trong khi nhiều số mình còn chưa biết tìm ở đâu ra. Ngoài ra còn nỗi sợ con số mình đưa ra trong báo cáo có đúng k luôn thường trực nữa, k biết bác có kinh nghiệm về cách check k chia sẻ giúp mình với nhé.
Chia sẻ kinh nghiệm apply cho các bạn khác đi bác.
Khi tiếp cận hệ thống mới mình thường chia theo subject area, xem mảng nghiệp vụ nào quan trọng thì tìm hiểu trước. Vẽ lại mô hình kinh doanh để hiểu ý nghĩa chỉ số, dữ liệu trước khi đào vào db. Bên bạn có DWH nếu kiến trúc tốt thì cũng dễ thở.
Sếp dí mà nhiều số không biết tìm ở đâu thì liệt kê ra hỏi lại sếp hoặc đồng nghiệp. Làm 1 cái danh sách để hỏi 1 thể.
Dữ liệu chưa có công thức cụ thể, không biết đúng sai như thế nào thì bác tách rõ vai trò ra, ví dụ:
Định nghĩa công thức, logic tính toán.
Xác định nguồn dữ liệu trong db.
Tính toán chỉ số đưa ra báo cáo, thực hiện các phân tích khác.
1 cần có tài liệu hoặc người hiểu về nghiệp vụ, 2 cần tài liệu hoặc người hiểu về db. Nếu 1 và 2 đều không có thì mình tự định nghĩa, tự mò cũng được nhưng làm xong sẽ viết lại rõ ràng và xác nhận với các bên liên quan. Sau khi đó mới thực hiện tính toán.
Quá trình này có thể lặp lại nhiều lần mới ra kết quả đúng. Tách rõ ra bác sẽ biết và giải trình được vấn đề ở đâu; sau này có ai kế thừa cũng đỡ khổ.
Các dữ liệu quen tay rồi cũng nên double check cẩn thận trước khi đẩy ra ngoài. (Filter xem thử các dòng ntn, so chéo với nguồn dữ liệu khác...)
otoshigami
Cảm giác vọc data từ excel thôi đã thấy phê rồi ko biết chọc vào SQL thì ntn
Chia sẻ kinh nghiệm apply cho các bạn khác đi bác.
Khi tiếp cận hệ thống mới mình thường chia theo subject area, xem mảng nghiệp vụ nào quan trọng thì tìm hiểu trước. Vẽ lại mô hình kinh doanh để hiểu ý nghĩa chỉ số, dữ liệu trước khi đào vào db. Bên bạn có DWH nếu kiến trúc tốt thì cũng dễ thở.
Sếp dí mà nhiều số không biết tìm ở đâu thì liệt kê ra hỏi lại sếp hoặc đồng nghiệp. Làm 1 cái danh sách để hỏi 1 thể.
Dữ liệu chưa có công thức cụ thể, không biết đúng sai như thế nào thì bác tách rõ vai trò ra, ví dụ:
Định nghĩa công thức, logic tính toán.
Xác định nguồn dữ liệu trong db.
Tính toán chỉ số đưa ra báo cáo, thực hiện các phân tích khác.
1 cần có tài liệu hoặc người hiểu về nghiệp vụ, 2 cần tài liệu hoặc người hiểu về db. Nếu 1 và 2 đều không có thì mình tự định nghĩa, tự mò cũng được nhưng làm xong sẽ viết lại rõ ràng và xác nhận với các bên liên quan. Sau khi đó mới thực hiện tính toán.
Quá trình này có thể lặp lại nhiều lần mới ra kết quả đúng. Tách rõ ra bác sẽ biết và giải trình được vấn đề ở đâu; sau này có ai kế thừa cũng đỡ khổ.
Các dữ liệu quen tay rồi cũng nên double check cẩn thận trước khi đẩy ra ngoài. (Filter xem thử các dòng ntn, so chéo với nguồn dữ liệu khác...)
sao nghe toàn cào- sắp xếp rồi reporting vậy thím.
Không có dimension reduction, phân tích classification, segmentation, time series forcasting gì à?
dtfa085
Chuyên ngành học của mình ngày trước là ngôn ngữ, sau này đi ra làm nhân sự. Gần đây mình có tìm hiểu và định hướng bản thân đi theo con đường People Analytics. Nhiệm vụ chính (do mình tìm hiểu và tự nghĩ ra) sẽ là đào data về ứng viên, về con người hiện tại để xây dựng mô hình ứng viên lý tưởng cho từng vị trí và tìm hiểu/đáp ứng sự thay đổi trong cơ cấu nhân sự theo mô hình kinh doanh từng thời điểm. Thêm một vài cái nữa như xây dựng chính sách phù hợp cho công ty, xây dựng chương trình đào tạo để phát triển tổ chức.
Mình định đi theo con đường là: học Power BI và thi DA100, học thêm về 1 khóa ngắn online về xác suất thống kê, học cơ bản về SQL và lập trình Python cơ bản. Dự kiến lộ trình 2 năm và bắt đầu theo đúng thứ tự nói trên.
Mình sử dụng excel ở mức trung bình, biết hàm cơ bản như if, vlookup, index, match và có thể lồng các hàm này với nhau, pivot table. Cũng khá thích data.
Không biết các thím thấy lộ trình mình tự nghĩ ra như thế có đủ đảm bảo để áp dụng được không? Hay có thím nào đã từng đi theo con đường này, hoặc biết người nào đi theo con đường này thì chỉ thêm cho mình với.
Người ta hỏi là "sợ dữ liệu đưa lên báo cáo không chính xác" thì liên quan gì đến mấy cái buzzword thím liệt kê ra thế?
ý mình là quá nhiều thớt DA ở voz toàn tập trung SQL lấy dữ liệu r làm sạch bla bla mà chả thấy ai cố trả lời bài toán kinh doanh.
Người trả lương cho mấy thím cần thứ khác: Tôi phải bán cho ai, nhóm này nên quảng cáo khác thế nào với nhóm kia, những ng có đặc điểm này mang lại bao nhiêu tiền, thường sau bao lâu cần promotion để giữ chân... ít người bàn mấy cái này quá.
ý mình là quá nhiều thớt DA ở voz toàn tập trung SQL lấy dữ liệu r làm sạch bla bla mà chả thấy ai cố trả lời bài toán kinh doanh.
Người trả lương cho mấy thím cần thứ khác: Tôi phải bán cho ai, nhóm này nên quảng cáo khác thế nào với nhóm kia, những ng có đặc điểm này mang lại bao nhiêu tiền, thường sau bao lâu cần promotion để giữ chân... ít người bàn mấy cái này quá.
Tôi chấm hóng đợi cái này. Giờ vô bị đưa mấy cái yêu cầu rồi làm report đề xuất, mà tay ngang chả có tí kiến thức gì. Tự mò mẫm SQL với python thấy chúng nó hay và mạnh quá trời.
Tôi chấm hóng đợi cái này. Giờ vô bị đưa mấy cái yêu cầu rồi làm report đề xuất, mà tay ngang chả có tí kiến thức gì. Tự mò mẫm SQL với python thấy chúng nó hay và mạnh quá trời.
Học data mining đi hoặc thống kê suy luận, tụi nó có nhiều công cụ để giải quyết bài toán thực tế lắm.
Cần chi tới Python R, nếu nhạy làm mining bằng add in XMLminer của excel vẫn tốt.
badday09
Hóng các thím, cũng sử dụng BI, nhưng mới chỉ dùng ở phần làm dashboard để show thôi
Shinigami97
Theo như miêu tả từ quan điểm cá nhân của bác chủ thớt ở điều 1 thì những ai học ngành Hệ thống thông tin quản lý khá hợp với nghề Data Analytics đấy.
Khác á bác, không giống tí nào cả đâu. Nếu bác làm kế toán, nên mình nghĩ cách thói quen tính toán sẽ hợp với DA hơn vì logic nhiều.
Mà tiện hỏi bác học MIS ở đâu thế?
ý mình là quá nhiều thớt DA ở voz toàn tập trung SQL lấy dữ liệu r làm sạch bla bla mà chả thấy ai cố trả lời bài toán kinh doanh.
Người trả lương cho mấy thím cần thứ khác: Tôi phải bán cho ai, nhóm này nên quảng cáo khác thế nào với nhóm kia, những ng có đặc điểm này mang lại bao nhiêu tiền, thường sau bao lâu cần promotion để giữ chân... ít người bàn mấy cái này quá.
Mình có vài góp ý thế này, bạn xem sao nhé:
1. Về cách bạn ném buzzword vào comment: Mấy buzzword bạn ném ở trên không liên quan gì đến nội dung mình đang trả lời. Nếu bạn có câu hỏi hoặc muốn phát triển topic theo hướng nào có thể comment đặt câu hỏi hoặc chia sẻ quan điểm một cách rõ ràng.
2. Về nội dung các buzzword: dimension reduction là một kỹ thuật biến đổi dữ liệu; classification, segmentation, forecasting là mấy dạng bài toán phổ biến, bạn có thể kể thêm detection, clustering... nữa cho đủ bộ. Ở đây cũng chưa support gì đến ý ở dưới bạn diễn giải là không ai cố trả lời bài toán kinh doanh. Mình có thể kể cho bạn một mớ bài toán thực tế có giá trị mà không cần đàm buzzword lộn xộn ở trên.
3. "Về người trả lương cho mấy thím": mình không biết người trả lương cho bạn (nếu có) như thế nào chứ mình biết người trả tiền cho mình họ cần để tạo ra giá trị dữ liệu trong suốt vòng đời chứ không phải lên mạng chọn mấy bài toán hay ho về rồi chém cho vui.
Mấy bài toán bạn viết ở trên có bài toán nào không bắt đầu từ việc thu thập, xử lý và làm sạch dữ liệu.
Trong ngành này Garbage in, Garbage out. Bạn cứ tư duy kiểu mì ăn liền là vào doanh nghiệp xong chọn bài toán nào đấy rồi nó đưa dữ liệu ra sẵn như kiểu lên kaggle tải về chắc?
Data mining chỉ là một phần nhỏ trong vòng đời dữ liệu. Các nhu cầu về dữ liệu cũng tùy doanh nghiệp, đôi khi doanh nghiệp chỉ cần có được dữ liệu đúng đủ, chính xác đã ngon lắm rồi. Tùy mỗi hoàn cảnh và mức độ trưởng thành sẽ có những ưu tiên khác nhau, thứ tự ưu tiên về phân tích thường là Descriptive --> Diagnostic --> Predictive --> Prescriptive --> Cognitive
Mình thì đang làm Business Analyst, mình cũng quan tâm đến ngành này. Mục đích tự bản thân có thể trích xuất dữ liệu, đọc cái dữ liệu trong hệ thống và đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. Mình thích tự lập bản thân mà không phải phụ thuộc quá nhiều người khác. Cũng mong có thể bạn chia sẻ lộ trình học từng bước cơ bản hoặc trao đổi kĩ hơn cũng được.
Trước mình có thiết kế 1 khóa Essential Skills for Data Driven BA. Trong đấy có mấy phần bạn có thể tham khảo:
SQL - chủ động truy vấn dữ liệu, đỡ phải trao đổi với dev.
Data flow / Database Design - BA xịn sẽ tham gia quá trình thiết kế DB luôn do là người hiểu rõ nghiệp vụ nhất. Thiết kế ở mức Concept và Logic là được rồi.
A/B Testing - Thiết kế thử nghiệm trong các quyết định về tính năng.
Các kỹ năng giao tiếp và làm rõ yêu cầu, quản lý dự án, quản lý tài liệu thì DA với BA cũng gần như nhau.
Chia sẻ kinh nghiệm apply cho các bạn khác đi bác.
Khi tiếp cận hệ thống mới mình thường chia theo subject area, xem mảng nghiệp vụ nào quan trọng thì tìm hiểu trước. Vẽ lại mô hình kinh doanh để hiểu ý nghĩa chỉ số, dữ liệu trước khi đào vào db. Bên bạn có DWH nếu kiến trúc tốt thì cũng dễ thở.
Sếp dí mà nhiều số không biết tìm ở đâu thì liệt kê ra hỏi lại sếp hoặc đồng nghiệp. Làm 1 cái danh sách để hỏi 1 thể.
Dữ liệu chưa có công thức cụ thể, không biết đúng sai như thế nào thì bác tách rõ vai trò ra, ví dụ:
Định nghĩa công thức, logic tính toán.
Xác định nguồn dữ liệu trong db.
Tính toán chỉ số đưa ra báo cáo, thực hiện các phân tích khác.
1 cần có tài liệu hoặc người hiểu về nghiệp vụ, 2 cần tài liệu hoặc người hiểu về db. Nếu 1 và 2 đều không có thì mình tự định nghĩa, tự mò cũng được nhưng làm xong sẽ viết lại rõ ràng và xác nhận với các bên liên quan. Sau khi đó mới thực hiện tính toán.
Quá trình này có thể lặp lại nhiều lần mới ra kết quả đúng. Tách rõ ra bác sẽ biết và giải trình được vấn đề ở đâu; sau này có ai kế thừa cũng đỡ khổ.
Các dữ liệu quen tay rồi cũng nên double check cẩn thận trước khi đẩy ra ngoài. (Filter xem thử các dòng ntn, so chéo với nguồn dữ liệu khác...)
Cám ơn bác đã advice, do kỹ năng về SQL của mình chỉ ở mức cơ bản nên hiện tại đang khá bế tắc ở bước lấy rawdata. DA cũ thì đã nghỉ khi mình vừa onboard đc 1 tuần nên cơ bản cũng chưa kịp bàn giao gì hết. Ngồi tìm hiểu định nghĩa với cách query mà muốn nổ não lại luôn thường trực mối lo số liệu k chính xác.
Sắp tới mình đang muốn luyện thêm về SQL nên nhờ bác suggest vài cách nhé
Khác á bác, không giống tí nào cả đâu. Nếu bác làm kế toán, nên mình nghĩ cách thói quen tính toán sẽ hợp với DA hơn vì logic nhiều.
Mà tiện hỏi bác học MIS ở đâu thế?
Em đang làm dev backend, nhưng background của e là finance, thím có chỗ nào nhận em chuyển nghề k ạ.
Và mức lương trả cho fresher hay junior tầm bn ạ
Bạn học finance mà dev backend được thì khả năng cày cũng khủng rồi. Move dần sang làm Data Engineer là bước đi hợp lý.
Range lương fresher khá rộng, mấy team mình biết đang tuyển khoảng trên dưới 10.
Junior hoặc có kinh nghiệm ngành khác đi sang thì giá khác.
cầu cứu thớt, mình đang làm tài chính ngân hàng 5 năm, muốn chuyển nghề thì hướng đi ngành này như thế nào ợ, từ entry level đi lên, tự thấy bản thân chăm tìm tòi học hỏi, thích thú các lĩnh vực khtn
Tính viết 1 bài dài chút về lộ trình hoặc định hướng mà nhưng chắc để cuối tuần.
Start đơn giản nhất thì bạn nên bắt đầu với:
Excel, google sheet phải có là tất nhiên rồi.
SQL, học để truy vấn dữ liệu. Nắm logic cơ bản, tự tin xử lý mấy case join nhiều điều kiện, truy vấn con phức tạp là okie.
Một công cụ BI (Power BI, Tableau, Qlik...). Dùng visualize dữ liệu. Recommend là Power BI vì học nhanh, đang phổ biến mạnh và kết hợp với excel tiện.
Một ngôn ngữ lập trình. Python nếu không có ưu tiên gì đặc biệt. R cũng ok.
Về phỏng vấn:
Kiếm dataset về làm một số báo cáo, phân tích mẫu để đưa vào hồ sơ sẽ cho nhà tuyển dụng cân nhắc hơn.
Còn nhiều thứ khác phải học nhưng kiếm job nào phù hợp apply đã mới có chỗ mà thực hành. Đã đi làm 5 năm thì nên tìm job nào trong cùng domain của mình apply sẽ dễ thở hơn.
mình tò mò về quá trình data cleansing. Thớt có case nào hay k share với. Mình làm việc với DB hubspot mà dữ liệu đầu vào của user nhập rối tung rối mù (inherit từ DB cũ), ngay từ cái cơ bản như First last name, địa chỉ...
Nỗi đau muôn thuở. Dữ liệu quan trọng thì thay đổi quy trình, form biểu nhập liệu, có chế tài cụ thể. Dữ liệu cũ đem ra clean rồi update lại 1 lượt.
Trường hợp xấu thì cut off dữ liệu cũ rồi xử lý sau.
Mình hay dọa mấy stakeholder là quy tắc về chi phí dữ liệu: 1:10:100.
1 là chi phí làm đúng dữ liệu ngay từ đầu
10 là chi phí sửa lại nếu có làm sai
100 là chi sẽ mất nếu không làm
Ngoài chứng chỉ DA 100 thì có chứng chỉ nào thêm trong ngành ko bác.
DA-100 thân thiện dễ thi rồi. Entry level thi hợp lý.
DP-100 không có giá trị mấy (Quan điểm cá nhân).
MS thì có chứng chỉ cho SQL hoặc level trên là Solution Expert (Đang cho nghỉ hưu dần).
Các hãng khác cũng có Tableau, Qlik....
Mấy khóa MOOC của các trường đại học, hãng công nghệ như G
gle AWS
Chào bác thớt, em học ngành tài chính.
Em đang làm phân tích tài chính: mua bán, sát nhập doanh nghiệp; tính toán dòng tiền dự án, doanh nghiệp; định giá công ty
Trước em có làm phân tích dữ liệu bán lẻ cho pepsi
Em định hướng là data trong ngành tài chính, cụ thể là chứng khoán và doanh nghiệp mà thấy tuyển gắt quá, tự mày mò thì cũng biết sơ sơ sql với power bi. Cũng định tự xây dựng mô hình mà nhiều vướng mắc quá cũng nhanh nản. Không biết nên tiếp tục hướng này không hay là thuần như ngành tài chính truyền thống. Em cảm ơn bác thớt nhiều, đọc chia sẻ cũng vỡ ra vài điều
Công việc của bạn mình thấy đang dùng đến data nhiều rồi, bạn có thể cân nhắc học thêm theo hướng áp dụng và phát triển công việc hiện tại vẫn cần nhiều đất diễn; không nhất thiết phải nhảy hẳn sang job mới để kiếm cái title có chữ D.
Công việc của bạn mình thấy đang dùng đến data nhiều rồi, bạn có thể cân nhắc học thêm theo hướng áp dụng và phát triển công việc hiện tại vẫn cần nhiều đất diễn; không nhất thiết phải nhảy hẳn sang job mới để kiếm cái title có chữ D.
hoá ra thớt dạy ở datapot à?
trước hỏi học online thì ko có nên tiếc ghê
Bạn học finance mà dev backend được thì khả năng cày cũng khủng rồi. Move dần sang làm Data Engineer là bước đi hợp lý.
Range lương fresher khá rộng, mấy team mình biết đang tuyển khoảng trên dưới 10.
Junior hoặc có kinh nghiệm ngành khác đi sang thì giá khác.
Tính viết 1 bài dài chút về lộ trình hoặc định hướng mà nhưng chắc để cuối tuần.
Start đơn giản nhất thì bạn nên bắt đầu với:
Excel, google sheet phải có là tất nhiên rồi.
SQL, học để truy vấn dữ liệu. Nắm logic cơ bản, tự tin xử lý mấy case join nhiều điều kiện, truy vấn con phức tạp là okie.
Một công cụ BI (Power BI, Tableau, Qlik...). Dùng visualize dữ liệu. Recommend là Power BI vì học nhanh, đang phổ biến mạnh và kết hợp với excel tiện.
Một ngôn ngữ lập trình. Python nếu không có ưu tiên gì đặc biệt. R cũng ok.
Về phỏng vấn:
Kiếm dataset về làm một số báo cáo, phân tích mẫu để đưa vào hồ sơ sẽ cho nhà tuyển dụng cân nhắc hơn.
Còn nhiều thứ khác phải học nhưng kiếm job nào phù hợp apply đã mới có chỗ mà thực hành. Đã đi làm 5 năm thì nên tìm job nào trong cùng domain của mình apply sẽ dễ thở hơn.
Nỗi đau muôn thuở. Dữ liệu quan trọng thì thay đổi quy trình, form biểu nhập liệu, có chế tài cụ thể. Dữ liệu cũ đem ra clean rồi update lại 1 lượt.
Trường hợp xấu thì cut off dữ liệu cũ rồi xử lý sau.
Mình hay dọa mấy stakeholder là quy tắc về chi phí dữ liệu: 1:10:100.
1 là chi phí làm đúng dữ liệu ngay từ đầu
10 là chi phí sửa lại nếu có làm sai
100 là chi sẽ mất nếu không làm
DA-100 thân thiện dễ thi rồi. Entry level thi hợp lý.
DP-100 không có giá trị mấy (Quan điểm cá nhân).
MS thì có chứng chỉ cho SQL hoặc level trên là Solution Expert (Đang cho nghỉ hưu dần).
Các hãng khác cũng có Tableau, Qlik....
Mấy khóa MOOC của các trường đại học, hãng công nghệ như G
gle AWS
Trước mình có thiết kế 1 khóa Essential Skills for Data Driven BA. Trong đấy có mấy phần bạn có thể tham khảo:
SQL - chủ động truy vấn dữ liệu, đỡ phải trao đổi với dev.
Data flow / Database Design - BA xịn sẽ tham gia quá trình thiết kế DB luôn do là người hiểu rõ nghiệp vụ nhất. Thiết kế ở mức Concept và Logic là được rồi.
A/B Testing - Thiết kế thử nghiệm trong các quyết định về tính năng.
Các kỹ năng giao tiếp và làm rõ yêu cầu, quản lý dự án, quản lý tài liệu thì DA với BA cũng gần như nhau.
Cám ơn bác nhé. Mình note lại rồi, SQL mình chủ động học lại, do cũng có nền tảng lúc trước, may mắn A/B testing thì đi làm thường xuyên có. Chỉ có Database Design, chắc giống như cái ERD, cũng chập chững làm, sai lên sai xuống.
soriano22
Chào bác, em có background digital marketing, UX UI, cũng từng thao tác với mySQL, Google Analytics, Data studio và 1 số database của CRM, hiện đang chập chững vào ngành data vì đam mê, giờ e đang ngồi đọc sách và bồi bổ thêm toán ngoài giờ làm việc chính. Rất mong được học hỏi exp từ các bác trong ngành. Không biết với background từ marketing qua thì bác có lời khuyên nào cho e không ạ? và nếu học thêm về data thì liệu 2 ngành này có bổ trợ tốt cho nhau không?
Cảm ơn bác chủ thớt trước
puman1209
Chấm hóng. Không biết job DA của bank có khá khẩm ko nhỉ...
bác có thể cho em xin thêm thông tin về cái này được không ạ,hiện tại em đang khá có hứng với excel,cảm ơn bác !
Job này mình gặp trước bên Sony VN tuyển, thời 2016-2017. Lương 1-2k.
Title: Data Analyst,
Làm dữ liệu cho hệ thống phân phối nếu mình nhớ không nhầm. Yêu cầu tiếng anh và khá nặng về nghiệp vụ.
Làm việc chủ yếu với excel do thói quen các boss bên đó, mà build dashboard bằng power pivot, power query đầy đủ.
Nhiều doanh nghiệp giờ vẫn làm dữ liệu chủ yếu trên excel nên thành thạo excel cũng là bắt buộc.
Cho mình hỏi để học tốt cái này cần những kiến thức nền nào?
Kiến thức nền thì không yêu cầu. Coi như học từ đầu (nếu không tính vụ biết gõ 10 ngón
).
Mấy bạn du học sinh, sinh viên kinh tế năm 1-2 học vẫn theo được, không vấn đề gì.
Nếu bạn đang đi làm thì tranh thủ xem các công việc liên quan có gì áp dụng được thì vừa học vừa ứng dụng sẽ nhanh lên trình hơn. Cuối khóa có sản phẩm đưa vào CV nữa.
Chào bác, em có background digital marketing, UX UI, cũng từng thao tác với mySQL, Google Analytics, Data studio và 1 số database của CRM, hiện đang chập chững vào ngành data vì đam mê, giờ e đang ngồi đọc sách và bồi bổ thêm toán ngoài giờ làm việc chính. Rất mong được học hỏi exp từ các bác trong ngành. Không biết với background từ marketing qua thì bác có lời khuyên nào cho e không ạ? và nếu học thêm về data thì liệu 2 ngành này có bổ trợ tốt cho nhau không?
Cảm ơn bác chủ thớt trước
Xem có gì áp dụng được luôn vào công việc thì cuốc trước thôi bác, học toán chay không ứng dụng luôn sẽ dễ nản.
Data phục vụ cho Marketing đã là một mảng to vật vã rồi, bác cứ yên tâm phát triển. Ôm và master riêng GA thôi cũng đủ sống rồi.
Như mình đang quan tâm đến Customer Journey Optimization và Customer Data Platform.
gongoncr
Mình đang học julia đc ko thớt. Có văn bằng thống kê doanh nghiệp
JonnyEvans
Chỉ biết sql có làm được ko các bác
tenors2
Mấy thím chuyên công nghệ thông tin ở trong đây có vẻ thiếu tự tin với ngành này thế nhỉ. Thằng bạn mình học Kinh tế quốc dân. Ra trường học thêm tí Python mà nó cũng làm đc DA cho Lazada kia kìa. Thằng này chắc trình code tuổi gì với các thím.
Cám ơn bác nhé. Mình note lại rồi, SQL mình chủ động học lại, do cũng có nền tảng lúc trước, may mắn A/B testing thì đi làm thường xuyên có. Chỉ có Database Design, chắc giống như cái ERD, cũng chập chững làm, sai lên sai xuống.
ERD mức conceptual trong Database Design đấy bác. Học SQL ổn một chút sẽ dễ hơn.
Mấy thím chuyên công nghệ thông tin ở trong đây có vẻ thiếu tự tin với ngành này thế nhỉ. Thằng bạn mình học Kinh tế quốc dân. Ra trường học thêm tí Python mà nó cũng làm đc DA cho Lazada kia kìa. Thằng này chắc trình code tuổi gì với các thím.
Món này đa ngành mà thím, không phải so mỗi khả năng code. Dân Biz hay IT làm đều phải học thêm. Định hướng và các vị trí công việc trong ngành này cũng khác nhau nữa.
mthuylinh92
Chộ, vợ ông có ý kiến gì ko? lên đây trao đổi Zalo
hoá ra thớt dạy ở datapot à?
trước hỏi học online thì ko có nên tiếc ghê
Giờ có online rồi đó bác. Nếu có điều kiện bác ủng hộ nhé.
Đưa lớp lên online phải build lại cả bộ giáo trình với setup riêng một con LMS để cho học viên tương tác nên hơi lâu.
Giờ có online rồi đó bác. Nếu có điều kiện bác ủng hộ nhé.
Đưa lớp lên online phải build lại cả bộ giáo trình với setup riêng một con LMS để cho học viên tương tác nên hơi lâu.
Trống vợ đó người ơi.
trước tính đổi ngành đó thím xong lại nhảy cty làm về planning analyst cụ thể là production plan nhưng cty về hoá dầu chứ ko IT nên ko biết cần học j.cty thì dùng power bi nhưng để làm report thui.đang build bộ phần mềm riêng,ko biết có j cần bổ sung ko thím,hiện chỉ dùng excel là chủ yếu
Trong ngành IT thấy mảng này hợp với anh em hệ thống thông tin, anh em làm code nhiều vào sẽ nhanh nản vì viết SQL và dùng tool khá nhiều. Tin học hóa đã đến giai đoạn xử lý data, giờ nhiều cty cần mảng này lắm vì dữ liệu nhiều mà không học được bao nhiêu từ kho đấy.
Mình thấy anh em học toán ứng dụng thì hợp hơn HTTT á
khodattenqua
thím cho m học hỏi thêm,
làm sao để kiểm soát đầu vào đúng nhất có thể vậy thím. đang bị vướng chỗ này
Với JD như sau thì vào cty mình làm những gì ak các bác, em chưa hình dung rõ, mong chỉ giáo ạ.
Build and continuously improve a variety of data analysis that add value to our business.
Develop in-depth understanding for what drives growth for the merchants and how it can be improved.
Collaborate with our Data Engineering team to get the most out of our existing datasets and ensure usability of data.
Own projects which incorporate use of statistical methodologies. Drive projects which aim to decrease the risk of potential losses and make our marketplace model more attractive for Company and external partners.You will design research plans and, in collaboration with your team, select the most appropriate methodologies.
necomake
Theo các bác thì làm DA này đường dài thì lên vị trí nào nhỉ, Data Scientist với Data Engineer à
Dạo này tự nhiên job này hot chứ mình thấy khả năng đi lên khá hẹp, hầu hết các job tuyển DA đến từ các công ty công nghệ, tài chính ngân hàng, các ngành khác khá ít. Thường cũng tuyển vị trí junior, senior là cùng chứ không tuyển cấp manager.
Nhiều người nghĩ từ DA sẽ lên DS, nhưng thực ra con đường rất là chua, không phải ai cũng cố được, và job DS cũng không nhiều.
Và với đặc thù ngành công nghệ thì khi không đi lên được thì khả năng sẽ bị đào thải, thay thế cao, tuổi nghề thấp
Chuyên ngành học của mình ngày trước là ngôn ngữ, sau này đi ra làm nhân sự. Gần đây mình có tìm hiểu và định hướng bản thân đi theo con đường People Analytics. Nhiệm vụ chính (do mình tìm hiểu và tự nghĩ ra) sẽ là đào data về ứng viên, về con người hiện tại để xây dựng mô hình ứng viên lý tưởng cho từng vị trí và tìm hiểu/đáp ứng sự thay đổi trong cơ cấu nhân sự theo mô hình kinh doanh từng thời điểm. Thêm một vài cái nữa như xây dựng chính sách phù hợp cho công ty, xây dựng chương trình đào tạo để phát triển tổ chức.
Mình định đi theo con đường là: học Power BI và thi DA100, học thêm về 1 khóa ngắn online về xác suất thống kê, học cơ bản về SQL và lập trình Python cơ bản. Dự kiến lộ trình 2 năm và bắt đầu theo đúng thứ tự nói trên.
Mình sử dụng excel ở mức trung bình, biết hàm cơ bản như if, vlookup, index, match và có thể lồng các hàm này với nhau, pivot table. Cũng khá thích data.
Không biết các thím thấy lộ trình mình tự nghĩ ra như thế có đủ đảm bảo để áp dụng được không? Hay có thím nào đã từng đi theo con đường này, hoặc biết người nào đi theo con đường này thì chỉ thêm cho mình với.
Mảng này hay đó bạn.
Mình trước có build team và lead 1 dự án HR Analytics. Team mình giải quyết bài toán phân tích xung quanh vòng đời nhân sự từ chuẩn hóa và lượng hóa quy trình tuyển dụng, phân bổ workload nhân sự cho từng dự án, đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả hoạt động (nhân sự và dự án). Doanh nghiệp lúc đó mình làm việc hoạt động theo matrix structure nên có nhiều thứ để làm.
Bài toán chua nhất trong đấy là chuẩn hóa quy trình và lôi từ các hệ thống ra để lấy được dữ liệu.
Hướng tiếp cận của bạn nên bắt đầu với Power BI, SQL rồi dành thời gian tìm hiểu thêm về domain nhân sự như quy trình nhân sự, sự khác biệt giữa các Org Structure, Structured behavioral interview, các hệ thống HRM,....
Python, toán không nên ưu tiên vội, tìm được task nào có thể cần dùng thì tập trung học sau.
Theo các bác thì làm DA này đường dài thì lên vị trí nào nhỉ, Data Scientist với Data Engineer à
Dạo này tự nhiên job này hot chứ mình thấy khả năng đi lên khá hẹp, hầu hết các job tuyển DA đến từ các công ty công nghệ, tài chính ngân hàng, các ngành khác khá ít. Thường cũng tuyển vị trí junior, senior là cùng chứ không tuyển cấp manager.
Nhiều người nghĩ từ DA sẽ lên DS, nhưng thực ra con đường rất là chua, không phải ai cũng cố được, và job DS cũng không nhiều.
Và với đặc thù ngành công nghệ thì khi không đi lên được thì khả năng sẽ bị đào thải, thay thế cao, tuổi nghề thấp
Gửi từ Meizu 15 bằng vozFApp
Câu hỏi của bác cũng hay này.
Đồng ý với thím đường từ DA sang DS hẹp, và không hẳn phù hợp với tất cả mọi người.
DA có thể đi lên tiếp theo hướng đi sâu một domain hoặc tech stack nào để thành expert, hướng sang các vị trí Analytics Manager, Data Project Manager, dài hạn có thể là CDO.
Ngoài ra DA có thể chuyển sang các vị trí khác vì có tư duy tốt phân tích, hiểu nghiệp vụ, có kỹ năng tech sẽ có rất nhiều lợi thế.
tinvaoanh
mình học ngành tâm lý, chuyên ngành là quản lý nhân sự,học cho biết thui chứ cái này làm nhức não quá...hiện tại làm mảng phân tích kèo banh và NBA.
đang hỗ trợ con bạn thân bên mảng giáo dục trẻ đặc biệt.
khả năng của mình là viết SEO online được...
tương lai là mình kiếm tiền từ mảng betting và rửa qua mảng giáo dục của bạn mình...bạn mình đầu ngành này ở SG rồi....
Đồng ý với thím đường từ DA sang DS hẹp, và không hẳn phù hợp với tất cả mọi người.
DA có thể đi lên tiếp theo hướng đi sâu một domain hoặc tech stack nào để thành expert, hướng sang các vị trí Analytics Manager, Data Project Manager, dài hạn có thể là CDO.
Ngoài ra DA có thể chuyển sang các vị trí khác vì có tư duy tốt phân tích, hiểu nghiệp vụ, có kỹ năng tech sẽ có rất nhiều lợi thế.
Đúng là thế nhưng nó chỉ bó gọn trong các công ty IT, ngân hàng
và cái kiến thức domain mình thấy cũng thường để làm project outsource là nhiều.
Các ngành hàng khác thật sự job DA khá ít đất diễn, họ chỉ cần một vài người làm analyst số liệu, báo cáo là đủ rồi, thường vị trí này nằm trong một bộ phận của công ty, chuyên phục vụ mục tiêu của bộ phận đó thôi, hướng đi lên khá hẹp do suốt ngày ngồi làm số liệu
Mình nghĩ bạn nào thích làm công nghệ, làm project, học hỏi liên tục, update công nghệ thì sẽ hợp làm DA cũng như mọi job trong cái Tech Industry vậy, nhìn có vẻ đầu vào nó dễ hơn các vị trí khác nhưng cũng dễ bị đào thải hơn, cạnh tranh như Dev vậy chứ không đơn giản là ngã rẽ cho dân kinh tế đâu.
Chung quy mình thấy DA cũng chỉ là một hướng trong mảng tech thôi, mọi người đừng nghĩ nó hot mà đâm đầu vô hối không kịp. cân nhắc khả năng bản thân rồi quyết định
JUchi
Định comment vài câu phá làng phá xóm cho các bạn new comer tỉnh ngộ. Nhưng thôi, để quy luật cung cầu quyết định
P/S Mình đang làm BA kiêm DA không lại nói người ngoài thì biết cái đéo gì
Đúng là thế nhưng nó chỉ bó gọn trong các công ty IT, ngân hàng
và cái kiến thức domain mình thấy cũng thường để làm project outsource là nhiều.
Các ngành hàng khác thật sự job DA khá ít đất diễn, họ chỉ cần một vài người làm analyst số liệu, báo cáo là đủ rồi, thường vị trí này nằm trong một bộ phận của công ty, chuyên phục vụ mục tiêu của bộ phận đó thôi, hướng đi lên khá hẹp do suốt ngày ngồi làm số liệu
Mình nghĩ bạn nào thích làm công nghệ, làm project, học hỏi liên tục, update công nghệ thì sẽ hợp làm DA cũng như mọi job trong cái Tech Industry vậy, nhìn có vẻ đầu vào nó dễ hơn các vị trí khác nhưng cũng dễ bị đào thải hơn, cạnh tranh như Dev vậy chứ không đơn giản là ngã rẽ cho dân kinh tế đâu.
Chung quy mình thấy DA cũng chỉ là một hướng trong mảng tech thôi, mọi người đừng nghĩ nó hot mà đâm đầu vô hối không kịp. cân nhắc khả năng bản thân rồi quyết định
Tương lai thì các kỹ năng về Data, Analytics sẽ blend vào các vị trí công việc hiện tại của các ngành nghề. Như kiểu tin học văn phòng, tiếng anh bây giờ. Có kỹ năng nhưng không nhất thiết phải title có chữ Data. Dù sao DA là vị trí trung gian nên bước đi tiếp theo cũng có nhiều lựa chọn hơn thuần tech hoặc thuần biz.
Giờ thị trường đang trending nên loạn lạc. Nhu cầu nhân lực vẫn nhiều, nhưng người làm được không có mấy. Nhiều big corp tuyển về mà không tận dụng hết.
Khi mảng dữ liệu trưởng thành hơn sẽ phân tách bộ phận và vai trò rõ ràng hơn, doanh nghiệp và ứng viên có kỳ vọng đúng đắn hơn về ngành.
Định comment vài câu phá làng phá xóm cho các bạn new comer tỉnh ngộ. Nhưng thôi, để quy luật cung cầu quyết định
P/S Mình đang làm BA kiêm DA không lại nói người ngoài thì biết cái đéo gì
Mình trước có build team và lead 1 dự án HR Analytics. Team mình giải quyết bài toán phân tích xung quanh vòng đời nhân sự từ chuẩn hóa và lượng hóa quy trình tuyển dụng, phân bổ workload nhân sự cho từng dự án, đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả hoạt động (nhân sự và dự án). Doanh nghiệp lúc đó mình làm việc hoạt động theo matrix structure nên có nhiều thứ để làm.
Bài toán chua nhất trong đấy là chuẩn hóa quy trình và lôi từ các hệ thống ra để lấy được dữ liệu.
Hướng tiếp cận của bạn nên bắt đầu với Power BI, SQL rồi dành thời gian tìm hiểu thêm về domain nhân sự như quy trình nhân sự, sự khác biệt giữa các Org Structure, Structured behavioral interview, các hệ thống HRM,....
Python, toán không nên ưu tiên vội, tìm được task nào có thể cần dùng thì tập trung học sau.
cảm ơn góp ý của thím. Đọc góp ý của thím và chia sẻ từ các thím khác bên dưới, mình sẽ bỏ qua phần toán và Python vì suy nghĩ kĩ thì đúng là mình cũng chưa có nhiều yêu cầu để dùng đến.
Về dự án ngày trước của thím, có thể chia sẻ thêm giúp mình cụ thể hơn là thím đã lượng hóa quy trình như thế nào được không?
Ví dụ: đi từ bước khảo sát nhân viên, quản lý về hình mẫu ứng viên để tìm ra 3 tiêu chí chung bắt buộc cho phù hợp văn hóa. Sau đó từng phòng ban phải liệt kê từng vị trí và lượng hóa yêu cầu đối với ứng viên để làm sao khi phỏng vấn có thể cho điểm 1-5 từng người, từ đó chọn ra người phù hợp?
Phân tích vòng đời nhân sự có phải tính từ khi người ta nộp CV đến khi người ta rời đi và xem yếu tố gì ảnh hưởng lớn nhất dựa trên dữ liệu?
cảm ơn góp ý của thím. Đọc góp ý của thím và chia sẻ từ các thím khác bên dưới, mình sẽ bỏ qua phần toán và Python vì suy nghĩ kĩ thì đúng là mình cũng chưa có nhiều yêu cầu để dùng đến.
Về dự án ngày trước của thím, có thể chia sẻ thêm giúp mình cụ thể hơn là thím đã lượng hóa quy trình như thế nào được không?
Ví dụ: đi từ bước khảo sát nhân viên, quản lý về hình mẫu ứng viên để tìm ra 3 tiêu chí chung bắt buộc cho phù hợp văn hóa. Sau đó từng phòng ban phải liệt kê từng vị trí và lượng hóa yêu cầu đối với ứng viên để làm sao khi phỏng vấn có thể cho điểm 1-5 từng người, từ đó chọn ra người phù hợp?
Phân tích vòng đời nhân sự có phải tính từ khi người ta nộp CV đến khi người ta rời đi và xem yếu tố gì ảnh hưởng lớn nhất dựa trên dữ liệu?
Các chỉ số chính về mảng nhân sự thì mình không nói nữa.
Về bài toán vòng đời nhân sự, bên mình làm như sau:
Hệ thống lại ngành, ngạch, bậc. Phân tách rõ từng line nhân sự, cấp bậc và vai trò.
Vẽ lại vòng đời nhân sự, đánh mã và dấu hiệu nhận biết (sự kiện) của từng cấp độ của nhân sự. (VD: Nộp CV, Pass PV 1, Pass PV 2, Thử việc, Chính thức, Nghỉ việc...)
Tìm và bóc dữ liệu từ các hệ thống. (Thời điểm đó có hơn chục hệ thống dữ liệu liên quan đến nhân sự: phỏng vấn, chấm công, tính lương, đánh giá, đào tạo --> Như một đống rác, nặng nhất ở đây là con SAP - HRM và Jira)
Song song với đó điều chỉnh lại quy trình và tích hợp các hệ thống nhân sự. Đập một số hệ thống đi nữa
)
Lượng hóa kết quả phỏng vấn bằng Structured Behavior Interview, bài test. Quy trình test cũng có thể phải điều chỉnh cho thống nhất.
Còn mấy bài toán nữa như quản lý định biên, phân bổ định biên và chi phí.
Vấn đề khoai nhất vẫn là chuẩn hóa được dữ liệu và quy trình do bên nào cũng muốn linh động, nhanh, nợ hồ sơ, nợ phỏng vấn.
)
thuocdo181
Vẫn còn nợ câu hỏi của một số bạn ở các trang trước. Mình sẽ sắp xếp thời gian trả lời tiếp.
Chiều nay mình có tham gia một buổi chia sẻ online trên diễn đàn UEB - VNU.
Bạn nào quan tâm thì tham gia trao đổi thêm nhé.
Có fen nào làm dữ liệu về y sinh ko? R với Python thì có người khuyên đi 1 cái thôi, mà mình thấy cả 2 đều ngon. R nhiều tài liệu tham khảo hơn, Python viết dễ hơn nhưng chịu khó đọc tiếng Anh. Ko biết nên đi tiếp cái nào?
Có fen nào làm dữ liệu về y sinh ko? R với Python thì có người khuyên đi 1 cái thôi, mà mình thấy cả 2 đều ngon. R nhiều tài liệu tham khảo hơn, Python viết dễ hơn nhưng chịu khó đọc tiếng Anh. Ko biết nên đi tiếp cái nào?
Theo mình thấy thì cái gì có thì Python có cả, làm được cả. Đổi lại syntax thôi.
Nên mình nghĩ học Python hơn.
Có fen nào làm dữ liệu về y sinh ko? R với Python thì có người khuyên đi 1 cái thôi, mà mình thấy cả 2 đều ngon. R nhiều tài liệu tham khảo hơn, Python viết dễ hơn nhưng chịu khó đọc tiếng Anh. Ko biết nên đi tiếp cái nào?
Học gì cũng được, tập trung thành thạo 1 ngôn ngữ sẽ thành thạo mấy cái còn lại nhanh thôi.
Theo mình thấy thì cái gì có thì Python có cả, làm được cả. Đổi lại syntax thôi.
Nên mình nghĩ học Python hơn.
+ 1 Python giống bác. Vì thói quen và tính đa dụng của nó là chính (coi như sở thích cá nhân). Mấy đoạn tranh cãi ngôn ngữ nào thượng đẳng hơn vô nghĩa vc.
Có title sách nào fen tâm đắc ko? Tiếng nào cũng đc.
Python for Data Analytics - Wiley
HBR Guide to Data Analytics Basics for Managers - HBR
Modern Database Management System - Pearson
How to lie with statistic
...
Còn mấy quyển sách giáo khoa kiểu Storytelling with data... thì thôi khỏi nhắc.
Mình thấy Datacamp cũng okie. Nếu chưa muốn đầu tư lắm thì học các open course trên coursera, edx, mooc mấy trường lớn cũng nhiều khóa ngon. Quan trọng là có học hay không thôi.
wall[e]
Data Analyst thì range lương thị trường tầm bao nhiêu chủ thớt nhĩ, hồi bữa 1 có nhận dc offer của 1 cty bảo hiểm ở TP.HCM thì hơn 15tr một xíu (gross & nghỉ t7-cn)
Data Analyst thì range lương thị trường tầm bao nhiêu chủ thớt nhĩ, hồi bữa 1 có nhận dc offer của 1 cty bảo hiểm ở TP.HCM thì hơn 15tr một xíu (gross & nghỉ t7-cn)
Còn tùy kinh nghiệm và ngành nghề:
Intern - Fresher khoảng 10 đổ lại.
Junior - 1x.
Associate trở lên thì phụ thuộc nhiều yếu tố.
Range trên là tính mặt bằng chung ở HN chỉ mang tính chất tham khảo, HCM cao hơn khoảng 20-30% (estimated).
Các trường hợp ngoại lệ thì không tính. Mảng này đang thiếu nhân sự làm được việc nên nếu tự tin, được refer vị trí phù hợp hoặc phỏng vấn tốt thì thu nhập cũng vô cùng lắm.
Ngành Data nói chung dạo này đang hot, các con giời lao vào cũng nhiều mà không có định hướng nên phí thời gian hoặc bị chăn dắt chẳng đi đến đâu.
Mấy tuần nay covid không đi cày được nên lập cái topic tư vấn chơi chơi và kể chuyện công việc, chia sẻ với anh em.
Sơ lược về mình:
Mình làm dữ liệu từ năm 2014, khởi đầu từ Data Analyst sau lấn sang làm đủ thứ từ DBA, Data Quality Control, Head of Data Department, Data Architect, MIS Project Manager.
Ngành học đại học là phân tích tài chính, theo mảng này phải học thêm khá nhiều về CNTT.
Mình có làm thêm mảng đào tạo, tư vấn, triển khai từ 2018. Hiện tại, vẫn đang làm đào tạo cho cá nhân, doanh nghiệp, liên kết với một số trường đại học.
Phạm vi topic này:
Kể chuyện nghề: lịch sử làm việc, những cú để đời trong quá trình hành nghề.
Tư vấn nghề nghiệp: Cho các bạn quan tâm, muốn theo ngành này.
Kết nối đến các thím cùng ngành. Mình có theo dõi vài topic, thấy cũng nhiều thím làm cùng ngành, hi vọng kết nối và hỗ trợ được lẫn nhau.
Tìm đồng đội: Team mình đa phần giờ các anh em đều làm sâu về chuyên môn, không có người làm marketing, vận hành và growth . Hi vọng, kết nối được với các bạn cùng chí hướng và có khả năng làm mảng giáo dục.
Miễn là anh em còn phản hồi, mình sẽ duy trì thread này.
Để mở đầu, mình note lại một số quan điểm cá nhân về một số lầm tưởng trong ngành:
1. Làm dữ liệu phải giỏi siêu nhân về toán, thần thánh về lập trình hoặc công cụ, hiểu rất sâu về business.
Quan điểm cá nhân: Bạn code tốt hơn một ông thuần về business, hiểu về business hơn một ông dev bình thường, hiểu về toán tốt hơn cả 2 ông kia (cũng chưa biết đâu vì nhiều dev xịn mình biết học sư phạm toán với toán ứng dụng ra đấy :-s ). bạn viết truy vấn SQL có thể tốt hơn Dev vì bạn hiểu về business nhưng thử viết một stored produce xử lý một tác vụ của phần mềm xem có toang không đã nhé.
2. Bạn không cần học SQL, lập trình. Mấy cái đó chỉ dành cho các công ty nghèo không có tiền mua tool xịn như Power BI, Alteryx.... Còn làm gì có tool làm được hết rồi, cần thì request IT xử lý..
Quan điểm cá nhân: Tool toy rất tiện và bản thân mình cũng ủng hộ tool nếu có thể. Tuy nhiên tool nào cũng có mặt hạn chế. Thử vào một doanh nghiệp và cần trích xuất dữ liệu trực tiếp với lượng dữ liệu từ vừa đến lớn với logic phức tạp thì SQL sẽ là cứu cánh để bạn triển khai được nhanh, gọn và mạch lạc hơn. Và mình học và làm việc sâu với SQL không phải vì mình "nghèo" mà vì tính phổ biến, khả năng tùy biến của ngôn ngữ và ưu điểm tuyệt đối của nó trong một số hoàn cảnh cụ thể. Ít nhất mình có quyền lựa chọn thay vì chết vì phụ thuộc tool toy.
3. Mình chỉ cần học về tư duy là đủ rồi, chứ công cụ không quan trọng.
Quan điểm cá nhân: Việc đầu tiên khi người ta học làm bếp là học cầm con dao sơ chế miếng thịt, cá như thế nào. Với một chief có thể nấu được bữa ăn từ bất cứ những công cụ gì họ có trong tay. Họ làm được vì họ từng sử dụng qua rất nhiều công cụ chứ không phải họ chỉ ngồi học lý thuyết về ẩm thực. Trước đây mình đã từng viết 1 bài về Law of the Instrument: "if all you have is a hammer, everything looks like a nail". Quá trình sử dụng công cụ để giải quyết vấn đề giúp bạn phát triển tư duy, nếu khả năng sử dụng công cụ của bạn bị giới hạn thì rất có thể bạn sẽ dẫn về số 2, phụ thuộc vào một công cụ nào đó vì không còn quyền lựa chọn. Khá hài hước khi tư tưởng coi thường công cụ nhưng xét mặt nào đó lại bị phụ thuộc vào công cụ.
)
4. Ngược lại với 3, mình cần phải giỏi công cụ X, master công cụ Y, công ty không tuyển mình vì mình không giỏi công cụ xyz.
Quan điểm cá nhân: Thành thạo công cụ là một điểm cộng lớn khi bạn apply công việc, nhất là với các vị trí junior. Tuy nhiên, nếu như bạn đã
thành thạo và tạo được sản phẩm bằng một công cụ nào đó, bạn hoàn toàn có thể học công cụ tương đương mà không mất nhiều thời gian. Các nguyên lý và cách sử dụng công cụ, ngôn ngữ lập trình đều tương tự nhau, nếu học hãy tập trung vào một số mảng và thực sự thành thạo nó thay vì đẽo cày giữa đường để gom key word ném vào CV.
5. Mình đã luyện xong 1001 đường tịch tà kiếm phổ, sẵn sàng trở thành siêu nhân trong ngành dữ liệu.
Quan điểm cá nhân: Bạn có thể chỉ cần thuần Excel vẫn kiếm được công việc chính thức trong ngành dữ liệu với mức lương tính bằng nghìn USD (người thật việc thật). Nhưng đa phần các công việc trong ngành dữ liệu đều cần tìm hiểu thêm rất nhiều thứ khác, tech stack khác với dự án trước đây, domain khác với domain đã biết, nghiệp vụ hoặc luật lá thay đổi. Bạn sẽ tìm hiểu đủ thứ từ marketing đến UI-UX design, human heuristics.... Giữ tư duy mở và thái độ sẵn sàng học bất cứ cái gì công việc yêu cầu. Khả năng học và vận dụng nhanh mới giúp bạn sống sót và phát triển tốt trong ngành này.
6. Làm BI/DA là phải làm dashboard đẹp, kể được câu chuyện về dữ liệu, phải có 1001 nghiêm quy giới luật về information design cần tuân thủ.
Quan điểm cá nhân: Bạn cần phải làm được những điều trên nhưng chỉ là một phần rất nhỏ trong công việc, nếu bạn tôn thờ nó quá thì nhiều khả năng bạn làm consultant hơn là làm in-house cho doanh nghiệp. Đào bới được dữ liệu xem nó nằm đâu trong hệ thống, thống nhất được với các đơn vị xem dữ liệu nào chính xác đã hộc máu rồi. Nhiều stakeholders chỉ cần một cái pivot table hay chart đơn giản là quá đủ cho nhu cầu của họ. Quan trọng là context và mục đích sử dụng và làm sao tối đa được giá trị cho stakeholders.
Mời các cao nhân khác trao đổi và đóng góp thêm.
Bạn nào có câu hỏi gì cũng thả luôn ở đây nhé.
Phen chỉ vài chiêu DA dăm ba cái điểm số trong trường học (vd lớp 9 đi) với T_T. Một lớp 35 ông hs có nhiều môn chia làm 2 học kỳ, mỗi môn có 3 loại điểm: đểm hệ số 1, điểm hệ số 2, điểm kt hk. Điểm hệ số 1 thì có môn 1 cột, môn 2-3 cột.
=> tổ chức data như thế nào là hợp lý trước ? bảng theo môn, bảng theo học kỳ...bảng theo học sinh ??
Phen chỉ vài chiêu DA dăm ba cái điểm số trong trường học (vd lớp 9 đi) với T_T. Một lớp 35 ông hs có nhiều môn chia làm 2 học kỳ, mỗi môn có 3 loại điểm: đểm hệ số 1, điểm hệ số 2, điểm kt hk. Điểm hệ số 1 thì có môn 1 cột, môn 2-3 cột.
=> tổ chức data như thế nào là hợp lý trước ? bảng theo môn, bảng theo học kỳ...bảng theo học sinh ??
Phần này liên quan đến tổ chức dữ liệu thím nhé. Topic của thím mở rộng sẽ đụng đến mô hình hóa dữ liệu và thiết kế CSDL. (Mình có chứng chỉ Solution Expert của Microsoft về mảng này).
Như bài toán của thím, nếu mình tổ chức trong CSDL một cách đơn giản nhất sẽ ntn:
1. Bảng danh sách học viên:
Mã học viên.
Tên học viên, và các thông tin khác.
2. Bảng danh sách môn học:
Mã môn học,
Các thông tin khác.
3. Bảng danh sách kỳ học:
Mã kỳ học,
Ngày bắt đầu, ngày kết thúc, các thông tin khác.
4. Bảng danh sách giáo viên (nếu cần):
Mã giáo viên,
Các thông tin khác xoay quanh giáo viên.
5. Bảng điểm của học sinh:
Mã học sinh
Mã môn học
Mã kỳ học
Mã giáo viên đứng lớp
Mã đầu điểm
Hệ số đầu điểm
Giá trị điểm số
Với bảng 5 bạn sẽ tính toán được hầu hết các chỉ số bạn cần một cách đơn giản. (Có thể làm tương tự với Excel nếu muốn)
Đây là trường hợp đơn giản nhất, mở rộng ra thì đủ case: học sinh thi lại, học lại, cải thiện điểm, thiếu đầu điểm.....
Phần này liên quan đến tổ chức dữ liệu thím nhé. Topic của thím mở rộng sẽ đụng đến mô hình hóa dữ liệu và thiết kế CSDL. (Mình có chứng chỉ Solution Expert của Microsoft về mảng này).
Như bài toán của thím, nếu mình tổ chức trong CSDL một cách đơn giản nhất sẽ ntn:
1. Bảng danh sách học viên:
Mã học viên.
Tên học viên, và các thông tin khác.
2. Bảng danh sách môn học:
Mã môn học,
Các thông tin khác.
3. Bảng danh sách kỳ học:
Mã kỳ học,
Ngày bắt đầu, ngày kết thúc, các thông tin khác.
4. Bảng danh sách giáo viên (nếu cần):
Mã giáo viên,
Các thông tin khác xoay quanh giáo viên.
5. Bảng điểm của học sinh:
Mã học sinh
Mã môn học
Mã kỳ học
Mã giáo viên đứng lớp
Mã đầu điểm
Hệ số đầu điểm
Giá trị điểm số
Với bảng 5 bạn sẽ tính toán được hầu hết các chỉ số bạn cần một cách đơn giản. (Có thể làm tương tự với Excel nếu muốn)
Đây là trường hợp đơn giản nhất, mở rộng ra thì đủ case: học sinh thi lại, học lại, cải thiện điểm, thiếu đầu điểm.....
Have fun.
Mình nghĩ bảng điểm thì không cần có mã giáo viên chứ bác. Thay vào đó nên có 1 bảng phân công giáo viên:
ID bản ghi
ID giáo viên
ID lớp
ID kỳ
ID môn.
Mình không dùng discord, có MS Teams, skype, zalo, fb mess. Thím vote đi.
Zalo nếu thím không có telegram nhé. MS team thì dính acc cty không tiện cho nhiều bạn, skype thì phò phạch quá,
Suchin
Oánh dấu
Chủ thớt cho hỏi giờ có các công ty công nghệ hay tập đoàn lớn nào tuyển job DA nhỉ
mình có kinh nghiệm 5 năm phát triển từ đầu, tối ưu và vận hành hệ thống DWH phục vụ báo cáo liên quan mảng viễn thông, muốn thử nhảy hẳn sang mảng DA xem có hợp không
Oánh dấu
Chủ thớt cho hỏi giờ có các công ty công nghệ hay tập đoàn lớn nào tuyển job DA nhỉ
mình có kinh nghiệm 5 năm phát triển từ đầu, tối ưu và vận hành hệ thống DWH phục vụ báo cáo liên quan mảng viễn thông, muốn thử nhảy hẳn sang mảng DA xem có hợp không
Port như này đăng linkedin 1 ngày có mà từ chối mỏi tay chứ cần gì hỏi
Oánh dấu
Chủ thớt cho hỏi giờ có các công ty công nghệ hay tập đoàn lớn nào tuyển job DA nhỉ
mình có kinh nghiệm 5 năm phát triển từ đầu, tối ưu và vận hành hệ thống DWH phục vụ báo cáo liên quan mảng viễn thông, muốn thử nhảy hẳn sang mảng DA xem có hợp không
Nếu chỉ làm theo JD của công việc thì DE (công việc hiện tại của bạn) và DA sẽ khác nhau kha khá, nhưng DE là nền tảng tốt để build các nền tảng (base) hỗ trợ DA tốt
DE thì quá rành về việc thụ thập, tổ chức, biến đổi dữ làm sao để có thể lấy được các giá trị cần lấy một cách nhanh nhất, trong khi DA thì nhìn vào các kết quả đó để nhận xét đánh giá điều gì đang xảy ra, DA cần có nhiều kiến thức về nghiệp vụ và nhạy bén với những con số, trong khi DE thì thiên về kỹ thuật hơn nào là ETL, Dim,Fact.. multi dimensional ....
Chúc fence nhảy qua làm DA thành công nha
nvtb3333
Mình tay mơ, làm bên mảng bioprocess, cty có phần mềm SIMCA chạy MVDA mà cảm giác thiếu kiến thức vs data nên dựng hoài chưa đc cái model nào ổn
rooney1004
hi thím, eđang làm bank, nghiệp vụ phân tích tài chính, làm báo cáo ngành, thẩm định các kiểu
đang có mong muốn chuyển sang ngành liên quan đến data, mà vẫn duy trì kiến thức tài chính ngân hàng của mình; thì nên bắt đầu từ đâu bác nhỉ
em có xem một số workshop thì họ bảo nên học power bi trước, rồi học sql
Mình nghĩ bảng điểm thì không cần có mã giáo viên chứ bác. Thay vào đó nên có 1 bảng phân công giáo viên:
ID bản ghi
ID giáo viên
ID lớp
ID kỳ
ID môn.
Mình thiết kế dành cho phân tích nên có xu hướng dồn hết vào các bảng sự kiện. Case trên của bác kia chỉ là sample cho việc tính điểm số thôi. Theo các use case khác sẽ cần điều chỉnh, bổ sung như bác suggest cũng là một hướng.
Lakmin
Em hỏi ngu tẹo, DA với BA cùng level thì job nào lương cao hơn nhỉ
hi thím, eđang làm bank, nghiệp vụ phân tích tài chính, làm báo cáo ngành, thẩm định các kiểu
đang có mong muốn chuyển sang ngành liên quan đến data, mà vẫn duy trì kiến thức tài chính ngân hàng của mình; thì nên bắt đầu từ đâu bác nhỉ
em có xem một số workshop thì họ bảo nên học power bi trước, rồi học sql
Nó bảo vậy để nó bán khóa học thôi. Chứ cơ bản là bạn nên học SQL, có tư duy giải thuật và cấu trúc dữ liệu, lúc đó quay trở lại học Power BI thì 1 tuần là nắm hết.
Em hỏi ngu tẹo, DA với BA cùng level thì job nào lương cao hơn nhỉ
Cái này mình không rõ, nhưng rank thực tế của BA senior tầm 5 năm kinh nghiệm là khoảng 1k5+ net tùy domain, domain hot như tài chính ngân hàng bảo hiểm chứng khoán... thì cao hơn.
Và nếu title có kiêm BA lead / Manager thì tầm 2k+ net.
Chỉ so về yoe thôi chứ "cùng level" hơi khó định nghĩa giữa BA và DA
hi thím, eđang làm bank, nghiệp vụ phân tích tài chính, làm báo cáo ngành, thẩm định các kiểu
đang có mong muốn chuyển sang ngành liên quan đến data, mà vẫn duy trì kiến thức tài chính ngân hàng của mình; thì nên bắt đầu từ đâu bác nhỉ
em có xem một số workshop thì họ bảo nên học power bi trước, rồi học sql
Bên mình có đào tạo Power BI, thường suggest các bạn mới bắt đầu từ SQL + Power BI.
Ở bank thì mình có triển khai Power BI cho SHB, đào tạo Power BI cho Techcombank, CBBank. Đều là các phòng kế hoạch, tài chính đi học.
Bên mình có đào tạo Power BI nhé.
Ở bank thì mình có triển khai Power BI cho SHB, đào tạo Power BI cho Techcombank, CBBank. Đều là các phòng kế hoạch, tài chính đi học.
Nó bảo vậy để nó bán khóa học thôi. Chứ cơ bản là bạn nên học SQL, có tư duy giải thuật và cấu trúc dữ liệu, lúc đó quay trở lại học Power BI thì 1 tuần là nắm hết.
thím có course nào free để tự nghiên cứu học tập không?
tự tìm hiểu, không quen ai làm lĩnh vực này nên tù mù quá
Nó bảo vậy để nó bán khóa học thôi. Chứ cơ bản là bạn nên học SQL, có tư duy giải thuật và cấu trúc dữ liệu, lúc đó quay trở lại
học Power BI thì 1 tuần là nắm hết.
Cái này sao mình thấy nhiều thím (kể cả có kinh nghiệm) hay cho các bạn mới cái impression là Power BI dễ nhỉ.
DAX có cái date table/time intelligence, hay mấy cái filter direction, filter context thì người mới chắc phải một hồi mới hiểu được chứ dễ gì một tuần.
Power BI kéo thả thì nhìn qua có vẻ dễ thật, nhưng ví dụ một measure tính growth vs LY/previous period, hoặc tính share nhưng không trên tổng selected, mà trên một cái subtotal/một cái base 100% khác, lập tức khó ngay.
Chưa kể cái ETL của Power BI là Power Query nữa, cái đó floor thì thấp, nhưng ceiling có thể tới trời luôn.
Mấy bác cho em hỏi nắm chắc skillset của DA nhưng chưa có kinh nghiệm với domain knowledge thì có chỗ nào nhận thực tập không nhỉ ?
hay phải tự tìm hiểu domain knowledge từ trước ?
Thị trường đang thiếu nhân sự nên vẫn đầy nhà tuyển dụng nhận. Mỗi tội mình phỏng vấn thì thường "nắm chắc" của các bạn ứng viên nó khác với khái niệm "nắm chắc" của nhà tuyển dụng.
Bạn quan tâm phỏng vấn có thể tham gia webinar này do mình tổ chức.
Nhân vật chính là một học viên sinh năm 2021, đang học đại học năm 2 ở US, về VN Gap year trốn dịch.
Chưa có bằng đại học, phỏng vấn nhận được 18 offer intern, junior ở thị trường HN và 2 offer ở US.
Đã làm ntn thì trong sự kiện có nhé.
Cái này sao mình thấy nhiều thím (kể cả có kinh nghiệm) hay cho các bạn mới cái impression là Power BI dễ nhỉ.
DAX có cái date table/time intelligence, hay mấy cái filter context thì người mới chắc phải một hồi mới hiểu được chứ dễ gì một tuần.
Power BI kéo thả thì nhìn qua có vẻ dễ thật, nhưng ví dụ một measure tính growth vs LY/previous period, hoặc tính share nhưng không trên tổng selected, mà trên một cái subtotal/một cái base 100% khác, lập tức khó ngay.
Chưa kể cái ETL của Power BI là Power Query nữa, cái đó entry floor thấp nhưng ceiling thì tới trời luôn.
Power BI nó dễ dùng quá dẫn đến cái false sense là t thành master sau 1 tuần ấy.
Mấy thanh niên học tủ thi xong cái DA-100 ra chém gió đi dạy quá trời.
Trong khi có team doanh nghiệp làm việc với Power BI cả mấy năm rồi, mời mình về dạy Advanced Dax and Data Modeling phải tẩy não lại từ đầu do cái tư tưởng dùng Power BI thay cho vẽ chart trên Excel.
Còn chuyện SQL thì nên học, nhưng vì các bạn không có môi trường để thực hành nên sẽ không ngấm sâu được. Mình vẫn recommend các bạn hướng về cái gì tạo ra sản phẩm cho mình trước mới đi tiếp được.
Cái này sao mình thấy nhiều thím (kể cả có kinh nghiệm) hay cho các bạn mới cái impression là Power BI dễ nhỉ.
DAX có cái date table/time intelligence, hay mấy cái filter direction, filter context thì người mới chắc phải một hồi mới hiểu được chứ dễ gì một tuần.
Power BI kéo thả thì nhìn qua có vẻ dễ thật, nhưng ví dụ một measure tính growth vs LY/previous period, hoặc tính share nhưng không trên tổng selected, mà trên một cái subtotal/một cái base 100% khác, lập tức khó ngay.
Chưa kể cái ETL của Power BI là Power Query nữa, cái đó floor thì thấp, nhưng ceiling có thể tới trời luôn.
Thứ nhất là mình có nói phía trên, nắm được SQL về
tư duy giải thuật và cấu trúc dữ liệu. Nắm chắc được SQL + trải nghiệm dự án thật ít cũng phải 6 tháng - 1 năm.
Thứ hai là DAX hay
Power Query bản chất nó là gì? SQL là gì? Structure
Query Language. Mình nói là học SQL cho chắc đã, được chưa?
Nó bảo vậy để nó bán khóa học thôi. Chứ cơ bản là bạn nên học SQL, có tư duy giải thuật và cấu trúc dữ liệu, lúc đó quay trở lại học Power BI thì 1 tuần là nắm hết.
Thứ ba,Tất nhiên là 1 tuần thì hơi quá, nhưng ở Việt Nam, cái group này nó dạy power BI 4 củ trong 2 ngày thì theo bạn là dạy được DAX và Power Query chuyên sâu ở tầm ceiling như bạn nói không?
Power BI nó dễ dùng quá dẫn đến cái false sense là t thành master sau 1 tuần ấy.
Mấy thanh niên học tủ thi xong cái DA-100 ra chém gió đi dạy quá trời.
Trong khi có team doanh nghiệp làm việc với Power BI cả mấy năm rồi, mời mình về dạy Advanced Dax and Data Modeling phải tẩy não lại từ đầu do cái tư tưởng dùng Power BI thay cho vẽ chart trên Excel.
Còn chuyện SQL thì nên học, nhưng vì các bạn không có môi trường để thực hành nên sẽ không ngấm sâu được. Mình vẫn recommend các bạn hướng về cái gì tạo ra sản phẩm cho mình trước mới đi tiếp được.
À đương nhiên SQL là cần biết, mình không phản đối cái đó. Mình đang muốn các bạn newbie có cái nhìn đúng hơn về PBI thôi, không thì cứ thấy kéo thả là lên chart thì nghĩ là ngon
Mình cũng có vài case nhìn thấy mình làm, nhìn thấy tương tác bắt mắt thì hỏi, mình cũng hướng dẫn, cũng headsup là nó không dễ vậy đâu, vẫn nghĩ là dễ, xong bỏ ngang.
Riêng cái việc data chưa model chuẩn, kéo vào cái chart thì PBI tự group vào các năm/quý/tháng/ngày, là đã không sử dụng được rồi.
Thứ nhất là mình có nói phía trên, nắm được SQL về tư duy giải thuật và cấu trúc dữ liệu. Nắm chắc được SQL + trải nghiệm dự án thật ít cũng phải 6 tháng - 1 năm.
Thứ hai là DAX hay
Power Query bản chất nó là gì? SQL là gì? Structure
Query Language. Mình nói là học SQL cho chắc đã, được chưa?
Thứ ba,Tất nhiên là 1 tuần thì hơi quá, nhưng ở Việt Nam, cái group này nó dạy power BI 4 củ trong 2 ngày thì theo bạn là dạy được DAX và Power Query chuyên sâu ở tầm ceiling như bạn nói không?
Sao aggressive vậy thím, mình chỉ muốn đưa đủ context, đặc biệt là cho các bạn mới thôi
Mình nghĩ SQL không có tương đương với M, từ mục đích sử dụng tới logic tới syntax. Thím đưa một bạn thành thạo SQL vào Power Query rồi hỏi dùng, kể cả hỏi logic thôi, đảm bảo bị cứng ngay.
Quan điểm của mình nhé, chưa hiểu filter context, chưa viết được một cái CALCULATE(FILTER) nào, chưa sử dụng được time intelligence thì không thể gọi là "biết dùng PBI". Cái đó với mình mới là floor thôi ấy...
Hồi trước mình cũng dạo một vòng mấy course trên mạng về PBI, thì thấy chủ yếu nội dung xoay quanh "import data set siêu sạch này, load data xong, giờ kéo cái field này vào chart, xong, bạn đã biết Power BI". Cái đó dẫn tới ấn tượng sai, và cả cách làm sai nữa.
F.Terminator
Ai muốn học Power BI thì có thể cày cuốn
The Definitive Guide to DAX, cuốn này được coi là kinh thánh của DAX. Heads up trước là không dễ, với lại đôi khi phải có tình huống thực tế mới thực sự hiểu & áp dụng được. Bản thân mình cũng chưa đọc & dùng hết kiến thức trong đây (tự thấy bản thân vẫn còn thiếu nhiều thứ trong nghề này lắm).
Cuốn trên không có cover Power Query,
M Is for (Data) Monkey mình thấy cũng hay được mọi người nhắc tới.
code web app python 4 năm cũng đang định sang làm dữ liệu, bác có thể chia sẻ em nên bắt đầu từ đâu không, em cũng chưa hình dung ra công việc này làm gì
sql query thì em cũng khá
Thứ nhất là mình có nói phía trên, nắm được SQL về
tư duy giải thuật và cấu trúc dữ liệu. Nắm chắc được SQL + trải nghiệm dự án thật ít cũng phải 6 tháng - 1 năm.
Thứ hai là DAX hay
Power Query bản chất nó là gì? SQL là gì? Structure
Query Language. Mình nói là học SQL cho chắc đã, được chưa?
Thứ ba,Tất nhiên là 1 tuần thì hơi quá, nhưng ở Việt Nam, cái group này nó dạy power BI 4 củ trong 2 ngày thì theo bạn là dạy được DAX và Power Query chuyên sâu ở tầm ceiling như bạn nói không?
View attachment 668348
Đồng ý với thím là SQL hay rộng hơn là database fundamental quan trọng. Tuy nhiên các bạn học SQL nhưng không có điều kiện ứng dụng trong công việc sẽ khó thành thạo và ngấm được hết để chuyển đổi tư duy sang các công cụ khác.
À đương nhiên SQL là cần biết, mình không phản đối cái đó. Mình đang muốn các bạn newbie có cái nhìn đúng hơn về PBI thôi, không thì cứ thấy kéo thả là lên chart thì nghĩ là ngon
Mình cũng có vài case nhìn thấy mình làm, nhìn thấy tương tác bắt mắt thì hỏi, mình cũng hướng dẫn, cũng headsup là nó không dễ vậy đâu, vẫn nghĩ là dễ, xong bỏ ngang.
Riêng cái việc data chưa model chuẩn, kéo vào cái chart thì PBI tự group vào các năm/quý/tháng/ngày, là đã không sử dụng được rồi.
Sao aggressive vậy thím, mình chỉ muốn đưa đủ context, đặc biệt là cho các bạn mới thôi
Mình nghĩ SQL không có tương đương với M, từ mục đích sử dụng tới logic tới syntax. Thím đưa một bạn thành thạo SQL vào Power Query rồi hỏi dùng, kể cả hỏi logic thôi, đảm bảo bị cứng ngay.
Quan điểm của mình nhé, chưa hiểu filter context, chưa viết được một cái CALCULATE(FILTER) nào, chưa sử dụng được time intelligence thì không thể gọi là "biết dùng PBI". Cái đó với mình mới là floor thôi ấy...
Hồi trước mình cũng dạo một vòng mấy course trên mạng về PBI, thì thấy chủ yếu nội dung xoay quanh "import data set siêu sạch này, load data xong, giờ kéo cái field này vào chart, xong, bạn đã biết Power BI". Cái đó dẫn tới ấn tượng sai, và cả cách làm sai nữa.
Mình cũng ủng hộ quan điểm học SQL cho tất cả các bạn có định hướng làm việc với dữ liệu. Chỉ là như thím, muốn để các bạn nắm được rõ context của việc học này.
Cả hệ sinh thái Power BI nói chung rất rộng, muốn thành thạo nó SQL là quan trọng nhưng không hẳn là bắt buộc. Và cũng không nên để các bạn hiểu kiểu Power BI là subset của SQL, học SQL xong sẽ có thể thành thạo Power BI ở mức tương đương.
Yếu tố nữa cần cân nhắc với các bạn là môi trường làm việc và các bạn ứng dụng như thế nào? Các khóa học sẽ mang lại kiến thức foundation, định hướng cách học tập và hỗ trợ các bạn trong giai đoạn đầu. Nếu học xong các bạn không làm thường xuyên thì lấy gì cạnh tranh với những người cũng học đầy đủ và làm việc đó hàng ngày?
Nhân tiện để các bạn khỏi suy nghĩ nhiều thì vẫn có combo data analytics foundation, không chọn được thì chọn cả 2 cho nhanh:
Khóa này không phải kiểu khóa học các bạn ngồi nghe cho vui, chán quá thì bỏ đấy, cuối khóa thì phát chứng chỉ rồi tung hô nhau lên trời. Thế nên mình lưu ý luôn với mấy Vozer kẻo sau này lại tranh cãi mất hay:
1. Bên mình không bán thuốc học giỏi, mình có thể cam kết team sẽ support các bạn tối đa có thể nhưng không học thay các bạn được.
2. Học online sẽ vất vả hơn offline do phải thực hành nhiều và follow khó. Nên các nội dung thực hành các bạn sẽ được gửi trước để tham khảo, gửi sau buổi học để làm lại.
3. Thời gian chính của khóa học các bạn nên tận dụng để giải quyết các vấn đề các bạn gặp phải khi thực hành, làm bài tập hoặc áp dụng vào công việc.
code web app python 4 năm cũng đang định sang làm dữ liệu, bác có thể chia sẻ em nên bắt đầu từ đâu không, em cũng chưa hình dung ra công việc này làm gì
sql query thì em cũng khá
Bắt đầu bằng cách tập trả lời câu hỏi tại sao, chuyện gì đang xảy ra dựa vào mớ data bạn thu thập được, Tại sao doanh số tháng này thấp hơn tháng trước, tại sao tháng này doanh số thuốc lá tăng nhưng beer lại giảm blabal, bạn phải kết hợp những con số trong data và các điều kiện, yếu tố khác nữa thì kết quả mới có độ tin cậy cao
Mấy bạn làm DA nhạy cảm với mấy con số này vãi, và góc nhìn của DA rất rộng
warriorsorochilu
Mình hiện đang làm Equity Analyst nhưng mà việc viết báo cáo đa phần, mình nghĩ ở các cty chứng khoán hoặc quỹ cũng chỉ làm thủ công. Đa phần là dự đoán bằng kinh nghiệm mà ko back test. Kiến thức về tài chính mình cũng đc kha khá, nhưng ko biết chủ thớt có gợi ý gì về việc nghiên cứu data analysis theo hướng nào. Mình thấy việc làm tay ntn khá là chủ quan. Viết ra đúng thì ôi tôi giỏi vãi lol, forecast sai thì chả thấy ai chịu trách nhiệm vô hình chung làm cho các báo cáo khá là chủ quan và ko có giá trị định lượng
.
Thành ra đa phần khi đọc báo cáo mình chỉ đọc tới phần định tính và đánh giá BCTC là ngưng. Phần định giá là phần tào lao nhất
. Thích bn là có bấy nhiêu thôi, back test ko có.
Thêm nữa là Machine Learning, ko biết mấy cái này có ai đã áp dụng trong ngành tài chính chưa nhỉ.
awoanda
Đào mộ tí, hiện mình đang làm Trade Marketing specialist của cty fintech. Hiện đang chuyển dần qua Brand MKT. Thực tế trong công việc thì có team BI, BA đã cung cấp các Dashboard thông thường rồi, tuy nhiên nhiều khi model của các bạn cung cấp không đáp ứng đủ kết quả trả về để phân tích nên mình muốn chủ động thay đổi các trường, hoặc custom trên dashboard có sẵn để đưa ra các báo cáo của bộ phận khi cần.
Bên mình dùng cả Power BI (team Kế hoạch), Data studio (team MKT). Thì nên bắt đầu từ đâu hay bắt đầu từ công cụ nào? có khoá nào học online mùa dịch hợp lý không? Nhờ các bác tư vấn
Mình hiện đang làm Equity Analyst nhưng mà việc viết báo cáo đa phần, mình nghĩ ở các cty chứng khoán hoặc quỹ cũng chỉ làm thủ công. Đa phần là dự đoán bằng kinh nghiệm mà ko back test. Kiến thức về tài chính mình cũng đc kha khá, nhưng ko biết chủ thớt có gợi ý gì về việc nghiên cứu data analysis theo hướng nào. Mình thấy việc làm tay ntn khá là chủ quan. Viết ra đúng thì ôi tôi giỏi vãi lol, forecast sai thì chả thấy ai chịu trách nhiệm vô hình chung làm cho các báo cáo khá là chủ quan và ko có giá trị định lượng
.
Thành ra đa phần khi đọc báo cáo mình chỉ đọc tới phần định tính và đánh giá BCTC là ngưng. Phần định giá là phần tào lao nhất
. Thích bn là có bấy nhiêu thôi, back test ko có.
Thêm nữa là Machine Learning, ko biết mấy cái này có ai đã áp dụng trong ngành tài chính chưa nhỉ.
bạn làm bên quỹ đầu tư như vietcapital hay gì phải ko vậy, bên mảng đấy có hay tuyển IB không, ít khi nào thấy quỹ đăng tuyển mà cũng ko biết đầu vào cần kinh nghiệm, chuyên môn tài chính giỏi hay trọng hình thức nữa, nếu chỉ tuyển mấy em mới ra trường đẹp trai xinh gái thì dân tài chính doanh nghiệp nhảy ngang có đc ko?
thuocdo181
MS có gửi cho mình thư mời sự kiện đào tạo online, free cả voucher để thi chứng chỉ.
Mình copy lại fb sang đây.
Nội dung đào tạo này xung quanh Data Fundamentals, nên học để hình dung các concept cơ bản về dữ liệu nếu chưa làm nhiều.
Có thím nào đăng ký học mà cần code 100 USD Azure Cloud để thực hành thì comment ở topic này, mình sẽ gửi riêng.
Học và thi chứng chỉ Azure Data Fundamentals hoàn toàn miễn phí.
Microsoft có tổ chức Microsoft Azure Virtual Training Day: Data Fundamentals.Khóa học diễn ra vào 2 ngày 17, 18/08. 9h00 - 12h00 giờ VN.
Nội dung đào tạo về các khái niệm cơ bản về dữ liệu và ứng dụng trên nền tảng Azure.
Sau đào tạo mọi người có thể đăng ký thi để nhận chứng chỉ Azure Data Fundamentals từ Microsoft hoàn toàn miễn phí.
Các bạn có thể đăng ký tại link này:
https://mktoevents.com/Microsoft+Event/286889/157-GQE-382 Đúng như tính chất Data Fundamentals, các bạn làm Data ở bất kể vị trí nào đều nên biết về những nội dung nhập môn này.
Nếu cần hỗ trợ thủ tục hoặc đăng ký, mọi người có thể comment tại đây hoặc inbox cho mình.
Mình hiện đang làm Equity Analyst nhưng mà việc viết báo cáo đa phần, mình nghĩ ở các cty chứng khoán hoặc quỹ cũng chỉ làm thủ công. Đa phần là dự đoán bằng kinh nghiệm mà ko back test. Kiến thức về tài chính mình cũng đc kha khá, nhưng ko biết chủ thớt có gợi ý gì về việc nghiên cứu data analysis theo hướng nào. Mình thấy việc làm tay ntn khá là chủ quan. Viết ra đúng thì ôi tôi giỏi vãi lol, forecast sai thì chả thấy ai chịu trách nhiệm vô hình chung làm cho các báo cáo khá là chủ quan và ko có giá trị định lượng
.
Thành ra đa phần khi đọc báo cáo mình chỉ đọc tới phần định tính và đánh giá BCTC là ngưng. Phần định giá là phần tào lao nhất
. Thích bn là có bấy nhiêu thôi, back test ko có.
Thêm nữa là Machine Learning, ko biết mấy cái này có ai đã áp dụng trong ngành tài chính chưa nhỉ.
Chào đồng nghiệp.
Mình từng làm sản phẩm core cho 1 công ty top thị trường về dữ liệu tài chính . (Bán dữ liệu cho công ty chứng khoán). Giờ cũng đang lead dự án MIS của 1 công ty chứng khoán. Và build phần hạ tầng dữ liệu của 1 quỹ tư nhân > 500 tỷ NAV.
Đúng là mảng này các bác bói số thì nhiều, nhất làm mấy phòng nghiên cứu. Viết báo cáo toàn công nghệ đời tống xong tính toán sai bản chất tùm lum.
Còn mấy bác kiếm được tiền từ dữ liệu thì bật mode ẩn danh hết rồi. Như quỹ mình làm hạ tầng cho họ vẫn kiếm tiền từ dữ liệu đều đều.
Có bác điều hành quỹ lớn mình biết thì chỉ cần dữ liệu cơ bản, nhưng họ tự build nguyên một bộ riêng để tự tính từng chỉ số một (có điều chỉnh) chứ không tin tưởng các chỉ số có sẵn luôn.
Đào mộ tí, hiện mình đang làm Trade Marketing specialist của cty fintech. Hiện đang chuyển dần qua Brand MKT. Thực tế trong công việc thì có team BI, BA đã cung cấp các Dashboard thông thường rồi, tuy nhiên nhiều khi model của các bạn cung cấp không đáp ứng đủ kết quả trả về để phân tích nên mình muốn chủ động thay đổi các trường, hoặc custom trên dashboard có sẵn để đưa ra các báo cáo của bộ phận khi cần.
Bên mình dùng cả Power BI (team Kế hoạch), Data studio (team MKT). Thì nên bắt đầu từ đâu hay bắt đầu từ công cụ nào? có khoá nào học online mùa dịch hợp lý không? Nhờ các bác tư vấn
Nếu bạn muốn học trực tiếp với giảng viên hướng dẫn, thúc đẩy trong quá trình học thì có thể tham khảo và ủng hộ khóa học ở chỗ mình. Bên mình là Learning Partner của Microsoft, khóa học tổ chức theo tiêu chuẩn của hãng:
https://home.datapot.vn/product/powerbi-and-analytical-thinking/
Học có giảng viên hướng dẫn thì sẽ có người hệ thống kiến thức, nhấn mạnh và giải thích kỹ hơn về các concept quan trọng, hướng dẫn các tips, tricks kinh nghiệm trong quá trình học và ứng dụng vào công việc nữa.
Vanvan.juju
Học business và luật, mục tiêu lâu dài là làm về dự án, nhưng em tự thấy tương đối nhạy về data, cũng biết chút ít excel với ggsheet, nên đang tự học SQL để tự xử lý được sâu hơn mấy thứ liên quan đến dữ liệu gốc.
hôm trước em đăng ký 1 khoá DA, nhưng chắc không qua được bài test đầu vào, vì họ test toàn xác suất thống kê với cả python.
XSTK thì quên sạch rồi, python thì không biết.
bạn làm bên quỹ đầu tư như vietcapital hay gì phải ko vậy, bên mảng đấy có hay tuyển IB không, ít khi nào thấy quỹ đăng tuyển mà cũng ko biết đầu vào cần kinh nghiệm, chuyên môn tài chính giỏi hay trọng hình thức nữa, nếu chỉ tuyển mấy em mới ra trường đẹp trai xinh gái thì dân tài chính doanh nghiệp nhảy ngang có đc ko?
Vietcap nó có cả đầu tư, chứng khoán, vv.. Ngành tài chính đầu tư nói chung ngoại trừ customer service (tiếp khách và tư vấn KH) thì éo có cái position nào trọng hình thức cả
. Ngành này hơi đặc thù là ngoài khả năng tính toán, tư duy logic phải cực tốt thì còn phải hiểu về ngành, thậm chí ở nc ngoài còn đòi hỏi đến mức có thể hiểu biết về kỹ thuật (vd như phân tích ngành IT thì phải hiểu biết về code, database các kiểu luôn),ở VN thì ko cần sâu như thế nhưng vd như mình làm thép thì phải biết các sp thép làm ra sẽ phải qua các công đoạn nào, máy móc gì, nguyên liệu gì,kỹ thuật gì,tiêu chuẩn chất lượng,đặc thù nganh, vv.
Ngành chủ yếu có 2 bên, sell side và buy side. Sell side đa phần là các công ty chứng khoán (ăn phí và phí tư vấn tùy nơi). Buy side thường là các quỹ hoặc tay to, đòi hỏi team nghiên cứu phải cực giỏi. Ở VN đang thừa analyst, đa phần được nhận làm phân tích thường profile khá khủng do đầu ra các ĐH sl lớn, nhưng nhu cầu ít nên các analyst cho dù có làm ngành khác vẫn giỏi như thường miễn có thời gian học, kể cả IT coding vì tư duy logic của mấy bạn này cực xịn. Lương ngang hoặc thấp hơn IT 1 chút chưa tính làm deal, giỏi mồm mép kiếm deal thì IT lương sợ ko có cửa luôn. 1 deal ăn chia mấy tỉ là nhỏ
, và thường IT cũng có project nhưng ko nhiều như deal tài chính đâu, quan trọng là đủ sức bước vào ko ấy. Làm deal thì đa phần IB sẽ kết hợp với research. Tóm lại, hình thức trong ngành tài chính = 0 trừ mô giới dụ trai hám gái, mà MG ko có kiến thức phân tích kỹ thuật thì đẹp tới cỡ nào mà tk đưa cho đám gái đẹp mất tiền xong cũng đek thấy nó đẹp nữa đâu
. CÒn backdoor trình tầm tầm ko có cửa, nên chuyển ngành khuyên thật
. Còn tài chính dn mà kiểu kế toán nhập liệu vẫn có cửa nếu am hiểuthật sâu BCTC. Biết dòng tiền chảy như nào và có khả năng phân tích các dòng tiền này, thì thêm tiếng Anh IELTS ít nhất 6.5 hoặc 7.0 (cái này thật ko chém, ko tin vào cứ bảo IELTS 6.0 HR nó cảm ơn bạn đến dự ngay, đơn giản vì ngành này 1 ngày đọc 50 trang tài liệu nc ngoài là bthg), khả năng tư duy logic tốt vài hiểu biết về định giá tài sản tài chính (CP, Trái phiếu, vv) thì ok, thiếu 1 trong những thứ trên tốt nhất đừng nghĩ tớiviệc HR xem CV.
Chào đồng nghiệp.
Mình từng làm sản phẩm core cho 1 công ty top thị trường về dữ liệu tài chính . (Bán dữ liệu cho công ty chứng khoán). Giờ cũng đang lead dự án MIS của 1 công ty chứng khoán. Và build phần hạ tầng dữ liệu của 1 quỹ tư nhân > 500 tỷ NAV.
Đúng là mảng này các bác bói số thì nhiều, nhất làm mấy phòng nghiên cứu. Viết báo cáo toàn công nghệ đời tống xong tính toán sai bản chất tùm lum.
Còn mấy bác kiếm được tiền từ dữ liệu thì bật mode ẩn danh hết rồi. Như quỹ mình làm hạ tầng cho họ vẫn kiếm tiền từ dữ liệu đều đều.
Có bác điều hành quỹ lớn mình biết thì chỉ cần dữ liệu cơ bản, nhưng họ tự build nguyên một bộ riêng để tự tính từng chỉ số một (có điều chỉnh) chứ không tin tưởng các chỉ số có sẵn luôn.
Mình đoán có chữ T hoặc F ngay đầu nếu thật sự bên fen đủ lực. Phần các bạn làm research làm số bói thì chưa chắc vì có lẽ bạn tiếp xúc vs sell side nhiều (mấy bạn này ko phải chịu tn về báo cáo, phần nữa là các CTCK đôi khi lái giá CP và úp bô chính KH của mình
nên cố tính định giá sai lùa gà), khi bạn tx với phân tích quỹ sẽ thấy lúc này tiền túi bỏ ra thì nó sẽ khác (báo cáo sai là đuôi thẳng cổ, nhưng lương ko bao giờ dưới $3000 net chưa tính thưởng phải vài trăm tùy vào độ chính xác, bạn viết bc càng đúng thì càng nhiều $, và đương nhiên họ phải xạo lol với ng ta là họ làm đại làm đùa chứ ko bạn chả cả ngày hỏi họ mua con này con kia đc ko
).
Tuy nhiên, công nghệ đúng là thứ mà các analyst còn thiếu vì họ đã quá bận vs các CFA, 1 báo cáo đòi hỏi phân tích viên tìm đến cọng lông chân của doanh nghiệp. Tuy nhiên back test là thứ mà phân tích viên thiếu. Ngoài ra lượng dữ liệu tài chính quá lơn nên khi họ muốn tìm phải mất nhiều thời gian, vv. Mình muốn xem thử DB và DA có thể giúp ít được gì trong tài chính và nếu được có thể build đc AI cho việc lọc CP ko. Còn AI phân tích CP, cơ bản thì đc nhưng DN chiêu trò, cook số thì bố AI cũng chịu.
Nhưng mình học ở nước ngoài, thấy Fintech họ áp dụng để giảm thiểu các thao tác thừa như giấy tờ, retrieve data, vv. Mình mong muốn học để hiểu thêm để có thể áp dụng ko chứ có mỗi cái não và tựa tựa như các phân tích khác thì sớm đào thải, thật lòng mà nói ngành này lừa lọc nhau như cơm bữa
. Tay to chơi lớn, cóc nhái thì chơi nhau, cuối cùng ai não sạn nhất thì còn.
Mình đoán có chữ T hoặc F ngay đầu nếu thật sự bên fen đủ lực. Phần các bạn làm research làm số bói thì chưa chắc vì có lẽ bạn tiếp xúc vs sell side nhiều (mấy bạn này ko phải chịu tn về báo cáo, phần nữa là các CTCK đôi khi lái giá CP và úp bô chính KH của mình
nên cố tính định giá sai lùa gà), khi bạn tx với phân tích quỹ sẽ thấy lúc này tiền túi bỏ ra thì nó sẽ khác (báo cáo sai là đuôi thẳng cổ, nhưng lương ko bao giờ dưới $3000 net chưa tính thưởng phải vài trăm tùy vào độ chính xác, bạn viết bc càng đúng thì càng nhiều $, và đương nhiên họ phải xạo lol với ng ta là họ làm đại làm đùa chứ ko bạn chả cả ngày hỏi họ mua con này con kia đc ko
).
Tuy nhiên, công nghệ đúng là thứ mà các analyst còn thiếu vì họ đã quá bận vs các CFA, 1 báo cáo đòi hỏi phân tích viên tìm đến cọng lông chân của doanh nghiệp. Tuy nhiên back test là thứ mà phân tích viên thiếu. Ngoài ra lượng dữ liệu tài chính quá lơn nên khi họ muốn tìm phải mất nhiều thời gian, vv. Mình muốn xem thử DB và DA có thể giúp ít được gì trong tài chính và nếu được có thể build đc AI cho việc lọc CP ko. Còn AI phân tích CP, cơ bản thì đc nhưng DN chiêu trò, cook số thì bố AI cũng chịu.
Nhưng mình học ở nước ngoài, thấy Fintech họ áp dụng để giảm thiểu các thao tác thừa như giấy tờ, retrieve data, vv. Mình mong muốn học để hiểu thêm để có thể áp dụng ko chứ có mỗi cái não và tựa tựa như các phân tích khác thì sớm đào thải, thật lòng mà nói ngành này lừa lọc nhau như cơm bữa
. Tay to chơi lớn, cóc nhái thì chơi nhau, cuối cùng ai não sạn nhất thì còn.
Mình làm từ thời chữ đầu là S, giờ đổi tên sang chữ F rồi.
Đồng ý với thím là có nhiều quan liêu, sell-side loạn hơn vì ít trách nhiệm, số lượng sản phẩm cũng nhiều nữa. Trước mình có tổng hợp dữ liệu gợi ý mua, bán của các công ty CK vào xem có hiệu quả thật không; kết quả là không nhé. Buy-side nghiêm túc hơn tí, nhưng cũng nhiều kèo ảo. Cũng có các case kiểu sếp chốt mua rồi, analyst làm số sao cho việc mua đấy hợp lý.
Túm lại là mỗi ông 1 việc, và một số analyst không áp lực làm đúng mà chỉ cần tròn vai cho các mục đích khác của doanh nghiệp. Còn số họ thực sự đầu tư bằng dữ liệu ra tiền vẫn có nhưng thường thích ẩn dật.
Như thím nói, Analyst giờ thiếu về công nghệ, thiếu cả tính chủ động học. Giờ mọi thứ thay đổi quá nhanh nên muốn làm tốt cái gì cũng phải linh hoạt. Mà muốn nhanh và linh hoạt thì phải có kỹ năng về công nghệ, học nhanh và tư duy làm việc sao cho hiệu quả.
Bỏ qua mấy cái hào nhoáng bên ngoài, tư tưởng của mình là cứ cái gì làm công việc hiệu quả hơn thì thử. Cứ cải tiến từng thứ nhỏ nhỏ một rồi nó sẽ tích lại ra thành quả lớn.
Mình làm từ thời chữ đầu là S, giờ đổi tên sang chữ F rồi.
Đồng ý với thím là có nhiều quan liêu, sell-side loạn hơn vì ít trách nhiệm, số lượng sản phẩm cũng nhiều nữa. Trước mình có tổng hợp dữ liệu gợi ý mua, bán của các công ty CK vào xem có hiệu quả thật không; kết quả là không nhé. Buy-side nghiêm túc hơn tí, nhưng cũng nhiều kèo ảo. Cũng có các case kiểu sếp chốt mua rồi, analyst làm số sao cho việc mua đấy hợp lý.
Túm lại là mỗi ông 1 việc, và một số analyst không áp lực làm đúng mà chỉ cần tròn vai cho các mục đích khác của doanh nghiệp. Còn số họ thực sự đầu tư bằng dữ liệu ra tiền vẫn có nhưng thường thích ẩn dật.
Như thím nói, Analyst giờ thiếu về công nghệ, thiếu cả tính chủ động học. Giờ mọi thứ thay đổi quá nhanh nên muốn làm tốt cái gì cũng phải linh hoạt. Mà muốn nhanh và linh hoạt thì phải có kỹ năng về công nghệ, học nhanh và tư duy làm việc sao cho hiệu quả.
Bỏ qua mấy cái hào nhoáng bên ngoài, tư tưởng của mình là cứ cái gì làm công việc hiệu quả hơn thì thử. Cứ cải tiến từng thứ nhỏ nhỏ một rồi nó sẽ tích lại ra thành quả lớn.
Bác cho em hỏi: background em là kinh tế chung chung, h học 1 khóa lập trình cơ bản của aptech xong r nhảy vô làm mảng này ổn không bác? Mong bác trả lời. Em xin cảm ơn!
Vietcap nó có cả đầu tư, chứng khoán, vv.. Ngành tài chính đầu tư nói chung ngoại trừ customer service (tiếp khách và tư vấn KH) thì éo có cái position nào trọng hình thức cả
. Ngành này hơi đặc thù là ngoài khả năng tính toán, tư duy logic phải cực tốt thì còn phải hiểu về ngành, thậm chí ở nc ngoài còn đòi hỏi đến mức có thể hiểu biết về kỹ thuật (vd như phân tích ngành IT thì phải hiểu biết về code, database các kiểu luôn),ở VN thì ko cần sâu như thế nhưng vd như mình làm thép thì phải biết các sp thép làm ra sẽ phải qua các công đoạn nào, máy móc gì, nguyên liệu gì,kỹ thuật gì,tiêu chuẩn chất lượng,đặc thù nganh, vv.
Ngành chủ yếu có 2 bên, sell side và buy side. Sell side đa phần là các công ty chứng khoán (ăn phí và phí tư vấn tùy nơi). Buy side thường là các quỹ hoặc tay to, đòi hỏi team nghiên cứu phải cực giỏi. Ở VN đang thừa analyst, đa phần được nhận làm phân tích thường profile khá khủng do đầu ra các ĐH sl lớn, nhưng nhu cầu ít nên các analyst cho dù có làm ngành khác vẫn giỏi như thường miễn có thời gian học, kể cả IT coding vì tư duy logic của mấy bạn này cực xịn. Lương ngang hoặc thấp hơn IT 1 chút chưa tính làm deal, giỏi mồm mép kiếm deal thì IT lương sợ ko có cửa luôn. 1 deal ăn chia mấy tỉ là nhỏ
, và thường IT cũng có project nhưng ko nhiều như deal tài chính đâu, quan trọng là đủ sức bước vào ko ấy. Làm deal thì đa phần IB sẽ kết hợp với research. Tóm lại, hình thức trong ngành tài chính = 0 trừ mô giới dụ trai hám gái, mà MG ko có kiến thức phân tích kỹ thuật thì đẹp tới cỡ nào mà tk đưa cho đám gái đẹp mất tiền xong cũng đek thấy nó đẹp nữa đâu
. CÒn backdoor trình tầm tầm ko có cửa, nên chuyển ngành khuyên thật
. Còn tài chính dn mà kiểu kế toán nhập liệu vẫn có cửa nếu am hiểuthật sâu BCTC. Biết dòng tiền chảy như nào và có khả năng phân tích các dòng tiền này, thì thêm tiếng Anh IELTS ít nhất 6.5 hoặc 7.0 (cái này thật ko chém, ko tin vào cứ bảo IELTS 6.0 HR nó cảm ơn bạn đến dự ngay, đơn giản vì ngành này 1 ngày đọc 50 trang tài liệu nc ngoài là bthg), khả năng tư duy logic tốt vài hiểu biết về định giá tài sản tài chính (CP, Trái phiếu, vv) thì ok, thiếu 1 trong những thứ trên tốt nhất đừng nghĩ tớiviệc HR xem CV.
thanks bạn, mình cũng tìm hiểu cái này khá nhiều, nhưng theo bạn thì để theo ngành phân tích quỹ buy side thì có thể bắt đầu từ vị trí nào và nên ứng tuyển ở những quỹ/công ty đặc điểm như thế nào, ngoài ra cần phấn đấu đạt đc mốc nào? mình thì có nền tảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng thẩm định, tiếng anh và hiện đang bổ sung thêm kiến thức về qly tài chính, danh mục thông qua cfa. Sorry bạn hỏi hơi chi tiết 1 tí, bữa interview bên McK tạch vòng 2 hơi nản, cơ bản vẫn muốn dấn thân vào IB
thanks bạn, mình cũng tìm hiểu cái này khá nhiều, nhưng theo bạn thì để theo ngành phân tích quỹ buy side thì có thể bắt đầu từ vị trí nào và nên ứng tuyển ở những quỹ/công ty đặc điểm như thế nào, ngoài ra cần phấn đấu đạt đc mốc nào? mình thì có nền tảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng thẩm định, tiếng anh và hiện đang bổ sung thêm kiến thức về qly tài chính, danh mục thông qua cfa. Sorry bạn hỏi hơi chi tiết 1 tí, bữa interview bên McK tạch vòng 2 hơi nản, cơ bản vẫn muốn dấn thân vào IB
Muốn đi phân tích quỹ thì mình thấy con đường dễ đi nhất là bạn đi apply bên sell side để có thêm kinh nghiệm kiến thức các ngành. Cơ mà IB và phân tích cho quỹ là 2 thứ khác nhau mà nhỉ, 1 cái làm deal, 1 cái làm research, cơ bản phải phân biệt 2 jobs này bản chất khác nhau, đôi khi có support nhau thôi. IB - đi thẳng vào các định chế tài chính (Ngân hàng, quỹ, CTCK) làm IB luôn (IB đòi hỏi luật và khả năng đánh giá dòng tiền), Research - đi vào các CTCK làm trước, build knowdledge về ngành, về quản trị, tài chính doanh nghiệp, đến khi có tiếng thì xin vào quỹ. Vào quỹ lương cao nhưng xác định làm lòi mồm nhé, nhưng return cao
Đồng ý với thím là có nhiều quan liêu, sell-side loạn hơn vì ít trách nhiệm, số lượng sản phẩm cũng nhiều nữa. Trước mình có tổng hợp dữ liệu gợi ý mua, bán của các công ty CK vào xem có hiệu quả thật không; kết quả là không nhé. Buy-side nghiêm túc hơn tí, nhưng cũng nhiều kèo ảo. Cũng có các case kiểu sếp chốt mua rồi, analyst làm số sao cho việc mua đấy hợp lý.
Buy sell mình ko biết bạn lấy thông tin ở đâu hay tiếp xúc vs analyst quỹ nào. Nhưng buy side ng ta đánh giá rất kỹ, mình chưa thấy buy side nào làm kèo ảo để đưa ra quyết định ảo, vì đơn giản họ có thể mất việc ngay lập tức
, còn nếu đã chốt thì đó là do bên trên chứ analyst vẫn thừa khả năng để đánh giá các rủi ro/cơ hội của doanh nghiệp. Ở cơ sở đặt bạn cầm 100 tỷ. 1 tháng bạn bỏ hơn 40tr/analyst, mà 1 quỹ bao h chỉ 1 analyst. Tính chung ra 1 năm chắc phải vài tỷ tiền research chưa tính thưởng. Thì với tư cách bạn là chủ fund, nếu kèo ảo bác cũng sẽ ko rảnh chi tiền tỷ đâu.
Boo_boy.only.one
Cũng quan tâm vấn đề này. Mọi người cho hỏi tay ngang muốn học từ đầu thì nên đăng ký học ở trường nào hoặc chỗ nào?
Buy sell mình ko biết bạn lấy thông tin ở đâu hay tiếp xúc vs analyst quỹ nào. Nhưng buy side ng ta đánh giá rất kỹ, mình chưa thấy buy side nào làm kèo ảo để đưa ra quyết định ảo, vì đơn giản họ có thể mất việc ngay lập tức
, còn nếu đã chốt thì đó là do bên trên chứ analyst vẫn thừa khả năng để đánh giá các rủi ro/cơ hội của doanh nghiệp. Ở cơ sở đặt bạn cầm 100 tỷ. 1 tháng bạn bỏ hơn 40tr/analyst, mà 1 quỹ bao h chỉ 1 analyst. Tính chung ra 1 năm chắc phải vài tỷ tiền research chưa tính thưởng. Thì với tư cách bạn là chủ fund, nếu kèo ảo bác cũng sẽ ko rảnh chi tiền tỷ đâu.
Case mình nói là kiểu trên chốt deal xong mới báo analyst làm phân tích rồi định hướng sao cho phù hợp để công bố.
Tất nhiên các bác chủ fund làm thế đều vì lợi nhuận cả.
Analyst không phải lúc nào cũng nắm được hết thông tin và cũng chỉ là một nguồn tham khảo cho các bác ra quyết định thôi. Chứ analyst bình thường đời nào mà dám làm láo dẫn dắt, qua mặt được các boss như thế.
Cũng quan tâm vấn đề này. Mọi người cho hỏi tay ngang muốn học từ đầu thì nên đăng ký học ở trường nào hoặc chỗ nào?
Bạn nói rõ hơn về ngành học, kinh nghiệm làm việc, định hướng, thời gian bạn sẵn sàng đầu tư theo đuổi công việc này thì mọi người mới tư vấn được cho bạn.
Còn hỏi chung chung thì lội lại mấy page trước đã có một số bài share rồi đó. Mình sẽ tổng hợp lên #1 sau.
Muốn đi phân tích quỹ thì mình thấy con đường dễ đi nhất là bạn đi apply bên sell side để có thêm kinh nghiệm kiến thức các ngành. Cơ mà IB và phân tích cho quỹ là 2 thứ khác nhau mà nhỉ, 1 cái làm deal, 1 cái làm research, cơ bản phải phân biệt 2 jobs này bản chất khác nhau, đôi khi có support nhau thôi. IB - đi thẳng vào các định chế tài chính (Ngân hàng, quỹ, CTCK) làm IB luôn (IB đòi hỏi luật và khả năng đánh giá dòng tiền), Research - đi vào các CTCK làm trước, build knowdledge về ngành, về quản trị, tài chính doanh nghiệp, đến khi có tiếng thì xin vào quỹ. Vào quỹ lương cao nhưng xác định làm lòi mồm nhé, nhưng return cao
Thanks b, mình hỏi thêm 1 ý nữa là độ tuổi trung bình của nhân lực ngành là khoảng bao nhiêu, đối với cả 2 job ý? muốn chuyển ngành nghề nhưng nếu quá trễ cũng phải xem lại
Thanks b, mình hỏi thêm 1 ý nữa là độ tuổi trung bình của nhân lực ngành là khoảng bao nhiêu, đối với cả 2 job ý? muốn chuyển ngành nghề nhưng nếu quá trễ cũng phải xem lại
Junior cả 2 đều rơi độ 25-30, Senior hay sếp thì 3x đến cuối 3x. 4x đa phần sếp lớn.
Junior cả 2 đều rơi độ 25-30, Senior hay sếp thì 3x đến cuối 3x. 4x đa phần sếp lớn.
mình có cùng mối quan tâm với thím trên, tiên thể b cho mình hỏi 2 câu:
1) nếu muốn làm sell side về research thì cần học những kĩ năng gì nhỉ, trước giờ mình chỉ biét học chứ chưa tìm hiểu ra ngoài làm người ta yêu cầu gì. Hiện tại bây mình có kiến thức academic về finance (chủ yếu từ sách với trường lớp), có học khá nhiều về statistics với econometrics và có biết về R. Bây giờ mình cần học thêm gì để đi làm được nhỉ?
2) Thím cho mình tên 1 số công ty về sell side để mình tìm hiểu thử được không.
Thanks thím nhiều
junejune
Nice job!
Đang cần tuyển vài bạn có kỹ năng như vậy đe lam việc.
mình cũng đang đào sâu lĩnh vuẹc này, nhu cầu dữ liệu càng ngày càng nhiều, như đám wallstreet đã dùng đến lượng tự rồi, mình còn chạy theo dài mới hiểu đc nó nhưng tương lai là sẽ có đi cùng vs rât nhiều ngành nghề khi càng phât triển càng nhiều dữ liệu.
mình làm business và investment
Nice job!
Đang cần tuyển vài bạn có kỹ năng như vậy đe lam việc.
mình cũng đang đào sâu lĩnh vuẹc này, nhu cầu dữ liệu càng ngày càng nhiều, như đám wallstreet đã dùng đến lượng tự rồi, mình còn chạy theo dài mới hiểu đc nó nhưng tương lai là sẽ có đi cùng vs rât nhiều ngành nghề khi càng phât triển càng nhiều dữ liệu.
mình làm business và investment
Ko phải chỉ ở VN thiếu cái này đâu. Mình học R,Python, SQl thì cơ hội ở nc ngoài khá cao. Bạn cần tuyển thì đầy ng ra, quan trọng là lương bn
. Trên 7x thì đầy ng ứng, nhưng đa phần nếu đc Residence ở xứ lừa tôi có thể bị bóc lột 5x ở xứ bạn vài năm
. Chứ nc ngoài ko thiếu thì analyst ở VN ko có cửa sống tới giờ đâu
mình có cùng mối quan tâm với thím trên, tiên thể b cho mình hỏi 2 câu:
1) nếu muốn làm sell side về research thì cần học những kĩ năng gì nhỉ, trước giờ mình chỉ biét học chứ chưa tìm hiểu ra ngoài làm người ta yêu cầu gì. Hiện tại bây mình có kiến thức academic về finance (chủ yếu từ sách với trường lớp), có học khá nhiều về statistics với econometrics và có biết về R. Bây giờ mình cần học thêm gì để đi làm được nhỉ?
2) Thím cho mình tên 1 số công ty về sell side để mình tìm hiểu thử được không.
Thanks thím nhiều
1) Sellside VN đa phần đều từ cacq buyside sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm mà thành. Có rất rất ít ng bên sellside có thể ứng dụng ngôn ngữ lập trình để tạo ra thứ thật giá trị. Nếu họ tìm đc chén thánh, họ tư lập quỹ
2) Các quỹ (Dra cap, Vina cap, VCBF, các PE khác) thiếu gì đâu.
Ko phải chỉ ở VN thiếu cái này đâu. Mình học R,Python, SQl thì cơ hội ở nc ngoài khá cao. Bạn cần tuyển thì đầy ng ra, quan trọng là lương bn
. Trên 7x thì đầy ng ứng, nhưng đa phần nếu đc Residence ở xứ lừa tôi có thể bị bóc lột 5x ở xứ bạn vài năm
. Chứ nc ngoài ko thiếu thì analyst ở VN ko có cửa sống tới giờ đâu
Thì tôi đang thấy xu hướng kỹ năng nghề về sau những cái này cần phải có, cũng đang muốn tuyển 1 2 nhân viên cứng, k$ thì tôi ko so với âu mỹ.
Anh có các nguồn lấy thông tin, dữ liệu ở đâu để cập nhật thêm ko, mà data anh đang nghiên cứu thuộc lĩnh vực gì?
Thì tôi đang thấy xu hướng kỹ năng nghề về sau những cái này cần phải có, cũng đang muốn tuyển 1 2 nhân viên cứng, k$ thì tôi ko so với âu mỹ.
Anh có các nguồn lấy thông tin, dữ liệu ở đâu để cập nhật thêm ko, mà data anh đang nghiên cứu thuộc lĩnh vực gì?
Mình đag tìm hiểu học thêm các ngôn ngữ, vì hiện tại chỉ là analyst quèn xài Excel tại VN, nếu lội post thì sẽ biết mình bị miss 1 offer ở NZ do về VN và kẹt dịch. Nguồn job mình lấy Seek.co.nz, Linkedin, Trademe Job, mình đi du học và tìm việc ở NZ nên đấy là trải nghiệm của nghiệm của mình, còn về lĩnh vực thì Finance và Investement. Với 1 CV có đầy đủ khả năng về tài chính và ngôn ngữ lập trình thì mình chưa thấy ai về VN cả.
Ở đây tranh thủ trau dồi, sau đó hết dịch mà NZ cho nhập cảnh mình cũng té sớm thôi.
Mình hiện đang làm Equity Analyst nhưng mà việc viết báo cáo đa phần, mình nghĩ ở các cty chứng khoán hoặc quỹ cũng chỉ làm thủ công. Đa phần là dự đoán bằng kinh nghiệm mà ko back test. Kiến thức về tài chính mình cũng đc kha khá, nhưng ko biết chủ thớt có gợi ý gì về việc nghiên cứu data analysis theo hướng nào. Mình thấy việc làm tay ntn khá là chủ quan. Viết ra đúng thì ôi tôi giỏi vãi lol, forecast sai thì chả thấy ai chịu trách nhiệm vô hình chung làm cho các báo cáo khá là chủ quan và ko có giá trị định lượng
.
Thành ra đa phần khi đọc báo cáo mình chỉ đọc tới phần định tính và đánh giá BCTC là ngưng. Phần định giá là phần tào lao nhất
. Thích bn là có bấy nhiêu thôi, back test ko có.
Thêm nữa là Machine Learning, ko biết mấy cái này có ai đã áp dụng trong ngành tài chính chưa nhỉ.
Em có kinh nghiệm làm m&a với project bên holding nhỏ mà apply vị trí phân tích bên quỹ với chứng khoán mà toàn tạch, qua 2-3 vòng rồi mà vẫn tạch, em cũng thấy job tuyển tương đối ít, không biết tìm nguồn tuyển dụng ở đâu với hoàn thiện những kỹ năng gì để làm phân tích ben cty chứng khoán với quỹ nhỉ bác
Em cảm ơn bác nhiều
Kiếm thử 1 DA đúng nghĩa vừa biết technical (bao gồm nhưng giới hạn việc mô hình thống kê, mô hình học máy, visualization) vừa am hiểu domain để support business ra quyết định. Khó vl ra đó và lúc nào cũng thiếu nhân sự
vinh91
có thím ở đây là kĩ sư kế hoạch ko? cty mình sắp sử dụng power bi fulltime.trước giờ chỉ dùng excel mà chủ yếu để làm report.lão sếp bảo set up power bi để làm report tự động mà ko hiểu nó là như nào
Mình hiện đang làm Equity Analyst nhưng mà việc viết báo cáo đa phần, mình nghĩ ở các cty chứng khoán hoặc quỹ cũng chỉ làm thủ công. Đa phần là dự đoán bằng kinh nghiệm mà ko back test. Kiến thức về tài chính mình cũng đc kha khá, nhưng ko biết chủ thớt có gợi ý gì về việc nghiên cứu data analysis theo hướng nào. Mình thấy việc làm tay ntn khá là chủ quan. Viết ra đúng thì ôi tôi giỏi vãi lol, forecast sai thì chả thấy ai chịu trách nhiệm vô hình chung làm cho các báo cáo khá là chủ quan và ko có giá trị định lượng
.
Thành ra đa phần khi đọc báo cáo mình chỉ đọc tới phần định tính và đánh giá BCTC là ngưng. Phần định giá là phần tào lao nhất
. Thích bn là có bấy nhiêu thôi, back test ko có.
Thêm nữa là Machine Learning, ko biết mấy cái này có ai đã áp dụng trong ngành tài chính chưa nhỉ.
Mình đang làm BA ở Cty CK xuất thân từ coder, đang cày mấy khóa DA trên Edx để chuyển hướng sang quantitative trading xong nhảy vào làm tự doanh, cũng áp dụng DA, ML để tạo robot trade đó, nhưng ở VN có vẻ cộng đồng chưa nhiều, nhưng tương lai cũng sáng.
Ngành Data nói chung dạo này đang hot, các con giời lao vào cũng nhiều mà không có định hướng nên phí thời gian hoặc bị chăn dắt chẳng đi đến đâu.
Mấy tuần nay covid không đi cày được nên lập cái topic tư vấn chơi chơi và kể chuyện công việc, chia sẻ với anh em.
Sơ lược về mình:
Mình làm dữ liệu từ năm 2014, khởi đầu từ Data Analyst sau lấn sang làm đủ thứ từ DBA, Data Quality Control, Head of Data Department, Data Architect, MIS Project Manager.
Ngành học đại học là phân tích tài chính, theo mảng này phải học thêm khá nhiều về CNTT.
Mình có làm thêm mảng đào tạo, tư vấn, triển khai từ 2018. Hiện tại, vẫn đang làm đào tạo cho cá nhân, doanh nghiệp, liên kết với một số trường đại học.
Phạm vi topic này:
Kể chuyện nghề: lịch sử làm việc, những cú để đời trong quá trình hành nghề.
Tư vấn nghề nghiệp: Cho các bạn quan tâm, muốn theo ngành này.
Kết nối đến các thím cùng ngành. Mình có theo dõi vài topic, thấy cũng nhiều thím làm cùng ngành, hi vọng kết nối và hỗ trợ được lẫn nhau.
Tìm đồng đội: Team mình đa phần giờ các anh em đều làm sâu về chuyên môn, không có người làm marketing, vận hành và growth . Hi vọng, kết nối được với các bạn cùng chí hướng và có khả năng làm mảng giáo dục.
Miễn là anh em còn phản hồi, mình sẽ duy trì thread này.
Để mở đầu, mình note lại một số quan điểm cá nhân về một số lầm tưởng trong ngành:
1. Làm dữ liệu phải giỏi siêu nhân về toán, thần thánh về lập trình hoặc công cụ, hiểu rất sâu về business.
Quan điểm cá nhân: Bạn code tốt hơn một ông thuần về business, hiểu về business hơn một ông dev bình thường, hiểu về toán tốt hơn cả 2 ông kia (cũng chưa biết đâu vì nhiều dev xịn mình biết học sư phạm toán với toán ứng dụng ra đấy :-s ). bạn viết truy vấn SQL có thể tốt hơn Dev vì bạn hiểu về business nhưng thử viết một stored produce xử lý một tác vụ của phần mềm xem có toang không đã nhé.
2. Bạn không cần học SQL, lập trình. Mấy cái đó chỉ dành cho các công ty nghèo không có tiền mua tool xịn như Power BI, Alteryx.... Còn làm gì có tool làm được hết rồi, cần thì request IT xử lý..
Quan điểm cá nhân: Tool toy rất tiện và bản thân mình cũng ủng hộ tool nếu có thể. Tuy nhiên tool nào cũng có mặt hạn chế. Thử vào một doanh nghiệp và cần trích xuất dữ liệu trực tiếp với lượng dữ liệu từ vừa đến lớn với logic phức tạp thì SQL sẽ là cứu cánh để bạn triển khai được nhanh, gọn và mạch lạc hơn. Và mình học và làm việc sâu với SQL không phải vì mình "nghèo" mà vì tính phổ biến, khả năng tùy biến của ngôn ngữ và ưu điểm tuyệt đối của nó trong một số hoàn cảnh cụ thể. Ít nhất mình có quyền lựa chọn thay vì chết vì phụ thuộc tool toy.
3. Mình chỉ cần học về tư duy là đủ rồi, chứ công cụ không quan trọng.
Quan điểm cá nhân: Việc đầu tiên khi người ta học làm bếp là học cầm con dao sơ chế miếng thịt, cá như thế nào. Với một chief có thể nấu được bữa ăn từ bất cứ những công cụ gì họ có trong tay. Họ làm được vì họ từng sử dụng qua rất nhiều công cụ chứ không phải họ chỉ ngồi học lý thuyết về ẩm thực. Trước đây mình đã từng viết 1 bài về Law of the Instrument: "if all you have is a hammer, everything looks like a nail". Quá trình sử dụng công cụ để giải quyết vấn đề giúp bạn phát triển tư duy, nếu khả năng sử dụng công cụ của bạn bị giới hạn thì rất có thể bạn sẽ dẫn về số 2, phụ thuộc vào một công cụ nào đó vì không còn quyền lựa chọn. Khá hài hước khi tư tưởng coi thường công cụ nhưng xét mặt nào đó lại bị phụ thuộc vào công cụ.
)
4. Ngược lại với 3, mình cần phải giỏi công cụ X, master công cụ Y, công ty không tuyển mình vì mình không giỏi công cụ xyz.
Quan điểm cá nhân: Thành thạo công cụ là một điểm cộng lớn khi bạn apply công việc, nhất là với các vị trí junior. Tuy nhiên, nếu như bạn đã
thành thạo và tạo được sản phẩm bằng một công cụ nào đó, bạn hoàn toàn có thể học công cụ tương đương mà không mất nhiều thời gian. Các nguyên lý và cách sử dụng công cụ, ngôn ngữ lập trình đều tương tự nhau, nếu học hãy tập trung vào một số mảng và thực sự thành thạo nó thay vì đẽo cày giữa đường để gom key word ném vào CV.
5. Mình đã luyện xong 1001 đường tịch tà kiếm phổ, sẵn sàng trở thành siêu nhân trong ngành dữ liệu.
Quan điểm cá nhân: Bạn có thể chỉ cần thuần Excel vẫn kiếm được công việc chính thức trong ngành dữ liệu với mức lương tính bằng nghìn USD (người thật việc thật). Nhưng đa phần các công việc trong ngành dữ liệu đều cần tìm hiểu thêm rất nhiều thứ khác, tech stack khác với dự án trước đây, domain khác với domain đã biết, nghiệp vụ hoặc luật lá thay đổi. Bạn sẽ tìm hiểu đủ thứ từ marketing đến UI-UX design, human heuristics.... Giữ tư duy mở và thái độ sẵn sàng học bất cứ cái gì công việc yêu cầu. Khả năng học và vận dụng nhanh mới giúp bạn sống sót và phát triển tốt trong ngành này.
6. Làm BI/DA là phải làm dashboard đẹp, kể được câu chuyện về dữ liệu, phải có 1001 nghiêm quy giới luật về information design cần tuân thủ.
Quan điểm cá nhân: Bạn cần phải làm được những điều trên nhưng chỉ là một phần rất nhỏ trong công việc, nếu bạn tôn thờ nó quá thì nhiều khả năng bạn làm consultant hơn là làm in-house cho doanh nghiệp. Đào bới được dữ liệu xem nó nằm đâu trong hệ thống, thống nhất được với các đơn vị xem dữ liệu nào chính xác đã hộc máu rồi. Nhiều stakeholders chỉ cần một cái pivot table hay chart đơn giản là quá đủ cho nhu cầu của họ. Quan trọng là context và mục đích sử dụng và làm sao tối đa được giá trị cho stakeholders.
Mời các cao nhân khác trao đổi và đóng góp thêm.
Bạn nào có câu hỏi gì cũng thả luôn ở đây nhé.
Đang làm kỹ sư muốn nhảy qua làm data trong ngành. Không biết thím tìm công việc data liên quan đến ngành chính thế nào? Quan điểm tuyển nhân sự data của các công ty ra sao mong thím chia sẻ.
Kiếm thử 1 DA đúng nghĩa vừa biết technical (bao gồm nhưng giới hạn việc mô hình thống kê, mô hình học máy, visualization) vừa am hiểu domain để support business ra quyết định. Khó vl ra đó và lúc nào cũng thiếu nhân sự
Chuẩn đó thím, mình backgroud tech(học ở đại học) - nhưng từ khi đi làm, giai đoạn đầu về marketing và business, giờ đã chuyển sang DA được 2 năm thì mình thấy: DA có kiến thức về domain để talk với business là điều tối quan trọng; bản thân trong công ty cũng có rất nhiều bạn học DA ở nước ngoài về, nhưng thuần kỹ thuật quá, business không hiểu nên rất khó co-working đạt hiệu quả cao nhất :3
cuongstar9x
lương so với Developer thì sao nhỉ
thấy con bạn cũng cố sống cố chết nhảy từ Marketing sang Fresher DA
Chuẩn đó thím, mình backgroud tech(học ở đại học) - nhưng từ khi đi làm, giai đoạn đầu về marketing và business, giờ đã chuyển sang DA được 2 năm thì mình thấy: DA có kiến thức về domain để talk với business là điều tối quan trọng; bản thân trong công ty cũng có rất nhiều bạn học DA ở nước ngoài về, nhưng thuần kỹ thuật quá, business không hiểu nên rất khó co-working đạt hiệu quả cao nhất :3
Cái vấn đề là không phải công ty nào cũng chỉ kinh doanh trên digital channel mà bảo chỉ cần DS và DE chạy mấy cái propensity model, recommendation system là có thể khai thác được khách hàng. Đa phần là omni channel và nhiều solution vậy không có thằng DA trả lời các vấn đề Bán ở đâu, bán cho ai, bán trên kênh gì, khi nào bán thực thi với các chiến lược của BOM thì còn khướt mới Data driven được. Tôi thấy DA mới là nghề của tương lai, còn lại sau autoML, tool phục vụ cho việc ingest dữ liệu, tổ chức dữ liệu thi DE và DS nhân sự sẽ thu hẹp lại và DS đúng nghĩa phải làm reseacher chứ applied science sẽ thuộc về DA
lugach
Mình tuổi đời thì ít hơn thím chủ thread, tuổi nghề thì ít hơn khá nhiều cao nhân trong đây, những cũng có kinh nghiệm tương đối trong ngành. Mình xin chia sẻ với các bạn đang chuẩn bị chuyển sang ngành này hoặc đang có ý định chuyển ngành như sau.
1. Môi trường VN hiện tại có rất nhiều cơ hội cho ngành này phát triển, các công ty outsource tuyển 1 lúc vài trăm người là bình thường. Quan điểm cá nhân của mình là ngành này đang khát nhân lực nhưng thừa người dở và thiếu người làm được việc. Nên bạn cần chuẩn bị kỹ tâm lý là Apply nhiều nơi nhưng không thấy phản hồi.
2. Mình thấy hiện tại tuyển rất nhiều Level nhưng toàn Junior đổ lên, cơ hội cho Fresher mình thấy khá hiếm, nên thay vì chọn những trung tâm đào tạo nhan nhản hiện tại, hay tìm hiểu kỹ, chỗ nào có thể giới thiệu việc làm ở mức độ fresher một cách uy tín thì hẵng xuống tiền đi học.
3. Tiếng anh rất cần thiết, mình không có ý chê bai mấy khóa học hiện nay nhưng nếu các bạn có vốn tiếng anh tương đối, ở nhà các bạn cũng có thể học được những thứ mà bất cứ trung tâm nào ở VN dạy với giá cả phải chăng hơn hoặc free. Cho nên quay lại vấn đề thứ 2 bạn cần tìm mentor tốt chứ không phải trung tâm hoặc giảng viên nào có thể đào tạo bạn mà không có cam kết gì hết.
Mình đag tìm hiểu học thêm các ngôn ngữ, vì hiện tại chỉ là analyst quèn xài Excel tại VN, nếu lội post thì sẽ biết mình bị miss 1 offer ở NZ do về VN và kẹt dịch. Nguồn job mình lấy Seek.co.nz, Linkedin, Trademe Job, mình đi du học và tìm việc ở NZ nên đấy là trải nghiệm của nghiệm của mình, còn về lĩnh vực thì Finance và Investement. Với 1 CV có đầy đủ khả năng về tài chính và ngôn ngữ lập trình thì mình chưa thấy ai về VN cả.
Ở đây tranh thủ trau dồi, sau đó hết dịch mà NZ cho nhập cảnh mình cũng té sớm thôi.
Visa của bạn là visa gì vậy? cũng đang tìm remote job về data ở NZ đêy.
có thím ở đây là kĩ sư kế hoạch ko? cty mình sắp sử dụng power bi fulltime.trước giờ chỉ dùng excel mà chủ yếu để làm report.lão sếp bảo set up power bi để làm report tự động mà ko hiểu nó là như nào
case này khó mà cũng cực dễ, tùy vào CIO bên bác define nhưng dựa vào requirement thì chắc là sếp cao hứng đòi thôi. Set up power BI để làm report thì cực kỳ đơn giản, nhưng remap lại data để khai thác tối đa data lại là chuyện khác. nói chung dữ liệu bác cung cấp ít quá nên không tư vấn đc gì.
case này khó mà cũng cực dễ, tùy vào CIO bên bác define nhưng dựa vào requirement thì chắc là sếp cao hứng đòi thôi. Set up power BI để làm report thì cực kỳ đơn giản, nhưng remap lại data để khai thác tối đa data lại là chuyện khác. nói chung dữ liệu bác cung cấp ít quá nên không tư vấn đc gì.
kiểu như này thím cty mình là hoá dầu hàng ngày mình phải làm báo cáo về sản lượng,tồn kho và hàng đã vận chuyển.mà lão sếp bảo làm 1 cái template xong power bi tự update và chuyển cho các phòng ban mỗi ngày luôn
thuocdo181
Hi mọi người, cuối tuần này mình có talk ở UEB - Research & Sharing lần 2.
Nếu bạn muốn nghe câu chuyện về một sinh viên năm 2 đại học, quyết định trải nghiệm một năm gap year đầy sóng gió ở VN.
Kết quả, sau 1 năm bạn ấy collect được số offer letter đúng bằng số tuổi (VN:18, US:2). Các công việc bạn ấy lựa chọn phỏng vấn đề thuộc những ngành đang được quan tâm với yêu cầu cao (Business Analyst, Data Analyst, Data Engineer). Thậm chí những vị trí vốn dự kiến tuyển dụng senior.
Chúng mình sẽ nói từ chuyện học và chuẩn bị những gì, tìm thông tin tuyển dụng ở đâu, nộp CV ứng tuyển như thế nào để không bị rớt từ vòng gửi xe., trả lời phỏng vấn ra sao khi gặp các C level trong doanh nghiệp... cho đến những kinh nghiệm đau thương và outplay nhà tuyển dụng thần thánh.
case này khó mà cũng cực dễ, tùy vào CIO bên bác define nhưng dựa vào requirement thì chắc là sếp cao hứng đòi thôi. Set up power BI để làm report thì cực kỳ đơn giản, nhưng remap lại data để khai thác tối đa data lại là chuyện khác. nói chung dữ liệu bác cung cấp ít quá nên không tư vấn đc gì.
Đồng ý với thím này. Build ra report đầu tiên thì dễ, build sao để duy trì, nâng cấp và mở rộng phạm vi ra mới khó.
kiểu như này thím cty mình là hoá dầu hàng ngày mình phải làm báo cáo về sản lượng,tồn kho và hàng đã vận chuyển.mà lão sếp bảo làm 1 cái template xong power bi tự update và chuyển cho các phòng ban mỗi ngày luôn
Mức độ phức tạp phụ thuộc vào bài toán của bạn nữa.
Ví dụ:
Trường hợp dễ: nguồn dữ liệu của bạn là excel, csv và có cấu trúc rõ ràng.
Yêu cầu tính toán và hiển thị không có gì đặc biệt thì bạn xem một số tutorial cũng có thể tự làm được.
Bạn có thể tham khảo series này:
Trường hợp khó:
Nguồn dữ liệu của bạn không đầy đủ, thi thoảng phải điều chỉnh bằng tay.
Bạn phải lấy dữ liệu từ các database mà không nắm được cấu trúc.
Bạn phải lấy dữ liệu trên web và các nguồn kỳ dị khác.
Bạn phải xử lý phân quyền cho từng người dùng xem báo cáo sẽ thấy các vùng dữ liệu khác nhau.
Bạn phải xử lý dữ liệu realtime hoặc near realtime.
Bạn muốn tạo riêng một bản mobile và desktop.
Bạn phải làm báo cáo sao cho logic và có ý nghĩa.........
Chỉ cần dính 1 trong các case trên là đau đầu rồi.
kiểu như này thím cty mình là hoá dầu hàng ngày mình phải làm báo cáo về sản lượng,tồn kho và hàng đã vận chuyển.mà lão sếp bảo làm 1 cái template xong power bi tự update và chuyển cho các phòng ban mỗi ngày luôn
bác nếu chưa có exp gì thì lên ytb xem channel của ông gà excel để tập làm, xong học thêm vài tut như ông thớt đưa là dư xăng.
NHƯNG đây là 1 cơ hội để cty và cả thím đổi đời á, nên tìm hiểu và xây dựng lại data, sau này dựa vô data, report có thể công ty thím đưa ra dự đoán, để phân tích và quyết định phương án sản xuất, kinh doanh, giải quyết đc câu chuyện tồn kho, tối ưu hóa được dây chuyền sản xuất, map được với finance thì lúc đó thím đổi đời luôn á.
bác nếu chưa có exp gì thì lên ytb xem channel của ông gà excel để tập làm, xong học thêm vài tut như ông thớt đưa là dư xăng.
NHƯNG đây là 1 cơ hội để cty và cả thím đổi đời á, nên tìm hiểu và xây dựng lại data, sau này dựa vô data, report có thể công ty thím đưa ra dự đoán, để phân tích và quyết định phương án sản xuất, kinh doanh, giải quyết đc câu chuyện tồn kho, tối ưu hóa được dây chuyền sản xuất, map được với finance thì lúc đó thím đổi đời luôn á.
đúng rồi thím.nhiệm vụ mình là dự báo,phân tích sx,ảnh hưởng thị trường mà.job title là planning analyst mà.finance thì mình tính toán doanh thu chung chung thôi.bên accounting mới tính toán kĩ lại dựa trên báo cáo của mình
nhưng data ko clean đâu,vì nhiều phòng ban lắm,lão sếp cũng bảo trước phải sắp xếp data excel trước rồi mới load vào power bi cho nó auto
Đồng ý với thím này. Build ra report đầu tiên thì dễ, build sao để duy trì, nâng cấp và mở rộng phạm vi ra mới khó.
Mức độ phức tạp phụ thuộc vào bài toán của bạn nữa.
Ví dụ:
Trường hợp dễ: nguồn dữ liệu của bạn là excel, csv và có cấu trúc rõ ràng.
Yêu cầu tính toán và hiển thị không có gì đặc biệt thì bạn xem một số tutorial cũng có thể tự làm được.
Bạn có thể tham khảo series này:
Trường hợp khó:
Nguồn dữ liệu của bạn không đầy đủ, thi thoảng phải điều chỉnh bằng tay.
Bạn phải lấy dữ liệu từ các database mà không nắm được cấu trúc.
Bạn phải lấy dữ liệu trên web và các nguồn kỳ dị khác.
Bạn phải xử lý phân quyền cho từng người dùng xem báo cáo sẽ thấy các vùng dữ liệu khác nhau.
Bạn phải xử lý dữ liệu realtime hoặc near realtime.
Bạn muốn tạo riêng một bản mobile và desktop.
Bạn phải làm báo cáo sao cho logic và có ý nghĩa.........
Chỉ cần dính 1 trong các case trên là đau đầu rồi.
nghe dã man đau đầu quá thím.ngay cái đầu là có rồi.dữ liệu chắc chắn phải chỉnh tay trước
à nhưng mà cty bảo sẽ có đội IT support gđ đầu làm power bi
đúng rồi thím.nhiệm vụ mình là dự báo,phân tích sx,ảnh hưởng thị trường mà.job title là planning analyst mà.finance thì mình tính toán doanh thu chung chung thôi.bên accounting mới tính toán kĩ lại dựa trên báo cáo của mình
nhưng data ko clean đâu,vì nhiều phòng ban lắm,lão sếp cũng bảo trước phải sắp xếp data excel trước rồi mới load vào power bi cho nó auto
có công ty nào chuyển đổi mà data clean đâu thím, trừ khi công ty mới toanh, tìm đc ông siêu nhân system về thiết kế thì họa may, data sẽ phát triển theo thời gian, bổ sung, hoặc bớt đi thậm chí phá đi làm lại là bình thường. sếp nói có team IT support chắc là team đó có người phụ trách làm master data, thím trong vai trò BA dự án này chắc luôn.
có công ty nào chuyển đổi mà data clean đâu thím, trừ khi công ty mới toanh, tìm đc ông siêu nhân system về thiết kế thì họa may, data sẽ phát triển theo thời gian, bổ sung, hoặc bớt đi thậm chí phá đi làm lại là bình thường. sếp nói có team IT support chắc là team đó có người phụ trách làm master data, thím trong vai trò BA dự án này chắc luôn.
Cái vấn đề là không phải công ty nào cũng chỉ kinh doanh trên digital channel mà bảo chỉ cần DS và DE chạy mấy cái propensity model, recommendation system là có thể khai thác được khách hàng. Đa phần là omni channel và nhiều solution vậy không có thằng DA trả lời các vấn đề Bán ở đâu, bán cho ai, bán trên kênh gì, khi nào bán thực thi với các chiến lược của BOM thì còn khướt mới Data driven được. Tôi thấy DA mới là nghề của tương lai, còn lại sau autoML, tool phục vụ cho việc ingest dữ liệu, tổ chức dữ liệu thi DE và DS nhân sự sẽ thu hẹp lại và DS đúng nghĩa phải làm reseacher chứ applied science sẽ thuộc về DA
đúng đó thím, tôn chỉ từ lâu của tôi đã là DA rules the world rồi
)
Cũng từng thử trải DS DE nhưng không hứng thú, và không impact nhiều tới business nên tôi thấy boring
Hi mọi người, cuối tuần này mình có talk ở UEB - Research & Sharing lần 2.
Nếu bạn muốn nghe câu chuyện về một sinh viên năm 2 đại học, quyết định trải nghiệm một năm gap year đầy sóng gió ở VN.
Kết quả, sau 1 năm bạn ấy collect được số offer letter đúng bằng số tuổi (VN:18, US:2). Các công việc bạn ấy lựa chọn phỏng vấn đề thuộc những ngành đang được quan tâm với yêu cầu cao (Business Analyst, Data Analyst, Data Engineer). Thậm chí những vị trí vốn dự kiến tuyển dụng senior.
Chúng mình sẽ nói từ chuyện học và chuẩn bị những gì, tìm thông tin tuyển dụng ở đâu, nộp CV ứng tuyển như thế nào để không bị rớt từ vòng gửi xe., trả lời phỏng vấn ra sao khi gặp các C level trong doanh nghiệp... cho đến những kinh nghiệm đau thương và outplay nhà tuyển dụng thần thánh.
Em có kinh nghiệm làm m&a với project bên holding nhỏ mà apply vị trí phân tích bên quỹ với chứng khoán mà toàn tạch, qua 2-3 vòng rồi mà vẫn tạch, em cũng thấy job tuyển tương đối ít, không biết tìm nguồn tuyển dụng ở đâu với hoàn thiện những kỹ năng gì để làm phân tích ben cty chứng khoán với quỹ nhỉ bác
Em cảm ơn bác nhiều
Mình ra trường đầu năm ngoái thôi, lúc đầu apply thì vào làm IB nhưng sau chuyển qua phòng phân tích nhưng lúc chuyển phải pv lại. Job tuyển ít thì đúng r tại ai làm nghề này ai cũng muốn vào để có thể lv up qua bên quỹ ăn lương cao.
Nếu bạn muốn làm phân tích thì cần 3 thứ thôi, 1 là rành thật rành đọc hiểu BCTC, biết cách dòng vốn vận hành thế nào
để sinh ra ln, cái này cũng khoai đấy, nhiều ông làm mấy năm vênh mặt chứ đưa cái BCTC éo cân nổi luôn, vốn do tưởng hiểu BCTC rồi nhưng vẫn ko biết 3 bảng nó liên hệ vs nhau ntn; 2 là hiểu về cách thức định giá (Cái này có thể học CFA, hoặc học ở trường), 3 là tư duy cực tốt về vận hành doanh nghiệp.
Trên này 3 cái kia chỉ là điều kiện cần để làm junior. Còn senior thì master 3 cái trên còn phải có hiểu biết về hầu hết các ngành có trên TTCK. Nói chung là mất 1 thời gian dài đấy.
Mà bác có xác định là vào quỹ ko thì join CTCK trước, chịu lương thấp vì value added của analyst ở CTCK thấp, báo cáo up free đầy trên mạng là biết nó thừa đến mức nào. Còn mà lơ ngơ thì kiểu gì cũng kẹt ở CTCK, đi làm nhìn mặt sếp riết cho đến khi nào ngấy thì nghỉ, vài k analyst mà ông nào cũng muốn làm cho quỹ thì tự hiểu tỷ lệ chọi và tại sao ng ta ko nhận bác.
MÌnh làm cũng chỉ để học hỏi cách vận hành dn, chứ lâu dài mình sẽ tách ra kd riêng
. Nên chả mong lắm, mình học thêm data để tự nghiên cứu đầu tư thôi. Chứ lương hiện giờ kể cả lên 35-45 củ đòi add thêm data analyst kết hợp finance, vv, mình xin phép dis phát rồi quay lại NZ làm.
Mình ra trường đầu năm ngoái thôi, lúc đầu apply thì vào làm IB nhưng sau chuyển qua phòng phân tích nhưng lúc chuyển phải pv lại. Job tuyển ít thì đúng r tại ai làm nghề này ai cũng muốn vào để có thể lv up qua bên quỹ ăn lương cao.
Nếu bạn muốn làm phân tích thì cần 3 thứ thôi, 1 là rành thật rành đọc hiểu BCTC, biết cách dòng vốn vận hành thế nào
để sinh ra ln, cái này cũng khoai đấy, nhiều ông làm mấy năm vênh mặt chứ đưa cái BCTC éo cân nổi luôn, vốn do tưởng hiểu BCTC rồi nhưng vẫn ko biết 3 bảng nó liên hệ vs nhau ntn; 2 là hiểu về cách thức định giá (Cái này có thể học CFA, hoặc học ở trường), 3 là tư duy cực tốt về vận hành doanh nghiệp.
Trên này 3 cái kia chỉ là điều kiện cần để làm junior. Còn senior thì master 3 cái trên còn phải có hiểu biết về hầu hết các ngành có trên TTCK. Nói chung là mất 1 thời gian dài đấy.
Mà bác có xác định là vào quỹ ko thì join CTCK trước, chịu lương thấp vì value added của analyst ở CTCK thấp, báo cáo up free đầy trên mạng là biết nó thừa đến mức nào. Còn mà lơ ngơ thì kiểu gì cũng kẹt ở CTCK, đi làm nhìn mặt sếp riết cho đến khi nào ngấy thì nghỉ, vài k analyst mà ông nào cũng muốn làm cho quỹ thì tự hiểu tỷ lệ chọi và tại sao ng ta ko nhận bác.
MÌnh làm cũng chỉ để học hỏi cách vận hành dn, chứ lâu dài mình sẽ tách ra kd riêng
. Nên chả mong lắm, mình học thêm data để tự nghiên cứu đầu tư thôi. Chứ lương hiện giờ kể cả lên 35-45 củ đòi add thêm data analyst kết hợp finance, vv, mình xin phép dis phát rồi quay lại NZ làm.
3-year post study visa. Nhưng mình học về Finace, data là dự định học thêm để support thôi. Mà có tính qua đó ko hay làm kiếm thêm thôi bác.
em hỏi cho "em gái mưa" trước cũng học master finance bên đó, bây h kiếm việc remote thôi ạ, ở VN làm lương thấp hơn nhưng được cái gần nhà, đợt qua đó bị tụi sirilanka nó lừa 1 lần nên mình cũng lo chắc ko cho đi nữa đâu.
thuocdo181
Các bạn hay hỏi mình fresher tìm việc kiểu gì khi đi đâu cũng thấy yêu cầu 1-3 năm kinh nghiệm.
Gửi các bạn tham khảo link record webinar này, đặc biệt hữu ích cho các fresher và các bạn sắp chuyển việc:
Anon914
Cho em đặt gạch ở đây học hỏi với ạ. Em đang là sinh viên và đang học theo DA ạ
satan456
Gạch
Em đang làm BA, nhưng muốn nghề nghiệp của mình có liên quan tới data, có cao nhân nào biết là lai lai giữa BA với data thì có những path nào không ạ. Cảm ơn các thím
Gạch
Em đang làm BA, nhưng muốn nghề nghiệp của mình có liên quan tới data, có cao nhân nào biết là lai lai giữa BA với data thì có những path nào không ạ. Cảm ơn các thím
hóng ké, mình có 1 năm KN làm tester và đang có SQL+ PowerBI ở mức beginner, Excel ở mức advance thì nên định hướng ra sao và nên học thêm gì nữa ạ.
Arashi Ackerman
Trong thớt có anh em nào quan tâm vị trí Data Engineer PLSQL Oracle ở HCM gửi CV mình nhé
Bác thớt với anh em cho mình hỏi chút, công ty mình là đơn vị vận chuyển, giờ muốn tự động phân loại mặt hàng dựa trên nội dung khách họ điền thì nên bắt đầu từ đâu. Mình đang nghĩ là sẽ xây dựng thư viện rồi bắt theo keyword nhưng thấy thế chưa ổn lắm
em hỏi cho "em gái mưa" trước cũng học master finance bên đó, bây h kiếm việc remote thôi ạ, ở VN làm lương thấp hơn nhưng được cái gần nhà, đợt qua đó bị tụi sirilanka nó lừa 1 lần nên mình cũng lo chắc ko cho đi nữa đâu.
Remote NZ khó lắm trừ khi IT và anh còn visa để hết dịch qua đó thì mới remote. Có CV ở NZ thì apply thôi. Ko thì remote khó, thật sự khó.
Bác thớt với anh em cho mình hỏi chút, công ty mình là đơn vị vận chuyển, giờ muốn tự động phân loại mặt hàng dựa trên nội dung khách họ điền thì nên bắt đầu từ đâu. Mình đang nghĩ là sẽ xây dựng thư viện rồi bắt theo keyword nhưng thấy thế chưa ổn lắm
Này không còn là Data Analysis nữa rồi. Nó thuộc về Natural Language Processing
Ngành Data nói chung dạo này đang hot, các con giời lao vào cũng nhiều mà không có định hướng nên phí thời gian hoặc bị chăn dắt chẳng đi đến đâu.
Mấy tuần nay covid không đi cày được nên lập cái topic tư vấn chơi chơi và kể chuyện công việc, chia sẻ với anh em.
Sơ lược về mình:
Mình làm dữ liệu từ năm 2014, khởi đầu từ Data Analyst sau lấn sang làm đủ thứ từ DBA, Data Quality Control, Head of Data Department, Data Architect, MIS Project Manager.
Ngành học đại học là phân tích tài chính, theo mảng này phải học thêm khá nhiều về CNTT.
Mình có làm thêm mảng đào tạo, tư vấn, triển khai từ 2018. Hiện tại, vẫn đang làm đào tạo cho cá nhân, doanh nghiệp, liên kết với một số trường đại học.
Phạm vi topic này:
Kể chuyện nghề: lịch sử làm việc, những cú để đời trong quá trình hành nghề.
Tư vấn nghề nghiệp: Cho các bạn quan tâm, muốn theo ngành này.
Kết nối đến các thím cùng ngành. Mình có theo dõi vài topic, thấy cũng nhiều thím làm cùng ngành, hi vọng kết nối và hỗ trợ được lẫn nhau.
Tìm đồng đội: Team mình đa phần giờ các anh em đều làm sâu về chuyên môn, không có người làm marketing, vận hành và growth . Hi vọng, kết nối được với các bạn cùng chí hướng và có khả năng làm mảng giáo dục.
Miễn là anh em còn phản hồi, mình sẽ duy trì thread này.
Để mở đầu, mình note lại một số quan điểm cá nhân về một số lầm tưởng trong ngành:
1. Làm dữ liệu phải giỏi siêu nhân về toán, thần thánh về lập trình hoặc công cụ, hiểu rất sâu về business.
Quan điểm cá nhân: Bạn code tốt hơn một ông thuần về business, hiểu về business hơn một ông dev bình thường, hiểu về toán tốt hơn cả 2 ông kia (cũng chưa biết đâu vì nhiều dev xịn mình biết học sư phạm toán với toán ứng dụng ra đấy :-s ). bạn viết truy vấn SQL có thể tốt hơn Dev vì bạn hiểu về business nhưng thử viết một stored produce xử lý một tác vụ của phần mềm xem có toang không đã nhé.
2. Bạn không cần học SQL, lập trình. Mấy cái đó chỉ dành cho các công ty nghèo không có tiền mua tool xịn như Power BI, Alteryx.... Còn làm gì có tool làm được hết rồi, cần thì request IT xử lý..
Quan điểm cá nhân: Tool toy rất tiện và bản thân mình cũng ủng hộ tool nếu có thể. Tuy nhiên tool nào cũng có mặt hạn chế. Thử vào một doanh nghiệp và cần trích xuất dữ liệu trực tiếp với lượng dữ liệu từ vừa đến lớn với logic phức tạp thì SQL sẽ là cứu cánh để bạn triển khai được nhanh, gọn và mạch lạc hơn. Và mình học và làm việc sâu với SQL không phải vì mình "nghèo" mà vì tính phổ biến, khả năng tùy biến của ngôn ngữ và ưu điểm tuyệt đối của nó trong một số hoàn cảnh cụ thể. Ít nhất mình có quyền lựa chọn thay vì chết vì phụ thuộc tool toy.
3. Mình chỉ cần học về tư duy là đủ rồi, chứ công cụ không quan trọng.
Quan điểm cá nhân: Việc đầu tiên khi người ta học làm bếp là học cầm con dao sơ chế miếng thịt, cá như thế nào. Với một chief có thể nấu được bữa ăn từ bất cứ những công cụ gì họ có trong tay. Họ làm được vì họ từng sử dụng qua rất nhiều công cụ chứ không phải họ chỉ ngồi học lý thuyết về ẩm thực. Trước đây mình đã từng viết 1 bài về Law of the Instrument: "if all you have is a hammer, everything looks like a nail". Quá trình sử dụng công cụ để giải quyết vấn đề giúp bạn phát triển tư duy, nếu khả năng sử dụng công cụ của bạn bị giới hạn thì rất có thể bạn sẽ dẫn về số 2, phụ thuộc vào một công cụ nào đó vì không còn quyền lựa chọn. Khá hài hước khi tư tưởng coi thường công cụ nhưng xét mặt nào đó lại bị phụ thuộc vào công cụ.
)
4. Ngược lại với 3, mình cần phải giỏi công cụ X, master công cụ Y, công ty không tuyển mình vì mình không giỏi công cụ xyz.
Quan điểm cá nhân: Thành thạo công cụ là một điểm cộng lớn khi bạn apply công việc, nhất là với các vị trí junior. Tuy nhiên, nếu như bạn đã
thành thạo và tạo được sản phẩm bằng một công cụ nào đó, bạn hoàn toàn có thể học công cụ tương đương mà không mất nhiều thời gian. Các nguyên lý và cách sử dụng công cụ, ngôn ngữ lập trình đều tương tự nhau, nếu học hãy tập trung vào một số mảng và thực sự thành thạo nó thay vì đẽo cày giữa đường để gom key word ném vào CV.
5. Mình đã luyện xong 1001 đường tịch tà kiếm phổ, sẵn sàng trở thành siêu nhân trong ngành dữ liệu.
Quan điểm cá nhân: Bạn có thể chỉ cần thuần Excel vẫn kiếm được công việc chính thức trong ngành dữ liệu với mức lương tính bằng nghìn USD (người thật việc thật). Nhưng đa phần các công việc trong ngành dữ liệu đều cần tìm hiểu thêm rất nhiều thứ khác, tech stack khác với dự án trước đây, domain khác với domain đã biết, nghiệp vụ hoặc luật lá thay đổi. Bạn sẽ tìm hiểu đủ thứ từ marketing đến UI-UX design, human heuristics.... Giữ tư duy mở và thái độ sẵn sàng học bất cứ cái gì công việc yêu cầu. Khả năng học và vận dụng nhanh mới giúp bạn sống sót và phát triển tốt trong ngành này.
6. Làm BI/DA là phải làm dashboard đẹp, kể được câu chuyện về dữ liệu, phải có 1001 nghiêm quy giới luật về information design cần tuân thủ.
Quan điểm cá nhân: Bạn cần phải làm được những điều trên nhưng chỉ là một phần rất nhỏ trong công việc, nếu bạn tôn thờ nó quá thì nhiều khả năng bạn làm consultant hơn là làm in-house cho doanh nghiệp. Đào bới được dữ liệu xem nó nằm đâu trong hệ thống, thống nhất được với các đơn vị xem dữ liệu nào chính xác đã hộc máu rồi. Nhiều stakeholders chỉ cần một cái pivot table hay chart đơn giản là quá đủ cho nhu cầu của họ. Quan trọng là context và mục đích sử dụng và làm sao tối đa được giá trị cho stakeholders.
Mời các cao nhân khác trao đổi và đóng góp thêm.
Bạn nào có câu hỏi gì cũng thả luôn ở đây nhé.
Mình cũng định hướng cho em mình thi ngành này. Bác có thể cho em hỏi là nên định hướng theo trường đại học nào và ngành gì để dễ phát triển lên nhất ạ? Trong quá trình học nên học thêm các loại kiến thức gì, nên học hỏi thực tế như thế nào để khi ra trường có kiến thức thực tế để phát triển tốt cho tương lai ạ.
Mong bác chia sẻ. Mình xin trân trọng cảm ơn ạ.
Gửi từ Một thế giới khác... bằng vozFApp
kagayaart
Chào anh em, mình muốn hỏi một chút vì chỉ mới bắt đầu tìm hiểu
. Background mình dân kinh tế, cũng từng tự mở business buôn bán, hiện thì đang làm Digital Marketing, biết dùng spss nghiên cứu, excel, đang học cơ bản python, mình cũng học tốt các thứ về toán. Mình tìm hiểu về mảng này thì thấy có 2 hướng là Data Analysis và Business Intelligence. Mục tiêu của mình thì cần để tăng cường năng lực Marketing chứ ko định đổi ngành, học mang tính ứng dụng và nhanh, cũng như thêm 1 nghề tay trái nhận thêm job. Mình muốn hỏi anh em là với mục tiêu vậy mình nên học DA hay BI, và theo thứ tự thì nên học những gì, nếu có nơi dạy nữa thì càng tốt, cảm ơn anh em.
letuan1121
Chào các bác e là sinh viên mới ra trường chuyên ngành kinh tế, hiện tại đang thử việc tại ngân hàng nhưng cảm thấy không hợp làm vị trí tín dụng muốn nghỉ hẳn để sang ngành dữ liệu thì lộ trình học khoảng bao lâu và học phí như thế nào. Tiếng anh của e thì nghe và đọc tạm ổn còn nói và viết thì hơi kém.
Mình cũng định hướng cho em mình thi ngành này. Bác có thể cho em hỏi là nên định hướng theo trường đại học nào và ngành gì để dễ phát triển lên nhất ạ? Trong quá trình học nên học thêm các loại kiến thức gì, nên học hỏi thực tế như thế nào để khi ra trường có kiến thức thực tế để phát triển tốt cho tương lai ạ.
Mong bác chia sẻ. Mình xin trân trọng cảm ơn ạ.
Gửi từ Một thế giới khác... bằng vozFApp
Bạn có thể tham khảo:
Hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng, thương mại, học viện tài chính. NEU và Bách Khoa cũng có ngành phân tích dữ liệu rồi.
Trong quá trình học nên tích cực đi thực tập, làm sớm để hiểu về hoạt động trong doanh nghiệp. Tiếng anh tốt và thi thêm một số chứng chỉ quốc tế cũng có nhiều lợi thế cho các bạn entry level.
Nếu điểm thi okie và thích ngắm hoa hậu thì thi vào FTU nhé, trong 1-2 năm tới sẽ có ngành KHDL. Có thể lúc đó bạn sẽ gặp mình ở lớp nào đó.
)
Chào anh em, mình muốn hỏi một chút vì chỉ mới bắt đầu tìm hiểu
. Background mình dân kinh tế, cũng từng tự mở business buôn bán, hiện thì đang làm Digital Marketing, biết dùng spss nghiên cứu, excel, đang học cơ bản python, mình cũng học tốt các thứ về toán. Mình tìm hiểu về mảng này thì thấy có 2 hướng là Data Analysis và Business Intelligence. Mục tiêu của mình thì cần để tăng cường năng lực Marketing chứ ko định đổi ngành, học mang tính ứng dụng và nhanh, cũng như thêm 1 nghề tay trái nhận thêm job. Mình muốn hỏi anh em là với mục tiêu vậy mình nên học DA hay BI, và theo thứ tự thì nên học những gì, nếu có nơi dạy nữa thì càng tốt, cảm ơn anh em.
Phân biệt DA với BI trước nhé:
Quan điểm của mình, với entry level thì skillset và công việc của DA, BI khá tương đồng. Thực tế công việc trong doanh nghiệp cũng không có khác biệt đáng kể.
Thật ra đều là làm việc với dữ liệu và sản phẩm cũng tương tự như nhau nên phân biệt vị trí này là ko cần thiết, cũng như phân biệt DA và DS, thật ra cũng tuỳ định nghĩa từng nơi, ví dụ mấy chú DS tại một số DN làm khác gì DA đâu.
Cách phân biệt gần đúng nhất BI và DA là phân biệt theo "field of application" . Business Intelligence thì sẽ tập trung vào xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu, hệ thống báo cáo, phân tích, dự báo cho doanh nghiệp, hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh
Data Analytics thì thường tập trung hơn vào hệ thống báo cáo, phân tích, dự báo, và có thể thuộc rất nhiều lĩnh vực chứ ko chỉ Business. Ví dụ như Y tế, chính trị, môi trường.
Có thể hiểu Business Intelligence = Data Analytics (business-oriented) + BI System (DWH+BI tools)
Đừng đọc mấy tài liệu các bạn Marketing chém lung tung lại loạn.
Định hướng học của bạn nên hướng sang Marketing Analytics. Về business sẽ có nhiều thứ nên tìm hiểu thêm, chủ yếu xoay quanh công nghệ và ứng dụng trong mảng của mình. VD: Google analytics, CDP, Các bài toán liên quan đến MKT và trải nghiệm khách hàng...
Về tech và analytics skills:
Bạn có thể start với các khóa học online free trước xem có phù hợp không.
Nếu xác định đầu tư và muốn learn data the hard way, thì tham khảo combo khóa học foundation chỗ mình. Có lộ trình, outcome rõ ràng, giảng viên theo dõi và hướng dẫn tận tình. Nhưng cũng nói trước là phải dành thời gian học mới theo được. Mình không bán thuốc học giỏi.
Chào các bác e là sinh viên mới ra trường chuyên ngành kinh tế, hiện tại đang thử việc tại ngân hàng nhưng cảm thấy không hợp làm vị trí tín dụng muốn nghỉ hẳn để sang ngành dữ liệu thì lộ trình học khoảng bao lâu và học phí như thế nào. Tiếng anh của e thì nghe và đọc tạm ổn còn nói và viết thì hơi kém.
Cơ bản bạn vẫn nên học tổng quan về dữ liệu, SQL-ngôn ngữ truy vấn và phân tích dữ liệu với một công cụ BI (Power BI, Qlik, Tableau...). Sau này vẫn nên học thêm một ngôn ngữ lập trình.
Khóa Data fundamentals sẽ dạy cho bạn những kiến thức nền tảng nhất về ngành Dữ liệu. Học viên sẽ được học các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu trong môi trường đám mây, khám phá cách làm việc với dữ liệu quan hệ và không quan hệ trên Azure – nền tảng điện toán đám mây được cung cấp bởi Microsoft.
Kết thúc khóa học, học viên có thể:
Nắm được các khái niệm dữ liệu cốt lõi
Nắm được cách làm việc với dữ liệu quan hệ trên Azure
Nắm được cách làm việc với dữ liệu không quan hệ trên Azure
Nắm được khối lượng công việc phân tích trên Azure
Đủ điều kiện tham gia kỳ thi DP-900 lấy chứng chỉ Microsoft Azure Data Fundamentals.
Khóa 2: DP-080: Querying Data with Microsoft T-SQL
Khóa học tiêu chuẩn của Microsoft, cung cấp các khái niệm và ứng dụng cơ bản trong phân tích dữ liệu của ngôn ngữ SQL chuẩn: Transact-SQL. Học viên sẽ được đào tạo các kỹ năng về tổ chức, tích hợp và khai thác dữ liệu nhằm đưa ra các thông tin và dự báo phục vụ cho quy trình ra quyết định một cách hiệu quả nhất . Khóa học bao gồm cả truy vấn và sửa đổi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quan hệ được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu dựa trên Microsoft SQL Server, bao gồm: Microsoft SQL Server, Azure SQL Database và Azure Synapse Analytics.
Kết thúc khóa học, học viên có thể:
Hiểu được các nguyên tắc cơ bản của Cơ sở dữ liệu quan hệ và Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
Sử dụng các câu lệnh Transact-SQL để thiết kế và tùy chỉnh cơ sở dữ liệu (bằng công cụ MS SQL) cũng như lưu trữ, truy xuất và thao tác với dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quan hệ.
Ứng dụng SQL trong phân tích dữ liệu (BI và các công cụ báo cáo).
Với đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, nhiều năm kinh nghiệm phân tích và xử lý dữ liệu ở cả môi trường doanh nghiệp trong và ngoài nước, Datapot hướng tới mục tiêu cung cấp những khóa học đơn giản, hiệu quả và gắn liền với thực tiễn nhất có thể.
Khóa 3: DA-100: Analyzing Data with Power BI
Là sự kết hợp giữa phát triển tư duy và kỹ năng sử dụng công cụ phân tích, khóa học cung cấp những kiến thức nền tảng và thiết yếu về ứng dụng Power BI trong phân tích dữ liệu và ra quyết định trong doanh nghiệp.
Power BI là công cụ phân tích kinh doanh từ Microsoft, được sử dụng bởi các tập đoàn như Unilever, Techcombank,.. hỗ trợ làm báo cáo tự động, nhanh chóng & hiệu quả hơn so với sử dụng Excel, PowerPoint.
Kết thúc khóa học, học viên có thể:
Hiểu được các nguyên tắc cơ bản sử dụng Power BI. Sử dụng Power BI để visualize dữ liệu, truyền tải được thông điệp.
Sử dụng các Power BI để làm sạch, transform dữ liệu. Có thể tổng hợp được dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Biết cách tiếp cận các vấn đề bằng dữ liệu, hiểu được tầm quan trọng của dữ liệu trong doanh nghiệp.
Có tư duy về ứng dụng dữ liệu trong môi trường doanh nghiệp, tư duy về sử dụng dữ liệu và công cụ để giải quyết vấn đề.
Chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để thi chứng chỉ Microsoft Certified Data Analyst Associate.
P/s: Mình có nói mình làm đào tạo từ đầu topic nhé. Nếu định gạch đá nhau seeding gì xin dẹp.
thuocdo181
Tiện công đào topic lên mình up luôn feedback của 2 bạn mình biết là vozer:
Bác này học thẳng khóa DA-100, bác ấy có base đi làm một vài năm rồi nên không vấn đề gì (kinh nghiệm quản lý là chính). Mình không phủ nhận là khóa học này có khối lượng kiến thức lớn và áp lực thực hành nhiều. Các bạn muốn bắt đầu từ fresher nên follow theo cả combo mình up ở trên.
1 feedback khác trên fb:
P/s: Mình che thông tin rồi, nếu 2 bác thấy không thoải mái cứ nhắn mình, mình sẽ gỡ xuống.
Bác thớt với anh em cho mình hỏi chút, công ty mình là đơn vị vận chuyển, giờ muốn tự động phân loại mặt hàng dựa trên nội dung khách họ điền thì nên bắt đầu từ đâu. Mình đang nghĩ là sẽ xây dựng thư viện rồi bắt theo keyword nhưng thấy thế chưa ổn lắm
Bài toán của bác cũng là một bài toán ứng dụng KHDL trong doanh nghiệp. Bác có nội dung cụ thể bài toán thì sẽ rõ hơn.
VD:
1. Nội dung điền là ảnh chụp hay trên form phần mềm. Nếu là ảnh thì sẽ là bài toán OCR (nhận diện ký tự quang học). Tùy vào viết tay hay đánh máy, có format các trường cụ thể hay không thì bài toán OCR sẽ có độ phức tạp khác nhau.
2. Nếu nội dung đã có (KH điền form chẳng hạn). Thì bài toán sẽ liên quan nhiều đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). Hoặc chơi cục như của bác làm là có 1 bộ thư viện các địa điểm và dùng thuật toán tìm gần đúng (fuzzy matching), do trường này bác biết họ sẽ viết gì rồi nên làm kiểu này cũng được, thậm chí là rule based.
3. Có cách nào khác lấy được dữ liệu hợp lý hơn là phải xử lý kiểu kia không. Thêm trường hoặc tối ưu nội dung nhập liệu, etc...
Bác có hứng thú thì cứ đưa lên đây cùng thảo luận.
Chào anh em, mình muốn hỏi một chút vì chỉ mới bắt đầu tìm hiểu
. Background mình dân kinh tế, cũng từng tự mở business buôn bán, hiện thì đang làm Digital Marketing, biết dùng spss nghiên cứu, excel, đang học cơ bản python, mình cũng học tốt các thứ về toán. Mình tìm hiểu về mảng này thì thấy có 2 hướng là Data Analysis và Business Intelligence. Mục tiêu của mình thì cần để tăng cường năng lực Marketing chứ ko định đổi ngành, học mang tính ứng dụng và nhanh, cũng như thêm 1 nghề tay trái nhận thêm job. Mình muốn hỏi anh em là với mục tiêu vậy mình nên học DA hay BI, và theo thứ tự thì nên học những gì, nếu có nơi dạy nữa thì càng tốt, cảm ơn anh em.
BI thôi thím, làm mấy cái report đơn giản để quản lý metrics marketing thôi, k cần thiên về DA đâu
kiểu như này thím cty mình là hoá dầu hàng ngày mình phải làm báo cáo về sản lượng,tồn kho và hàng đã vận chuyển.mà lão sếp bảo làm 1 cái template xong power bi tự update và chuyển cho các phòng ban mỗi ngày luôn
ối, em nhớ lần trước có topic DA, giao lưu với thím về python thì phải, thím còn kêu lão trưởng phòng biết nhiều nhưng k share, vụ setup như sếp thím đòi thì dễ thôi, ủn data vào pbi desktop, lên report theo nhu cầu end-user, ném lên web, cài schedule cho n tự chạy, cơ mà có pbi pro thì mới dùng đc thì phải, auto send mail cũng có trên pbi web sẵn r, quan trọng là đảm bảo được nguồn data hàng ngày k bị đứt đoạn thôi
ối, em nhớ lần trước có topic DA, giao lưu với thím về python thì phải, thím còn kêu lão trưởng phòng biết nhiều nhưng k share, vụ setup như sếp thím đòi thì dễ thôi, ủn data vào pbi desktop, lên report theo nhu cầu end-user, ném lên web, cài schedule cho n tự chạy, cơ mà có pbi pro thì mới dùng đc thì phải, auto send mail cũng có trên pbi web sẵn r, quan trọng là đảm bảo được nguồn data hàng ngày k bị đứt đoạn thôi
Tài khoản free cũng dùng được schedule refresh. Mà nó không cho chia sẻ báo cái với phân quyền thôi. Bọn MS làm tiền vkl.
Tài khoản free cũng dùng được schedule refresh. Mà nó không cho chia sẻ báo cái với phân quyền thôi. Bọn MS làm tiền vkl.
còn chuyển giao các phòng ban nữa thím, send qua mail nhìn ảnh thì k có tác dụng gì mấy, pbi báo cáo động n mới phát huy khả năng, acc pro pbi hình như cả năm có mấy củ thôi, cả 1 cty dư sức sắm 1 2 cái acc
còn chuyển giao các phòng ban nữa thím, send qua mail nhìn ảnh thì k có tác dụng gì mấy, pbi báo cáo động n mới phát huy khả năng, acc pro pbi hình như cả năm có mấy củ thôi, cả 1 cty dư sức sắm 1 2 cái acc
Nếu data kg quá lớn thì mua một account premium của nó sau nhúng (embedded) vào một website thì có thể share cho nhiều người mà, ai muốn xem chỉ việc truy cập website thôi
Nếu data kg quá lớn thì mua một account premium của nó sau nhúng (embedded) vào một website thì có thể share cho nhiều người mà, ai muốn xem chỉ việc truy cập website thôi
cách đó cũng ổn thím, ngày trước làm ecom chơi embedded tiện vl, bao nhiêu báo cáo nhưng phân quyền đơn giản, từ ngày sang bank k chơi trò đấy đc nên e cg quên béng mất
Nếu data kg quá lớn thì mua một account premium của nó sau nhúng (embedded) vào một website thì có thể share cho nhiều người mà, ai muốn xem chỉ việc truy cập website thôi
Public to web thì chỉ cần office 365 admin mở quyền là share public được. Account free cũng public được luôn. Rủi ro vụ bảo mật. Trước mình cũng hay làm trò này để khỏi tốn tiền mua license.
cách đó cũng ổn thím, ngày trước làm ecom chơi embedded tiện vl, bao nhiêu báo cáo nhưng phân quyền đơn giản, từ ngày sang bank k chơi trò đấy đc nên e cg quên béng mất
Combo ngon bổ rẻ mà dễ dùng nhất là google sheet + google data studio + google sites. Có thể chi tiền cho google bigquery nếu cần lượng dữ liệu lớn hơn.
Mà quen tay Power BI rồi thì quên data studio luôn, sướng quen rồi khổ không chịu được.
Account pro là 10 USD/user tháng.
Ăn chơi thì premium per user 20 USD/user.
Giàu nữa thì Premium bắt đầu từ ~ 5k/tenant/tháng.
Public to web thì chỉ cần office 365 admin mở quyền là share public được. Account free cũng public được luôn. Rủi ro vụ bảo mật. Trước mình cũng hay làm trò này để khỏi tốn tiền mua license.
Combo ngon bổ rẻ mà dễ dùng nhất là google sheet + google data studio + google sites. Có thể chi tiền cho google bigquery nếu cần lượng dữ liệu lớn hơn.
Mà quen tay Power BI rồi thì quên data studio luôn, sướng quen rồi khổ không chịu được.
Account pro là 10 USD/user tháng.
Ăn chơi thì premium per user 20 USD/user.
Giàu nữa thì Premium bắt đầu từ ~ 5k/tenant/tháng.
bank thì k chơi hàng google đc r thím, dùng họ MS nên pbi là hợp lý nhất r, nhưng phải cái làm việc với data khó khăn do k access đc thẳng production để edit trên pbi desktop thôi, toàn vừa làm vừa đoán
Public to web thì chỉ cần office 365 admin mở quyền là share public được. Account free cũng public được luôn. Rủi ro vụ bảo mật. Trước mình cũng hay làm trò này để khỏi tốn tiền mua license.
Ý mình là nhúng, chứ kg phải dạng public to web kg cần xác thực dạng iframe
PBI embedded cho phép làm được nhiều thứ khác ngon lành cành đào hơn cách Public to web, ví dụ như xác thực hay cơ chế phân quyền data
Ý mình là nhúng, chứ kg phải dạng public to web kg cần xác thực dạng iframe
PBI embedded cho phép làm được nhiều thứ khác ngon lành cành đào hơn cách Public to web, ví dụ như xác thực hay cơ chế phân quyền data
Embedded cũng cần mua license riêng. Giá cũng không yêu thương lắm.
Mấy team làm embdeded ngon nhúng luôn vào app thì làm được đủ trò.
Chấp nhận hạn chế trải nghiệm tí thì cài report server nếu muốn tiết kiệm chi phí.
Yep, theo lý thuyết thì embedded cần phải có mua A.SKU với giá thấp nhất tầm 700USD/tháng
thực tế là có thể xài user Premium (~19 USD/tháng) làm được việc này, miễn là lượng data kg quá lớn, vượt quá capacity của Premium User
Theo thông tin mới leak được từ Microsoft thì sắp tới sẽ GA một số features cho PBI,trong đó có phần chính thức cho phép embed bằng premium user luôn
Ngành Data nói chung dạo này đang hot, các con giời lao vào cũng nhiều mà không có định hướng nên phí thời gian hoặc bị chăn dắt chẳng đi đến đâu.
Mấy tuần nay covid không đi cày được nên lập cái topic tư vấn chơi chơi và kể chuyện công việc, chia sẻ với anh em.
Sơ lược về mình:
Mình làm dữ liệu từ năm 2014, khởi đầu từ Data Analyst sau lấn sang làm đủ thứ từ DBA, Data Quality Control, Head of Data Department, Data Architect, MIS Project Manager.
Ngành học đại học là phân tích tài chính, theo mảng này phải học thêm khá nhiều về CNTT.
Mình có làm thêm mảng đào tạo, tư vấn, triển khai từ 2018. Hiện tại, vẫn đang làm đào tạo cho cá nhân, doanh nghiệp, liên kết với một số trường đại học.
Phạm vi topic này:
Kể chuyện nghề: lịch sử làm việc, những cú để đời trong quá trình hành nghề.
Tư vấn nghề nghiệp: Cho các bạn quan tâm, muốn theo ngành này.
Kết nối đến các thím cùng ngành. Mình có theo dõi vài topic, thấy cũng nhiều thím làm cùng ngành, hi vọng kết nối và hỗ trợ được lẫn nhau.
Tìm đồng đội: Team mình đa phần giờ các anh em đều làm sâu về chuyên môn, không có người làm marketing, vận hành và growth . Hi vọng, kết nối được với các bạn cùng chí hướng và có khả năng làm mảng giáo dục.
Miễn là anh em còn phản hồi, mình sẽ duy trì thread này.
Để mở đầu, mình note lại một số quan điểm cá nhân về một số lầm tưởng trong ngành:
1. Làm dữ liệu phải giỏi siêu nhân về toán, thần thánh về lập trình hoặc công cụ, hiểu rất sâu về business.
Quan điểm cá nhân: Bạn code tốt hơn một ông thuần về business, hiểu về business hơn một ông dev bình thường, hiểu về toán tốt hơn cả 2 ông kia (cũng chưa biết đâu vì nhiều dev xịn mình biết học sư phạm toán với toán ứng dụng ra đấy :-s ). bạn viết truy vấn SQL có thể tốt hơn Dev vì bạn hiểu về business nhưng thử viết một stored produce xử lý một tác vụ của phần mềm xem có toang không đã nhé.
2. Bạn không cần học SQL, lập trình. Mấy cái đó chỉ dành cho các công ty nghèo không có tiền mua tool xịn như Power BI, Alteryx.... Còn làm gì có tool làm được hết rồi, cần thì request IT xử lý..
Quan điểm cá nhân: Tool toy rất tiện và bản thân mình cũng ủng hộ tool nếu có thể. Tuy nhiên tool nào cũng có mặt hạn chế. Thử vào một doanh nghiệp và cần trích xuất dữ liệu trực tiếp với lượng dữ liệu từ vừa đến lớn với logic phức tạp thì SQL sẽ là cứu cánh để bạn triển khai được nhanh, gọn và mạch lạc hơn. Và mình học và làm việc sâu với SQL không phải vì mình "nghèo" mà vì tính phổ biến, khả năng tùy biến của ngôn ngữ và ưu điểm tuyệt đối của nó trong một số hoàn cảnh cụ thể. Ít nhất mình có quyền lựa chọn thay vì chết vì phụ thuộc tool toy.
3. Mình chỉ cần học về tư duy là đủ rồi, chứ công cụ không quan trọng.
Quan điểm cá nhân: Việc đầu tiên khi người ta học làm bếp là học cầm con dao sơ chế miếng thịt, cá như thế nào. Với một chief có thể nấu được bữa ăn từ bất cứ những công cụ gì họ có trong tay. Họ làm được vì họ từng sử dụng qua rất nhiều công cụ chứ không phải họ chỉ ngồi học lý thuyết về ẩm thực. Trước đây mình đã từng viết 1 bài về Law of the Instrument: "if all you have is a hammer, everything looks like a nail". Quá trình sử dụng công cụ để giải quyết vấn đề giúp bạn phát triển tư duy, nếu khả năng sử dụng công cụ của bạn bị giới hạn thì rất có thể bạn sẽ dẫn về số 2, phụ thuộc vào một công cụ nào đó vì không còn quyền lựa chọn. Khá hài hước khi tư tưởng coi thường công cụ nhưng xét mặt nào đó lại bị phụ thuộc vào công cụ.
)
4. Ngược lại với 3, mình cần phải giỏi công cụ X, master công cụ Y, công ty không tuyển mình vì mình không giỏi công cụ xyz.
Quan điểm cá nhân: Thành thạo công cụ là một điểm cộng lớn khi bạn apply công việc, nhất là với các vị trí junior. Tuy nhiên, nếu như bạn đã
thành thạo và tạo được sản phẩm bằng một công cụ nào đó, bạn hoàn toàn có thể học công cụ tương đương mà không mất nhiều thời gian. Các nguyên lý và cách sử dụng công cụ, ngôn ngữ lập trình đều tương tự nhau, nếu học hãy tập trung vào một số mảng và thực sự thành thạo nó thay vì đẽo cày giữa đường để gom key word ném vào CV.
5. Mình đã luyện xong 1001 đường tịch tà kiếm phổ, sẵn sàng trở thành siêu nhân trong ngành dữ liệu.
Quan điểm cá nhân: Bạn có thể chỉ cần thuần Excel vẫn kiếm được công việc chính thức trong ngành dữ liệu với mức lương tính bằng nghìn USD (người thật việc thật). Nhưng đa phần các công việc trong ngành dữ liệu đều cần tìm hiểu thêm rất nhiều thứ khác, tech stack khác với dự án trước đây, domain khác với domain đã biết, nghiệp vụ hoặc luật lá thay đổi. Bạn sẽ tìm hiểu đủ thứ từ marketing đến UI-UX design, human heuristics.... Giữ tư duy mở và thái độ sẵn sàng học bất cứ cái gì công việc yêu cầu. Khả năng học và vận dụng nhanh mới giúp bạn sống sót và phát triển tốt trong ngành này.
6. Làm BI/DA là phải làm dashboard đẹp, kể được câu chuyện về dữ liệu, phải có 1001 nghiêm quy giới luật về information design cần tuân thủ.
Quan điểm cá nhân: Bạn cần phải làm được những điều trên nhưng chỉ là một phần rất nhỏ trong công việc, nếu bạn tôn thờ nó quá thì nhiều khả năng bạn làm consultant hơn là làm in-house cho doanh nghiệp. Đào bới được dữ liệu xem nó nằm đâu trong hệ thống, thống nhất được với các đơn vị xem dữ liệu nào chính xác đã hộc máu rồi. Nhiều stakeholders chỉ cần một cái pivot table hay chart đơn giản là quá đủ cho nhu cầu của họ. Quan trọng là context và mục đích sử dụng và làm sao tối đa được giá trị cho stakeholders.
Mời các cao nhân khác trao đổi và đóng góp thêm.
Bạn nào có câu hỏi gì cũng thả luôn ở đây nhé.
bank thì k chơi hàng google đc r thím, dùng họ MS nên pbi là hợp lý nhất r, nhưng phải cái làm việc với data khó khăn do k access đc thẳng production để edit trên pbi desktop thôi, toàn vừa làm vừa đoán
Ý bác là cái vụ Data không có mô tả rõ ràng. Vụ đó thì nỗi đau không của riêng ai.
Mình có làm dự án + đào tạo ở mấy bank, thấy adopt Power BI nhanh vc.
Yep, theo lý thuyết thì embedded cần phải có mua A.SKU với giá thấp nhất tầm 700USD/tháng
thực tế là có thể xài user Premium (~19 USD/tháng) làm được việc này, miễn là lượng data kg quá lớn, vượt quá capacity của Premium User
Theo thông tin mới leak được từ Microsoft thì sắp tới sẽ GA một số features cho PBI,trong đó có phần chính thức cho phép embed bằng premium user luôn
Theo mình hiểu thì nếu triển khai embeded với PPU sẽ tương đương EM SKUs. Người xem báo cáo cũng cần có license O365. Không biết có cơ chế nào mới hơn không, bác thả giúp mình cái link hoặc keyword để search phát.
Ý bác là cái vụ Data không có mô tả rõ ràng. Vụ đó thì nỗi đau không của riêng ai.
Mình có làm dự án + đào tạo ở mấy bank, thấy adopt Power BI nhanh vc.
không thím, schema đầy đủ rõ ràng, nhưng chỉ được access db UAT đã được mock data, làm trên desktop cũng chỉ là uat thôi, và dùng direct query nên rất khó dùng dax các hàm tính toán, đồng thời cũng phế 1 nửa tính năng của pbi là power query, và cáu nhất là làm nhưng k biết data đúng hay sai, publish lên web thông qua gateway mới nhìn được số prod, bank em hiện tại đang là như thế, nên mỗi lần edit báo cáo là publish pbi rất nhiều lần
DekIu
đang có hướng nhảy sang DA/DE
Nghiệp vụ các doanh nghiệp: trước làm triển khai pmem kế toán, nên các mô hình dn ở vn và nc ngoài cũng va vấp kha khá.
Nghiệp vụ xử lý,phân tích dữ liệu: cviec hiện tại là phân tích và xử lý dữ liệu, từng phân tích rõ ràng từng khoản chi phí, doanh thu của tập đàon, hệ thống tính lương tự động của khối kih doah....
bác chủ thớt cho e xin tên 1 cái chứng chỉ cho DA hay DE để e thi, rồi tự tin đi xin các cty khác với.
đang có hướng nhảy sang DA/DE
Nghiệp vụ các doanh nghiệp: trước làm triển khai pmem kế toán, nên các mô hình dn ở vn và nc ngoài cũng va vấp kha khá.
Nghiệp vụ xử lý,phân tích dữ liệu: cviec hiện tại là phân tích và xử lý dữ liệu, từng phân tích rõ ràng từng khoản chi phí, doanh thu của tập đàon, hệ thống tính lương tự động của khối kih doah....
bác chủ thớt cho e xin tên 1 cái chứng chỉ cho DA hay DE để e thi, rồi tự tin đi xin các cty khác với.
Mấy chứng chỉ google vs ibm cũng okie. Tối mình sẽ cập nhật thêm.
thuocdo181
Bổ sung thêm 2 cert cho các bạn nào có tiếng anh và khả năng tự học tương đối. Chứng chỉ của IBM hoặc Google. Song song với việc học các chứng chỉ này, bạn nên cân nhắc làm thêm project hoặc đi làm để bổ sung vào CV.
không thím, schema đầy đủ rõ ràng, nhưng chỉ được access db UAT đã được mock data, làm trên desktop cũng chỉ là uat thôi, và dùng direct query nên rất khó dùng dax các hàm tính toán, đồng thời cũng phế 1 nửa tính năng của pbi là power query, và cáu nhất là làm nhưng k biết data đúng hay sai, publish lên web thông qua gateway mới nhìn được số prod, bank em hiện tại đang là như thế, nên mỗi lần edit báo cáo là publish pbi rất nhiều lần
Vụ này do quy trình thì đúng là khó. Làm mấy case kiểu này phải tính toán trước các case nhiều, càng sớm lên tay bác ạ.
Vụ này do quy trình thì đúng là khó. Làm mấy case kiểu này phải tính toán trước các case nhiều, càng sớm lên tay bác ạ.
nổ não thôi thím, em là DA cho vận hành, số má phải chuẩn chỉnh từng ly còn báo cáo lên ủy ban, mà làm việc với data test khó chịu lắm, code với tính hàm xong cg k biết đúng hay sai, chỉ có publish lên web mới biết, r lại mò ngược lại code dưới desktop, hard work quá, trong khi bên viettel thì dữ liệu xịn đến intern còn tiếp cận được
nổ não thôi thím, em là DA cho vận hành, số má phải chuẩn chỉnh từng ly còn báo cáo lên ủy ban, mà làm việc với data test khó chịu lắm, code với tính hàm xong cg k biết đúng hay sai, chỉ có publish lên web mới biết, r lại mò ngược lại code dưới desktop, hard work quá, trong khi bên viettel thì dữ liệu xịn đến intern còn tiếp cận được
Đồng cảm với thím, có thể thím chưa cày nhiều DAX với Data Model mà vốn món này đã trừu tượng sẵn rồi. (Mình từng cày 1 cái certified solution expert chỉ về mỗi Data Model đã khoai rồi)
Mock hay real thì cấu trúc và logic vẫn thế. Nên thím chịu khó cày cuốc 1 thời gian cho qua ngưỡng này, sẽ đến đoạn nhìn yêu cầu nhẩm được logic viết và biết có những rủi ro gì trong đấy.
Cố lên, cũng không lâu đâu.
Quan điểm của mình, với entry level thì skillset và công việc của DA, BI khá tương đồng. Thực tế công việc trong doanh nghiệp cũng không có khác biệt đáng kể.
Thật ra đều là làm việc với dữ liệu và sản phẩm cũng tương tự như nhau nên phân biệt vị trí này là ko cần thiết, cũng như phân biệt DA và DS, thật ra cũng tuỳ định nghĩa từng nơi, ví dụ mấy chú DS tại một số DN làm khác gì DA đâu.
Cách phân biệt gần đúng nhất BI và DA là phân biệt theo "field of application" . Business Intelligence thì sẽ tập trung vào xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu, hệ thống báo cáo, phân tích, dự báo cho doanh nghiệp, hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh
Data Analytics thì thường tập trung hơn vào hệ thống báo cáo, phân tích, dự báo, và có thể thuộc rất nhiều lĩnh vực chứ ko chỉ Business. Ví dụ như Y tế, chính trị, môi trường.
Có thể hiểu Business Intelligence = Data Analytics (business-oriented) + BI System (DWH+BI tools)
Đừng đọc mấy tài liệu các bạn Marketing chém lung tung lại loạn.
Định hướng học của bạn nên hướng sang Marketing Analytics. Về business sẽ có nhiều thứ nên tìm hiểu thêm, chủ yếu xoay quanh công nghệ và ứng dụng trong mảng của mình. VD: Google analytics, CDP, Các bài toán liên quan đến MKT và trải nghiệm khách hàng...
Về tech và analytics skills:
Bạn có thể start với các khóa học online free trước xem có phù hợp không.
Nếu xác định đầu tư và muốn learn data the hard way, thì tham khảo combo khóa học foundation chỗ mình. Có lộ trình, outcome rõ ràng, giảng viên theo dõi và hướng dẫn tận tình. Nhưng cũng nói trước là phải dành thời gian học mới theo được. Mình không bán thuốc học giỏi.
Hóng ké bác này. Mình cũng background Digital Marketing và hiện đang làm mảng app nhưng hiện tại khá mệt vì ngày nào cũng OT chạy thep plan, KPI, thay đổi sáng tạo,.... Mình được đánh giá là có logic, các báo cáo mình đều làm bằng excel nên cũng quen với lượng dữ liệu nhiều.
Mình muốn chuyển sang mảng data hoặc gì đó "systematic" hơn. Chủ yếu là bớt đứng mũi chịu sào, có nhiều thời gian cho gia đình con cái và bản thân hơn. Vậy có hướng đi nào không nhỉ bác?
Loserboiz
Nếu có bằng đh qtkd mà giờ mún làm chuyên sâu bên mảng dữ liệu thì mình có nên đi học thsi data science k các bác??
Hóng ké bác này. Mình cũng background Digital Marketing và hiện đang làm mảng app nhưng hiện tại khá mệt vì ngày nào cũng OT chạy thep plan, KPI, thay đổi sáng tạo,.... Mình được đánh giá là có logic, các báo cáo mình đều làm bằng excel nên cũng quen với lượng dữ liệu nhiều.
Mình muốn chuyển sang mảng data hoặc gì đó "systematic" hơn. Chủ yếu là bớt đứng mũi chịu sào, có nhiều thời gian cho gia đình con cái và bản thân hơn. Vậy có hướng đi nào không nhỉ bác?
Bạn có thể cân nhắc các vị trí sales admin, chỉ đi tổng hợp số liệu 1 phòng ban kinh doanh nào đó. Một số doanh nghiệp lớn, mô hình kinh doanh không đổi nhiều thì DA, DE, DBA làm sau 1-2 năm kinh nghiệm rồi khá nhàn (và cũng chán
). Còn muốn bắt đầu chuyển sang ngành này với mức thu nhập tốt thì bác nên xác định đầu tư thời gian.
Nếu có bằng đh qtkd mà giờ mún làm chuyên sâu bên mảng dữ liệu thì mình có nên đi học thsi data science k các bác??
Mình có tham khảo một số chương trình thạc sỹ ở VN, có mấy nhận xét dưới đây.
Pros: 1. Bằng cấp chính quy bao giờ cũng tốt hơn. Nhất là sau này vào cơ quan nhà nước hoặc xác định học lên tiếp.
2. Chương trình thạc sỹ học lại nhiều môn cơ bản về toán + lập trình, bù đắp cho các phần thiếu hụt của sinh viên kinh tế. Sẽ có ích sau này.
Cons: 1. Thời gian đầu tư dài. (1,5-2 năm)
2. Kỹ thuật học nặng về lý thuyết nhưng dàn trải. Sinh viên học xong vẫn phải bơi thêm mới đáp ứng được công việc thực tế.
3. Đầu ra không có định hướng về business, domain hoặc vị trí công việc cụ thể.
Nếu xác định học MSc ngành này bạn nên tìm việc làm song song trong quá trình học. Nếu chỉ học thôi thì giống học lại đại học ngành 2 lắm.
)
Bạn có thể cân nhắc các vị trí sales admin, chỉ đi tổng hợp số liệu 1 phòng ban kinh doanh nào đó. Một số doanh nghiệp lớn, mô hình kinh doanh không đổi nhiều thì DA, DE, DBA làm sau 1-2 năm kinh nghiệm rồi khá nhàn (và cũng chán
). Còn muốn bắt đầu chuyển sang ngành này với mức thu nhập tốt thì bác nên xác định đầu tư thời gian.
Mình có tham khảo một số chương trình thạc sỹ ở VN, có mấy nhận xét dưới đây.
Pros: 1. Bằng cấp chính quy bao giờ cũng tốt hơn. Nhất là sau này vào cơ quan nhà nước hoặc xác định học lên tiếp.
2. Chương trình thạc sỹ học lại nhiều môn cơ bản về toán + lập trình, bù đắp cho các phần thiếu hụt của sinh viên kinh tế. Sẽ có ích sau này.
Cons: 1. Thời gian đầu tư dài. (1,5-2 năm)
2. Kỹ thuật học nặng về lý thuyết nhưng dàn trải. Sinh viên học xong vẫn phải bơi thêm mới đáp ứng được công việc thực tế.
3. Đầu ra không có định hướng về business, domain hoặc vị trí công việc cụ thể.
Nếu xác định học MSc ngành này bạn nên tìm việc làm song song trong quá trình học. Nếu chỉ học thôi thì giống học lại đại học ngành 2 lắm.
)
Lội thớt mưới biết bác làm ở DP
Em cũng vừa đăng kí combo bên này, thấy khá ổn
nhưng thường cuối tuần phải cày lại video do đi làm về đuối quá nên kiến thức không nạp vào được hết
Xin phép add contact bác để có gì em nhờ tư vấn thêm nhé ạ
Lội thớt mưới biết bác làm ở DP
Em cũng vừa đăng kí combo bên này, thấy khá ổn
nhưng thường cuối tuần phải cày lại video do đi làm về đuối quá nên kiến thức không nạp vào được hết
Xin phép add contact bác để có gì em nhờ tư vấn thêm nhé ạ
Okie bác. Có gì cần hỗ trợ, bác cứ nhắn mình nhé.
14143311
trong này có bác nào rành về excel ko?
Em đang quản lý danh sách các code sản phẩm trong nhóm. Những code này có status thay đổi hàng ngày, làm sao để lưu giữ status cũ và mới của từng code một cách gọn gàng nhất
Em dc giao làm cái này mà ko tìm ra dc cách nào làm tối ưu
Ngành Data nói chung dạo này đang hot, các con giời lao vào cũng nhiều mà không có định hướng nên phí thời gian hoặc bị chăn dắt chẳng đi đến đâu.
Mấy tuần nay covid không đi cày được nên lập cái topic tư vấn chơi chơi và kể chuyện công việc, chia sẻ với anh em.
Sơ lược về mình:
Mình làm dữ liệu từ năm 2014, khởi đầu từ Data Analyst sau lấn sang làm đủ thứ từ DBA, Data Quality Control, Head of Data Department, Data Architect, MIS Project Manager.
Ngành học đại học là phân tích tài chính, theo mảng này phải học thêm khá nhiều về CNTT.
Mình có làm thêm mảng đào tạo, tư vấn, triển khai từ 2018. Hiện tại, vẫn đang làm đào tạo cho cá nhân, doanh nghiệp, liên kết với một số trường đại học.
Phạm vi topic này:
Kể chuyện nghề: lịch sử làm việc, những cú để đời trong quá trình hành nghề.
Tư vấn nghề nghiệp: Cho các bạn quan tâm, muốn theo ngành này.
Kết nối đến các thím cùng ngành. Mình có theo dõi vài topic, thấy cũng nhiều thím làm cùng ngành, hi vọng kết nối và hỗ trợ được lẫn nhau.
Tìm đồng đội: Team mình đa phần giờ các anh em đều làm sâu về chuyên môn, không có người làm marketing, vận hành và growth . Hi vọng, kết nối được với các bạn cùng chí hướng và có khả năng làm mảng giáo dục.
Miễn là anh em còn phản hồi, mình sẽ duy trì thread này.
Để mở đầu, mình note lại một số quan điểm cá nhân về một số lầm tưởng trong ngành:
1. Làm dữ liệu phải giỏi siêu nhân về toán, thần thánh về lập trình hoặc công cụ, hiểu rất sâu về business.
Quan điểm cá nhân: Bạn code tốt hơn một ông thuần về business, hiểu về business hơn một ông dev bình thường, hiểu về toán tốt hơn cả 2 ông kia (cũng chưa biết đâu vì nhiều dev xịn mình biết học sư phạm toán với toán ứng dụng ra đấy :-s ). bạn viết truy vấn SQL có thể tốt hơn Dev vì bạn hiểu về business nhưng thử viết một stored produce xử lý một tác vụ của phần mềm xem có toang không đã nhé.
2. Bạn không cần học SQL, lập trình. Mấy cái đó chỉ dành cho các công ty nghèo không có tiền mua tool xịn như Power BI, Alteryx.... Còn làm gì có tool làm được hết rồi, cần thì request IT xử lý..
Quan điểm cá nhân: Tool toy rất tiện và bản thân mình cũng ủng hộ tool nếu có thể. Tuy nhiên tool nào cũng có mặt hạn chế. Thử vào một doanh nghiệp và cần trích xuất dữ liệu trực tiếp với lượng dữ liệu từ vừa đến lớn với logic phức tạp thì SQL sẽ là cứu cánh để bạn triển khai được nhanh, gọn và mạch lạc hơn. Và mình học và làm việc sâu với SQL không phải vì mình "nghèo" mà vì tính phổ biến, khả năng tùy biến của ngôn ngữ và ưu điểm tuyệt đối của nó trong một số hoàn cảnh cụ thể. Ít nhất mình có quyền lựa chọn thay vì chết vì phụ thuộc tool toy.
3. Mình chỉ cần học về tư duy là đủ rồi, chứ công cụ không quan trọng.
Quan điểm cá nhân: Việc đầu tiên khi người ta học làm bếp là học cầm con dao sơ chế miếng thịt, cá như thế nào. Với một chief có thể nấu được bữa ăn từ bất cứ những công cụ gì họ có trong tay. Họ làm được vì họ từng sử dụng qua rất nhiều công cụ chứ không phải họ chỉ ngồi học lý thuyết về ẩm thực. Trước đây mình đã từng viết 1 bài về Law of the Instrument: "if all you have is a hammer, everything looks like a nail". Quá trình sử dụng công cụ để giải quyết vấn đề giúp bạn phát triển tư duy, nếu khả năng sử dụng công cụ của bạn bị giới hạn thì rất có thể bạn sẽ dẫn về số 2, phụ thuộc vào một công cụ nào đó vì không còn quyền lựa chọn. Khá hài hước khi tư tưởng coi thường công cụ nhưng xét mặt nào đó lại bị phụ thuộc vào công cụ.
)
4. Ngược lại với 3, mình cần phải giỏi công cụ X, master công cụ Y, công ty không tuyển mình vì mình không giỏi công cụ xyz.
Quan điểm cá nhân: Thành thạo công cụ là một điểm cộng lớn khi bạn apply công việc, nhất là với các vị trí junior. Tuy nhiên, nếu như bạn đã
thành thạo và tạo được sản phẩm bằng một công cụ nào đó, bạn hoàn toàn có thể học công cụ tương đương mà không mất nhiều thời gian. Các nguyên lý và cách sử dụng công cụ, ngôn ngữ lập trình đều tương tự nhau, nếu học hãy tập trung vào một số mảng và thực sự thành thạo nó thay vì đẽo cày giữa đường để gom key word ném vào CV.
5. Mình đã luyện xong 1001 đường tịch tà kiếm phổ, sẵn sàng trở thành siêu nhân trong ngành dữ liệu.
Quan điểm cá nhân: Bạn có thể chỉ cần thuần Excel vẫn kiếm được công việc chính thức trong ngành dữ liệu với mức lương tính bằng nghìn USD (người thật việc thật). Nhưng đa phần các công việc trong ngành dữ liệu đều cần tìm hiểu thêm rất nhiều thứ khác, tech stack khác với dự án trước đây, domain khác với domain đã biết, nghiệp vụ hoặc luật lá thay đổi. Bạn sẽ tìm hiểu đủ thứ từ marketing đến UI-UX design, human heuristics.... Giữ tư duy mở và thái độ sẵn sàng học bất cứ cái gì công việc yêu cầu. Khả năng học và vận dụng nhanh mới giúp bạn sống sót và phát triển tốt trong ngành này.
6. Làm BI/DA là phải làm dashboard đẹp, kể được câu chuyện về dữ liệu, phải có 1001 nghiêm quy giới luật về information design cần tuân thủ.
Quan điểm cá nhân: Bạn cần phải làm được những điều trên nhưng chỉ là một phần rất nhỏ trong công việc, nếu bạn tôn thờ nó quá thì nhiều khả năng bạn làm consultant hơn là làm in-house cho doanh nghiệp. Đào bới được dữ liệu xem nó nằm đâu trong hệ thống, thống nhất được với các đơn vị xem dữ liệu nào chính xác đã hộc máu rồi. Nhiều stakeholders chỉ cần một cái pivot table hay chart đơn giản là quá đủ cho nhu cầu của họ. Quan trọng là context và mục đích sử dụng và làm sao tối đa được giá trị cho stakeholders.
Mời các cao nhân khác trao đổi và đóng góp thêm.
Bạn nào có câu hỏi gì cũng thả luôn ở đây nhé.
Mình chỉ muốn hỏi là mình bắt đầu dạng beginner thì học qua bọn datacamp.com được không??? Nó đang saleoff 80% ấy nên hỏi mọi người trước.
Mình tuổi đời thì ít hơn thím chủ thread, tuổi nghề thì ít hơn khá nhiều cao nhân trong đây, những cũng có kinh nghiệm tương đối trong ngành. Mình xin chia sẻ với các bạn đang chuẩn bị chuyển sang ngành này hoặc đang có ý định chuyển ngành như sau.
1. Môi trường VN hiện tại có rất nhiều cơ hội cho ngành này phát triển, các công ty outsource tuyển 1 lúc vài trăm người là bình thường. Quan điểm cá nhân của mình là ngành này đang khát nhân lực nhưng thừa người dở và thiếu người làm được việc. Nên bạn cần chuẩn bị kỹ tâm lý là Apply nhiều nơi nhưng không thấy phản hồi.
2. Mình thấy hiện tại tuyển rất nhiều Level nhưng toàn Junior đổ lên, cơ hội cho Fresher mình thấy khá hiếm, nên thay vì chọn những trung tâm đào tạo nhan nhản hiện tại, hay tìm hiểu kỹ, chỗ nào có thể giới thiệu việc làm ở mức độ fresher một cách uy tín thì hẵng xuống tiền đi học.
3. Tiếng anh rất cần thiết, mình không có ý chê bai mấy khóa học hiện nay nhưng nếu các bạn có vốn tiếng anh tương đối, ở nhà các bạn cũng có thể học được những thứ mà bất cứ trung tâm nào ở VN dạy với giá cả phải chăng hơn hoặc free. Cho nên quay lại vấn đề thứ 2 bạn cần tìm mentor tốt chứ không phải trung tâm hoặc giảng viên nào có thể đào tạo bạn mà không có cam kết gì hết.
Tính học datacamp for beginner mảng data analysis dùng python được k thím nhỉ
Bạn có thể tham khảo:
Hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng, thương mại, học viện tài chính. NEU và Bách Khoa cũng có ngành phân tích dữ liệu rồi.
Trong quá trình học nên tích cực đi thực tập, làm sớm để hiểu về hoạt động trong doanh nghiệp. Tiếng anh tốt và thi thêm một số chứng chỉ quốc tế cũng có nhiều lợi thế cho các bạn entry level.
Nếu điểm thi okie và thích ngắm hoa hậu thì thi vào FTU nhé, trong 1-2 năm tới sẽ có ngành KHDL. Có thể lúc đó bạn sẽ gặp mình ở lớp nào đó.
)
Mình cũng đang hướng cho em nó vào ngành đó của NEU. Thích ngắm hoa hậu thì chắc là không vì quên không chia sẻ nó là nữ
. Cảm ơn bạn đã chia sẻ, nếu nó vẫn keep được lực học như hiện tại thì mình có lẽ cũng hướng cho nó sang ngoại thương. Mà quan ngại nhất có lẽ là nó không thích thôi.
trong này có bác nào rành về excel ko?
Em đang quản lý danh sách các code sản phẩm trong nhóm. Những code này có status thay đổi hàng ngày, làm sao để lưu giữ status cũ và mới của từng code một cách gọn gàng nhất
Em dc giao làm cái này mà ko tìm ra dc cách nào làm tối ưu
Mình chỉ muốn hỏi là mình bắt đầu dạng beginner thì học qua bọn datacamp.com được không??? Nó đang saleoff 80% ấy nên hỏi mọi người trước.
Datacamp là nền tảng ngon nhất để học và thực hành luôn rồi. Mà các course ở Data Camp hơi kiểu cầm tay chỉ việc và bắt chước theo. Mới bắt đầu học để lấy kiến thức cơ bản cũng rất okie. Sau đó nên làm các project lớn hơn.
Tiền thì rủ bạn bè mua cùng cho đỡ lãng phí.
Mình cũng đang hướng cho em nó vào ngành đó của NEU. Thích ngắm hoa hậu thì chắc là không vì quên không chia sẻ nó là nữ
. Cảm ơn bạn đã chia sẻ, nếu nó vẫn keep được lực học như hiện tại thì mình có lẽ cũng hướng cho nó sang ngoại thương. Mà quan ngại nhất có lẽ là nó không thích thôi.
Gửi từ Một thế giới khác... bằng vozFApp
Nữ thì vào FTU đi để trở thành hoa hậu. (Mình đùa thôi).
Cứ học ngành nào em nó thấy thích thôi, sau này đá thêm sang mảng dữ liệu cũng được. FTU cũng đầu tư nghiêm túc cho ngành này nên sinh viên các khóa đầu sẽ có nhiều ưu ái. Khi nào em thím chuẩn bị đăng ký có thể nhắn mình để cập nhật thêm thông tin.
Bạn có thể cân nhắc các vị trí sales admin, chỉ đi tổng hợp số liệu 1 phòng ban kinh doanh nào đó. Một số doanh nghiệp lớn, mô hình kinh doanh không đổi nhiều thì DA, DE, DBA làm sau 1-2 năm kinh nghiệm rồi khá nhàn (và cũng chán
). Còn muốn bắt đầu chuyển sang ngành này với mức thu nhập tốt thì bác nên xác định đầu tư thời gian.
Mình có tham khảo một số chương trình thạc sỹ ở VN, có mấy nhận xét dưới đây.
Pros: 1. Bằng cấp chính quy bao giờ cũng tốt hơn. Nhất là sau này vào cơ quan nhà nước hoặc xác định học lên tiếp.
2. Chương trình thạc sỹ học lại nhiều môn cơ bản về toán + lập trình, bù đắp cho các phần thiếu hụt của sinh viên kinh tế. Sẽ có ích sau này.
Cons: 1. Thời gian đầu tư dài. (1,5-2 năm)
2. Kỹ thuật học nặng về lý thuyết nhưng dàn trải. Sinh viên học xong vẫn phải bơi thêm mới đáp ứng được công việc thực tế.
3. Đầu ra không có định hướng về business, domain hoặc vị trí công việc cụ thể.
Nếu xác định học MSc ngành này bạn nên tìm việc làm song song trong quá trình học. Nếu chỉ học thôi thì giống học lại đại học ngành 2 lắm.
)
cho mình hỏi mình không có nhu cầu lấy VB2 hay bằng thạc sỹ, công việc mình hiện tại liên quan đến tài chính , chỉ muốn học để ứng dụng vào công việc hiện tại, mình muốn theo học dạng chứng chỉ học một số lớp để nắm vững kiến thức rồi áp dụng, thì có thể học khoá hoặc chứng chỉ ở đâu tại SG, mình đang tính học một lớp cơ bản về Khoa học dữ liệu hoặc chứng chỉ phân tích dữ liệu tại đại học kinh tế TPHCM có được không ?
https://thkt.ueh.edu.vn/phan-tich-du-lieu-voi-python/
anhtua4cvp
Đọc thì ham phết mà mấy năm gần đây toàn làm việc kiến thức ko cao nên cảm giác ko thể tiếp thu nổi (e đã có vợ, 1 con), kinh nghiệm của em thì 5 năm làm sales admin, trợ lý TGĐ, chuyên tổng hợp báo cáo với xây dựng quy trình, kiểm soát hoạt động doanh nghiệp. Cơ bản thì cái gì cũng biết 1 chút nhưng ko sâu. Đại học thì e học kiểm toán nhưng học dốt (ham chơi) nên ko theo nghề, giờ muốn làm thuần 1 chuyên môn nào đó để có kiến thức thật sâu và phát triển lên cao mà gửi cv các vị trí như kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, phân tích tài chính, ... toàn fail do kiến thức ko sâu và ít kinh nghiệm.
Bác chủ thớt có thể cho em xin lời khuyên ko?
trong này có bác nào rành về excel ko?
Em đang quản lý danh sách các code sản phẩm trong nhóm. Những code này có status thay đổi hàng ngày, làm sao để lưu giữ status cũ và mới của từng code một cách gọn gàng nhất
Em dc giao làm cái này mà ko tìm ra dc cách nào làm tối ưu
cái này với bên enterprise app thì có tính năng audit, log lại ngày giờ, người và nội dung thay đổi của một field nào đó data object. Ở dưới lớp DB sẽ tạo thêm 1 table audit tương ứng.
Quan điểm của mình là nên link file excel này với MS Access để tận dụng tính năng audit trail có sẵn.
Trantungvuong
Post này ghi tóm gọn đầy đủ và hay cho ai thích công việc bên nghành data đó
mình cũng làm data như thớt nhưng công việc xoay quanh SQL vs PBI và Excel nhiều
Có fen nào làm dữ liệu về y sinh ko? R với Python thì có người khuyên đi 1 cái thôi, mà mình thấy cả 2 đều ngon. R nhiều tài liệu tham khảo hơn, Python viết dễ hơn nhưng chịu khó đọc tiếng Anh. Ko biết nên đi tiếp cái nào?
Cho e hỏi bác học ngành gì mà làm về dữ liệu y sinh vậy ? Y đa khoa hay CNSH ?
Datacamp là nền tảng ngon nhất để học và thực hành luôn rồi. Mà các course ở Data Camp hơi kiểu cầm tay chỉ việc và bắt chước theo. Mới bắt đầu học để lấy kiến thức cơ bản cũng rất okie. Sau đó nên làm các project lớn hơn.
Tiền thì rủ bạn bè mua cùng cho đỡ lãng phí.
Chào bác. Em cũng là dân mới lon ton chuyển qua học code thôi ah. Hiện nay em đang học ở codecademy, em đã học xong phần SQL và hiện em đang chuyển sang học Python. Tất nhiên là mới học dc 2 tháng nên em còn có nhiều thứ không hiểu và còn phải thực hành nhiều lắm. Em có được thấy bác nói là bên Datacamp học thì ngon nhất và thực hành cũng tương tự.
Cũng tiện bác có thể cho em hỏi vài thứ, rất mong dc bác trả lời. Em chân thành cảm ơn bác
1. Sau khi học xong bên codecademy, em có cần phải qua bên Datacamp để học thêm không ah?
2. Em tự đặt ra mục tiêu cho mình là sau 1 năm cày bừa, em phải giải được thành thạo bài tập SQL, Python. Em biết nói thế sẽ có nhiều bác cười em. Nhưng hiện giờ em đọc nhiều bài trên sqlzoo, progestsql em vẫn chưa hiểu, nên em chỉ tạm đặt ra mục tiêu như thế thôi. Vậy theo bác, 1 năm như thế là có quá ngắn hay không? Em có cần phải điều chỉnh lại thời gian để đạt được mục tiêu không?
3. Theo em, mindset là rất quan trọng khi code, theo bác, để từ một người có thuần tư duy cơ bản sang tư duy code, đặc biệt là tư duy của Data Analysis/ Data Scientist, cần phải làm gì cơ bản hằng ngày để có được tư duy này?
Cảm ơn bác vì đã đọc câu hỏi của em. Em rất mong nhận được câu trả lời của bác.
Chào bác. Em cũng là dân mới lon ton chuyển qua học code thôi ah. Hiện nay em đang học ở codecademy, em đã học xong phần SQL và hiện em đang chuyển sang học Python. Tất nhiên là mới học dc 2 tháng nên em còn có nhiều thứ không hiểu và còn phải thực hành nhiều lắm. Em có được thấy bác nói là bên Datacamp học thì ngon nhất và thực hành cũng tương tự.
Cũng tiện bác có thể cho em hỏi vài thứ, rất mong dc bác trả lời. Em chân thành cảm ơn bác
1. Sau khi học xong bên codecademy, em có cần phải qua bên Datacamp để học thêm không ah?
2. Em tự đặt ra mục tiêu cho mình là sau 1 năm cày bừa, em phải giải được thành thạo bài tập SQL, Python. Em biết nói thế sẽ có nhiều bác cười em. Nhưng hiện giờ em đọc nhiều bài trên sqlzoo, progestsql em vẫn chưa hiểu, nên em chỉ tạm đặt ra mục tiêu như thế thôi. Vậy theo bác, 1 năm như thế là có quá ngắn hay không? Em có cần phải điều chỉnh lại thời gian để đạt được mục tiêu không?
3. Theo em, mindset là rất quan trọng khi code, theo bác, để từ một người có thuần tư duy cơ bản sang tư duy code, đặc biệt là tư duy của Data Analysis/ Data Scientist, cần phải làm gì cơ bản hằng ngày để có được tư duy này?
Cảm ơn bác vì đã đọc câu hỏi của em. Em rất mong nhận được câu trả lời của bác.
Hi bạn, mình trả lời câu 1 của bạn trước:
1. Nếu nội dung đó bạn đã học trên codecademy rồi thì không cần học lại trên DataCamp. Việc học trên các nền tảng khác nhau chủ yếu là trải nghiệm khác nhau, về kiến thức sẽ có nhiều điểm tương đồng. Ví dụ như bạn đang học Đại học thương mại, có nên chuyển sang NEU cùng ngành vì NEU danh tiếng tốt hơn không? Mình nghĩ là không cần, dành thời gian học cái khác tốt hơn.
Câu hỏi 2 và 3 của bạn rất hay nhưng khó có thể trả lời đủ ý trong 1-2 câu, hẹn bạn sẽ viết 1 bài chi tiết hơn về 2 câu hỏi này.
2. Bạn nên cân nhắc đo lường theo kết quả đạt được hơn là thời gian dành cho việc học. Với mỗi khi mình học hoặc thiết kế một khóa học mình thiết kế sẽ luôn bắt đầu từ Outcome trước khi quan tâm đến quá trình. VD: Nếu bạn định hướng vị trí DA, học các kiến thức SQL đáp ứng được công việc của vị trí DA trước rồi tìm một vị trí công việc phù hợp để vận dụng và chuyển hóa các kiến thức đó thành kỹ năng.
Học không xác định mục tiêu đầu ra nhanh chán và dễ nản.
3. Mình rất hứng thú với câu này vì trong quá trình mình tìm hiểu về cách dạy cũng là quá trình mình tìm hiểu về cách tiếp nhận thông tin. Học cách đi dạy lại trở thành học cách học.
Mindset, skillset và toolset đi song hành và ảnh hưởng lẫn nhau. Cách mình hay khuyến khích các bạn là làm, thử sai, rút kinh nghiệm. Mindset phát triển theo cả sản phẩm bạn làm ra và số cách thử sai để bạn làm ra nó.
Về các tips để học và liên kết được kiến thức, bạn có thể tìm hiểu một vài từ khóa như first principles thinking về cách tư duy, feynman technique về phương pháp học, reverse thinking cho sự sáng tạo... . Về sách, bạn có thể đọc thêm quyển A mind for Numbers của Barbara Oakley. Đã có bản tiếng Việt trên Tiki.
Tự tin thì cứ apply thôi bác, nhưng mấy job này thường không nhận fresher do khó kiểm soát công việc cũng như đào tạo nhân viên mới.
À may thế em cũng 3 năm làm analyst rồi ạ
Tại em đọc review một số nơi thì làm analyst remote k đc đụng vào dự án lớn của cty mà hầu như chỉ ăn rìa thooii
rock_o0o
Sr vì bới thớt lên. Mng cho mình hỏi h học Data ở HN thì trung tâm nào uy tín nhất nhỉ? Mình cx background tài chính, muốn tìm khóa học data ở trung tâm mà đảm bảo đầu ra í. Google search thì ra 2 trung tâm top 1 tìm kiếm là funix vs mcivietnam. Không biết nên chọn cái nào nhỉ?
Sr vì bới thớt lên. Mng cho mình hỏi h học Data ở HN thì trung tâm nào uy tín nhất nhỉ? Mình cx background tài chính, muốn tìm khóa học data ở trung tâm mà đảm bảo đầu ra í. Google search thì ra 2 trung tâm top 1 tìm kiếm là funix vs mcivietnam. Không biết nên chọn cái nào nhỉ?
funix tôi thấy ae vozer chê khá nhiều, mci thì chưa biết, nhưng cá nhân t thì đánh giá cứ nắm vững base sql và base python là đủ, kiến thức có thể lấy từ nguồn free và nguồn trả phí không thiếu, k nhất thiết phải đi học trung tâm.
Bảo Kê Chuồng Bò
Tân sinh viên ngành Data chào các cô các chú. Không biết các cô, chú có lời khuyên gì cho sinh viên năm nhất ngành data không ạ.
Đâu, mình đâu liên quan gì ngành này, mình làm bên mảng Commercial, cty áp dụng cái này, mình xài theo, học dần trước đó chưa biết, không học liên quan gì Data Analytic. Vào nhìn thấy cũng thích vì mình mê mảng phân tích data trong máu
Đâu, mình đâu liên quan gì ngành này, mình làm bên mảng Commercial, cty áp dụng cái này, mình xài theo, học dần trước đó chưa biết, không học liên quan gì Data Analytic. Vào nhìn thấy cũng thích vì mình mê mảng phân tích data trong máu
PBI bản chất cũng giống thằng excel thôi thím, đơn giản thì kéo thả data là ra chart, cao hơn thì viết dax để tính toán các measures tăng khả năng phân tích của bc, phần xử lý dữ liệu của transform nếu làm tốt từ raw query thì cũng khá nhàn, cơ mà thấy mấy post vật nhau của thím bên f33 cũng biết thím thích vọc vạch số liệu r
Chơi cả kì 1 rồi chú, học online thi online. Chả học chữ gì, thi thì có bạn kéo
Thầy Tuấn dạy phỏng, tôi report cho thầy nhé
terote
1. Ngành này mình thấy nếu mà làm thì sẽ đầu quân vào các công ty lớn nơi có dữ liệu chuẩn dễ cleaning. Còn các bác tự học rồi sau đó apply vào công việc thì khâu cleaning data mất rất nhiều thời gian để clean
2. Người phân tích cũng phải có insight và business acumen để phân tích dễ hiểu nếu ai làm khâu visualize tốt thì sẽ add value nhiều cho các sếp, chứ viết rối rắm cao siêu quá thì các sếp cũng không muốn đọc
3. Ngày xưa mình cũng hay code python rồi cho phân tích mấy cái repetitive task mà sau này thấy dùng Power BI để visualize data sướng hơn
unwrittlaw
3x sắp bị GenZ đào thải đang cần học thêm SQL để trở thành data-driven beggar, sau này tính toán vị trí đi ăn xin cho hiệu quả. Có ai biết khóa học SQL hiệu quả trên mạng ko?
Đọc thì ham phết mà mấy năm gần đây toàn làm việc kiến thức ko cao nên cảm giác ko thể tiếp thu nổi (e đã có vợ, 1 con), kinh nghiệm của em thì 5 năm làm sales admin, trợ lý TGĐ, chuyên tổng hợp báo cáo với xây dựng quy trình, kiểm soát hoạt động doanh nghiệp. Cơ bản thì cái gì cũng biết 1 chút nhưng ko sâu. Đại học thì e học kiểm toán nhưng học dốt (ham chơi) nên ko theo nghề, giờ muốn làm thuần 1 chuyên môn nào đó để có kiến thức thật sâu và phát triển lên cao mà gửi cv các vị trí như kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, phân tích tài chính, ... toàn fail do kiến thức ko sâu và ít kinh nghiệm.
Bác chủ thớt có thể cho em xin lời khuyên ko?
Đang cùng cảnh ngộ y chang fen,chuyên môn kế toán mà toàn làm cái j chả liên quan kế toán nhiều,cũng tìm hiểu DA nhưng mà thấy cũng lớn tuổi rồi,cũng lo khó khăn đầu ra
Ngành Khoa học dữ liệu, mã ngành 7480109 chú ơi. Ngành này có 1 vài trường mới mở, bắt đầu từ 2020 thôi, đang còn mới lắm
Data science à. Tên ngành thì to đấy nhưng nên theo 1 hướng cố định thôi, không mốt ra trường k biết phải làm gì thì chết dở. Data analyst hoặc data engineer.
đá thớt lên cho ae có nhu cầu tìm hiểu về Data Analyst. Ra tết chắc sẽ có 1 đợt chuyển dịch công việc như mọi năm, chúc các fren tìm được công việc phù hợp và ưng ý