Học tiến sĩ, được gì ngoài bằng tiến sĩ | theNEXTvoz…
Học tiến sĩ, được gì ngoài bằng tiến sĩ? | theNEXTvoz
mapususu
Học tiến sĩ, được gì ngoài bằng tiến sĩ?
Trong khi những người bạn đồng trang lứa tập trung xây dựng sự nghiệp thì những người theo đuổi con đường học lên tiến sĩ dành nhiều năm trời dùi mài kinh sử. Thành quả nhận được có xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra?
Tấm bằng tiến sĩ không phải là trái ngọt duy nhất sau nhiều năm nghiên cứu gian nan của những nghiên cứu sinh. Tấm bằng chỉ là khởi đầu cho nhiều thành quả dài lâu khác trong sự nghiệp của họ.
Hành trình tiến sĩ là chìa khóa mở ra những cánh cửa mới trong sự nghiệp
Kể lại hành trình từ một sinh viên từ một huyện nhỏ ở Thanh Hóa nơi sinh kế người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp đến khi trở thành Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phát triển Du lịch thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch do Bộ trưởng bổ nhiệm, anh Lê Ngọc Tuấn cho rằng chính những năm tháng theo học Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Du lịch theo diện học bổng toàn phần của Chính phủ Việt Nam và Trường đại học Victoria Wellington (New Zealand) đã góp phần mang đến cho anh cơ hội này.
Học tiến sĩ là ước mơ của anh Tuấn từ thời còn ngồi trên ghế phổ thông những năm 1990. Ngay từ lúc đó, anh cũng hiểu rằng càng học lên cao thì càng phải hy sinh thời gian, sức lực và cả những cơ hội làm việc trong thực tiễn. Nhưng đổi lại, “học vị hiện tại đã mở ra nhiều cơ hội công việc tốt cho tôi. Tôi vừa đảm trách công việc của mình ở bộ và vẫn tham gia được công tác giảng dạy, hướng dẫn sinh viên tại một số đại học.”, anh cho biết.
Không chỉ thế, đề án nghiên cứu thời nghiên cứu sinh đã định hình lĩnh vực giảng dạy của anh Tuấn một cách sâu sắc. Sau khi một phần kết quả luận án của anh được công bố trên tạp chí chuyên ngành International Journal of Hospitality Management, anh dần đạt tới vị trí một nhà nghiên cứu độc lập và thường xuyên được mời thỉnh giảng tại các trường đại học xoay quanh chủ đề chuyên môn của mình. “Tôi hiện giờ ít gặp khó khăn hơn khi triển khai các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học, không chỉ ở Việt Nam mà cả tầm khu vực và quốc tế trong lĩnh vực này”, anh Tuấn hào hứng chia sẻ.
Nhờ vào quá trình học Tiến sĩ ở New Zealand, anh Tuấn ít gặp khó khăn hơn khi triển khai các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học, không chỉ ở Việt Nam mà cả tầm quốc tế.
Hành trình tiến sĩ là hành trình thay đổi sâu rộng về nhân sinh quan và lối sống
Bằng tiến sĩ tuy là thành quả dễ nhìn thấy nhất, nhưng chỉ là một phần trong “gia tài” mà các nghiên cứu sinh có được trong thời gian học tập miệt mài. Những thử thách trên hành trình nghiên cứu còn giúp họ mài giũa và nhận ra những đam mê thực thụ của mình và những cái nhìn khác về cuộc sống.
Từng làm việc trong lĩnh vực Tài chính cho nhiều tập đoàn trên thế giới như Intel hay Pfizer, chị Quyên Nguyễn, người hiện đang công tác trong lĩnh vực nghiên cứu Tài chính Khí hậu tại trường Đại học Otago, trường đại học lâu đời nhất của New Zealand, nhận ra tuy chị đam mê với số liệu tài chính, nhưng những hiểu biết thu thập được khi làm việc tại các doanh nghiệp chỉ ở mức bề mặt. Bởi vậy, chị quyết định rẽ hướng sang làm nghiên cứu – điều mà chị gọi là “quyết định đúng đắn nhất trong cuộc sống của mình”. “Việc nghiên cứu đã dạy tôi phải luôn tư duy sâu sắc về một vấn đề”, chị nói.
Chị Quyên thú thực rằng trước khi làm nghiên cứu về mối quan hệ giữa tài chính và khí hậu, chị không có nhiều khái niệm về biến đổi khí hậu, thậm chí là người có lối sống không bền vững, bị phụ thuộc vào chủ nghĩa tiêu thụ không bền vững. Đề tài này được chính giáo sư hướng dẫn của chị gợi ý, và càng đi sâu nghiên cứu, chị lại càng cảm thấy say mê hơn và đang dần áp dụng tư duy bền vững vào cuộc sống. Chị giải thích về điều này như sau: “Rủi ro biến đổi khí hậu có thể tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế. Ai cũng thấy COVID-19 ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta như thế nào. Nhưng nếu virus chỉ là cơn sóng nhỏ, thì biến đổi khí hậu như cố sóng thần vậy. Riêng ở Việt Nam, một quốc gia với đường bờ biển dài, tuy mô hình dự báo còn nhiều giới hạn nhưng không nghi ngờ gì đất nước ta là một trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi nước biển dâng lên.”
Chị Quyên chia sẻ về cụm từ “bi kịch vượt thế hệ” (Carney, 2015) mà mình thường dùng trong chuyên ngành. Biến đổi khí hậu là một bi kịch như thế vì những người ảnh hưởng nhất chính là con cháu của chúng ta trong khi người phải chịu trách nhiệm chính là chúng ta và những thế hệ đi trước. Chị hy vọng thông qua việc nghiên cứu sâu vấn đề này, chị có thể góp phần vào công cuộc nâng cao nhận thức của cộng đồng, dự báo ảnh hưởng của nước biển dâng tới nhà đất và tài chính trong nền kinh tế Việt Nam, cũng như tạo nên những tiếng nói đa chiều trong cam kết từng bước từ bỏ điện than.
Thông qua nghiên cứu của mình, chị Quyên dần áp dụng tư duy bền vững vào cuộc sống, cũng như đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Hành trình tiến sĩ – một hành trình đầy ý nghĩa của cả gia đình
New Zealand là một trong những quốc gia hàng đầu về giáo dục và phúc lợi xã hội. Học tiến sĩ ở New Zealand, nghiên cứu sinh còn có thể đưa cả gia đình tới đây và để con cái được cùng mình tận hưởng sự ưu việt trong nền giáo dục của xứ sở kiwi.
Chị Phương Cao vừa là nghiên cứu sinh diện học bổng (Victoria Doctoral Scholarship) tại khoa Ngôn Ngữ Học Ứng Dụng, đại học Victoria Wellington, vừa là một người mẹ của hai người con, trong đó cô con gái thứ hai được y học chẩn đoán mắc chứng chậm phát triển. Hoàn cảnh đặc biệt ấy khiến chị Phương Cao bắt đầu hành trình tiến sĩ muộn hơn mọi người, nhưng bù lại, con trai lớn của chị năm nay 21 tuổi có thể theo học đại học ngay tại Wellington với học bổng bán phần, con con gái chị được theo học lớp giáo dục đặc biệt của một trường phổ thổng công lập.
Môi trường giáo dục tiên tiến tại New Zealand không chỉ cho phép chị Phương phát huy năng lực của mình và có cơ hội được công bố những kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khảo thí hàng đầu thế giới, mà còn cho phép các con chị Phương được phát triển tự nhiên, phù hợp với khả năng của bản thân, và có một cuộc sống hạnh phúc. Bởi vậy mà với chị Phương, hành trình học tiến sĩ là hành trình dài của cả gia đình, một hành trình nhiều gian khó nhưng cũng nhiều trải nghiệm, nhiều ý nghĩa và nhiều niềm vui trọn vẹn.
Học PhD là học việc nghiên cứu, thế thôi. Nghiên cứu nó cũng là nghề, phải học việc xong mới xin việc được.
mapususu
Học tiến sĩ là con đường thuận lợi nhất để leo đỉnh OlymPR - lấy quốc tịch ở Úc
:
Vừa đi học vừa được làm full-time
Được cho 4 năm ở lại đi làm sau tốt nghiệp theo visa 485
15 điểm cộng khi nộp các thể loại Skilled Visa, xin PR
Nếu không đi theo Skilled Visa thì còn có dạng Global Talent
...
Đương nhiên bù lại nếu ai không có đam mê nghiên cứu giảng dạy thì theo nghiệp PhD đúng là hành xác.
WINNER2020
Học tiến sĩ là đi làm, nó khác với học đại học.
Khi học Phd bạn có lương, visa được bảo lãnh vợ con sang cùng.
dorothy89
Được lên chức
chinkslayer
bọn Ấn PhD đầy ra rồi cũng đi làm uber, shipper,... là sao nhỉ
chaibia
thấy ngưỡng mộ thật ấy chứ, đối với mình
moonie
Tiến sĩ là nghiên cứu cống hiến kiến thức cho nhân loại. Vậy thôi.
Còn có chỗ tiến sĩ là mua bằng để thăng tiến. Thế thôi
alexTVr1
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
Than.Rua.Kame
Người ta học PhD thì dí buồi mà nghe thằng lều báo 3 môn 9 điểm. Đặt cái tít khắm thật
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
Nếu không có trình độ thông minh nhất định thì sẽ không đọc và hiểu tài liệu để đạt được mức thông thái đâu bạn.
Còn nếu bạn đang nói đến kiểu thông minh giao tiếp, nhanh nhẹn, khéo léo thì nó là một dạng khác.
Việc nào người ấy, thông nào cũng quý cả. Đừng nên so sánh làm gì.
CHắc phải có thành quả, xong được đầu tư thì mới đổi đời được nhỉ.
Không thì cũng tàng tàng đủ sống thì không ăn thua lắm, được cái mọi người vs xh coi trọng hơn
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
Như tôi là đx 30tr mỗi tháng ở hàn. Đây là mức giá chung bên này
Will.Vu
Vì các anh chưa học nên các anh chưa biết. Có thế thôi, còn người ta đã chọn thì người ta có cái được của người ta. Danh tiếng, kiến thức, mối quan hệ chỉ cần một trong ba thôi là đã đủ khả năng làm giàu, đây lại có cả ba.
Các anh nhà báo lại đi lo bò trắng răng rồi.
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
Pảnh thấy thằng thông thái kia nó dễ tạo phản hơn.
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
Chỉ bản chất bình thường mà có thể làm người thông thái là không thể.
Người thông minh mà không thông thái? Tức là nó lười thấy mẹ.
Mà anh có thể không biết, chứ càng tìm hiểu nghiên cứu nhiều người ta càng thông minh lên. Chỉ số IQ không phải đẻ ra là giữ nguyên
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
Trước làm nghiên cứu ở đh phòng tôi làm cũng từng ghép hai đứa dạng người này với nhau thành một nhóm. Một đứa top đầu khoa đứa còn lại top dưới khoa, một đứa làm việc tiết kiệm thời gian vui chơi sinh hoạt với người trong phòng, đứa còn lại lôi thôi nhếch nhát lâu lâu mới thấy xuất hiện sống khá dị và cô độc.
thông thái thì làm việc đúng quy trình có quy tắc, còn thông minh tuy khá dị nhưng đột phá bức tốc trong thời gian ngắn và bất quy tắc. Cặp này cộng hưởng với nhau nên rất được việc.
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
Đéo tuyển cả hai thằng chứ sao nữa
Đi làm chỉ cần kỹ năng là chính thôi, chăm chỉ và nghe lời là 2 yếu tố cần thiết nhất
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
CHắc phải có thành quả, xong được đầu tư thì mới đổi đời được nhỉ.
Không thì cũng tàng tàng đủ sống thì không ăn thua lắm, được cái mọi người vs xh coi trọng hơn
năng lực 1 phần, gặp may nữa, người giỏi thì nhiều mà vị trí to to để được đầu tư này nọ ít lắm. Còn dạng thiên tài thì không bàn
Winging
Nghe mấy anh trong voz nói như gato thôi. Còn lại thì người ta sẽ có được rất nhiều thứ.
Kể cả tốt nghiệp PhD xong nếu bám theo trường thì vẫn mạt hạng.
Nhưng nhiều người nước ngoài họ bám theo trường vì tâm lý lạ nước lạ cái , ngại đi xin vào doanh nghiệp , sợ bị kỳ thị , thay đổi giấy tờ cư trú ...Thôi thì cứ bám các thầy đã dạy mình nhiều năm cho xong
Cái này cũng tùy từng ông nữa ấy. Tôi quen 1 ông học xong phd Đức, về VN làm cái start-up vè mảng vật liệu bê tông, giờ nhà 2 cái nam bắc. 1 vợ 2 con, phó giáo sư ở trường giao thông
. Cũng tùy người mới khởi nghiệp đc thôi.
Cái này cũng tùy từng ông nữa ấy. Tôi quen 1 ông học xong phd Đức, về VN làm cái start-up vè mảng vật liệu bê tông, giờ nhà 2 cái nam bắc. 1 vợ 2 con, phó giáo sư ở trường giao thông
. Cũng tùy người mới khởi nghiệp đc thôi.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
Tôi nghĩ ko liên quan đến học cao đâu. Nhiều người giỏi khởi nghiệp thì dù học đại học người ta vẫn khởi nghiệp được, ko cần phải lên Phd
Kể cả tốt nghiệp PhD xong nếu bám theo trường thì vẫn mạt hạng.
Nhưng nhiều người nước ngoài họ bám theo trường vì tâm lý lạ nước lạ cái , ngại đi xin vào doanh nghiệp , sợ bị kỳ thị , thay đổi giấy tờ cư trú ...Thôi thì cứ bám các thầy đã dạy mình nhiều năm cho xong
Đã xác định theo cái nghiệp này thì nghĩ đến tiền làm gì cho khổ ra. Nhìn bạn bè cùng trang lứa nó kiếm tiền ngoài xã hội nhiều khi cũng tủi, nhưng kệ thôi. Nói chung như mình vẫn đủ sống, vẫn có cái nhà, nuôi được con là được rồi, giờ chẳng còn mơ mộng kiếm cho bằng bạn bằng bè làm gì
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
Thông minh là để đạt đến sự thông thái nhanh hơn. Có anh tư chất thông minh như lười nhác thì cũng vô dụng.
bác ơi, em tính xin PhD ở Pháp, bác có kinh nghiệm viết CV với letter of motivation không chỉ em với, đội ơn ạ
Ở pháp thì trường INSA ko cho học bổng phd cho sinh viên học master ở trường khác hay nước khác (chỉ cho sinh viên đã học master ở tại trường đó thôi).
Còn xin học thì apply vào mấy cái học bổng chính phủ của pháp. Thường thì liên lạc với giáo sư trước cho dễ nhận.
Ở pháp thì trường INSA ko cho học bổng phd cho sinh viên học master ở trường khác hay nước khác (chỉ cho sinh viên đã học master ở tại trường đó thôi).
Còn xin học thì apply vào mấy cái học bổng chính phủ của pháp. Thường thì liên lạc với giáo sư trước cho dễ nhận.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
dạ em cám ơn bác
mupmip
Mình học PhD ở UK, về theo nghiệp giảng dạy, sau chuyển sang làm quản lý.
Nhìn chung PhD cũng như việc học ở nước ngoài cho mình 1 tư duy làm việc tốt, hệ thống, có trách nhiệm với cviec của mình và quan trọng là ko ngại thử thách. Chính vì thế mà dù 8x nhưng dc coi là phát triển khá sớm, tương đương với 7x.
Nếu không có trình độ thông minh nhất định thì sẽ không đọc và hiểu tài liệu để đạt được mức thông thái đâu bạn.
Còn nếu bạn đang nói đến kiểu thông minh giao tiếp, nhanh nhẹn, khéo léo thì nó là một dạng khác.
Việc nào người ấy, thông nào cũng quý cả. Đừng nên so sánh làm gì.
Lúc đang đăng ký học bổng thì tranh thủ đăng ký cả mấy nước tiếng Anh, được thì đi học bên đó tốt hơn, Pháp nghiên cứu không bằng Mỹ Anh đâu, cơ hội xin việc cũng ít. Nếu muốn làm phd ở Pháp thì tốt nhất nên đăng ký học bổng M2, học 1 năm rồi xin PhD dễ lắm.
Cái này cũng tùy từng ông nữa ấy. Tôi quen 1 ông học xong phd Đức, về VN làm cái start-up vè mảng vật liệu bê tông, giờ nhà 2 cái nam bắc. 1 vợ 2 con, phó giáo sư ở trường giao thông
. Cũng tùy người mới khởi nghiệp đc thôi.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
À về VN thì ngon rồi fen.
Mình trong hội du học sinh-nghiên cứu sinh người Việt ở Cz , quen mấy ông tốt nghiệp PhD rồi. 10 ông tốt nghiệp PhD xong thì chắc phải 7 ông vẫn bám lại trường.
Một phần vì cái nước củ cải này bài ngoại vãi cứt , tiếng tăm thì khó ; nên vác cái mặt vàng vẩu đi xin vào doanh nghiệp phát âm ấp úng lơ lớ nữa thì cửa được nhận hơi khó. Thế nên mấy ông chọn cửa an toàn là làm luôn tại trường , đỡ phải lằng nhằng. Lương lậu thì chỉ nhỉnh hơn công nhân 1 tí , các thầy thương thì giao cho dự án làm kiếm thêm
Tìm lab nào có môi trường quốc tế ấy. Lab ít người VN là càng tốt.
Còn sang Pháp hay nước nào ko dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thì khá là vất vả đấy, phải học thêm tiếng pháp hoặc ngôn ngữ thứ 3 để tồn tại. Nếu không thì mệt lắm.
Đấy là sơ sơ mấy lời khuyên mà mình bị ăn hành ngập mồm tại đất Hàn
Lúc đang đăng ký học bổng thì tranh thủ đăng ký cả mấy nước tiếng Anh, được thì đi học bên đó tốt hơn, Pháp nghiên cứu không bằng Mỹ Anh đâu, cơ hội xin việc cũng ít. Nếu muốn làm phd ở Pháp thì tốt nhất nên đăng ký học bổng M2, học 1 năm rồi xin PhD dễ lắm.
Tìm lab nào có môi trường quốc tế ấy. Lab ít người VN là càng tốt.
Còn sang Pháp hay nước nào ko dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thì khá là vất vả đấy, phải học thêm tiếng pháp hoặc ngôn ngữ thứ 3 để tồn tại. Nếu không thì mệt lắm.
Đấy là sơ sơ mấy lời khuyên mà mình bị ăn hành ngập mồm tại đất Hàn
học tiến sĩ nước ngoài thì được trả tiền. Học tiến sĩ ở VN ngược lại còn mất tiền
Giờ thoáng rồi fen ạ. 2 thầy mình biết đang làm ncs ở VN nhưng đều đc nhận lương từ dự án.
Cái vấn đề chính của họ là vì gia đình, nên ko thể đi xa đc. Chấp nhận làm ncs trong nước để hỗ trợ cho gia đình.
Tốt nghiệp thì vẫn có 5 bài trên tạp chí scie q1 q2 cả.
Cũng ko nên đánh đồng như thế. Trước mình cũng là học trò của 2 thầy cả.
Mình đc hơn 2 thầy là còn trẻ nên thoải mái bay nhảy hơn.
Đã xác định theo cái nghiệp này thì nghĩ đến tiền làm gì cho khổ ra. Nhìn bạn bè cùng trang lứa nó kiếm tiền ngoài xã hội nhiều khi cũng tủi, nhưng kệ thôi. Nói chung như mình vẫn đủ sống, vẫn có cái nhà, nuôi được con là được rồi, giờ chẳng còn mơ mộng kiếm cho bằng bạn bằng bè làm gì
Nhiều khi bạn bè hỏi thăm nhau chúng nó toàn cà khịa. Biết học Phd thì lấy đéo ra tiền rồi mà toàn hỏi đểu
Đúng là thời buổi xã hội kim tiền. Giờ làm bảo kê, xăm trổ mà lắm tiền thì xã hội vẫn trọng vọng hơn Phd rách nát. Thế nên cũng rất ít người biết tôi đi học Phd, chỉ bạn bè hay chơi cùng mới biết
À về VN thì ngon rồi fen.
Mình trong hội du học sinh-nghiên cứu sinh người Việt ở Cz , quen mấy ông tốt nghiệp PhD rồi. 10 ông tốt nghiệp PhD xong thì chắc phải 7 ông vẫn bám lại trường.
Một phần vì cái nước củ cải này bài ngoại vãi cứt , tiếng tăm thì khó ; nên vác cái mặt vàng vẩu đi xin vào doanh nghiệp phát âm ấp úng lơ lớ nữa thì cửa được nhận hơi khó. Thế nên mấy ông chọn cửa an toàn là làm luôn tại trường , đỡ phải lằng nhằng. Lương lậu thì chỉ nhỉnh hơn công nhân 1 tí , các thầy thương thì giao cho dự án làm kiếm thêm
Thật ra mình cũng có cái khó là ngôn ngữ nếu không thông thạo tiếng của họ. Mà dân châu âu ngoài Vương quốc Anh thì dùng tiếng anh hạn chế. Nhiều ông nói đc tiếng anh nhưng họ ko chịu nói, cứ bắn tiếng pháp với Đức.
Đấy là mình nghe mấy ông thầy mình ở Pháp với Đức về kể lại.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
truong_aka
Làm TS (chỉ nói nước ngoài) thì gọi là đi làm cũng đúng mà gọi là đi học cũng không sai. Mình từng học ở nước ngoài nhưng dừng lại ở thạc sỹ vì không đủ khả năng và đam mê để nghiên cứu tiếp.
TS cái được đầu tiên mình thấy là khả năng nghiên cứu độc lập, khả năng tư duy tốt, ngôn ngữ cũng phải tốt. Cái này sẽ rất tốt cho công việc sau này.
Thứ 2 là để được tấm bằng TS thì phải có những nghiên cứu có tính mới, kể cả ngành hẹp. Nên mình có thể xem những ông lấy được bằng là những ông "chuyên gia" trong lĩnh vực của mình.
Thứ 3 là mối quan hệ và khả năng thăng tiến cũng cao hơn. Trong môi trường công ty, mấy ô TS ban đầu sẽ không so sánh được với mấy ô đi làm sau khi tốt nghiệp vì kỹ năng kém hơn. Nhưng về đường dài phấn đấu sẽ tốt hơn.
Giờ thoáng rồi fen ạ. 2 thầy mình biết đang làm ncs ở VN nhưng đều đc nhận lương từ dự án.
Cái vấn đề chính của họ là vì gia đình, nên ko thể đi xa đc. Chấp nhận làm ncs trong nước để hỗ trợ cho gia đình.
Tốt nghiệp thì vẫn có 5 bài trên tạp chí scie q1 q2 cả.
Cũng ko nên đánh đồng như thế. Trước mình cũng là học trò của 2 thầy cả.
Mình đc hơn 2 thầy là còn trẻ nên thoải mái bay nhảy hơn.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
Học trong nước mà có 5 bài SCI khéo còn giỏi hơn đi nước ngoài. Vì đi nước ngoài thì full thời gian học. Ko phải làm gì cả. Học trong nước thì vừa việc nhà, việc cơ quan đủ thứ, thời gian đâu nghiên cứu
bọn Ấn PhD đầy ra rồi cũng đi làm uber, shipper,... là sao nhỉ
Vì nó k có tạo ra giá trị , đam mê phải đi cùng thực tiễn , phải sống tới cùng trong nghèo đói đam mê, mà đi đến cuối dc mấy ai , độc thân thì k sao cứ vợ con vào thì đam mê gì nữa ... tôi học thạc sĩ vào làm còn bị khịa lên khịa xuống vì sếp chỉ học đại học, nhưng vì là người nước ngoài nên dc ưu tiên vì lý do muốn vào trường đại học bên này học một lần, một thằng học tiến sĩ vào làm bị chửi sml , đì cho nghỉ cmnl
) vậy nên nếu học thì phải đến cuối cùng , còn nếu dừng ở tiến sĩ ( đó tôi nói tiến sĩ nước ngoài còn tiến sĩ việt thì tôi k bàn ) thì vẫn còn chấp chới lắm k chịu nổi với đời đâu
Giờ thoáng rồi fen ạ. 2 thầy mình biết đang làm ncs ở VN nhưng đều đc nhận lương từ dự án.
Cái vấn đề chính của họ là vì gia đình, nên ko thể đi xa đc. Chấp nhận làm ncs trong nước để hỗ trợ cho gia đình.
Tốt nghiệp thì vẫn có 5 bài trên tạp chí scie q1 q2 cả.
Cũng ko nên đánh đồng như thế. Trước mình cũng là học trò của 2 thầy cả.
Mình đc hơn 2 thầy là còn trẻ nên thoải mái bay nhảy hơn.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
vậy là 2 thầy của thím còn may đó, vẫn là có lương kha khá. Mà ý mình ko phải tiền lo lót đâu. Bữa thấy mấy lab/ viện gì đó tuyển sinh TS trả tháng 5 triệu, thậm chí 10tr và có miễn học phí thì tính ra vẫn tốn tiền thêm để mua dụng cụ + mấy thứ lặt vặt để nuôi cái bằng tiến sĩ
cuối cùng cũng đến được nơi mình muốn đến là ổn rồi, chúc mừng bác
Chúc bác sớm tìm đc bến đỗ. Bác tham khảo thêm bên học bổng chính phủ Ý, mở đợt tháng 2 3 ấy. Ý cũng đc, cũng nhiều trường rank cao.
Anh bạn trước học Ms bên Ý cũng đi theo hbcp
.
New Zealand, Úc thì lương cao hơn tầm 30k 1 năm. Thoải mái ăn chơi.
Hungary có hb hiệp định chính phủ 2 nước. Tiền thì thoải mái ăn tiêu mỗi tháng.
Đợt này thằng Phần Lan cũng mới mở học bổng cho sinh viên quốc tế ấy. Bác tham khảo thông tin.
Nghe mấy anh trong voz nói như gato thôi. Còn lại thì người ta sẽ có được rất nhiều thứ.
Còn đây là của tôi.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
người tào lao mới gato thôi bác, chứ mình nể mấy người học lên cao lắm
Templars
Chả có gì. Ở châu Âu nó là cái nghề lương thấp tới khốn cùng mạt hạng của xã hội. Làm cực như chó, trả lương thì bèo. Trong khi bạn bè rập rịch mua nhà, mua xe thì vẫn đâm đầu lên lab. Phí mấy năm cuộc đời.
Giờ thoáng rồi fen ạ. 2 thầy mình biết đang làm ncs ở VN nhưng đều đc nhận lương từ dự án.
Cái vấn đề chính của họ là vì gia đình, nên ko thể đi xa đc. Chấp nhận làm ncs trong nước để hỗ trợ cho gia đình.
Tốt nghiệp thì vẫn có 5 bài trên tạp chí scie q1 q2 cả.
Cũng ko nên đánh đồng như thế. Trước mình cũng là học trò của 2 thầy cả.
Mình đc hơn 2 thầy là còn trẻ nên thoải mái bay nhảy hơn.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
Chuẩn đầu ra PhD trong nước cũng nâng cao dần rồi, như giờ làm ở VNU 2 đầu hay VAST cũng yêu cầu không khác gì thế giới về isi cả. Ngoài ra như VNU Hà Nội từ năm nay bắt đầu hỗ trợ lương cho PhD rồi (100 củ/năm)
vậy là 2 thầy của thím còn may đó, vẫn là có lương kha khá. Mà ý mình ko phải tiền lo lót đâu. Bữa thấy mấy lab/ viện gì đó tuyển sinh TS trả tháng 5 triệu, thậm chí 10tr và có miễn học phí thì tính ra vẫn tốn tiền thêm để mua dụng cụ + mấy thứ lặt vặt để nuôi cái bằng tiến sĩ
Làm thí nghiệm cũng tiền từ dự án nên cũng thoải mái. Chứ mấy cái thí nghiệm thế này thì khó mà bỏ tiênf túi đc
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
baconsoixam
Đang làm phd ở châu âu, tháng dư được 1k eur = 25 củ vnd. Sắp bỏ ngang.
Chả có gì. Ở châu Âu nó là cái nghề lương thấp tới khốn cùng mạt hạng của xã hội. Làm cực như chó, trả lương thì bèo. Trong khi bạn bè rập rịch mua nhà, mua xe thì vẫn đâm đầu lên lab. Phí mấy năm cuộc đời.
Bình thường có gì đâu. Đi rửa bát tháng 50tr, đi làm công nhân công trình thì được 70tr. Còn lương Phd thì đáy xã hội luôn.
Nên nhiều Phd vẫn tranh thủ cuối tuần đi rửa bát đây.
Nói ra lương thì mấy em nail còn cười vào mặt
Chả có gì. Ở châu Âu nó là cái nghề lương thấp tới khốn cùng mạt hạng của xã hội. Làm cực như chó, trả lương thì bèo. Trong khi bạn bè rập rịch mua nhà, mua xe thì vẫn đâm đầu lên lab. Phí mấy năm cuộc đời.
Làm PhD ở Châu Âu thì có 2 dạng người: một là dạng người thừa tiền (ông bà già thừa tiền ) , hai là dạng người sống éo quan tâm đến tiền
Bình thường có gì đâu. Đi rửa bát tháng 50tr, đi làm công nhân công trình thì được 70tr. Còn lương Phd thì đáy xã hội luôn.
Nên nhiều Phd vẫn tranh thủ cuối tuần đi rửa bát đây.
Nói ra lương thì mấy em nail còn cười vào mặt
Hôm trước tôi bảo học 10 năm bên EU lấy bằng tiến sĩ lương thua thợ nail học nghề 6 tháng mà mấy thằng vâu dơ nó đéo tin mà. Đây là tốt nghiệp PhD được đứng lớp luôn nhé.
Bình thường có gì đâu. Đi rửa bát tháng 50tr, đi làm công nhân công trình thì được 70tr. Còn lương Phd thì đáy xã hội luôn.
Nên nhiều Phd vẫn tranh thủ cuối tuần đi rửa bát đây.
Nói ra lương thì mấy em nail còn cười vào mặt
Ông anh cùng bộ môn hồi đi PhD ở Úc, nơi có lương cũng thuộc dạng cao hơn so với đi EU hay Nhật rồi, thế mà lúc mang vợ con sang cùng, vợ đi làm farm với rửa bát thu nhập vẫn cao hơn chồng
Làm PhD ở Châu Âu thì có 2 dạng người: một là dạng người thừa tiền (ông bà già thừa tiền ) , hai là dạng người sống éo quan tâm đến tiền
Tôi không phải 2 dạng ấy, nghe lời lùa gà đâm đầu vô làm. Làm rồi mới biết đam mê là tiền
Công việc bế tắc không ra. Lên fb thấy bạn bè học cùng đang rao cho người thuê nhà trên hội sv. Trầm cảm x2
Nhiều khi bạn bè hỏi thăm nhau chúng nó toàn cà khịa. Biết học Phd thì lấy đéo ra tiền rồi mà toàn hỏi đểu
Đúng là thời buổi xã hội kim tiền. Giờ làm bảo kê, xăm trổ mà lắm tiền thì xã hội vẫn trọng vọng hơn Phd rách nát. Thế nên cũng rất ít người biết tôi đi học Phd, chỉ bạn bè hay chơi cùng mới biết
Học PhD vẫn được ngưỡng mộ chứ, vì nó là đỉnh cao của trí tuệ rồi. Hơi buồn là trong số các đỉnh cao thì đỉnh cao về kinh doanh, thể thao, nghệ thuật... đều mang đến nhiều tiền bạc hơn. Chúc bạn thành công và vững tin, rất nhiều người vẫn đang đi theo. Mình cũng đang băn khoăn, có lẽ kiếm đủ tiền thì học tiếp, học 1 lèo nó có cái hay là không bị ràng buộc bởi kiếm tiền, vào guồng thoát ra hơi khó, nhất là chẳng biết bao nhiêu gọi là đủ.
dacnhiem
Hồi còn đi học thì cái nhìn chưa có gì ngoài rất thần tượng các thầy giảng viên là tiến sỹ thạc sĩ
cả 1 bầu trời tri thức, sau đi làm rồi mới thấy cứ nghề nào kiếm ra tiền là ok
Hôm trước tôi bảo học 10 năm bên EU lấy bằng tiến sĩ lương thua thợ nail học nghề 6 tháng mà mấy thằng vâu dơ nó đéo tin mà. Đây là tốt nghiệp PhD được đứng lớp luôn nhé.
Làm nail giàu lắm, đâu mạt hạng như mấy lão làm khoa học thuần. Làm ở trường mà muốn có tiền thì phải chạy ra ngoài làm industrial (như ở VN có mấy lão bên BK ấy). Mà làm thế bọn vozer nó lại chửi không biết làm nghiên cứu, bỏ bê dạy dỗ sv.
Bình thường có gì đâu. Đi rửa bát tháng 50tr, đi làm công nhân công trình thì được 70tr. Còn lương Phd thì đáy xã hội luôn.
Nên nhiều Phd vẫn tranh thủ cuối tuần đi rửa bát đây.
Nói ra lương thì mấy em nail còn cười vào mặt
Mấy đứa under đi làm xưởng 60tr 80tr 1 tháng. Tụi nó làm nhàn tênh. Tôi cũng đang tranh thủ đôi tháng chờ bằng rồi đi làm ké mấy hôm kiếm.thêm tiền tiêu linh tinh.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
merika
Học PhD cũng là chinh phục bản thân nữa, nhiều người coi trọng sự học mà
Tôi dành mọi sự respect cho các anh PhD, chứ còn bọn giàu thì chưa chắc.
Làm nail giàu lắm, đâu mạt hạng như mấy lão làm khoa học thuần. Làm ở trường mà muốn có tiền thì phải chạy ra ngoài làm industrial (như ở VN có mấy lão bên BK ấy). Mà làm thế bọn vozer nó lại chửi không biết làm nghiên cứu, bỏ bê dạy dỗ sv.
Thì đúng thật mà bác. Mấy ông thầy chạy sô kiếm cơm nhiều quá nên hay lên lớp trễ với dạy hời hợt lắm bác
Ông anh cùng bộ môn hồi đi PhD ở Úc, nơi có lương cũng thuộc dạng cao hơn so với đi EU hay Nhật rồi, thế mà lúc mang vợ con sang cùng, vợ đi làm farm với rửa bát thu nhập vẫn cao hơn chồng
Ở úc thì thợ mỏ là lương cao nhất. 200k đến 250k 1 năm. Nhiều người bỏ 5 7 năm ra kiếm rồi nghỉ hưu. Làm mấy việc khác.
Tôi không phải 2 dạng ấy, nghe lời lùa gà đâm đầu vô làm. Làm rồi mới biết đam mê là tiền
Công việc bế tắc không ra. Lên fb thấy bạn bè học cùng đang rao cho người thuê nhà trên hội sv. Trầm cảm x2
Ông anh đang làm post ở Hàn kêu như vạc. Lương thì thấp mà áp lực. Tuyển đc chỉ có VN lf, bọn Hàn đ thèm làm luôn
Thì đúng thật mà bác. Mấy ông thầy chạy sô kiếm cơm nhiều quá nên hay lên lớp trễ với dạy hời hợt lắm bác
Xưa thấy fen đấy kể là đang làm PhD bên Hàn rồi mà.
Apply phd Hàn học đc nửa năm. Giáo sư bảo kiếm chỗ khác để ông đi làm visiting Prof 1 năm ở UK. Ông giáo bảo tao mệt rồi, giờ mày thông cảm
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
helicalnote
Tôi biết ông bác sĩ, giờ 55 tuổi mới lấy bằng tiến sĩ, ổng học hơn 10 năm rồi, có cái bằng đấy mà tài sản từ 5x tỏi lên hơn 10x tỏi vì có nhiều dự án trao cho ổng nắm. Mà những dự án đó lại cần bàn đạp danh tiếng và quan hệ, bằng tiến sĩ chính là cái bàn đạp đó
Mid-Autumn
Note: Không phải cứ học ts thì mặc định sẽ
được một cái gì (gồm cái bằng luôn) đâu nhé. Đôi khi còn mất vài thứ.
À mà học ts rồi thì k nên nói lương lậu nữa. Cứ bảo lương nó "thấp" những vẫn đâm đầu vào thì nó k make sense; 1 điều quan trọng là nếu học ts
đơn thuần vì tiền, danh thì có lẽ là đã đi sai hướng.
Đúng là học ts có thể xem là đi làm
nhưng không hoàn toàn. Điều này ít nhất là đúng với Pháp, khi học ts ở đây thì bạn vừa là 1 student vừa là 1 researcher. Nên học ts vẫn chưa phải đi làm một cách thực sự. Vậy đòi hỏi lương cao thì nó k thực sự hợp lý.
này là offer bắt đầu đi học tiến sĩ mà chứ mời dạy gì tầm này.
Học PhD thì nó cho stipend,
thường thì có tính vô income tax đâu mà gọi là đi làm
).
PhD h nhiều như nhợn con, âu cũng là cung vượt quá cầu thôi .
Ở đâu thì tôi không biết nhưng ở Pháp thì có phải khai thuế tầm giữa năm sau, đến cuối năm thuế hút múa từ tk ngân hàng nhé.
Nói chung nó cũng phụ thuộc vào nguồn tiền. Nếu hợp tác hoặc trường / chính phủ nước ngoài (ngoài Pháp) cho thì gọi là "học bổng". Được hưởng cả, không phải tính lương gros/ net. Không đóng thuế thu nhập cá nhân và dĩ nhiên cũng không được ăn thất nghiệp khi làm xong hoặc out.
Còn của trường sở tại trả thì tính là lương và phải nộp income tax nhé. Lương thì còi mà social status là employee mất hết quyền lợi so với thời sinh viên
Tôi biết ông bác sĩ,
giờ 55 tuổi mới lấy bằng tiến sĩ, ổng học hơn 10 năm rồi, có cái bằng đấy mà tài sản từ 5x tỏi lên hơn 10x tỏi vì có nhiều dự án trao cho ổng nắm. Mà những dự án đó lại cần bàn đạp danh tiếng và quan hệ, bằng tiến sĩ chính là cái bàn đạp đó
Họ hàng nhà tôi cũng có người như vậy. Học xong tiến sĩ thăng hàm từ thượng tá lên đại tá
Tài sản của lả không biết để đâu cho hết. Nhưng họ có tiền, có hết mọi thứ rồi mới liên hệ làm tiến sĩ để nó có cái danh phận và kiếm được nhiều tiền hơn. Chứ không phải như mình còn trẻ không có đồng nào mà đâm đầu vào, và cũng xác định sẵn là không theo academia.
Tôi biết ông bác sĩ, giờ 55 tuổi mới lấy bằng tiến sĩ, ổng học hơn 10 năm rồi, có cái bằng đấy mà tài sản từ 5x tỏi lên hơn 10x tỏi vì có nhiều dự án trao cho ổng nắm. Mà những dự án đó lại cần bàn đạp danh tiếng và quan hệ, bằng tiến sĩ chính là cái bàn đạp đó
kiểu ông này cũng quan hệ dữ lắm ùi. Tầm ổng thì chỉ cần ăn nhậu xin dự án. Xong đẩy cho mấy thèn sinh viên, thạc sĩ. Tháng nào có bài báo phát cho 5tr thèn viết là đc.
uNsIs
Trong này chắc cũng có mấy anh ở Pháp, tôi lấy bằng phd ở Pháp từ 2015, chưa bao giờ hối hận vì theo hướng đấy cả
công nhận làm phd lương thấp, ra khó xin việc mà lương cũng không cao
Cơ mà đấy chỉ là khởi đầu thôi, 1 khi đã đi làm rồi thì sẽ thăng tiến cực nhanh, vì khả năng học hỏi kiến thức mới ăn đứt mấy hội học xong kĩ sư ra đi làm ngay
Chả có gì. Ở châu Âu nó là cái nghề lương thấp tới khốn cùng mạt hạng của xã hội. Làm cực như chó, trả lương thì bèo. Trong khi bạn bè rập rịch mua nhà, mua xe thì vẫn đâm đầu lên lab. Phí mấy năm cuộc đời.
Cứ làm xong rồi tính tiếp fence, tôi thời làm phd có mấy đứa bạn học xong đi làm cdi luôn ngưỡng mộ lắm, giờ lương tôi gấp đôi hội đấy rồi =]] đường dài mới biết ngựa hay
Muốn lên phó với trưởng ở 1 số cơ quan phải có mới đúng qui trình
Gửi từ thế giới khác bằng vozFApp
thuongkhanh
Trầy trật gần xong PhD, định tiếp Postdoc nhưng đồng lương 3xxx/tháng so với ra cty ( > 4xxx / tháng ) thì thôi vậy.
Nhưng so ra với thu nhập những người mình quen làm nhà hàng, hay quán bar ở Phần thì đôi khi chỉ muỗi với họ
.
Dù sao cũng không hối tiếc khi theo con đường này (nhiều lúc muốn bỏ cuộc). Chu du nước này nước này nước nọ, được theo đuổi cái mình thích và giờ làm researcher cho 1 tập đoàn lớn cũng không phải là quá tệ.
nghỉ sao lương PhD 30tr won, trả tầm 1tr4 1tr5 1 tháng hay loanh quanh đó thôi, mấy lab mà giàu vcl thì được 2 củ. Mà trợ cấp chứ không hẳn là lương
abc1212
Thật ra em nghĩ cái gì cũng có cái giá của nó thôi các Bác ơi, chứ em thấy cái PhD này nó đôi lúc là một trong những cái ảnh hưởng cực kì tích cực cho thế hệ F1, đôi lúc các F sau nữa á. Chưa kể học PhD có cơ hội được đi đây đi đó nhiều hơn, và em thấy cũng là con đường đi nước ngoài thuận tiện hơn.
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
Thông minh và thông thái có thể cùng tồn tại trong 1 người.
Những người thông thái mà không thông minh thì rất nên dùng vì bản chất bình thường mà hiểu biết nhiều chứng tỏ có cố gắng và biết phấn đấu.
Người thông minh mà thông thái là tốt.
Người thông minh mà không thông thái thì có vấn đề. Không lý gì tư chất tốt mà hiểu biết lại hạn hẹp. Chỉ có thể là do lười biếng hoặc không nghiêm túc. Kết quả công việc phụ thuộc phần lớn vào thái độ.
nghỉ sao lương PhD 30tr won, trả tầm 1tr4 1tr5 1 tháng hay loanh quanh đó thôi, mấy lab mà giàu vcl thì được 2 củ. Mà trợ cấp chứ không hẳn là lương
PhD làm đề tài của bọn doanh nghiệp tư nhân thì nó trả khác gì kỹ sư đâu. Mà PhD là người lao động nhé. Có hợp đồng lao động và lương (không phải trợ cấp).
Học PhD là học việc nghiên cứu, thế thôi. Nghiên cứu nó cũng là nghề, phải học việc xong mới xin việc được.
Đây chính là ý nghĩa chân chính nhất của việc học PhD - học để trở thành 1 nhà nghiên cứu có năng lực tốt, và hiểu biết về 1 lĩnh vực đặc thù. Con đường bài bản để trở thành 1 nhà khoa học
PhD làm đề tài của bọn doanh nghiệp tư nhân thì nó trả khác gì kỹ sư đâu. Mà PhD là người lao động nhé. Có hợp đồng lao động và lương (không phải trợ cấp).
Cho mình xin ví dụ mở mang tầm mắt với, chứ không tưởng tượng được học PhD dù bất cứ kiểu gì mà được trả 24k$/tháng
PhD làm đề tài của bọn doanh nghiệp tư nhân thì nó trả khác gì kỹ sư đâu. Mà PhD là người lao động nhé. Có hợp đồng lao động và lương (không phải trợ cấp).
tôi thấy lab trả cao nhất là 2tr2, riêng tôi làm ở KIST lương trừ bảo hiểm đồ hết có mỗi 1tr6 :'( còn cao hơn chưa thấy
Trầy trật gần xong PhD, định tiếp Postdoc nhưng đồng lương 3xxx/tháng so với ra cty ( > 4xxx / tháng ) thì thôi vậy.
Nhưng so ra với thu nhập những người mình quen làm nhà hàng, hay quán bar ở Phần thì đôi khi chỉ muỗi với họ
.
Dù sao cũng không hối tiếc khi theo con đường này (nhiều lúc muốn bỏ cuộc). Chu du nước này nước này nước nọ, được theo đuổi cái mình thích và giờ làm researcher cho 1 tập đoàn lớn cũng không phải là quá tệ.
Không cao đâu fen, như bên Úc để đi theo diện visa Global talent lấy PR, xong PR thì xin việc ngoài. PhD xin việc vẫn khó khăn nhưng có PR cũng đỡ cực hơn.
tôi thấy lab trả cao nhất là 2tr2, riêng tôi làm ở KIST lương trừ bảo hiểm đồ hết có mỗi 1tr6 :'( còn cao hơn chưa thấy
A làm trong lab thì lương nó khác. Làm ở R&D của công ty thì nó trả như researcher. Vì PhD student thì cũng đã trình độ kỹ sư hoặc Master rồi. Còn mấy dự án trong labo của trường thì thường là budget ít với thầy gặm bớt rồi nên cuống tới PhD không còn bao nhiêu.
A làm trong lab thì lương nó khác. Làm ở R&D của công ty thì nó trả như researcher. Vì PhD student thì cũng đã trình độ kỹ sư hoặc Master rồi. Còn mấy dự án trong labo của trường thì thường là budget ít với thầy gặm bớt rồi nên cuống tới PhD không còn bao nhiêu.
Làm ở lab thì kịch khung là 2m5 cho phd và 1m8 cho master theo chuẩn của chính phủ. Nhưng mà đấy chỉ cho người hàn thôi, còn sinh viên quốc tế thì đều bị giảm đi 1 nửa, ông nào ko care tới tiền thì trả đủ, dự án nghiên cứu của mấy ông đều từ bộ, quỹ nghiên cứu cả ra.
Ai làm dự án mà có liên quan đến BK (Brain Korea) thì đc thêm 600k đến 800k tùy nơi nhưng mà kèm điều kiện.
Tóm lại là giáo sư có fair trong chuyện tiền bạc hay ko thôi. Gặp giáo mất dạy thì ở đâu cũng thế thôi
Làm ở lab thì kịch khung là 2m5 cho phd và 1m8 cho master theo chuẩn của chính phủ. Nhưng mà đấy chỉ cho người hàn thôi, còn sinh viên quốc tế thì đều bị giảm đi 1 nửa, ông nào ko care tới tiền thì trả đủ, dự án nghiên cứu của mấy ông đều từ bộ, quỹ nghiên cứu cả ra.
Ai làm dự án mà có liên quan đến BK (Brain Korea) thì đc thêm 600k đến 800k tùy nơi nhưng mà kèm điều kiện.
Tóm lại là giáo sư có fair trong chuyện tiền bạc hay ko thôi. Gặp giáo mất dạy thì ở đâu cũng thế thôi
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
BK là 1.3tr cho Phd. Sao lại 800k? Bác có nhầm ko đó
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
anh đặt vấn đề như cc
BBlackmoon
Trong thread này nhiều PhD nhỉ. Tôi cũng PhD ra đây. Trường hợp của tôi thế này:
1. Trước khi làm PhD + năm nhất thì còn nghĩ đến cáy bằng. Từ năm 2 trở đi thì cái bằng chả còn quan trọng gì nữa. Quan trọng là xong chừng đó năm cày bừa, đánh đổi tiền bạc, tuổi trẻ (tuổi hai mấy là đẹp nhất trong đời người rồi) mình được cái gì. Tôi khá là may mắn, làm PhD ra kết quả rất tốt. Nếu chỉ tính cái ngành hẹp mà tôi làm (khá là hẹp) thì tôi có tiếng trên thế giới này. Rất hài lòng.
2. Làm PhD ngoài chuyện để nghiên cứu, đào sâu về đề tài của mình thì còn giúp rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, đánh giá, giải quyết và phản biện vấn đề. Những cái đó khó mà định lượng được.
3. Mặc dù tôi rất yêu công việc nghiên cứu, giáo cũng định hướng cho con đường academia, cũng được offer post-doc ở Imperial college, nhưng lúc đó áp lực so sánh với bạn bè cùng trang lứa lớn quá (tụi nó lúc đó bắt đầu mua nhà, ổn định hết rồi) nên thôi bỏ ra đi làm. Ban đầu xin việc cũng trầy trật lắm, tại nói tiếng Pháp ko trôi chảy, số lượng job cần trình độ PhD thấp, nhưng cuối cùng cũng xin được 1 chỗ. Trong cty có những vị trí phải có những kĩ năng ở mục 2 mới làm được, và thường chỉ có PhD mới lên được những vị trí đó. Giờ đi làm cũng thoải mái, thằng châu Á duy nhất trong cty, nhưng đụng đến chuyên môn là tụi tây cũng phải nghe mình chỉ đạo hết. Cảm giác colonize the colonizer cũng vui.
chogiagiuxuong
Tôi chỉ phục mấy ông Tiến sỹ nghiên cứu, phát minh ra cái gì ỨNG DỤNG vào cuộc sống được ấy . Chứ loại Tiến sỹ nghiên cứu cách nói năng lật lọng, đánh tráo khái niệm tôi xem như chóa.
Trong thread này nhiều PhD nhỉ. Tôi cũng PhD ra đây. Trường hợp của tôi thế này:
1. Trước khi làm PhD + năm nhất thì còn nghĩ đến cáy bằng. Từ năm 2 trở đi thì cái bằng chả còn quan trọng gì nữa. Quan trọng là xong chừng đó năm cày bừa, đánh đổi tiền bạc, tuổi trẻ (tuổi hai mấy là đẹp nhất trong đời người rồi) mình được cái gì. Tôi khá là may mắn, làm PhD ra kết quả rất tốt. Nếu chỉ tính cái ngành hẹp mà tôi làm (khá là hẹp) thì tôi có tiếng trên thế giới này. Rất hài lòng.
2. Làm PhD ngoài chuyện để nghiên cứu, đào sâu về đề tài của mình thì còn giúp rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, đánh giá, giải quyết và phản biện vấn đề. Những cái đó khó mà định lượng được.
3. Mặc dù tôi rất yêu công việc nghiên cứu, giáo cũng định hướng cho con đường academia, cũng được offer post-doc ở Imperial college, nhưng lúc đó áp lực so sánh với bạn bè cùng trang lứa lớn quá (tụi nó lúc đó bắt đầu mua nhà, ổn định hết rồi) nên thôi bỏ ra đi làm. Ban đầu xin việc cũng trầy trật lắm, tại nói tiếng Pháp ko trôi chảy, số lượng job cần trình độ PhD thấp, nhưng cuối cùng cũng xin được 1 chỗ. Trong cty có những vị trí phải có những kĩ năng ở mục 2 mới làm được, và thường chỉ có PhD mới lên được những vị trí đó. Giờ đi làm cũng thoải mái, thằng châu Á duy nhất trong cty, nhưng đụng đến chuyên môn là tụi tây cũng phải nghe mình chỉ đạo hết. Cảm giác colonize the colonizer cũng vui.
vị trí quan trọng thế chắc lương lậu cũng khá fence nhỉ
Đức thì đi học PhD sẽ có lương vào bậc TVL 13e khoảng 4k euro trước thuế (sau thuế còn khoảng 2k3). Sau 3 năm học tiến sĩ với mức lương này là auto có thường trú nhân. Nhưng mà thường ít ai được lương full như vậy, đa phần là 50%-75% thôi.
Học xong PhD thì mình không biết thế nào chứ khá chắc là lương thua thằng Master với 3 năm kinh nghiệm rồi đó (3 năm mình học PhD).
rangeri
@freedom.9 Chỉ có loser học dốt như fence mới khoe lương thôi
. Tôi vào đây thấy các quý anh khoe học Phd mà cảm thấy thấy ngưỡng mộ , tiền bạc chỉ là vật ngoài thân , tri thức mới là quan trọng
600k với 800k chắc đc cover học phí rồi. Tại học phí trường công thì 500k 1 tháng, tư nhân thì 1tr 1 tháng.
Tính ra thì cũng gọi là cao rồi nếu ko phải suy nghĩ chuyện học phí.
Chỉ mất dạy cái là nay bọn Hàn mới yêu cầu đóng tiền bảo hiểm y tế một tháng là 150k (3 củ - 1 năm mất mẹ nó 36tr tiền bảo hiểm).
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
giờ mà 800 hay 600k với PhD ở Hàn là bèo quá rồi
. Cái bảo hiểm năm trước nghe bảo còn giảm,giờ nó quất full 100.000 krw
thời 2013-2015 thì mức 800 600 đó còn chấp nhận chứ mấy năm nay qua thăm bạn bè bên Hàn thấy vật giá leo thang lắm .
vị trí quan trọng thế chắc lương lậu cũng khá fence nhỉ
Lương cũng ổn ổn (so với mức ở Pháp) thôi chứ ko cao bác à. Mới vô cty mà.
So với thế giới gì không bằng. Hồi làm 1 cái hợp đồng CDD ở Mỹ lương gấp 3 bây giờ.
giờ mà 800 hay 600k với PhD ở Hàn là bèo quá rồi
. Cái bảo hiểm năm trước nghe bảo còn giảm,giờ nó quất full 100.000 krw
thời 2013-2015 thì mức 800 600 đó còn chấp nhận chứ mấy năm nay qua thăm bạn bè bên Hàn thấy vật giá leo thang lắm .
//qoute ko nhìn tên nick, giờ mới để ý bác Khanh ạ
Giờ chắc 800k Master, bao học phí, trường tỉnh thì gọi là đủ sống, dư ít mua vé máy bay, quà cáp về VN chơi. Chứ 800k Ms Seoul là chật vật. Em ko hiểu mấy ông giáo sư nghĩ gì khi trả PhD 800k nữa. Em đang nhận BK 1tr3 từ 2019, mà giờ vật giá cái gì cũng lên, may mà ở tỉnh nên đỡ. Ăn BK đến khi ra trường, giáo sư đỡ đc 1 khoản lo.
A làm trong lab thì lương nó khác. Làm ở R&D của công ty thì nó trả như researcher. Vì PhD student thì cũng đã trình độ kỹ sư hoặc Master rồi. Còn mấy dự án trong labo của trường thì thường là budget ít với thầy gặm bớt rồi nên cuống tới PhD không còn bao nhiêu.
Thôi anh ạ, có ví dụ thực tế thì đưa vào, tôi quote trực tiếp mà không thấy trả lời gì cả thì đừng chém gió với người khác. Giờ có cty nào HQ mà trả lương cho 1 ông researcher đang học (chưa có bằng) PhD gần 300k$/năm vậy? Job research scientist cỡ google còn không nổi 200k$/năm đấy chứ.
Ông anh cùng bộ môn hồi đi PhD ở Úc, nơi có lương cũng thuộc dạng cao hơn so với đi EU hay Nhật rồi, thế mà lúc mang vợ con sang cùng, vợ đi làm farm với rửa bát thu nhập vẫn cao hơn chồng
bà chị m đây, ở nhà yếu như sên, qua kia đi pick nấm nuồi chồng + 2 con + mẹ chồng đi kèm trông cháu, cấm 0 cho ô a rể đi làm, tập trung tốt nghiệp xong cũng kịp kiếm đc cái 190 vài ngày trước khi có con cúm Vũ Hán
Tôi chỉ phục mấy ông Tiến sỹ nghiên cứu, phát minh ra cái gì ỨNG DỤNG vào cuộc sống được ấy . Chứ loại Tiến sỹ nghiên cứu cách nói năng lật lọng, đánh tráo khái niệm tôi xem như chóa.
Thế là bác không hiểu rồi.
Để có được một phát minh mới ứng dụng vào cuộc sống cần một quá trình nghiên cứu dài. Không có những người nghiên cứu lý thuyết thì lấy đâu ra kết quả.
Và việc làm ra kết quả ứng dụng vào thực tế là việc của cty chứ ko phải của nhà nghiên cứu.
Thế là bác không hiểu rồi.
Để có được một phát minh mới ứng dụng vào cuộc sống cần một quá trình nghiên cứu dài. Không có những người nghiên cứu lý thuyết thì lấy đâu ra kết quả.
Và việc làm ra kết quả ứng dụng vào thực tế là việc của cty chứ ko phải của nhà nghiên cứu.
Thế việc của nhà nghiên cứu là gì fence? Đưa ra lí thuyết à
Sent from Samsung SM-G996B using vozFApp
canon2004
hí hí, lều bào chắc không bao giờ có vé Ph.D ngành kỹ thuật
Lương cũng ổn ổn (so với mức ở Pháp) thôi chứ ko cao bác à. Mới vô cty mà.
So với thế giới gì không bằng. Hồi làm 1 cái hợp đồng CDD ở Mỹ lương gấp 3 bây giờ.
Pháp cơ bản lương thấp nhưng được cái tranquille. Cdi thì khó chứ chuyển qua làm freelance cho các cty brut 1 năm 100-120k euro là sống khá nhòe
Thế việc của nhà nghiên cứu là gì fence? Đưa ra lí thuyết à
Sent from Samsung SM-G996B using vozFApp
Từ lý thuyết cơ bản đến sản phẩm thực tế có nhiều giai đoạn lắm bác. Còn tùy vào nhà nghiên cứu đó nghiên cứu ở giai đoạn nào nữa.
Công việc của nhà nghiên cứu bao gồm: chứng minh lý thuyết, đưa ra lý thuyết, đưa ra proof of concept, đưa ra method, chứng mưng method, đưa ra prototype, chứng minh prototype, etc.
Nhưng việc làm ra sản phẩm là việc của cty.
Pháp cơ bản lương thấp nhưng được cái tranquille. Cdi thì khó chứ chuyển qua làm freelance cho các cty brut 1 năm 100-120k euro là sống khá nhòe
100k freelance thì nhận về túi cũng ko nhiều lắm, mà làm freelance cực, lại ko đảm bảo tương lai. Với lại làm freelance thì ko làm nghiên cứu được.
Hiện tại tôi tuần làm 3 ngày nghiên cứu, 2 ngày sản phẩm.
Really nigga?
Thực sự việc làm tiến sĩ phù hợp với rất ít người,nhưng ở VN lại rất nhiều người nghĩ đây là cơ hội đổi đời.
Nếu thực sự đam mê nghiên cứu,muốn nghiên cứu cả đời thì thời gian bỏ ra học tiến sĩ là 1 hi sinh chấp nhận được. Nhưng nếu không thì nó là quá trình bỏ 5 năm đẹp nhất cuộc đời làm culi cho 1 thằng giáo dẩm nào đó, đổi lại 1 công việc ổn định nhưng hiếm khi nào thu nhập vượt trội, cộng đường tình duyên trắc trở.
Nếu có 1 thời gian lý tưởng để học tiến sĩ thì đó là ngoài 30 tuổi. Thứ nhất, khả năng cao đã lập được gia đình (mà kiếm được con chịu bám càng đi theo học ts cũng là khó). Thứ 2, đã có kinh nghiệm làm việc 1 cơ số năm, biết cái đề tài gì là thực sự hữu ích, thật sự hay trong công việc để mà nghiên cứu. Thứ 3, theo tôi quan trọng nhất, là thực sự biết được mình có muốn học tiến sĩ không, và học về cái gì. Cũng như ở 18 tuổi không đủ hiểu biết để chọn chuyên ngành ĐH, ở 22-25 tuổi cũng không đủ hiểu biết để chọn chuyên ngành tiến sĩ. Mà bằng ĐH còn làm trái ngành dễ, chứ bằng TS đi làm trái ngành thì nó đấm vào mặt.
Làm PhD ở Châu Âu thì có 2 dạng người: một là dạng người thừa tiền (ông bà già thừa tiền ) , hai là dạng người sống éo quan tâm đến tiền
Hôm trước tôi bảo học 10 năm bên EU lấy bằng tiến sĩ lương thua thợ nail học nghề 6 tháng mà mấy thằng vâu dơ nó đéo tin mà. Đây là tốt nghiệp PhD được đứng lớp luôn nhé.
Chuẩn, mình về VN 1 phần cũng vì lý do này. Tốt nghiệp PhD ở trg top 20 UK, sup bảo ở lại làm lecturer, lương khởi điểm 34k GBP, net sau thuế tầm 27k (~<1 tỷ). Làm thì vất, đi giảng nhiều, chả mấy time làm research nên sau này khả năng promote sẽ ko cao. Ở UK nói riêng và EU nói chung nhìn chung là bài ngoại, dân Á cũng khó có cửa phát triển sáng. Mà lương net 27k thì chỉ ngang (hoặc thấp hơn) công nhân cầu đường, nvien bồi bàn.
Về VN phát triển, giờ thu nhập 1 năm cũng ~ 1tỷ, dc coi trọng, dc có cơ hội phát triển. Mấy ông bạn cùng khoá đang làm teaching fellow/lecturer bên UK thì vẫn bình bình, đều đều, và để dư dả/phát triển thì rất khó.
Chuẩn, mình về VN 1 phần cũng vì lý do này. Tốt nghiệp PhD ở trg top 20 UK, sup bảo ở lại làm lecturer, lương 34k GBP, net sau thuế tầm 27k (~<1 tỷ). Làm thì vất, đi giảng nhiều, chả mấy time làm research nên sau này khả năng promote sẽ ko cao. Ở UK nói riêng và EU nói chung nhìn chung là bài ngoại, dân Á cũng khó có cửa phát triển sáng. Mà lương net 27k thì chỉ ngang (hoặc thấp hơn) công nhân cầu đường, nvien bồi bàn.
Về VN phát triển, giờ thu nhập 1 năm cũng ~ 1tỷ, dc coi trọng, dc có cơ hội phát triển. Mấy ông bạn cùng khoá đang làm teaching fellow/lecturer bên UK thì vẫn bình bình, đều đều, và để dư dả/phát triển thì rất khó.
Vậy hóa ra lương giáo sư tiến sĩ chỗ nào cũng thấp
Henka
Trả lời cho tít:
Thiếu ăn thiếu học là chính là tác hại của việc không hiểu gì. Đừng nói tới tiến sĩ, chỉ cần nghĩ tới bằng đại học người ta đã biết lợi hại thế nào. Chán đời, dạo này tiêu chí làm báo dễ quá. Tôi cảm thấy các bạn không may bị thiểu năng cũng không hỏi câu hỏi nào như này đâu
100k freelance thì nhận về túi cũng ko nhiều lắm, mà làm freelance cực, lại ko đảm bảo tương lai. Với lại làm freelance thì ko làm nghiên cứu được.
Hiện tại tôi tuần làm 3 ngày nghiên cứu, 2 ngày sản phẩm.
Hội tôi quen làm freelance toàn là cho 1 công ty 4-5 năm rồi, chả khác gì CDI =]] còn lương thì tin tôi đi freelance 120k 1 năm nó ấm hơn hẳn cái CDI 50-60k của fence nhiều lắm
Chuẩn, mình về VN 1 phần cũng vì lý do này. Tốt nghiệp PhD ở trg top 20 UK, sup bảo ở lại làm lecturer, lương 34k GBP, net sau thuế tầm 27k (~<1 tỷ). Làm thì vất, đi giảng nhiều, chả mấy time làm research nên sau này khả năng promote sẽ ko cao. Ở UK nói riêng và EU nói chung nhìn chung là bài ngoại, dân Á cũng khó có cửa phát triển sáng. Mà lương net 27k thì chỉ ngang (hoặc thấp hơn) công nhân cầu đường, nvien bồi bàn.
Về VN phát triển, giờ thu nhập 1 năm cũng ~ 1tỷ, dc coi trọng, dc có cơ hội phát triển. Mấy ông bạn cùng khoá đang làm teaching fellow/lecturer bên UK thì vẫn bình bình, đều đều, và để dư dả/phát triển thì rất khó.
Căn bản nếu có 1 chân giảng viên ở trường thì cũng như vào biên chế nhà nước ở VN vậy. Đều đều lương thấp nhưng khó thất nghiệp, vì trường thường ưu tiên gia hạn những giáo có hợp đồng sẵn hơn tuyển mới.
Sau độ chục năm 2 chục năm lên trưởng bộ môn hoặc prof thì lương lậu cũng tạm gọi là ổn so với mặt bằng chứng xã hội. Nhưng lúc đấy cũng già rồi , chả còn ăn chơi được mấy nữa.
Vậy hóa ra lương giáo sư tiến sĩ chỗ nào cũng thấp
Tùy theo thực sự mình muốn làm gì thôi. Chứ so lương thì làm nghiên cứu ở đâu cũng nghèo. Có mấy đứa bạn đang làm PhD cũng kêu làm xong sẽ chạy ra industry, chứ làm postdoc lương cao nhất có 2500 brut, về tay sau thuế còn đâu đó 19xx €. Trừ khi sau muốn lên Prof. thì theo học thuật. Mà để lên prof cũng chua lắm chứ không phải lúc nào cũng thẳng đường.
Nếu có 1 thời gian lý tưởng để học tiến sĩ thì đó là ngoài 30 tuổi. Thứ 2, đã có kinh nghiệm làm việc 1 cơ số năm, biết cái đề tài gì là thực sự hữu ích, thật sự hay trong công việc để mà nghiên cứu.
Ưng hai quan điểm này của Bác, khá là trùng với suy nghĩ của em. Tại em thấy nếu mà làm nghiên cứu hữu ích, thì nên đi làm thực tế một vài năm lúc đó em thấy đôi lúc sẽ dễ có ý tưởng cho cái luận văn sau này của mình, và trải qua chừng đó năm làm thực tế thì khi làm kiểu sẽ biết nhiều thứ hơn. Và em thấy đôi lúc nếu sau này có làm giảng viên chẳng hạn, thì với kiến thức thực tế thì diễn giải cho sinh viên sẽ dễ dàng hơn.
chjmnonlam
Tiến sỹ nc ngoài thì ok. Chứ tiến sĩ ở Vn nhất là khối ngành kinh tế thì là chỗ làm tiền của các thầy, chỗ kiếm tờ giấy để leo lên cao thôi. Học tiến sỹ khối kỹ thuật thì cũng khó khăn và tốn kém hơn khá nhiều.
Giờ thoáng rồi fen ạ. 2 thầy mình biết đang làm ncs ở VN nhưng đều đc nhận lương từ dự án.
Cái vấn đề chính của họ là vì gia đình, nên ko thể đi xa đc. Chấp nhận làm ncs trong nước để hỗ trợ cho gia đình.
Tốt nghiệp thì vẫn có 5 bài trên tạp chí scie q1 q2 cả.
Cũng ko nên đánh đồng như thế. Trước mình cũng là học trò của 2 thầy cả.
Mình đc hơn 2 thầy là còn trẻ nên thoải mái bay nhảy hơn.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
Cũng tùy gặp dc thầy hướng dẫn tử tế đó fence. Nhiều ông thầy coi NCS là mỏ tiền mà. NCS ở Vn tốn kém lắm. Mấy ông mình biết học bên cơ khí ông nào cũng mất 700tr. Mà thấy phải chi tiền đâu đâu.
Cũng tùy gặp dc thầy hướng dẫn tử tế đó fence. Nhiều ông thầy coi NCS là mỏ tiền mà. NCS ở Vn tốn kém lắm. Mấy ông mình biết học bên cơ khí ông nào cũng mất 700tr. Mà thấy phải chi tiền đâu đâu.
Anh em NCS bên nước ngoài than khổ vì kiếm được ít tiền. Nhưng ngẫm vẫn còn sướng chán so với NCS VN, không những không có lương mà còn mất tiền học phí
Tôi chỉ phục mấy ông Tiến sỹ nghiên cứu, phát minh ra cái gì ỨNG DỤNG vào cuộc sống được ấy . Chứ loại Tiến sỹ nghiên cứu cách nói năng lật lọng, đánh tráo khái niệm tôi xem như chóa.
Thế việc của nhà nghiên cứu là gì fence? Đưa ra lí thuyết à
Sent from Samsung SM-G996B using vozFApp
95% nhà nghiên cứu trên đời này là đưa ra lý thuyết không có tính ứng dụng. Vấn đề của khoa học đó là thử sai, làm liên tục thì mới ra được
cái mới. Và nhân loại phát triển từ
cái mới đó (vì chỉ cần 1% có tính ứng dụng thôi là đã tạo ra sự khác biệt rồi). Cái chết của mọi người đều là nhìn vào phần ngọn, đó là ứng dụng và kết quả của nghiên cứu, mà không biết rằng, nếu không có phép thử sai kia, thì mọi cái ứng dụng đều không tồn tại.
Tất cả các quốc gia khi đánh giá nền khoa học đều dựa vào công bố chứ không ai xem cái ứng dụng cả, đó là phần ngọn của nền khoa học.
Vậy hóa ra lương giáo sư tiến sĩ chỗ nào cũng thấp
Nếu tính theo lương/GDP per cap thì có một sự thật lương ở giảng viên của VN cũng không khác gì thế giới cả, như trường mình ngày xưa ở Mẽo (trường lởm, nhưng tính school thì là rank 1 ngành), lương giáo sư top ngành cũng chỉ gấp 2,5 lần GDP per cap (trước thuế), quy ra ở VN là 15-16 triệu, như giáo sư nhà mình.
Hiện bên mình hợp tác mạnh với 1 lab bên Úc, trưởng lab là anh L. (người Việt, dân chuyên hóa tổng hợp cũ, cũng thuộc dạng có số má trong ngành ở toàn cầu), lương của anh ấy bằng 1/2 lương thợ mỏ bên Úc.
Anh em NCS bên nước ngoài than khổ vì kiếm được ít tiền. Nhưng ngẫm vẫn còn sướng chán so với NCS VN, không những không có lương mà còn mất tiền học phí
Ngày xưa thôi, vì ngày xưa học PhD trong nước là dân cần rửa bằng, hoặc có tiền mà bận không ra nước ngoài được. Do đó, PhD nuôi thầy. Mình quen 1 đại gia, vì bức xúc 1 vấn đề mà học PhD trong nước, tự bỏ hơn chục tỷ đi làm nghiên cứu (bạn học bên Bỉ với anh phó thủ Đam, cái PhD không liên quan tới công việc hàng ngày), tuyên bố bao nuôi cả thầy và hội đồng luôn
Bây giờ khác rồi, chuyện NCS được nuôi dần dần phổ biến hơn ở VN rồi.
Tùy theo thực sự mình muốn làm gì thôi. Chứ so lương thì làm nghiên cứu ở đâu cũng nghèo. Có mấy đứa bạn đang làm PhD cũng kêu làm xong sẽ chạy ra industry, chứ làm postdoc lương cao nhất có 2500 brut, về tay sau thuế còn đâu đó 19xx €. Trừ khi sau muốn lên Prof. thì theo học thuật. Mà để lên prof cũng chua lắm chứ không phải lúc nào cũng thẳng đường.
Lên đến full prof. nếu so lứa đồng niên cùng trang lứa, cùng trình độ thì vẫn nghèo. Nói chung nghề nghiên cứu xác định là được trọng vọng, được xã hội nhìn nhận, nhận được những mối quan hệ phi vật chất, có sự ổn định và chịu áp lực về những thứ vô hình thấp hơn so với các ngành nghề khác trong xã hội. Còn nói thật, nếu tính về tiền, thì nghề nghiên cứu, ở bất kỳ cấp độ nào, đều là nghèo tương đối cả
Tiến sỹ nc ngoài thì ok. Chứ tiến sĩ ở Vn nhất là khối ngành kinh tế thì là chỗ làm tiền của các thầy, chỗ kiếm tờ giấy để leo lên cao thôi. Học tiến sỹ khối kỹ thuật thì cũng khó khăn và tốn kém hơn khá nhiều.
Ông anh quen chơi thân
Thay vì học vb2 kinh tế ms lên đc thsi kinh tế
Thì cho học trái ngành (ổng học địa chất), học bs 4 môn
Học thsi nhàn vkl luôn,nặng cái 15 chỉ luận văn, thuê dịch vụ viết hết 14tr
H có bằng thsi quản lý kinh tế ngon vl
littleboss
Đang tính sang năm đi Thái ngành Khoa học sức khỏe, có ný này đi rồi review với
Gửi từ Xiaomi Mi 9T bằng vozFApp
valentino_vsr
chủ yếu là quan hệ ở đâu cũng vậy lên chức lên lương, đc vào nhóm (trường, labo) mạnh tham gia đề tài. nhiều khi dân châu á học cũng kg cần quá giỏi chỉ cần 6,7,8/10 thôi cũng vẫn đc nhận vào chỗ ngon vì môi trường học thuật họ lại thích tương tác giao lưu văn hóa
Vậy hóa ra lương giáo sư tiến sĩ chỗ nào cũng thấp
Tiến sĩ thấp thôi chứ prof nó lại khâc bọt thím ơi.
Bên đức mềnh thấy prof giàu phết, chạy porsche các kiểu.
Nhưng phd với prof nó chênh nhau ko phải 1,2 level đau. Prof là max. Level của đường học thuật nghiên cứu, phd mới là entry level thôi ^^
manaka
Có PhD thì có thể tự apply green card US dạng EB-1 hoặc EB-2 mà không cần công ty hay tổ chức nào bảo lãnh.
Tất nhiên là phải PhD trường xịn
Giờ thoáng rồi fen ạ. 2 thầy mình biết đang làm ncs ở VN nhưng đều đc nhận lương từ dự án.
Cái vấn đề chính của họ là vì gia đình, nên ko thể đi xa đc. Chấp nhận làm ncs trong nước để hỗ trợ cho gia đình.
Tốt nghiệp thì vẫn có 5 bài trên tạp chí scie q1 q2 cả.
Cũng ko nên đánh đồng như thế. Trước mình cũng là học trò của 2 thầy cả.
Mình đc hơn 2 thầy là còn trẻ nên thoải mái bay nhảy hơn.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
5 bài q1 q2 chắc ku V à, thím BKHCM phỏng?
XD học TS chỉ đi dạy thím nhỉ? Nếu giỏi TK thì còn ra làm chủ trì được. Mình gặp nhiều TS cũng đang là GV ở trường ĐH, đi làm thiết kế bị đánh tơi bời. Vô họp nó biết TS nó chém cho banh thay
Last edited:
Claw
Dạo này PR giáo dục NZ nhiều thế. Thôi bớt bớt đi, dân ở đấy liberal kinh khủng, không hợp với vozer lắm đâu
5 bài q1 q2 chắc ku V à, thím BKHCM phỏng?
XD học TS chỉ đi dạy thím nhỉ? Nếu giỏi TK thì còn ra làm chủ trì được. Mình gặp nhiều TS cũng đang là GV ở trường ĐH, đi làm thiết kế bị đánh tơi bời. Vô họp nó biết TS nó chém cho banh thay
Tiến sĩ thấp thôi chứ prof nó lại khâc bọt thím ơi.
Bên đức mềnh thấy prof giàu phết, chạy porsche các kiểu.
Nhưng phd với prof nó chênh nhau ko phải 1,2 level đau. Prof là max. Level của đường học thuật nghiên cứu, phd mới là entry level thôi ^^
So là phải so cùng level ấy anh, anh đủ tầm lên max level của Prof (chứ không chỉ full Prof) thì nếu anh ra ngoài, làm công việc khác, chắc chắn nó không chỉ giàu đâu, mà là rất rất giàu. Cỡ như mấy anh kiểu anh Châu, anh Đàm Thanh Sơn chẳng hạn thì cuộc sống mới chỉ dừng ở mức thoải mái, trung lưu thôi, còn lâu mới vào nổi cuộc sống thượng lưu, mà đấy là max level của nghiên cứu rồi đấy.
Nói chung vẫn như mình nói trong thớt này, đã làm nghiên cứu so giàu làm gì
5 bài q1 q2 chắc ku V à, thím BKHCM phỏng?
XD học TS chỉ đi dạy thím nhỉ? Nếu giỏi TK thì còn ra làm chủ trì được. Mình gặp nhiều TS cũng đang là GV ở trường ĐH, đi làm thiết kế bị đánh tơi bời. Vô họp nó biết TS nó chém cho banh thay
Ko thím. Ngoài HN thôi à.
Các ông ấy vẫn đi làm thiết kế bên ngoài. Còn thầy trưởng Khoa học vị TS, học hàm PGS, cũng hướng dẫn nghiên cứu viên, cũng làm chủ trì kết cấu mấy dự án.
Ts đa phần là nghiên cứu chuyên môn, mấy ông thần làm lâu thì kinh nghiệm nhiều. Kèn cựa nhau vớ vẩn thôi.
2 hướng đã khác nhau rồi nên ko nói đc. Để ông Ts làm lâu có kinh nghiệm thì lại ko hơn mấy ông kĩ sư.
Thôi anh ạ, có ví dụ thực tế thì đưa vào, tôi quote trực tiếp mà không thấy trả lời gì cả thì đừng chém gió với người khác. Giờ có cty nào HQ mà trả lương cho 1 ông researcher đang học (chưa có bằng) PhD gần 300k$/năm vậy? Job research scientist cỡ google còn không nổi 200k$/năm đấy chứ.
Đọc lại xem tôi có nói ở HQ không? Và tôi có nói 300k 1 năm không?
Đọc lại xem tôi có nói ở HQ không? Và tôi có nói 300k 1 năm không?
Thế cái gì đây, context người ta đang nói về cái 30tr won/month (~ 24k$/month thì không ~300k$/năm còn gì?) là hư cấu, đúng ra là 30tr VNĐ, anh bay vào quote xong lòng vòng 1 hồi thì lại bảo ý khác à? Thế thì chịu, vozer đa số chém gió lươn lẹo là giỏi
View attachment 996894 Thế cái gì đây, context người ta đang nói về cái 30tr won/month (~ 24k$/month thì không ~300k$/năm còn gì?) là hư cấu, đúng ra là 30tr VNĐ, anh bay vào quote xong lòng vòng 1 hồi thì lại bảo ý khác à? Thế thì chịu, vozer đa số chém gió lươn lẹo là giỏi
đọc lại vẫn không thấy chỗ nào t nói PhD lương 30 40 triệu gì.
Thứ 1 t nói phd là ở R&D của công ty nó trả lương của kỹ sư (vì phd là trình kỹ sư rồi). Chứ công ty nó không trả lương như công nhân. Còn labo trường ĐH thì nó trả khác (tất nhiên).
Thứ 2 Ông kia nói thu nhập của PhD là trợ cấp không phải lương. T bảo nó là lương.
Muốn bắt bẻ thì đọc cho kỹ.
blue.ptka
thời bây giờ PhD là RD cho Trường hoặc doanh nghiệp Sponsored hết, gọi là lương mới chính xác vì đấy là LÀM PhD chứ học gì đâu, có chăng là học từ các anh chị đã có PhD trước, từ Prof hướng dẫn,90% là research tự làm, ra paper , nộp, báo cáo, publish,5-6 năm xong 2-3 công trình được đề ra khi nhận offer PhD thì lãnh bằng
Thường thì PhD xong là 100% có việc luôn từ công ty sponsored hoặc trường giữ lại làm giảng viên hoặc làm tiếp lên Prof
Nói về lương PhD thì tuỳ trường, tuỳ research field nhận làm sẽ có lương khác nhau thôi, nhưng trung bình là phải đủ ăn - ở - xài chút đỉnh chứ nói dư khi làm PhD thì không có đâu, trừ khi vừa làm research vừa có job làm cho doanh nghiệp luôn thì oke
Như tôi đang học PhD về foodtech, có job của công ty sữa bên này phòng R&D luôn thì vừa học vừa làm cũng hết con mẹ time chứ ko có tgian rảnh nỗi đâu
Tùy theo thực sự mình muốn làm gì thôi. Chứ so lương thì làm nghiên cứu ở đâu cũng nghèo. Có mấy đứa bạn đang làm PhD cũng kêu làm xong sẽ chạy ra industry, chứ làm
postdoc lương cao nhất có 2500 brut, về tay sau thuế còn đâu đó 19xx €. Trừ khi sau muốn lên Prof. thì theo học thuật. Mà để lên prof cũng chua lắm chứ không phải lúc nào cũng thẳng đường.
Nếu tính theo công sức và thời gian bỏ ra, tôi đánh giá làm postdoc là 1 trong những nghề lương cao cmn nhất luôn
tôi hồi mới xong phd có làm postdoc 1 năm, lương được 2k net nhưng chả làm cm gì luôn, ngày chắc làm việc 30-45p còn lại toàn xem mạng vớ vẩn với chỉnh sửa Cv đi tìm việc =]], hôm nào ko thích thì nằm nhà, hết 1 năm chả ra được bài báo nào ra hồn nhưng tìm được CDI, coi như được trả 2k 1 tháng để đi tìm việc
Nếu tính theo công sức và thời gian bỏ ra, tôi đánh giá làm postdoc là 1 trong những nghề lương cao cmn nhất luôn
tôi hồi mới xong phd có làm postdoc 1 năm, lương được 2k net nhưng chả làm cm gì luôn, ngày chắc làm việc 30-45p còn lại toàn xem mạng vớ vẩn với chỉnh sửa Cv đi tìm việc =]], hôm nào ko thích thì nằm nhà, hết 1 năm chả ra được bài báo nào ra hồn nhưng tìm được CDI, coi như được trả 2k 1 tháng để đi tìm việc
Thế cuối cùng bác có phải nộp bài báo nào trong postdoc hoặc sau đó không? Nếu không thì coi như ăn thất nghiệp 1 năm với mức trợ cấp cao, ấm nhất rồi
Em gần hết năm 3 cũng chưa ra báo. Bạn bè xung quanh thấy nhiều người làm xong xin thêm cái postdoc rồi nộp báo trong thời gian đó luôn. Em xác định xong mà không có offre postdoc ngồi chơi xơi nước như bác thì cũng xin thất nghiệp vài tháng để nghỉ ngơi rồi tính tiếp
Thế cuối cùng bác có phải nộp bài báo nào trong postdoc hoặc sau đó không? Nếu không thì coi như ăn thất nghiệp 1 năm với mức trợ cấp cao, ấm nhất rồi
Em gần hết năm 3 cũng chưa ra báo. Bạn bè xung quanh thấy nhiều người làm xong xin thêm cái postdoc rồi nộp báo trong thời gian đó luôn. Em xác định xong mà không có offre postdoc ngồi chơi xơi nước như bác thì cũng xin thất nghiệp vài tháng để nghỉ ngơi rồi tính tiếp
Có viết 1 bài báo, cơ mà là do mình có kết quả chứ cũng chả ai bắt buộc, ông thầy sau đấy còn bảo dự án còn thừa tiền có muốn ở lại thêm 6 tháng ko nhưng mình xin quit =]]
Nếu xét ntn thì giờ đi điều dưỡng đức còn nganh và ngon hơn phd nhiều vwef nhiều mặt:
5 năm có định cư vĩnh trú đức
yêu cầu đầu vào cực dễ so với phd
thu nhập lúc học việc tương đương, học nhẹ hơn, sau 3 năm học việc đi làm lương cao ngất ngưởng so với phd
sau 6,7 năm đi làm thì luoeng cũng có thể lên tới 6,7keur, ko cản thận vẫn cao hơn đám phd xong làm post doc rất nhiều
địa vị xh ở đức cao
Thím nói như đùa. Châu Âu đang cực khát nhân lực chất lượng cao , lên đến tầm PhD thì mấy thằng EU nó chả trải thảm ra níu kéo ở lại chứ , tầm đấy thì kể cả chưa có thẻ người ta cũng chả quan tâm 5 năm hay 10 năm đâu thím. Chỉ sợ chưa ở đủ 5 năm anh đã chán muốn bay nhảy chỗ khác rồi thôi
Hôm qua em mới ăn tất niên với hội trong đó có 1 ông người Việt bên ngành điều khiển học , vừa mới sang Cz được 2 năm đã lên docent rồi. Ông này kể thấy chán chán muốn đi Châu Âu nên apply thử 3 trường: 1 trường ở Áo , 1 trường ở Estonia , 1 trường ở Czech. Nhưng tìm hiểu thấy Cz đông người Việt nên chọn bên này cho đỡ buồn. Người VN cứ kêu xin visa Cz khó khăn , có người mất mấy năm trời không sang được chán phải bỏ kế hoạch đi Tây. Ông này từ lúc apply đến lúc lên máy bay mất chỉ hơn 2 tháng. Trường gửi mail thẳng lên ĐSQ yêu cầu tạo điều kiện để cho nhân vật này lấy visa dễ dàng luôn , chả phải qua dịch vụ dịch vẹo gì như mấy người Việt khác hết. Sang đây khoe những nghiên cứu đã làm , dạy 2 kỳ hướng dẫn vài thằng NCS cái được đặc cách lên docent luôn
Nói chung là mấy cái quy định luật lá cư trú nó chỉ sinh ra để làm khó dân lao động bình bình thôi thím. Chứ đã có trình rồi thì nó đơn giản lắm , chúng nó sẵn sàng phá rào/đặc cách cho anh bỏ qua mấy cái quy định đấy luôn.
Mercury_Sagit
Tùy những ngành mà có cần PhD để đi làm hay không. Ngành tôi đang làm hiện giờ MS vẫn chiến được thôi nhưng chỉ ở mức Junior. Muốn leo cao (Senior, còn chưa phải là quản lý) thì đi học PhD là cách dễ nhất để tích lũy kiến thức nền và khám phá ra 1 cái mới để mang về áp dụng vào trong khối tư nhân.
Cá nhân tôi giờ vẫn chỉ ở mức MS, chưa có ý định đi học PhD, nhưng chắc đi làm vài năm rồi có thể sẽ vỡ ra những vấn đề cần nghiên cứu, và đấy là động lực để tôi đi rải đơn nộp vị trí PhD.
Tùy những ngành mà có cần PhD để đi làm hay không. Ngành tôi đang làm hiện giờ MS vẫn chiến được thôi nhưng chỉ ở mức Junior. Muốn leo cao (Senior, còn chưa phải là quản lý) thì đi học PhD là cách dễ nhất để tích lũy kiến thức nền và khám phá ra 1 cái mới để mang về áp dụng vào trong khối tư nhân.
Cá nhân tôi giờ vẫn chỉ ở mức MS, chưa có ý định đi học PhD, nhưng chắc đi làm vài năm rồi có thể sẽ vỡ ra những vấn đề cần nghiên cứu, và đấy là động lực để tôi đi rải đơn nộp vị trí PhD.
Không qua IT đi bác. Không cần học hành gì. Học 1 năm là lên level Staff rồi.
Không qua IT đi bác. Không cần học hành gì. Học 1 năm là lên level Staff rồi.
Không so được đâu bác ơi. Mỗi ngành có 1 đặc thù riêng, mà học ở đâu vẫn cứ là học thôi, không thoát được
Lang xa bang
Xây dựng mà nói là Tiến sĩ ở VN còn tạm chứ ở nc ngoài tôi e là nộp CV đâu rớt đó. Có bằng MEng thôi mà đã thấy tụi nó cho là quá cao rồi. Giờ lòng ham học vẫn còn nhưng chờ vài chục năm nữa hưu trí rồi đi học PhD cho vui cửa vui nhà.
Nếu mà đi đổ bô hót cứt mà lương cao thì thôi cũng được bác.
Nhưng làm điều dưỡng đi đổ bô hót cứt lương nó cũng éo cao cơ , nằm ở đáy mức lương bên Đức rồi
Mình có thằng bạn rất thân, sống bên Đức 15 năm. (2004 - 2018), nói tiếng Đức như tiếng Việt.
Yêu 1 con bé bên VN, định đưa con bé sang Đức làm điều dưỡng, con bé đổ bô nửa năm sợ vcđ chạy 1 mạch về VN.
Thằng bạn chán quá cũng bỏ luôn Đức về VN, thừa kế 1 cái nhà với hơn chục tỷ của ông bà già bên Cầu Giấy, mở công ty, lên Tinder xúc được 1 em khác cưới luôn.
Hỏi nó sao ko ở lại Đức lấy quốc tịch, nó bảo: Lấy làm cak gì :v
Hồi nó mới về, dẫn thêm 1 thằng Đức với mình 3 thằng xuyên Việt bét nhè.
Mình có thằng bạn rất thân, sống bên Đức 15 năm. (2004 - 2018), nói tiếng Đức như tiếng Việt.
Yêu 1 con bé bên VN, định đưa con bé sang Đức làm điều dưỡng, con bé đổ bô nửa năm sợ vcđ chạy 1 mạch về VN.
Thằng bạn chán quá cũng bỏ luôn Đức về VN, thừa kế 1 cái nhà với hơn chục tỷ của ông bà già bên Cầu Giấy, mở công ty, lên Tinder xúc được 1 em khác cưới luôn.
Hỏi nó sao ko ở lại Đức lấy quốc tịch, nó bảo: Lấy làm cak gì :v
Thằng này làm gì mà ở 15 năm , tiếng Đức tốt như tiếng Việt mà chưa có tịch hả bác ? Hay lại có sở thích ra ngoại kiều gia hạn
Ở 15-20 năm chưa có tịch thì em cũng biết nhiều người , nhưng 100% số đó chưa lấy được tịch là do tiếng tăm nham nhở thôi bác.
landcruiser
Cũng ở eu dc gần 10 năm rồi, 1 chữ tiếng bản địa cũng ko biết đây.
Mấy coin thủ chui đây làm gì thế. Úp trend rồi, bật chart lên mà trade đê.
Thằng này làm gì mà ở 15 năm , tiếng Đức tốt như tiếng Việt mà chưa có tịch hả bác ? Hay lại có sở thích ra ngoại kiều gia hạn
Ở 15-20 năm chưa có tịch thì em cũng biết nhiều người , nhưng 100% số đó chưa lấy được tịch là do tiếng tăm nham nhở thôi bác.
Nhà có điều kiện nên không thích lấy thôi.
Tiếng nó thì gần như bản địa rồi vì ở bên đó nó làm ngành luật.
Ông già nó là cố vấn cc của Westinghouse, đợt dự án điện hạt nhân của VN dẫn đội Westinghouse về tính bán AP-1000 đấy :v
2 thằng vẫn cầm 2 cái hộ chiếu Việt :v
Làm thí nghiệm cũng tiền từ dự án nên cũng thoải mái. Chứ mấy cái thí nghiệm thế này thì khó mà bỏ tiênf túi đc
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
Bác nghiên cứu về concrete mix à? Trước học Bachelor, t cũng cast concrete thế này cực thấy mẹ, mà ông thầy không hỗ trợ thêm người giúp, nên toàn phải nhờ mấy thằng làm cùng trong lab. Nhất là mấy cái steel mould mở ra mở vào cực thật sự
Thằng này làm gì mà ở 15 năm , tiếng Đức tốt như tiếng Việt mà chưa có tịch hả bác ? Hay lại có sở thích ra ngoại kiều gia hạn
Ở 15-20 năm chưa có tịch thì em cũng biết nhiều người , nhưng 100% số đó chưa lấy được tịch là do tiếng tăm nham nhở thôi bác.
Xin quốc tịch Đức thì phải từ bỏ quốc tịch VN. Nếu lâu dài xác định về VN sinh sống thì đây lại là một điểm trừ.
thất đức
Học tiến sĩ sẽ được mở mang kiến thức, có cái nhìn chuyên sâu vào lĩnh vực đang theo đuổi, khi hiểu chuyên sâu rồi thì sẽ nghiên cứu và tạo ra những phát minh thành quả lớn có thể ứng dụng vào đời sống thực tế, để nền văn minh nhân loại ngày càng tiến bộ hơn.
Còn những người học tiến sĩ để thăng quan tiến chức, nghiên cứu viễn vong xã rời ứng dụng thực tế thì thôi. Thực tế nó rất quan trọng đối với người nghiên cứu, xã hội chỉ nhìn kết quả nghiên cứu mang lại chứ không nhìn vào quá trình anh nghiên cứu cho ra đời bao nhiêu bài báo khoa học, và những giải thưởng cao quý về khoa học chính là cách chứng minh kết quả nghiên cứu khoa học đã đc ứng dụng vào đời sống thực tế ra sao, sàn lọc đi những bài báo khoa học kém chất lượng sao chép, nghiên cứu viễn vông không thực tế và người ta chỉ nhớ những người đạt giải thưởng cao quý, mặc dù chưa chắc những người đạt giải kia có kiến thức uyên thâm hơn người không đạt giải. Nghiên cứu mà xa rời thực tế thì cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, lương thấp là phải rồi.
Học tiến sĩ sẽ được mở mang kiến thức, có cái nhìn chuyên sâu vào lĩnh vực đang theo đuổi, khi hiểu chuyên sâu rồi thì sẽ nghiên cứu và tạo ra những phát minh thành quả lớn có thể ứng dụng vào đời sống thực tế, để nền văn minh nhân loại ngày càng tiến bộ hơn.
Còn những người học tiến sĩ để thăng quan tiến chức, nghiên cứu viễn vong xã rời ứng dụng thực tế thì thôi. Thực tế nó rất quan trọng đối với người nghiên cứu, xã hội chỉ nhìn kết quả nghiên cứu mang lại chứ không nhìn vào quá trình anh nghiên cứu cho ra đời bao nhiêu bài báo khoa học, và những giải thưởng cao quý về khoa học chính là cách chứng minh kết quả nghiên cứu khoa học đã đc ứng dụng vào đời sống thực tế ra sao, sàn lọc đi những bài báo khoa học kém chất lượng sao chép, nghiên cứu viễn vông không thực tế và người ta chỉ nhớ những người đạt giải thưởng cao quý, mặc dù chưa chắc những người đạt giải kia có kiến thức uyên thâm hơn người không đạt giải. Nghiên cứu mà xa rời thực tế thì cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, lương thấp là phải rồi.
Tôi là người làm nghiên cứu mà đọc văn của anh tôi ngán ngẩm quá
.
Tôi là người làm nghiên cứu mà đọc văn của anh tôi ngán ngẩm quá
.
Tôi không phải dân nghiên cứu chỉ đơn giản góc nhìn người ngoài chém gió thôi. Vì tôi chắc chắn người bình thường như tôi chả ai có thời gian ngồi đọc hết tất cả các bài báo khoa học của giáo sư tiến sĩ đã làm đc gì,và chả hiểu nó dùng cho để làm gì luôn, nhưng nếu đạt giải thưởng cao quý nhất thì họ sẽ giải thích kết quả nghiên cứu người đó đc ứng dụng ra sao ở ngoài thực tế, tại sao nó quan trọng và đạt giải thưởng. Chỉ nhớ đến những thành quả mà họ phát minh, hay giải thưởng về khoa học cao quý nhất mà họ đạt được trên báo và đã được kiểm chứng rồi thôi.
Học tiến sĩ sẽ được mở mang kiến thức, có cái nhìn chuyên sâu vào lĩnh vực đang theo đuổi, khi hiểu chuyên sâu rồi thì sẽ nghiên cứu và tạo ra những phát minh thành quả lớn có thể ứng dụng vào đời sống thực tế, để nền văn minh nhân loại ngày càng tiến bộ hơn.
Còn những người học tiến sĩ để thăng quan tiến chức, nghiên cứu viễn vong xã rời ứng dụng thực tế thì thôi. Thực tế nó rất quan trọng đối với người nghiên cứu, xã hội chỉ nhìn kết quả nghiên cứu mang lại chứ không nhìn vào quá trình anh nghiên cứu cho ra đời bao nhiêu bài báo khoa học, và những giải thưởng cao quý về khoa học chính là cách chứng minh kết quả nghiên cứu khoa học đã đc ứng dụng vào đời sống thực tế ra sao, sàn lọc đi những bài báo khoa học kém chất lượng sao chép, nghiên cứu viễn vông không thực tế và người ta chỉ nhớ những người đạt giải thưởng cao quý, mặc dù chưa chắc những người đạt giải kia có kiến thức uyên thâm hơn người không đạt giải. Nghiên cứu mà xa rời thực tế thì cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, lương thấp là phải rồi.
Thôi anh tắt cái đài văn vở của anh đi. Nói dài dòng luyên thuyên chứ không có cái mẹ gì ra hồn.
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
satan456
Thế đang phân vân các phd trong này tư vấn em với
Em đang học 1 master qly (sắp xong) và đang cbi thêm 1 master chuyên ngành (vừa pass gửi xe) thì sau có nhất thiết học phd k nhỉ. E vẫn vừa học vừa làm
Cũng xác định không theo âcdemy (ko phải thế mạnh), mà làm industry thôi.
Nhưng sợ sau này lên cao thì phải học mà sau già rồi học không full công suất não bộ được
Tiến sĩ giờ nhiều như lợn con rồi, nên giờ chỉ có đạt giải thưởng như Nobel, field mới kiểm chứng đc thành tựu khoa học mà họ mang lại thôi. Chỗ tôi có thằng cha học rớt tốt nghiệp cấp 3 học dốt, mà chục năm sau vào nhà nước giờ học lên đến tiến sĩ.
Thế đang phân vân các phd trong này tư vấn em với
Em đang học 1 master qly (sắp xong) và đang cbi thêm 1 master chuyên ngành (vừa pass gửi xe) thì sau có nhất thiết học phd k nhỉ. E vẫn vừa học vừa làm
Cũng xác định không theo âcdemy (ko phải thế mạnh), mà làm industry thôi.
Nhưng sợ sau này lên cao thì phải học mà sau già rồi học không full công suất não bộ được
Làm PhD ở Châu Âu thì có 2 dạng người: một là dạng người thừa tiền (ông bà già thừa tiền ) , hai là dạng người sống éo quan tâm đến tiền
Hôm trước tôi bảo học 10 năm bên EU lấy bằng tiến sĩ lương thua thợ nail học nghề 6 tháng mà mấy thằng vâu dơ nó đéo tin mà. Đây là tốt nghiệp PhD được đứng lớp luôn nhé.
thời mình cũng không hẳn như vậy. bộ phận lứa đầu 8x trở về trc đc nhà nước cử đi học năm 2007-2008 kg nói nhé
đội tự quyết định cá nhân học lên bậc nói thật họ cần ở lại + công việc là chính. bạn nào đi pháp, đức theo đường học thì chịu khó 3-4 năm đầu ngon lành sau sẽ rất dễ dàng học post doc cũng dễ nhiều người tiếng nói đc 1 ít, phát âm kiểu giọng việt nam miền nam đặc dấu nặng vẫn còn học đc post doc. ai nhanh hơn 3 năm ts, chậm thì hơn 4 năm kg sao cả, đi làm có lương các trường cấp tỉnh lương net hơn 10 năm trc cũng 1500eur rồi, kỹ thuật cao hơn chút, trợ giảng, làm việc cho thầy thêm đc 300 nữa 2000 net cũng có
quan trọng là đi làm sau này ở đâu nếu tầm MIT, caltech, viện nghiên cứu quốc gia của tây thì bá đạo chứ dạy ở trường kiểu paris5- 12-10, làm cty nhà máy nhỏ cũng bt thôi
mình từng đi dự 3 người trong đó có anh mình lên thuyết trình nửa tiếng là xong toàn mấy ông tiếng bập bõm xong ra mở vang ăn bún chả nem, bánh mỳ kẹp cùng bạn bè thầy cô rồi phd, post doc hết. quan trọng quá trình đi làm, viết luận, mối tiếp xúc với thầy bạn người ta đánh giá thôi
Trước mình cũng muốn học lắm nhưng kg có tiền, nhà campus cnous, crous nó hết suất rồi thuê ngoài mãi tự túc sao đc. mấy ông sang sớm hơn toàn trường bao mất có 100er tiền nhà tất tật là cùng đâu đó có thể còn xin đc caf nữa
Lemonpro
dc cái tiếng. 10 năm trước tôi ms ra trường bị 1 thằng du học sinh Nhật hốt mất nyc…
Học tiến sĩ sẽ được mở mang kiến thức, có cái nhìn chuyên sâu vào lĩnh vực đang theo đuổi, khi hiểu chuyên sâu rồi thì sẽ nghiên cứu và tạo ra những phát minh thành quả lớn có thể ứng dụng vào đời sống thực tế, để nền văn minh nhân loại ngày càng tiến bộ hơn.
Còn những người học tiến sĩ để thăng quan tiến chức, nghiên cứu viễn vong xã rời ứng dụng thực tế thì thôi. Thực tế nó rất quan trọng đối với người nghiên cứu, xã hội chỉ nhìn kết quả nghiên cứu mang lại chứ không nhìn vào quá trình anh nghiên cứu cho ra đời bao nhiêu bài báo khoa học, và những giải thưởng cao quý về khoa học chính là cách chứng minh kết quả nghiên cứu khoa học đã đc ứng dụng vào đời sống thực tế ra sao, sàn lọc đi những bài báo khoa học kém chất lượng sao chép, nghiên cứu viễn vông không thực tế và người ta chỉ nhớ những người đạt giải thưởng cao quý, mặc dù chưa chắc những người đạt giải kia có kiến thức uyên thâm hơn người không đạt giải.
Nghiên cứu mà xa rời thực tế thì cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, lương thấp là phải rồi.
Chuẩn rồi anh ạ, anh chửi thật mạnh thằng Anh sờ tanh hộ tôi luôn cái, cái thuyết tương đối của lão đúng chuẩn cái anh đang nói rồi đấy
Làm PhD ở Châu Âu thì có 2 dạng người: một là dạng người thừa tiền (ông bà già thừa tiền ) , hai là dạng người sống éo quan tâm đến tiền
Hôm trước tôi bảo học 10 năm bên EU lấy bằng tiến sĩ lương thua thợ nail học nghề 6 tháng mà mấy thằng vâu dơ nó đéo tin mà. Đây là tốt nghiệp PhD được đứng lớp luôn nhé.
thời bây giờ PhD là RD cho Trường hoặc doanh nghiệp Sponsored hết, gọi là lương mới chính xác vì đấy là LÀM PhD chứ học gì đâu, có chăng là học từ các anh chị đã có PhD trước, từ Prof hướng dẫn,90% là research tự làm, ra paper , nộp, báo cáo, publish,5-6 năm xong 2-3 công trình được đề ra khi nhận offer PhD thì lãnh bằng
Thường thì PhD xong là 100% có việc luôn từ công ty sponsored hoặc trường giữ lại làm giảng viên hoặc làm tiếp lên Prof
Nói về lương PhD thì tuỳ trường, tuỳ research field nhận làm sẽ có lương khác nhau thôi, nhưng trung bình là phải đủ ăn - ở - xài chút đỉnh chứ nói dư khi làm PhD thì không có đâu, trừ khi vừa làm research vừa có job làm cho doanh nghiệp luôn thì oke
Như tôi đang học PhD về foodtech, có job của công ty sữa bên này phòng R&D luôn thì vừa học vừa làm cũng hết con mẹ time chứ ko có tgian rảnh nỗi đâu
Thằng máy sưởi 25w này nick nhiều người dùng thật à
Cũng xác định không theo âcdemy (ko phải thế mạnh), mà làm industry thôi.
Nhưng sợ sau này lên cao thì phải học mà sau già rồi học không full công suất não bộ được
Làm doanh nghiệp mà sợ ép xung não thì ăn cám hả bạn. Làm cho doanh nghiệp thì bạn phải cày dự án liên tục không ngừng nghỉ , đọc tài liệu và các paper mới ra liên tục để cập nhật kiến thức , khi bạn hết giá trị không còn tạo ra lợi nhuận cho công ty thì sẽ bị thoải loại ngay lập tức.
Tính ra làm academy nhàn hơn nhiều. Hôm trước mình ăn tất niên với hội trong đó có 4 ông tốt nghiệp tiến sĩ đây.Cùng có bằng tiến sĩ như nhau nhưng 3 ông làm cho trường như cu li theo nghĩa đen luôn: dọn dẹp phòng thí nghiệm , hỗ trợ các giáo sư làm báo cáo , làm dự án cùng các giáo sư , trợ giảng-hướng dẫn sinh viên nội quy- quy trình phòng thí nghiệm , tham vấn cho sinh viên ngoài buổi học (prof lười quăng mẹ hết mấy buổi tham vấn-học thêm cho bọn trợ lý).
Một ông còn lại mới sang được 2 năm đã được đứng lớp chính , hướng dẫn nghiên cứu sinh làm đề tài , không biết tiếng được trường cử luôn 1 thằng trợ giảng kiêm phiên dịch phục vụ. Lương lậu đương nhiên là cao gấp nhiều lần 3 ông kia. Mà ông kể có phải làm cái chó gì đâu , lấy mẹ luôn code với kết quả nghiên cứu ngày xưa ông làm bên Malaysia , sửa lại 1 tí rồi đăng lên MDPI cho mấy thằng nghiên cứu sinh đứng tên có bài. Và tuy mới sang nhưng đã lên docent - chức danh chỉ sau full professor thôi
Làm academy đến một tầm nào đó khi đã có tên tuổi thành tựu rồi thì anh chỉ cần dùng cái danh tiếng ngày xưa của anh kiếm tiền thôi. Đúng kiểu đi nhặt tiền rơi vãi ngoài đường theo nghĩa đen luôn. Như trường mình thường xuyên mời các giáo sư danh tiếng trên thế giới về thuyết giảng tại các buổi seminar , trường toàn vận động sinh viên phải đi dự ngồi cho đủ chỗ. Nhưng sinh viên ngồi dưới nghe có hiểu chó gì đâu , đến chỉ có vỗ tay là hết. Còn mấy ông giáo sư kia thì sang vài hôm tiền chơi bời ăn ở đi lại trường lo hết , kết hợp đi du lịch còn được cầm tay vài nghìn đô.
thời mình cũng không hẳn như vậy. bộ phận lứa đầu 8x trở về trc đc nhà nước cử đi học năm 2007-2008 kg nói nhé
đội tự quyết định cá nhân học lên bậc nói thật họ cần ở lại + công việc là chính. bạn nào đi pháp, đức theo đường học thì chịu khó 3-4 năm đầu ngon lành sau sẽ rất dễ dàng học post doc cũng dễ nhiều người tiếng nói đc 1 ít, phát âm kiểu giọng việt nam miền nam đặc dấu nặng vẫn còn học đc post doc. ai nhanh hơn 3 năm ts, chậm thì hơn 4 năm kg sao cả, đi làm có lương các trường cấp tỉnh lương net hơn 10 năm trc cũng 1500eur rồi, kỹ thuật cao hơn chút, trợ giảng, làm việc cho thầy thêm đc 300 nữa 2000 net cũng có
quan trọng là đi làm sau này ở đâu nếu tầm MIT, caltech, viện nghiên cứu quốc gia của tây thì bá đạo chứ dạy ở trường kiểu paris5- 12-10, làm cty nhà máy nhỏ cũng bt thôi
mình từng đi dự 3 người trong đó có anh mình lên thuyết trình nửa tiếng là xong toàn mấy ông tiếng bập bõm xong ra mở vang ăn bún chả nem, bánh mỳ kẹp cùng bạn bè thầy cô rồi phd, post doc hết. quan trọng quá trình đi làm, viết luận, mối tiếp xúc với thầy bạn người ta đánh giá thôi
Trước mình cũng muốn học lắm nhưng kg có tiền, nhà campus cnous, crous nó hết suất rồi thuê ngoài mãi tự túc sao đc. mấy ông sang sớm hơn toàn trường bao mất có 100er tiền nhà tất tật là cùng đâu đó có thể còn xin đc caf nữa
Postdoc là đi làm rồi mai phen, ai gọi là học postdoc nữa.
Postdoc là đi làm rồi mai phen, ai gọi là học postdoc nữa
ngày xưa nói thế thôi chứ ts cũng là đi làm rồi mà, có lương trường trả. Mà bên pháp chưa thấy ai đi làm nghề khác ở đơn vị khác rồi học tiến sĩ ngoài giờ cả, ths cũng hiếm nữa là bên đó ths chẳng khác sv đh, kg như ở vn sáng đi làm cơ quan giờ hành chính, tối về đi học ths, ts đơn giản là ts ở vn rất ít khi được lương, đối tượng đc lương là lãnh đạo cqnn cử đi học còn cá nhân có khi phải bỏ tiền ra học hoặc mua bằng. bên pháp mỹ thấy nó toàn làm full time ts hết trừ phi già đi học lấy bằng chơi cho biết mấy ngành xã hội văn sử địa
Chuẩn rồi anh ạ, anh chửi thật mạnh thằng Anh sờ tanh hộ tôi luôn cái, cái thuyết tương đối của lão đúng chuẩn cái anh đang nói rồi đấy
Ủa, lý thuyết của ông ấy giải thích cho thực tế mà ? Có xa rời thực tế đâu ? Ví dụ kiểu luận án nghiên cứu về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thì đúng hơn
Anh kia nói hơi dài dòng chứ về bản chất tôi thấy đúng mà nhỉ, khoa học suy cho cùng cũng là để phục vụ con người thôi.
Phục vụ con người nhưng khoa học cơ bản 90% là những thứ vứt xó bếp, và chỉ cần 1% trong số đó áp dụng được thì sẽ tạo ra sự phát triển. Khoa học là 1 phép thử sai, người ta làm liên tục mới tìm được 1 cái gì đó có giá trị. Chứ không phải làm là ra được cái mới luôn.
Ủa, lý thuyết của ông ấy giải thích cho thực tế mà ? Có xa rời thực tế đâu ? Ví dụ kiểu luận án nghiên cứu về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thì đúng hơn
Lý thuyết của ông ấy chả quá xa vời thực tế, chưa kể đến giờ chắc gì nó đã đúng
Phục vụ con người nhưng khoa học cơ bản 90% là những thứ vứt xó bếp, và chỉ cần 1% trong số đó áp dụng được thì sẽ tạo ra sự phát triển. Khoa học là 1 phép thử sai, người ta làm liên tục mới tìm được 1 cái gì đó có giá trị. Chứ không phải làm là ra được cái mới luôn.
Lý thuyết của ông ấy chả quá xa vời thực tế, chưa kể đến giờ chắc gì nó đã đúng
Không đồng ý vụ xa rời thực tế, chỉ là mô tả/dự đoán thực tế mà chưa thể kiểm chứng được.
vmphuc
Trừ khi làm trong môi trường nghiên cứu, một số viện đặc thù như trường đại học, nhà nước, VinAI j đó ra thì cho tiền t cũng ko học thạc sĩ nữa là tiến sĩ. Thời gian đấy đi làm sớm, chăm chỉ mở rộng mối quan hệ, giỏi ở mức làm việc tốt ở một lĩnh vực nào đấy là đc. Học lắm quá mà ra đời làm những việc bình thường thì nó ko phù hợp, với ko nhanh nhẹn như nhiều người va vấp sớm.
1 người thông minh với 1 người thông thái, người ta sẽ chon ai để tuyển việc nhỉ, người thông minh tư chất thông minh, người thông thái kiến thức có được do học đọc làm việc chứ bản chất bình thường
Chắc là thằng thông thái thôi, thằng thông minh mà không rèn luyện thì cũng vứt
Nếu tính theo công sức và thời gian bỏ ra, tôi đánh giá làm postdoc là 1 trong những nghề lương cao cmn nhất luôn
tôi hồi mới xong phd có làm postdoc 1 năm, lương được 2k net nhưng chả làm cm gì luôn, ngày chắc làm việc 30-45p còn lại toàn xem mạng vớ vẩn với chỉnh sửa Cv đi tìm việc =]], hôm nào ko thích thì nằm nhà, hết 1 năm chả ra được bài báo nào ra hồn nhưng tìm được CDI, coi như được trả 2k 1 tháng để đi tìm việc
Cậu này làm post-doc ở Pháp à mà 2k5 brut với 2k net? Lương post-doc ở Đức là 4k2 brut nhé.
Thực ra giờ PhD giờ đầy ra đấy, nhất là từ thời AI bùng nổ. Có mấy thằng làm 3 4 năm chả ra được bài báo nào trừ vài ba cái poster với communication linh tinh. Chúng nó gần tốt nghiệp thì viết cái thesis rồi người ta cũng nể mặt thầy mà không mấy khi đánh rớt. Thế là tốt nghiệp cầm được cái bằng, vẫn tìm được post-doc lương 2k 1 tháng rồi ra industry xin việc. Tôi gặp đầy bọn làm PhD nhưng gà vl ra rồi, giờ ở châu Âu này cứ như phổ cập PhD ấy. Có mấy bài báo của bọn industry AI cả chục thằng chạy thí nghiệm rồi cùng ghi là authors thế nên giờ mà không first author thì chắc còn không được tính.
Tôi lấy bằng PhD ở Pháp. Nếu so với bọn Đức thì bọn Đức nghe đâu khó hơn nhiều, bọn nó bảo vệ kín nên jury với candidate cứ đấm nhau thoải mái. Còn bọn Pháp bảo vệ mở nên người ta sợ mất mặt ông advisor nên hỏi hiền hơn nhiều.
Last edited:
Phan Ngô Việt Quang
Có những người họ chỉ đam mê học và nghiên cứu chứ không lo lắng về kiếm tiền . Ở phương Tây đầy . McNamara sau khi học xong đại học , lấy vợ là người yêu học chung trường thì không có ý định ra ngoài làm , muốn dạy và nghiên cứu trong trường . Nhưng vợ ông bị mắc bệnh liệt , tiền thuốc và y tế quá nhiều nên ông đành ra ngoài làm . Do McNamara quá giỏi , thuộc nhóm tài năng đặc biệt nên Ford giang tay , chào đón vào làm . Chỉ 3 năm thì cháu của Henry Ford là Ford III từ chức chủ tịch , yêu cầu McNamara thay . Ông làm chủ tịch chưa được năm thì danh tiếng vang lừng , được Kennedy mời về làm Bộ trưởng Ngân khố . Mình không nhớ nguyên nhân McNamara từ chối , chỉ biết sau đó Kennedy nài nỉ , mời giữ chứcBộ trưởng Quốc phòng . McNamara đồng ý , là người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng lâu nhất , hơn 8 năm
Phục vụ con người nhưng khoa học cơ bản 90% là những thứ vứt xó bếp, và chỉ cần 1% trong số đó áp dụng được thì sẽ tạo ra sự phát triển. Khoa học là 1 phép thử sai, người ta làm liên tục mới tìm được 1 cái gì đó có giá trị. Chứ không phải làm là ra được cái mới luôn.
Bác lại làm em nhớ đến Lobachevsky , hồi lý thuyết hình học của ông này mới ra đời ông cũng bị chửi như chó.
Mãi đến gần 200 sau khi trường phái hình học Lobachevsky ra đời người ta mới tìm ra ứng dụng của nó , đó là hiệu chỉnh sai số trong hệ thống định vị , như GPS.
Hồi Galouis đề ra lý thuyết nhóm , Abel phát triển thêm lý thuyết này chắc người đời cũng chả nghĩ mấy cái này áp dụng vào việc gì đâu. Đến khi công nghệ thông tin phát triển họ mới ứng dụng được nó.
Cậu này làm post-doc ở Pháp à mà 2k5 brut với 2k net? Lương post-doc ở Đức là 4k2 brut nhé.
Thực ra giờ PhD giờ đầy ra đấy, nhất là từ thời AI bùng nổ. Có mấy thằng làm 3 4 năm chả ra được bài báo nào trừ vài ba cái poster với communication linh tinh. Chúng nó gần tốt nghiệp thì viết cái thesis rồi người ta cũng nể mặt thầy mà không mấy khi đánh rớt. Thế là tốt nghiệp cầm được cái bằng, vẫn tìm được post-doc lương 2k 1 tháng rồi ra industry xin việc. Tôi gặp đầy bọn làm PhD nhưng gà vl ra rồi, giờ ở châu Âu này cứ như phổ cập PhD ấy. Có mấy bài báo của bọn industry AI cả chục thằng chạy thí nghiệm rồi cùng ghi là authors thế nên giờ mà không first author thì chắc còn không được tính.
Tôi lấy bằng PhD ở Pháp. Nếu so với bọn Đức thì bọn Đức nghe đâu khó hơn nhiều, bọn nó bảo vệ kín nên jury với candidate cứ đấm nhau thoải mái. Còn bọn Pháp bảo vệ mở nên người ta sợ mất mặt ông advisor nên hỏi hiền hơn nhiều.
Bổ sung thêm 1 chút là lương PhD bên Đức khoảng 4k/tháng tùy bang nhưng đấy là nếu họ đi làm toàn thời gian. Thực tế là thời gian đi làm (chấm bài sv, giảng các buổi làm bài tập, tham gia dự án nghiên cứu của khoa, vv) chỉ được tối đa 75% nên lương thực nhận là khoảng 3k gross. Lý do đơn giản là 25% thời gian còn lại phải tự nghiên cứu đẻ paper chứ không thì khác gì thợ dạy.
Cậu này làm post-doc ở Pháp à mà 2k5 brut với 2k net? Lương post-doc ở Đức là 4k2 brut nhé.
Thực ra giờ PhD giờ đầy ra đấy, nhất là từ thời AI bùng nổ. Có mấy thằng làm 3 4 năm chả ra được bài báo nào trừ vài ba cái poster với communication linh tinh. Chúng nó gần tốt nghiệp thì viết cái thesis rồi người ta cũng nể mặt thầy mà không mấy khi đánh rớt. Thế là tốt nghiệp cầm được cái bằng, vẫn tìm được post-doc lương 2k 1 tháng rồi ra industry xin việc. Tôi gặp đầy bọn làm PhD nhưng gà vl ra rồi, giờ ở châu Âu này cứ như phổ cập PhD ấy. Có mấy bài báo của bọn industry AI cả chục thằng chạy thí nghiệm rồi cùng ghi là authors thế nên giờ mà không first author thì chắc còn không được tính.
Tôi lấy bằng PhD ở Pháp. Nếu so với bọn Đức thì bọn Đức nghe đâu khó hơn nhiều, bọn nó bảo vệ kín nên jury với candidate cứ đấm nhau thoải mái. Còn bọn Pháp bảo vệ mở nên người ta sợ mất mặt ông advisor nên hỏi hiền hơn nhiều.
UK viva voce cũng là phản biện kín. Mình nhớ hồi bảo vệ, ngồi riêng với HĐ gồm 3 ông, hỏi xoáy trong vòng gần 3 tiếng, đủ chi tiết từ bé đến lớn trong thesis. Nhóm PhD mình thì có 1 đ/c dính major correction, sửa trong vòng 1 năm mà vẫn chưa đâu ra đâu.
Pháp thì bảo vệ PhD như kiểu VN, mở, trc đó cũng đã có giai đoạn correct và revise rồi nên hầu như ra là pass.
Có những người họ chỉ đam mê học và nghiên cứu chứ không lo lắng về kiếm tiền . Ở phương Tây đầy . McNamara sau khi học xong đại học , lấy vợ là người yêu học chung trường thì không có ý định ra ngoài làm , muốn dạy và nghiên cứu trong trường . Nhưng vợ ông bị mắc bệnh liệt , tiền thuốc và y tế quá nhiều nên ông đành ra ngoài làm . Do McNamara quá giỏi , thuộc nhóm tài năng đặc biệt nên Ford giang tay , chào đón vào làm . Chỉ 3 năm thì cháu của Henry Ford là Ford III từ chức chủ tịch , yêu cầu McNamara thay . Ông làm chủ tịch chưa được năm thì danh tiếng vang lừng , được Kennedy mời về làm Bộ trưởng Ngân khố . Mình không nhớ nguyên nhân McNamara từ chối , chỉ biết sau đó Kennedy nài nỉ , mời giữ chứcBộ trưởng Quốc phòng . McNamara đồng ý , là người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng lâu nhất , hơn 8 năm
ông này là tác giả của hàng rào điện tử mang tên mình ở việt nam
Cậu này làm post-doc ở Pháp à mà 2k5 brut với 2k net? Lương post-doc ở Đức là 4k2 brut nhé.
Thực ra giờ PhD giờ đầy ra đấy, nhất là từ thời AI bùng nổ. Có mấy thằng làm 3 4 năm chả ra được bài báo nào trừ vài ba cái poster với communication linh tinh. Chúng nó gần tốt nghiệp thì viết cái thesis rồi người ta cũng nể mặt thầy mà không mấy khi đánh rớt. Thế là tốt nghiệp cầm được cái bằng, vẫn tìm được post-doc lương 2k 1 tháng rồi ra industry xin việc. Tôi gặp đầy bọn làm PhD nhưng gà vl ra rồi, giờ ở châu Âu này cứ như phổ cập PhD ấy. Có mấy bài báo của bọn industry AI cả chục thằng chạy thí nghiệm rồi cùng ghi là authors thế nên giờ mà không first author thì chắc còn không được tính.
Tôi lấy bằng PhD ở Pháp. Nếu so với bọn Đức thì bọn Đức nghe đâu khó hơn nhiều, bọn nó bảo vệ kín nên jury với candidate cứ đấm nhau thoải mái. Còn bọn Pháp bảo vệ mở nên người ta sợ mất mặt ông advisor nên hỏi hiền hơn nhiều.
Postdoc ở Đức 4k2 hay 42k thì liên quan mẹ gì đến tôi =]]
Bổ sung thêm 1 chút là lương PhD bên Đức khoảng 4k/tháng tùy bang nhưng đấy là nếu họ đi làm toàn thời gian. Thực tế là thời gian đi làm (chấm bài sv, giảng các buổi làm bài tập, tham gia dự án nghiên cứu của khoa, vv) chỉ được tối đa 75% nên lương thực nhận là khoảng 3k gross. Lý do đơn giản là 25% thời gian còn lại phải tự nghiên cứu đẻ paper chứ không thì khác gì thợ dạy.
Không phải 25% tự nghiên cứu mà budget chỉ trả 75% lương thôi (E13). Một số ngành thì vẫn 100% (IT chẳng hạn), một số thì chỉ có 50% (lịch sử...).
atomdie
Nếu coi PhD là 1 nghề được trả lương thì cũng thấy bình thường, xong dự án không có được tấm bằng thì chuyển sang công ty khác.. Bằng PhD chỉ là bonous thôi.
Còn ai xác định đi theo con đường học thuật thì PhD giống như chứng chỉ để hành nghề.
Vì các anh chưa học nên các anh chưa biết. Có thế thôi, còn người ta đã chọn thì người ta có cái được của người ta. Danh tiếng, kiến thức, mối quan hệ chỉ cần một trong ba thôi là đã đủ khả năng làm giàu, đây lại có cả ba.
Các anh nhà báo lại đi lo bò trắng răng rồi.
Kiến thức ko phải để làm giàu. Nghĩ đến tiền khi theo đuổi con đường học thuật bỏ cuộc sớm.
Trừ khi làm trong môi trường nghiên cứu, một số viện đặc thù như trường đại học, nhà nước, VinAI j đó ra thì cho tiền t cũng ko học thạc sĩ nữa là tiến sĩ. Thời gian đấy đi làm sớm, chăm chỉ mở rộng mối quan hệ, giỏi ở mức làm việc tốt ở một lĩnh vực nào đấy là đc. Học lắm quá mà ra đời làm những việc bình thường thì nó ko phù hợp, với ko nhanh nhẹn như nhiều người va vấp sớm.
Đúng rồi. Sống trong thời đại này nên biết mình cần cái gì. Học (làm) PhD mà không theo học thuật cực kỳ lãng phí thời gian và công sức. Kể cả có trợ cấp thì cũng rất bèo bọt so với mặt bằng chung. Thời gian đó đi làm nhân viên văn phòng, 2-3 năm mua nhà trả góp là thành công hơn thằng chỉ biết vùi đầu vào mớ sách vở nhiều lắm rồi.
Đã xác định theo cái nghiệp này thì nghĩ đến tiền làm gì cho khổ ra. Nhìn bạn bè cùng trang lứa nó kiếm tiền ngoài xã hội nhiều khi cũng tủi, nhưng kệ thôi. Nói chung như mình vẫn đủ sống, vẫn có cái nhà, nuôi được con là được rồi, giờ chẳng còn mơ mộng kiếm cho bằng bạn bằng bè làm gì
Tôi thì thấy cái gì cũng có cái giá của nó thôi các fen ạ. Đấy là các fen đang trong giai đoạn ban đầu nên thấy vậy thôi chứ sau này công thành danh toại, đâm hoa kết trái rồi thì sẽ có nhiều cái hơn hẳn người đi làm bình thường đấy. Đời sống ko phải cái gì cũng nhìn bề ngoài rồi quy ra tiền bạc vật chất hữu hình được.
Lúc đầu t làm PhD thật ra cũng vì ngành nghề nó đòi, học dc là 1 lợi thế lớn. K biết nước khác ntn chứ t thấy chỗ t làm thấy cái học dc nhiều nhất là project management, analysis skill. T cũng thích tự học nên cảm thấy làm PhD xứng đáng. T gặp rất nhiều đồng nghiệp kiểu làm kéo dài giáy tờ, đi làm k đúng chuyên môn nhưng vẫn rướn cái bằng nên làm chả có sức sống, kiến thức cũng chả thêm dc mấy.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, làm academia nhiều quá (PhD, postdoc) làm cho con người ta hèn đi nhiều. Có mấy ông postdoc trên t hỏi sao làm postdoc, đơn giản là chưa kiếm dc việc. Có những người rất có chuyên môn nhưng kỹ năng xã hội kém vl, k tự tin giao tiếp. Tôi vẫn thấy làm gì, học gì cũng dc, quan trọng bản thân tự ý thức thôi.
P/s: mà postdoc nào ở Đức dc có 4k2 Brutto? T kết thúc PhD đã hơn 4k6 r. Tất cat thêo tariff hết mà
Đi làm phd kinh thế mà không kiếm được suất nào định cư sao ?
Bạn mình nhiều đứa học master xong đi làm cũng tranh thủ được suất cư trú rồi. Đấy là Can, Úc thì hơi khó. Học nghề như Đức vẫn kiếm được suất chẳng lẽ PHD tệ đến thế à
PhD học thật trình thật thì không thiếu cửa định cư , thậm chí về rồi sang lại cũng là quá đơn giản. Chắc là họ không thích thôi
Gì chứ muốn sang EU anh chỉ cần chìa cái bằng PhD ra không thiếu trường muốn mời anh về dạy , không trường tốt thì trường lởm. Mà mấy cái trường lởm đang khát bài , anh lấy lại đống đề tài cũ của anh ra sửa sửa 1 tí rồi hướng dẫn mấy thằng NCS đăng bài lên MDPI thì trường nó lại chả sướng quá phong mẹ anh lên docent , prof luôn
PhD học thật trình thật thì không thiếu cửa định cư , thậm chí về rồi sang lại cũng là quá đơn giản. Chắc là họ không thích thôi
Gì chứ muốn sang EU anh chỉ cần chìa cái bằng PhD ra không thiếu trường muốn mời anh về dạy , không trường tốt thì trường lởm. Mà mấy cái trường lởm đang khát bài , anh lấy lại đống đề tài cũ của anh ra sửa sửa 1 tí rồi hướng dẫn mấy thằng NCS đăng bài lên MDPI thì trường nó lại chả sướng quá phong mẹ anh lên docent , prof luôn
Chính ra được vậy lại ngon. Vào được biên chế ấm lo cả đời. Lương PhD candidate & docent bên Séc cao không thím? Tính ra euro tầm bao nhiêu?
Chính ra được vậy lại ngon. Vào được biên chế ấm lo cả đời. Lương PhD candidate & docent bên Séc cao không thím? Tính ra euro tầm bao nhiêu?
Docent thì cao đấy , chắc cũng phải 80k-100k czk cầm về (khoản cứng) , mà cái này còn tùy trường. Còn cỡ giảng viên / trợ lý giáo sư thì thấp lắm thím. Lương cứng tầm 30-40k czk/tháng cầm về. Đây mình đang nói mức trung bình nhé , chứ các trường top như Karl / Masarykova thì cao hơn , nhưng mấy trường này gần như chả gặp giảng viên/trợ giảng VN bao giờ
1 czk hôm nay bằng 1050 đồng.
Thím thấy hứng thú thì xong PhD qua đây cho vui
Cậu này làm post-doc ở Pháp à mà 2k5 brut với 2k net? Lương post-doc ở Đức là 4k2 brut nhé.
Thực ra giờ PhD giờ đầy ra đấy, nhất là từ thời AI bùng nổ. Có mấy thằng làm 3 4 năm chả ra được bài báo nào trừ vài ba cái poster với communication linh tinh. Chúng nó gần tốt nghiệp thì viết cái thesis rồi người ta cũng nể mặt thầy mà không mấy khi đánh rớt. Thế là tốt nghiệp cầm được cái bằng, vẫn tìm được post-doc lương 2k 1 tháng rồi ra industry xin việc. Tôi gặp đầy bọn làm PhD nhưng gà vl ra rồi, giờ ở châu Âu này cứ như phổ cập PhD ấy. Có mấy bài báo của bọn industry AI cả chục thằng chạy thí nghiệm rồi cùng ghi là authors thế nên giờ mà không first author thì chắc còn không được tính.
Tôi lấy bằng PhD ở Pháp. Nếu so với bọn Đức thì bọn Đức nghe đâu khó hơn nhiều, bọn nó bảo vệ kín nên jury với candidate cứ đấm nhau thoải mái. Còn bọn Pháp bảo vệ mở nên người ta sợ mất mặt ông advisor nên hỏi hiền hơn nhiều.
Mới đầu năm, thì người ta làm PhD cốt là để có cái bằng chứ làm gì đâu mà thím cay cú thế
Đi theo academic hoặc là cực giỏi, muốn theo hướng biên chế hoặc là không xin được việc, kiếm cái postdoc sống dặt dẹo qua ngày. Bình thường mấy ông ngồi văn phòng lương ăn đứt mấy thằng PhD student, đến dọn bàn bưng phở lương cũng cao hơn. Vậy thì đã lội vào bùn đen rồi, thoát ra được thì tội gì phải cắm đầu vào chỗ tối
Làm ở lab thì kịch khung là 2m5 cho phd và 1m8 cho master theo chuẩn của chính phủ. Nhưng mà đấy chỉ cho người hàn thôi, còn sinh viên quốc tế thì đều bị giảm đi 1 nửa, ông nào ko care tới tiền thì trả đủ, dự án nghiên cứu của mấy ông đều từ bộ, quỹ nghiên cứu cả ra.
Ai làm dự án mà có liên quan đến BK (Brain Korea) thì đc thêm 600k đến 800k tùy nơi nhưng mà kèm điều kiện.
Tóm lại là giáo sư có fair trong chuyện tiền bạc hay ko thôi. Gặp giáo mất dạy thì ở đâu cũng thế thôi
Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
Theo kinh nghiệm của thím thì nếu nhỡ mà dây vào phải giáo mất dạy ko fair tiền bạc thì PhD student nên làm như thế nào để ko bị thiệt thòi đây
Trong thread này nhiều PhD nhỉ. Tôi cũng PhD ra đây. Trường hợp của tôi thế này:
1. Trước khi làm PhD + năm nhất thì còn nghĩ đến cáy bằng. Từ năm 2 trở đi thì cái bằng chả còn quan trọng gì nữa. Quan trọng là xong chừng đó năm cày bừa, đánh đổi tiền bạc, tuổi trẻ (tuổi hai mấy là đẹp nhất trong đời người rồi) mình được cái gì. Tôi khá là may mắn, làm PhD ra kết quả rất tốt. Nếu chỉ tính cái ngành hẹp mà tôi làm (khá là hẹp) thì tôi có tiếng trên thế giới này. Rất hài lòng.
2. Làm PhD ngoài chuyện để nghiên cứu, đào sâu về đề tài của mình thì còn giúp rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, đánh giá, giải quyết và phản biện vấn đề. Những cái đó khó mà định lượng được.
3. Mặc dù tôi rất yêu công việc nghiên cứu, giáo cũng định hướng cho con đường academia, cũng được offer post-doc ở Imperial college, nhưng lúc đó áp lực so sánh với bạn bè cùng trang lứa lớn quá (tụi nó lúc đó bắt đầu mua nhà, ổn định hết rồi) nên thôi bỏ ra đi làm. Ban đầu xin việc cũng trầy trật lắm, tại nói tiếng Pháp ko trôi chảy, số lượng job cần trình độ PhD thấp, nhưng cuối cùng cũng xin được 1 chỗ. Trong cty có những vị trí phải có những kĩ năng ở mục 2 mới làm được, và thường chỉ có PhD mới lên được những vị trí đó. Giờ đi làm cũng thoải mái, thằng châu Á duy nhất trong cty, nhưng đụng đến chuyên môn là tụi tây cũng phải nghe mình chỉ đạo hết. Cảm giác colonize the colonizer cũng vui.
Winner vozer là đây
cututu9999
Tùy mỗi ngành nghề thôi các bác. Chứ tôi bên y tế TS cực ít luôn
konnikmalao
Trong này nhiều bác PhD Đức thế. Có bác nào đã xin được PR sau tốt nghiệp chưa?
Em ăn Tết xong cũng chuẩn bị sang đấy làm PhD. Nếu được xin các bác chia sẻ tí kinh nghiệm.
Gì chứ muốn sang EU anh chỉ cần chìa cái bằng PhD ra không thiếu trường muốn mời anh về dạy , không trường tốt thì trường lởm. Mà mấy cái trường lởm đang khát bài , anh lấy lại đống đề tài cũ của anh ra sửa sửa 1 tí rồi hướng dẫn mấy thằng NCS đăng bài lên MDPI thì trường nó lại chả sướng quá phong mẹ anh lên docent , prof luôn
Châu Âu của anh ở đâu mà như nồi cám lợn thế, chìa bằng Phd ra đã có thằng mời về?
Xin được 1 vị trí trong trường ĐH bên này đánh nhau sứt đầu mẻ trán mà anh làm như lấy kẹo trong túi. 1 vị trí mở ra có 1 ông Việt apply thì đi theo ít nhất cũng phải vài ông Tàu ông Ấn ông Đông Âu nữa, chưa kể bọn khác.
Châu Âu của anh ở đâu mà như nồi cám lợn thế, chìa bằng Phd ra đã có thằng mời về?
Xin được 1 vị trí trong trường ĐH bên này đánh nhau sứt đầu mẻ trán mà anh làm như lấy kẹo trong túi. 1 vị trí mở ra có 1 ông Việt apply thì đi theo ít nhất cũng phải vài ông Tàu ông Ấn ông Đông Âu nữa, chưa kể bọn khác.
Tự nhiên tôi quên không xin mail hay fb ông tôi uống cùng hôm trước để show cho anh xem , vì hôm đấy cũng mới gặp lần đầu
Gì chứ H-index tầm 12-13 đổ lên với ngành khoa học cơ bản , 15-20 đổ lên với ngành công nghệ thì đéo thiếu trường nó trải thảm mời anh về luôn.
Tùy mỗi ngành nghề thôi các bác. Chứ tôi bên y tế TS cực ít luôn
Bên thím bản thân từ "Doctor" nó cũng là Tiến sĩ rồi. Học đa khoa 6 năm, ra ít nhất phải tương đương thạc sĩ. Ông nào học cái bác sĩ nội trú nữa thì ăn đứt tiến sĩ rồi còn gì.
P/s: mà postdoc nào ở Đức dc có 4k2 Brutto? T kết thúc PhD đã hơn 4k6 r. Tất cat thêo tariff hết mà
Bên Đức các bác trả lương hậu hĩnh thế. Cuối năm rồi bên em nâng lương PhD brutto từ 1k7 lên 1k8 đã mừng húm rồi. Tính ra netto được từ 1k4 lên gần 1k5
Bên Đức các bác trả lương hậu hĩnh thế. Cuối năm rồi bên em nâng lương PhD brutto từ 1k7 lên 1k8 đã mừng húm rồi. Tính ra netto được từ 1k4 lên gần 1k5
Bên Đức các bác trả lương hậu hĩnh thế. Cuối năm rồi bên em nâng lương PhD brutto từ 1k7 lên 1k8 đã mừng húm rồi. Tính ra netto được từ 1k4 lên gần 1k5
Lương theo bậc của nhà nước + năm kinh nghiệm. Post-doc thường cầm về 2k7 nếu độc thân, tầm 3k3 nếu có gia đình. PhDs nếu năm đầu, 75% thì cũng cầm về tầm 2k thôi.
Nhưng mặt bằng chung,Đức trả lương cao hơn các nước khác (Pháp khá là thấp).
Còn nếu mà học bổng thì cũng chỉ 1k3-1k5/ tháng thôi.
Học bổng là kiểu bóc lột nhất rồi, làm full time, không có chế độ gì cả, mà lương thì bèo bọt. Ở VN mà được học bổng là mừng húm rồi.
Có 1 cái được vô hình là "tẩy bằng". Cầm bằng VN ra quốc tế méo ai người ta coi trọng, nhưng có PhD của Đức Pháp thì nó khác đấy.
Trong này nhiều bác PhD Đức thế. Có bác nào đã xin được PR sau tốt nghiệp chưa?
Em ăn Tết xong cũng chuẩn bị sang đấy làm PhD. Nếu được xin các bác chia sẻ tí kinh nghiệm.
Vì nó chi tiền nhiều cho nghiên cứu mà đek có người làm. Dân Đức không mặn mà lắm vì vị trí trong Uni hợp đồng ngắn hạn, tương lai bấp bênh, lương thấp. Đứa nào ham hố lắm thì mới theo nghiên cứu thôi.
Luật của Đức là không được ở lại TU quá 6 năm với tiến sĩ, thêm 6 năm nữa với post-doc. Vì cái luật này mà không ai mặn mà cả vì cơ hội để có hợp đồng dài hạn là cực thấp (giáo sư, thư ký, kỹ thuật ở lab...).
Bên thím bản thân từ "Doctor" nó cũng là Tiến sĩ rồi. Học đa khoa 6 năm, ra ít nhất phải tương đương thạc sĩ. Ông nào học cái bác sĩ nội trú nữa thì ăn đứt tiến sĩ rồi còn gì.
Lol, nội trú thì vẫn là học, là làm theo cái có sẵn, thi qua là qua. Còn Dr. thì phải có cái mới, nhiều lúc làm mãi éo ra. Bảo bác sĩ nội trú mà ăn đứt tiến sĩ thì bạn nên xem lại.
Bên thím bản thân từ "Doctor" nó cũng là Tiến sĩ rồi. Học đa khoa 6 năm, ra ít nhất phải tương đương thạc sĩ. Ông nào học cái bác sĩ nội trú nữa thì ăn đứt tiến sĩ rồi còn gì.
Hai cái này không tương đương với nhau đâu (ít nhất là ở Pháp), về học vị (không nói về thu nhập) thì (trích từ
wikipedia):
La possession d'un doctorat donne donc droit à l'usage du titre de docteur devant le nom de la personne.[1] En France, certains professionnels de santé (médecins, pharmaciens, vétérinaires, dentistes) font usage du titre de docteur, mais cette utilisation est erronée car le titre de docteur est décerné exclusivement au détenteur d'un diplôme national de doctorat après des études de troisième cycle universitaire. Ce qui n'est pas le cas pour le médecin, pharmacien, dentiste, vétérinaire, etc. qui ont poursuivi des études de premier cycle universitaire, les diplômes d'Etat de docteur n'étant pas des doctorats universitaire.[2]
Ý cơ bản của đoạn này là học vị docteur (tiến sỹ) chỉ dành cho những ai có "
diplôme national de doctorat", còn "docteur" sử dụng với các ngành nghề như y, dược,... không phải là học vị (và không thể tương đương với tiến sỹ)
.
Ở Pháp có khái niệm BAC+n (n là số năm học/nghiên cứu sau khi có tốt nghiệp phổ thông), ví dụ như tiến sỹ là BAC+8
, nhưng điều ngược lại (BAC+8 là tiến sỹ) không đúng, tức là có thể có những bằng cấp cần số năm tương đương, nhưng vẫn không được tính là tiến sỹ (người mang bằng cấp đó không có học vị docteur). Nguyên tắc cơ bản của sự khác biệt này thì như
@atomdie nói:
Lol, nội trú thì vẫn là học, là làm theo cái có sẵn, thi qua là qua. Còn Dr. thì phải có cái mới, nhiều lúc làm mãi éo ra. Bảo bác sĩ nội trú mà ăn đứt tiến sĩ thì bạn nên xem lại.
Còn nếu xét về thu nhập thì bác sỹ có thu nhập rất cao, thường là cao hơn tiến sỹ nhiều.
Postdoc ở Đức 4k2 hay 42k thì liên quan mẹ gì đến tôi =]]
Đức thường chi phí sinh hoạt thấp hơn pháp chỉ tầm 80% mà nên lương cao hơn mà chi tiêu ít hơn cùng đầu tàu eu nghe thấy cũng lạ
mà tiền bên ấy ít bị lạm phát nhỉ mình dự buổi bảo vệ ts cuối cùng cũng 10 năm rồi, về cũng hơn 8 năm mà lương net vẫn thế nhỉ
bên pháp đội phd người việt học insa cũng làm phd dưới tên trường tỉnh vùng nhỉ chứ kg phải tên insa cấp ví dụ đội rennes nó là trường đh rennes. Mà thấy phd đa phần bên pháp dễ quá luôn ấy chủ yếu toàn mô tả kể lại quá trình làm, tính năng kết quả ứng dụng từ hệ thống (chủ đề) có sẵn thầy đưa đề tài chẳng nghĩ thêm đc gì mới, mấy ông vn hồi đấy toàn 7x-đầu 8x sang lúc cũng 25-3x rồi tiếng có thạo mấy đâu, hồi đó tương tác xh, học ngoại ngữ kg đc bằng như 5-7 năm nay
hồi đấy mấy ông anh đi bv soutenance these có 3 giám khảo thì các ông ấy cũng phải quen ít nhất 2 rồi, đặt câu hỏi nghe kg ra hoặc trả lời kg đủ rõ thì có 1-2 người nói đỡ cho gật gù là xong ra bật bia, khui vang liên hoan mà bữa nào cũng chả nướng, nem rán kiểu món việt đặc trưng thời đấy, còn chưa thấy spring rolls đâu
Last edited:
WANWULIN
IT mà đi học master bên Âu có cty nào nó tuyển parttime giống F**** ở VN không các bác nhỉ, nếu không thì chắc remote cho cty VN
Đức thường chi phí sinh hoạt thấp hơn pháp chỉ tầm 80% mà nên lương cao hơn mà chi tiêu ít hơn cùng đầu tàu eu nghe thấy cũng lạ
mà tiền bên ấy ít bị lạm phát nhỉ mình dự buổi bảo vệ ts cuối cùng cũng 10 năm rồi, về cũng hơn 8 năm mà lương net vẫn thế nhỉ
bên pháp đội phd người việt học insa cũng làm phd dưới tên trường tỉnh vùng nhỉ chứ kg phải tên insa cấp ví dụ đội rennes nó là trường đh rennes. Mà thấy phd đa phần bên pháp dễ quá luôn ấy chủ yếu toàn mô tả kể lại quá trình làm, tính năng kết quả ứng dụng từ hệ thống (chủ đề) có sẵn thầy đưa đề tài chẳng nghĩ thêm đc gì mới, mấy ông vn hồi đấy toàn 7x-đầu 8x sang lúc cũng 25-3x rồi tiếng có thạo mấy đâu, hồi đó tương tác xh, học ngoại ngữ kg đc bằng như 5-7 năm nay
hồi đấy mấy ông anh đi bv soutenance these có 3 giám khảo thì các ông ấy cũng phải quen ít nhất 2 rồi, đặt câu hỏi nghe kg ra hoặc trả lời kg đủ rõ thì có 1-2 người nói đỡ cho gật gù là xong ra bật bia, khui vang liên hoan mà bữa nào cũng chả nướng, nem rán kiểu món việt đặc trưng thời đấy, còn chưa thấy spring rolls đâu
do ecole ingenieur ko có ecole doctoral, lab của ecole inge nhưng ông phd phải đăng kí vào 1 cái ecole doctoral của trường đại học. Còn làm these ở Pháp dễ thì có gì là lạ, mấy ông đi 322 911 dốt vkl ra lằng nhằng 3-4 năm còn lấy dc bằng nữa là =]] ăn nhau là lấy bằng these xong ra làm gì thôi, mấy ông đổ tại làm these nên thua kém bạn bè là do các ông kém chứ đéo phải do làm these
uNsIs
tôi toàn quen mấy ông dốt cả tiếng lẫn chuyên môn, chỉ có đi buôn là giỏi =]]
tôi toàn quen mấy ông dốt cả tiếng lẫn chuyên môn, chỉ có đi buôn là giỏi =]]
thế bạn sang sau nên đám lứa sau tạp nham chăng chứ đi cùng mình có cả hóa dầu, nhạc viện, vật lý hạt nhân kiểu ngành cao cấp toàn bách khoa, tổng hợp, bèo thì cũng viện nghiên cứu thuộc viên khvn chứ kg phải thuộc bộ. à đội 322 thì có mấy anh các trường đh ngoài như hàng hải kiểu dạy toán, kinh tế
thời đó đúng buôn iphone (đt, máy tính nói chung), mỹ phẩm toàn 35tr cái ip năm 2010 trong khi bên đó mua 600-700er
thế bạn sang sau nên đám lứa sau tạp nham chăng chứ đi cùng mình có cả hóa dầu, nhạc viện, vật lý hạt nhân kiểu ngành cao cấp toàn bách khoa, tổng hợp, bèo thì cũng viện nghiên cứu thuộc viên khvn chứ kg phải thuộc bộ. à đội 322 thì có mấy anh các trường đh ngoài như hàng hải kiểu dạy toán, kinh tế
thời đó đúng buôn iphone (đt, máy tính nói chung), mỹ phẩm toàn 35tr cái ip năm 2010 trong khi bên đó mua 600-700er
2008 vẫn ít người vn sang pháp đức học, 2009 bắt đầu đông dần. tiếc là hồi đó tôi kg có tiền nên sống kg đc đầy đủ theo đúng kiểu bên tây âu
căn bản bạn cứ nói thế thôi chứ biết đc mấy người dc nhà nước cử đi học ts đâu
Tự nhiên tôi quên không xin mail hay fb ông tôi uống cùng hôm trước để show cho anh xem , vì hôm đấy cũng mới gặp lần đầu
Gì chứ H-index tầm 12-13 đổ lên với ngành khoa học cơ bản , 15-20 đổ lên với ngành công nghệ thì đéo thiếu trường nó trải thảm mời anh về luôn.
Dạng siêu sao thì không tính, anh xem mấy ông Phd ra trường được 15-20.
H-index có cao muốn xin chân tử tế cũng apply, phỏng vấn mửa mật ra chứ ở đấy mà anh bảo nó phải trải thảm mời. Anh nhìn cuộc sống academia mầu hường quá.
Dạng siêu sao thì không tính, anh xem mấy ông Phd ra trường được 15-20.
H-index có cao muốn xin chân tử tế cũng apply, phỏng vấn mửa mật ra chứ ở đấy mà anh bảo nó phải trải thảm mời. Anh nhìn cuộc sống academia mầu hường quá.
Chỗ nào tôi nói là PhD mới ra trường vậy anh ?
PhD mới ra trường thì cửa sáng nhất là xin luôn vào trường anh từng học , xin làm cho các thầy cô từng dạy anh ấy. PhD mà đã apply nhảy việc được trường nọ trường kia thì cũng phải lăn lộn vài năm , làm vài cái dự án để có cái mà khoe rồi.
Ngay từ các post trước tôi đã bảo là PhD phải có trình rồi.
Học PhD là học việc nghiên cứu, thế thôi. Nghiên cứu nó cũng là nghề, phải học việc xong mới xin việc được.
hèn gì bằng cấp lao dồng chả mấy quốc gia công nhận
risket190
Mình nhớ năm 2018 có tình cờ coi clip của thằng ng hoa( ko phải quảng mà nà tiều) gốc Việt đi dh Hàn... coi trúng clip nó tâm sự trọn ngành thủy lợi ( vì ) để có học bổng
.. rồi 1 loạt clip nó chửi Hàn .quốc gia đã cho nó ăn học
....
valentino_vsr
Ở Pháp hồi 2008 nổi lên Nguyễn Tiến Trung gửi thư cho ông bộ trưởng Hiển nhỉ. Lứa anh Trung này qua pháp học cũng chưa nhiều, chủ yếu toàn đội chuyên pháp từ bé cấp 1,2 mà bọn cuối 8x trở đi sinh ra lớn lên ở VN mới chọn pháp nhiều.
Đội giảng viên đh người việt nổi kg đến mức lên truyền thông rầm rộ có Hà Dương Tường, Nguyễn Quốc Sơn. còn 1 cặp vc người gốc QBình hay Huế gì đấy nhưng nói giọng Bắc mình gặp đc 1 lần cũng nói là dạy đh Paris x bên pháp thường về vn tuyển sv giỏi bách khoa, đh qg, tổng hợp sang học
PhD mới ra trường thì cửa sáng nhất là xin luôn vào trường anh từng học , xin làm cho các thầy cô từng dạy anh ấy. PhD mà đã apply nhảy việc được trường nọ trường kia thì cũng phải lăn lộn vài năm , làm vài cái dự án để có cái mà khoe rồi.
Ngay từ các post trước tôi đã bảo là PhD phải có trình rồi.
Nhảy việc trường nọ trường kia của anh là làm postdoc hả? Thôi, anh cứ học xong ra trường rồi va đập đi để thấy cái chuyện các trường trải thảm mời về nó hài hước như nào.
Nhiều trường xong Phd nó đuổi thẳng anh đi, ko cho làm chỗ cũ nữa để tránh hôn nhân cận huyết. Cái đấy cũng tốt luôn cho anh nữa, ở mãi 1 chỗ nó cũng tù người đi.
Lol, nội trú thì vẫn là học, là làm theo cái có sẵn, thi qua là qua. Còn Dr. thì phải có cái mới, nhiều lúc làm mãi éo ra. Bảo bác sĩ nội trú mà ăn đứt tiến sĩ thì bạn nên xem lại.
Ý cơ bản của đoạn này là học vị docteur (tiến sỹ) chỉ dành cho những ai có "
diplôme national de doctorat", còn "docteur" sử dụng với các ngành nghề như y, dược,... không phải là học vị (và không thể tương đương với tiến sỹ)
.
Ở Pháp có khái niệm BAC+n (n là số năm học/nghiên cứu sau khi có tốt nghiệp phổ thông), ví dụ như
tiến sỹ là BAC+8, nhưng điều ngược lại (BAC+8 là tiến sỹ) không đúng, tức là có thể có những bằng cấp cần số năm tương đương, nhưng vẫn không được tính là tiến sỹ (người mang bằng cấp đó không có học vị docteur). Nguyên tắc cơ bản của sự khác biệt này thì như
@atomdie nói:
Còn nếu xét về thu nhập thì bác sỹ có thu nhập rất cao, thường là cao hơn tiến sỹ nhiều.
Em hiểu rồi. Cám ơn các thím đã thông não.
De.Knuth1
Học Tiến sĩ thì không quan trọng ở nước nào, trường nào mà quan trọng nhất là làm việc với ai, vấn đề gì. Cậu H năm ngoái dịch bệnh bảo vệ ở Vn cũng được 10 bài ISI/năm. Cậu M thì được 35-40 bài trong 3 năm, trong đó có 10-11 bài trên Automatica. Muốn hỏi làm PHD được gì thì có bạn bè như H hay M thì sẽ biết ngay thôi. Làm khoa học cần nhất là trình độ, có trình độ thì chỉ cần làm một việc nhỏ cũng đã lộ ra rồi. Tôi có cậu bạn học trường thường, thi trượt đại học mà giờ đếm số journal chắc lên 200 bài. Nên theo tôi nếu có trình độ thật, say mê thật thì nên làm khoa học. Người làm khoa học thật sự, họ không màng mấy cái danh hão đâu, toàn thằng ất ơ trẻ trâu đem cái này cái kia ra khè nhau. Đặc biệt là mấy thằng Ngu, không biết trời cao đất dày là gì.
Còn ở VN có rất nhiều người làm khoa học nghiêm túc, ai sử dụng CPLEX chắc biết người tôi đề cập.
...
Đội giảng viên đh người việt nổi kg đến mức lên truyền thông rầm rộ có Hà Dương Tường, Nguyễn Quốc Sơn. còn 1 cặp vc người gốc QBình hay Huế gì đấy nhưng nói giọng Bắc mình gặp đc 1 lần cũng nói là dạy đh Paris x bên pháp thường về vn tuyển sv giỏi bách khoa, đh qg, tổng hợp sang học
GS. Nguyễn Quốc Sơn chuyên về tuyển người sang Bách khoa Paris vừa qua đời năm ngoái. Còn cặp vợ chồng bác nói có phải GS. Trần Thanh Vân & GS. Lê Kim Ngọc, hay về trao học bổng Odon Vallet?
GS. Nguyễn Quốc Sơn chuyên về tuyển người sang Bách khoa Paris vừa qua đời năm ngoái. Còn cặp vợ chồng bác nói có phải GS. Trần Thanh Vân & GS. Lê Kim Ngọc, hay về trao học bổng Odon Vallet?
mình kg biết vì chỉ gặp họ đúng 1 lần năm 2009 ở đoạn trung tâm vh việt cạnh phố tàu thôi nói chuyện trong vòng 15 phút cũng chẳng xin liên hệ nữa cũng hơi tiếc lúc đó lại mải đi kiếm tiền với đi chơi, thấy họ nói giọng bắc mà bà vợ kể quê Quảng Bình nên thấy hơi lạ thôi. Họ cũng dạy vài lớp ở đh bách khoa HN mà nếu nói giọng miền trung hoặc nam bộ thì kg phải rồi bạn.
bọn tây xứ giàu nó chơi với nhau nên tạo điều kiện đi lại, làm việc dễ dàng văn bằng đh trở lên nó công nhận của nhau hết kg phải lằng nhằng công chứng xác nhận tương đương, 2-3 năm thử việc gì cả
Học Tiến sĩ thì không quan trọng ở nước nào, trường nào mà quan trọng nhất là làm việc với ai, vấn đề gì. Cậu H năm ngoái dịch bệnh bảo vệ ở Vn cũng được 10 bài ISI/năm. Cậu M thì được 35-40 bài trong 3 năm, trong đó có 10-11 bài trên Automatica. Muốn hỏi làm PHD được gì thì có bạn bè như H hay M thì sẽ biết ngay thôi. Làm khoa học cần nhất là trình độ, có trình độ thì chỉ cần làm một việc nhỏ cũng đã lộ ra rồi. Tôi có cậu bạn học trường thường, thi trượt đại học mà giờ đếm số journal chắc lên 200 bài. Nên theo tôi nếu có trình độ thật, say mê thật thì nên làm khoa học. Người làm khoa học thật sự, họ không màng mấy cái danh hão đâu, toàn thằng ất ơ trẻ trâu đem cái này cái kia ra khè nhau. Đặc biệt là mấy thằng Ngu, không biết trời cao đất dày là gì.
Còn ở VN có rất nhiều người làm khoa học nghiêm túc, ai sử dụng CPLEX chắc biết người tôi đề cập.
Cậu H cậu M là thần thánh phương nào mà được 10 bài/năm thế?
Có hết kết quả rồi, ngồi viết ko thôi cũng ko đc 10 bài/năm nữa là.
Chém thì cũng tìm hiểu một chút trước khi chém, please!
PhD mới ra trường thì cửa sáng nhất là xin luôn vào trường anh từng học , xin làm cho các thầy cô từng dạy anh ấy. PhD mà đã apply nhảy việc được trường nọ trường kia thì cũng phải lăn lộn vài năm , làm vài cái dự án để có cái mà khoe rồi.
Ngay từ các post trước tôi đã bảo là PhD phải có trình rồi.
Không biết bác làm ở trường nào mà làm PhD xong ở lại trường luôn.
Gần như tất cả những trường tôi biết đều muốn tuyển người lạ về để mở rộng network, rất ít lab muốn tuyển gà nhà.
Cậu H cậu M là thần thánh phương nào mà được 10 bài/năm thế?
Có hết kết quả rồi, ngồi viết ko thôi cũng ko đc 10 bài/năm nữa là.
Chém thì cũng tìm hiểu một chút trước khi chém, please!
Cả H và M cùng đang dạy ở BKHN đấy, gợi ý đến thế mà không tìm được thì đúng là thằng NGU
Không biết bác làm ở trường nào mà làm PhD xong ở lại trường luôn.
Gần như tất cả những trường tôi biết đều muốn tuyển người lạ về để mở rộng network, rất ít lab muốn tuyển gà nhà.
Chắc là tùy quy định từng nước thật. Như bên mình rất nhiều trường họ tuyển luôn sinh viên/ NCS của trường mình vào làm
Mình post lên rồi , nhưng mà thôi xóa. Mạng ảo không nên chia sẻ quá nhiều.
Chắc là tùy quy định từng nước thật. Như bên mình rất nhiều trường họ tuyển luôn sinh viên/ NCS của trường mình vào làm
Mình post lên rồi , nhưng mà thôi xóa. Mạng ảo không nên chia sẻ quá nhiều.
Có gì đâu, tuyển một người quen thì coi như không cần check background, đã quen với nhóm, có thể bắt đầu ngay, thế chả hơn à.
Giờ tuyển 1 chú xa lắc xa lơ, phải đi check từ bảng điểm, convert từ thang 10 sang thang điểm nước sở tại, lại không biết nó khai trong CV có đúng không. Khi thuê nó rồi, lại phải hỗ trợ từ visa, tìm chỗ ăn, chỗ ở, hỗ trợ hoà nhập, coi như vài tháng đi tong.
Nếu là bạn thì bạn chọn cái gì?
Tất nhiên trong lúc tuyển, không ai dám nói là chỉ tuyển người đã biết vì sẽ vi phạm quy định. Họ cứ đăng tin thôi, nhưng kết quả thì có sẵn rồi.
Cả H và M cùng đang dạy ở BKHN đấy, gợi ý đến thế mà không tìm được thì đúng là thằng NGU
post link lên cái xem nào =]]
WANWULIN
lời khuyên của một số anh chị đi trước là bảng điểm đang hệ 10 mà chuyển qua hệ 4 thì bị mất lợi thế, chuyện đó có đúng không các anh?
em được 8.0x/10, x mẫu giáo ạ
lời khuyên của một số anh chị đi trước là bảng điểm đang hệ 10 mà chuyển qua hệ 4 thì bị mất lợi thế, chuyện đó có đúng không các anh?
em được 8.0x/10, x mẫu giáo ạ
Mình nghĩ lợi hơn chứ. Không biết bên thím quy đổi thế nào chứ ĐHQG HN thì 9 trở lên là A+, tương đương 4.0 rồi. Bảng điểm 10 thì học sao cho tổng kết được con 10 tròn?
GS. Nguyễn Quốc Sơn chuyên về tuyển người sang Bách khoa Paris vừa qua đời năm ngoái. Còn cặp vợ chồng bác nói có phải GS. Trần Thanh Vân & GS. Lê Kim Ngọc, hay về trao học bổng Odon Vallet?
Mình vừa tra mạng thì kg phải bạn ạ bác Thanh Vân này tuổi lớn quá trong khi người mình gặp chỉ tầm sn 47-50 thôi, bà vợ còn ăn mặc kiểu tây đầm trẻ trung kg phải như nhà giáo nhân dân trong nc đâu
Mình nghĩ lợi hơn chứ. Không biết bên thím quy đổi thế nào chứ ĐHQG HN thì 9 trở lên là A+, tương đương 4.0 rồi. Bảng điểm 10 thì học sao cho tổng kết được con 10 tròn?
cuộc đời đại học của em chỉ có duy nhất 1 môn được 9.x
em đang lọ mọ tìm hiểu để tìm học HB, mà bảng điểm của em nó lại không có quy đổi sẵn, nhưng có tính theo hệ chữ
Bên Đức các bác trả lương hậu hĩnh thế. Cuối năm rồi bên em nâng lương PhD brutto từ 1k7 lên 1k8 đã mừng húm rồi. Tính ra netto được từ 1k4 lên gần 1k5
Cái này tuỳ fence ơi. Đúng là thêo bậc nhưng quan trọng là fund có bao nhiêu, rất nhiều đồng nghiệp của t cũng PhD nhưng toàn 75% lương thôi. T may mắn gặp ông giáo tốt, cho full lương với chỉ có nghiên cứu thôi, k phải dạy học gì cả.
Bên fence ít nhưng nếu mức lương ấy tương đương mức sống mặt bằng chung cũng ok mà.
.
Mình vừa tra mạng thì kg phải bạn ạ bác Thanh Vân này tuổi lớn quá trong khi người mình gặp chỉ tầm sn 47-50 thôi, bà vợ còn ăn mặc kiểu tây đầm trẻ trung kg phải như nhà giáo nhân dân trong nc đâu
Thế chắc người khác rồi bác. Xưa hằng năm bác Vân với cô Ngọc hay về VN trao học bổng & tổ chức trường hè khoa học. Bác Vân người Quảng Bình.
Trần Thanh Vân, also known as Jean Trân Thanh Vân, is a French physicist born on 4 July 1936 in
Đồng Hới,
Quảng Bình Province in
Vietnam.
cuộc đời đại học của em chỉ có duy nhất 1 môn được 9.x
em đang lọ mọ tìm hiểu để tìm học HB, mà bảng điểm của em nó lại không có quy đổi sẵn, nhưng có tính theo hệ chữ
dạ ok bác, nhưng mà quy đổi điểm này chắc còn tùy yêu cầu của bên xét HB, chứ cái bảng điểm của em tính ra toàn B với B+, có vài môn được A, 1 môn được A+
ừ 2vc bác kia hồi đó cũng nói là thường 3 tháng về dạy ở VN các trường như bách khoa HN...có liên kết với đh bên pháp. Họ giờ ngoài 70 là cùng kg quá 75 đâu, với lại nói giọng bắc gần như người HN luôn nên mình có ấn tượng mặc dù chỉ gặp khoảng 10 phút
Chắc là tùy quy định từng nước thật. Như bên mình rất nhiều trường họ tuyển luôn sinh viên/ NCS của trường mình vào làm
Mình post lên rồi , nhưng mà thôi xóa. Mạng ảo không nên chia sẻ quá nhiều.
Cái này tuỳ đó fence ơi. Bên Đức thì làm PhD xong làm tiếp post doc dc. Nhưng làm post doc xong mà muốn lên cao nữa, như junior hay associate prof. thì k dc, phải kiếm viện khác. Lý do như bác nào ở trên nói ấy, tránh giao phối cận huyết quan liêu
. Chừng nào có ông nào freak với genius dữ lắm mới dc đặc cách, còn lại gần như các giáo bên đây học 1 trường mà dạy trường khác hết.
Với ở Đức lý thuyết chung là 6 năm PhD với 6 năm post doc. Nhưng thật ra muốn ở lại bao lâu cũng có cách. Trc t sắp hết PhD t dc gia hạn kiểu researcher ( chưa có bằng/ nộp thesis k dc lên postdoc) nhưng t từ chối. Còn lão postdoc trên t làm 8 năm r, quan trọng là phải actice xin dc nhiều fund cho trường thì trường cho ở lại :">
Bản thân tôi nhiều lúc không tránh nổi quá khích. Chứ lên mạng tốt nhất không đưa ai ra cả. Còn trong giới khoa học, người giỏi như rừng, ở đâu chẳng có, những người viết được nhiều chưa chắc đã phải người giỏi nhất.
Học Tiến sĩ thì không quan trọng ở nước nào, trường nào mà quan trọng nhất là làm việc với ai, vấn đề gì. Cậu H năm ngoái dịch bệnh bảo vệ ở Vn cũng được 10 bài ISI/năm. Cậu M thì được 35-40 bài trong 3 năm, trong đó có 10-11 bài trên Automatica. Muốn hỏi làm PHD được gì thì có bạn bè như H hay M thì sẽ biết ngay thôi. Làm khoa học cần nhất là trình độ, có trình độ thì chỉ cần làm một việc nhỏ cũng đã lộ ra rồi. Tôi có cậu bạn học trường thường, thi trượt đại học mà giờ đếm số journal chắc lên 200 bài. Nên theo tôi nếu có trình độ thật, say mê thật thì nên làm khoa học. Người làm khoa học thật sự, họ không màng mấy cái danh hão đâu, toàn thằng ất ơ trẻ trâu đem cái này cái kia ra khè nhau. Đặc biệt là mấy thằng Ngu, không biết trời cao đất dày là gì.
Còn ở VN có rất nhiều người làm khoa học nghiêm túc, ai sử dụng CPLEX chắc biết người tôi đề cập.
Ở vn lab nào làm optimization vậy bác? E đang tính về vn làm việc nên hỏi xin contact
Ở vn lab nào làm optimization vậy bác? E đang tính về vn làm việc nên hỏi xin contact
Bạn làm cụ thể về cái gì trong tối ưu, ở Vn có nhiều nhóm, nhưng phải cụ thể. Nếu bạn cần thật thì sang bên viện toán cao cấp liên lạc. Đa số không ở hẳn Vn đâu mà dưới dạng chỗ nọ chỗ kia.
Bạn làm cụ thể về cái gì trong tối ưu, ở Vn có nhiều nhóm, nhưng phải cụ thể. Nếu bạn cần thật thì sang bên viện toán cao cấp liên lạc. Đa số không ở hẳn Vn đâu mà dưới dạng chỗ nọ chỗ kia.
E làm trong mảng năng lượng ạ. Cụ thể hơn là microgrid
95% nhà nghiên cứu trên đời này là đưa ra lý thuyết không có tính ứng dụng. Vấn đề của khoa học đó là thử sai, làm liên tục thì mới ra được
cái mới. Và nhân loại phát triển từ
cái mới đó (vì chỉ cần 1% có tính ứng dụng thôi là đã tạo ra sự khác biệt rồi).
Cái chết của mọi người đều là nhìn vào phần ngọn, đó là ứng dụng và kết quả của nghiên cứu, mà không biết rằng, nếu không có phép thử sai kia, thì mọi cái ứng dụng đều không tồn tại. Tất cả các quốc gia khi đánh giá nền khoa học đều dựa vào công bố chứ không ai xem cái ứng dụng cả, đó là phần ngọn của nền khoa học.
Theo tôi đấy là quy luật xã hội thôi, tôi chẳng phải trong ngành nghiên cứu gì cả, cũng rất nể các anh làm nghiên cứu, mà nghiên cứu nào có tính ứng dụng thì càng nể. Xã hội thì vẫn tuân theo quy luật của triết học, anh nào tạo nhiều giá trị dễ nhìn thấy thì càng nổi, nhưng đúng như anh nói thì nền khoa học ko nhìn đc vào cái nào có ứng dụng mà phải nhìn các công bố, các anh nghiên cứu chọn con đường thầm lặng thì chấp nhận đánh đổi thôi. Tôi cũng xem từ xưa tới nay, thực sự nếu anh nào làm nghiên cứu mà có sẵn nền tảng tài chính tốt sẵn, hoặc ko màng đến tiền bạc thì mới là tốt nhất. Còn vẫn coi là 1 nghề kiếm cơm thì cũng như làm công ăn lương thôi, nhưng ở level cao hơn người bình thường.
Ở khoảng dăm năm đi. Vài tháng thì vẫn còn excite lắm, chưa ngấm đâu.
tôi ở theo ct trao dổi văn hóa. ở và sinh hoạt chung vớ ng Hàn . 3 tháng tôi ở bằng 5 năm của mấy ông lao động. mấy ô lao động qua hàn nói tiếng Việt ăn đồ ăn Việt sống quần thể ng Việt với nhau ở 100 năm cũng ko hiểu được Hàn Người
valentino_vsr
Thực ra môi trường học thuật, khoa học, nghiên cứu có nhiều người giỏi thật nhưng các nước nghèo như VN hầu hết mình cho là 80% kg gặp thời, ít mối quan hệ, điều kiện khó khăn thiếu thốn kg phát huy đc nên đến ngưỡng chuyên viên chính bậc 8.5 nhà nước hoặc kỹ sư 4 là ngừng. Cái giỏi của họ ở đây chỉ giới hạn phạm vi với người thân quen, tiếp xúc làm việc thường xuyên đánh giá thôi còn thể hiện ra ngoài đại chúng rộng hơn thì kg chứng tỏ chứng minh gì đc. Do vậy học bậc cao cần phải có nhiều mối quen với các nhóm, đơn vị chuyên môn cũng như ngoài chuyên môn, viết nhiều bài báo (dù giá trị ít nhưng cũng phải đc 4,5/10) để tương tác đc rộng hơn, để chứng tỏ đc "tôi đang làm ts ,post doc đấy'' chứ ngồi 1 chỗ đâu ai biết đến mình ngoài người thân quen ra thì cho dù giỏi như anhxtanh cũng kg khác người bảo vệ ở cơ quan nhà nước. Các viện các trường thời xưa lứa 5x về trước đầy người giỏi đi học về ngồi chơi không nhiều năm, lương thấp, chỉ dán mặt vào bàn sách, phòng nghiên cứu, về hưu cũng chỉ đc cái mác chuyên gia thâm niên, trưởng phòng có danh thôi, sau ai nhanh nhạy làm thêm đc nghề khác hoặc ra ngoài làm thì mới khá.
Thêm nữa 1 người giỏi chuyên môn khoa học hiển nhiên như đã nói trong mảng chuyên môn đó người trong ngành, các lãnh đạo có tiếng người ta biết đến anh này rồi kiểu thế hệ ông Hiệu, ông Lân Dũng, thầy Cương thầy Đạo hồi xưa và ngoài ra người ta cũng giỏi cả các ngành nghề môn khác thậm chí cũng có học vị cao môn thứ 2, thứ 3 học sau chuyên ngành chính. Giới trẻ gần đây có bạn Hồng sn 86 quê gốc Bình Trị học pháp, úc tài chính ngân hàng xong học lái mb mấy năm trc cơ trưởng rồi
Châu Âu của anh ở đâu mà như nồi cám lợn thế, chìa bằng Phd ra đã có thằng mời về?
Xin được 1 vị trí trong trường ĐH bên này đánh nhau sứt đầu mẻ trán mà anh làm như lấy kẹo trong túi. 1 vị trí mở ra có 1 ông Việt apply thì đi theo ít nhất cũng phải vài ông Tàu ông Ấn ông Đông Âu nữa, chưa kể bọn khác.
Hỏi cửa lấy PR thôi phen, chứ academy về lâu dài nghe là hiểu không dành cho số đông rồi
xvoidnessx
Công ty tôi làm bên chứng khoán trong dạng hft, chỗ làm có năm còn có thằng kiểu 18 tuổi học xong đại học, còn phd thì năm nào cũng phải có một hai thằng, ngành nghề thì đủ cả điện, phd núi lửa phd bên sinh học rồi còn có hai anh em sinh đôi kia làm cho csiro chán nhảy ra kiếm tiền
Nghiên cứu thì ko dám nói nhưng người có bằng tiến sĩ là người ta có thể giải quyết đc các vấn đề logic mà người khác ko làm đc ko thấy đc ko hiểu đc, người ta có đam mê có sinh hoạt cá nhân khác vì sở thích cá nhân cũng khác, ví dụ bạn nhìn một vấn đề logic bạn thấy nản nhưng họ lại có hứng thú để đi đến tận cùng. Cho nên mẫu người thật sự giỏi nhìn cái là biết chứ đ phải thứ tiến sĩ bổ túc văn hoá, đứng lấy đám nầy mà đánh giá những bộ óc siêu việt
tôi ở theo ct trao dổi văn hóa. ở và sinh hoạt chung vớ ng Hàn . 3 tháng tôi ở bằng 5 năm của mấy ông lao động. mấy ô lao động qua hàn nói tiếng Việt ăn đồ ăn Việt sống quần thể ng Việt với nhau ở 100 năm cũng ko hiểu được Hàn Người
Bạn tầm nhìn vẫn chưa qua miệng giếng đâu. Lao động họ có góc nhìn của lao động, tôi không lao động chân tay nhưng cũng không lên mặt với họ kiểu đó.
Tiếng Hàn bạn trình gì rồi? Đi được bao nhiêu nơi ở Hàn? Đã phải tự đi làm bao nhiêu món thủ tục, giấy tờ? Đã bao giờ có xung đột quyền lợi phải tự đứng ra tranh chấp chưa? Ngẫm đi.
Bạn tầm nhìn vẫn chưa qua miệng giếng đâu. Lao động họ có góc nhìn của lao động, tôi không lao động chân tay nhưng cũng không lên mặt với họ kiểu đó.
Tiếng Hàn bạn trình gì rồi? Đi được bao nhiêu nơi ở Hàn? Đã phải tự đi làm bao nhiêu món thủ tục, giấy tờ? Đã bao giờ có xung đột quyền lợi phải tự đứng ra tranh chấp chưa? Ngẫm đi.
Tiếng Hàn đủ giao tiếp
. đi và ở rất nhiều nơi ở Hàn
. thủ tục giấy tờ và xung đột hầu như ko có vì chúng tôi có trao đổi sự thống nhất cao
Đã ko muốn open ra để giữ thể diện cho mấy bạn chửi Hàn( thành phần này đâu chỉ chửi Hàn họ chửi tất cả đặc biệt là Trung Quốc)... Tính cách người Hàn là nhiệt huyết thậm chí nóng nảy nhưng họ là những người chân thành kính trên nhường dưới lễ nghĩa coi trọng.
Qua Hàn Quốc lv đa phần đều xuất thân thuộc tầng lớp thấp của xh Vietnam... lười hay tự ái và ngại đổi mới ( trong đó lười là biểu hiển chính) . Vì vậy khó cảm nhận được văn hóa người Hàn.
Tôi từng bị ông chủ tiệm đàn nơi tôi thực tập chọi cái ly suýt trúng đầu vì dã ko nhớ lời nhắc phải lên giây đàn cho các nhạc cụ giao cho đối tác .. mọi việc xong xuôi trong bổi nhậu ông ấy ôm tôi như con( lúc này chưa uống) đòi gả con gái cho tôi lọ lọ chai chai ..
kể để nhắc người Hàn họ nóng tánh và tốt bụng.