Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính trên 28, dẫn đầu các đại học khối kỹ thuật như Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TP HCM.
Theo điểm chuẩn đại học được công bố ngày 15-16/9, nhóm Công nghệ thông tin với các ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật dữ liệu... giữ được phong độ khi nằm trong top đầu ở nhiều trường kỹ thuật, công nghệ có tiếng. Nổi bật trong số này là ngành Khoa học máy tính khi điểm chuẩn nhỉnh hơn ngành còn lại.
Để giành suất vào ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà Nội, thí sinh phải đạt 28,43; vào ngành tương tự của Đại học Bách khoa TP HCM phải đạt 28 điểm. Tại một số trường mà nhóm công nghệ thông tin không phải thương hiệu, Khoa học máy tính vẫn có điểm chuẩn cao như Đại học Mở 25,55; Xây dựng Hà Nội, Cần Thơ cùng mức 25 điểm.
Dưới đây là 10 đại học lấy điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính cao nhất năm nay:
STT
Trường
Điểm chuẩn
1
Đại học Bách khoa Hà Nội
28,43
2
Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM)
28
3
Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM)
28 (chương trình tiên tiến)
4
Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
27,9
5
Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP HCM)
27,5 (định hướng Trí tuệ nhân tạo) 27,3 (đại trà)
6
Đại học Công nghiệp Hà Nội
25,65
7
Đại học Mở TP HCM
25,55
8
Đại học Cần Thơ
25
= 8
Đại học Xây dựng Hà Nội
25
10
Đại học Thăng Long (Hà Nội)
24,13
Dù vẫn ở vị trí dẫn đầu cả nước, điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính (IT1) của Đại học Bách khoa Hà Nội thấp hơn năm ngoái 0,61. Trong khi đó, tại Đại học Bách khoa TP HCM, ngành Khoa học máy tính có điểm chuẩn và thứ hạng không đổi so với năm ngoái với 28 điểm và xếp thứ nhất.
Ở vị trí thứ ba Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, ngành Khoa học máy tính điểm chuẩn tăng 1,35 so với năm ngoái để vượt qua nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin, vươn lên vị trí thứ nhất. Tương tự, ngành này ở Đại học Công nghệ Thông tin TP HCM cũng thăng hạng khi dẫn đầu bảng điểm chuẩn, sau nhiều năm thua ngành Kỹ thuật phần mềm.
Trong khi đó, ngành Khoa học máy tính của Đại học Thăng Long có điểm tăng mạnh, năm ngoái chỉ lấy 20, năm nay tăng lên 24,13. Điều này giúp Đại học Thăng Long lọt top 10, cũng là trường tư thục duy nhất trong bảng xếp hạng.
Ở ngoài top 10, ngành Khoa học máy tính cũng có điểm chuẩn ở mức khá như Đại học Công nghiệp TP HCM lấy 23 điểm, Việt Đức (Bình Dương) 23 điểm, Phenikaa (Hà Nội) 22 điểm. Điểm chuẩn ngành này thấp nhất ở Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên với 18 điểm.
Sinh viên Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội trong một giờ học. Ảnh:
HUST
Theo các chuyên gia tuyển sinh, khung chương trình ngành Khoa học máy tính tương đồng như nhiều ngành nhóm Công nghệ thông tin ở môn học cơ bản, tự chọn. Tuy nhiên, ngành này sẽ nghiên cứu sâu hơn về nguyên lý làm việc của máy tính, biểu diễn cấu trúc của dữ liệu trong máy tính cùng các lý thuyết cơ bản trong lĩnh vực tin học.
...
Fireknight
Cho hỏi khoa học máy tính là học cái gì mấy fen
Hạ Tưởng
20 tuổi không học IT là không có trái tim
30 tuổi còn làm IT là không có cái đầu
Học ra để đi làm coder thì sẽ không khác gì mấy CNTT hay Cong Nghẹ Phần Mềm, nhưng sâu hơn thì KHMT sẽ tập trung hơn vào lý thuyết tính toán, thuật toán nhiều hơn.
TSM.Dyrus
Đúng là vua của các nghề
.
Điểm chuẩn cao và đều thế này chắc chỉ có y đa khoa là cân được mỗi tội học và làm khổ như chó nên tính ra cũng kèo dưới thôi.
hongducwb
thế là phải 9.5 9.5 và 9.5 cơ à
kobetrung8
Part 9: Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra.
Hi các bác, chúc các bác cuối tuần vui vẻ. Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta gặp thất bại và cảm thấy nghi ngờ bản thân. Lúc này sẽ có 2 lựa chọn là tiếp tục thử lại lần nữa hoặc bỏ cuộc và tìm hướng đi khác. Dù có lựa chọn ra sao đi nữa, thì cuộc sống vẫn tiếp diễn theo cách này hoặc cách khác, các sự lựa chọn của mỗi người đều có thể effect lên bản thân của bạn và người xung quanh.
Em có ông anh ruột, thuộc tuýp người thứ 2 ( bỏ cuộc và tìm hướng đi khác). Đầu óc ổng cũng thông minh lắm, rất hay tính toán, đường đi nước bước gì theo ổng hay nói là ổng đã tính hết rồi. Tuổi trẻ của ổng từ nhỏ đến 18 tuổi thì sướng, nhà em còn có tiền, thời đó người ta ăn chơi kiểu đua xe, đá gà, bi-da, vũ trường các kiểu, không một trò nào mà ổng chưa kinh qua (chỉ thiếu nước chơi 'mai thuý' thôi
). Cấp 3 đang học dỡ thì bị nhà em xích lên Nguyễn Khuyến ở SG học nội trú, hy vọng vào môi trường tốt sẽ sửa đổi được từ từ. Nhưng cuối cùng ổng bỏ học năm lớp 12, phí biết bao tiền của, sau đó không lâu thì nhà em làm ăn đi xuống rồi phá sản
. Từ 18 tới 24 tuổi thì hầu hết ổng đi ăn chơi kiểu nhà nghèo, cờ bạc, nhậu nhẹt rồi Café thuốc lá (trong thời gian đó chống chế bằng cách đi học bổ túc cho có bằng THPT, đi học nghề,...). Sau 24 tuổi thì mới bắt đầu khổ, vì ba mẹ không còn, cầm đồng vốn mà ba mẹ để lại thì không biết đầu tư làm ăn gì cả, học nghề ra thì không dám mở tiệm làm, đi làm thuê cho người ta thì than cực khổ quá, xong lại học nghề khác. Tính sơ thì ổng học cắt tóc, sửa xe máy, lái xe tải + taxi (ngoài ra còn làm bảo vệ, dệt lụa, chở hàng, nói chung là lao động phổ thông), mỗi lần gặp khó là bỏ cuộc tìm nghề khác làm. Cuối cùng thì cưới vợ đã 1 đời chồng, 1 đời con, nhà vợ có lò sản xuất bánh. Tưởng ổng có vợ con vào sửa tính được nhưng mà vẫn hay than thở là bị lợi dụng sức lực, làm việc cho nhà vợ không tích được đồng nào, tị nạnh với công nhân,... Mùa giãn cách này đóng cửa không làm được thì lại xuống nhà ngoại em than thở, cho đồ ăn nhất quyết không lấy, chỉ lấy tiền thôi. Nhà ngoại cũng đánh tiếng với em, kiểu nhắc khéo để giúp đỡ anh, làm tháng mấy ngàn đô mà không xì tiền ra giúp,.... Em thì không muốn cho mà vợ em thì nó tự ái, sợ nói nhà vợ giữ tiền này nọ nên nó tự ý bắn thẳng tiền qua nhà ngoại đưa dùm, dặn đừng nói tiền em giúp
. Nghĩ lại thói đời thật lạ, thằng thì học tập làm việc thì bị trách móc, thằng thì ngồi than vãng không làm gì mà các cụ lại muốn giúp đỡ, đối với em thì đời ổng đã bỏ qua quá nhiều cơ hội rồi, bị như vậy là đúng. Tài sản của ông bà sau này (có thể) để lại thì ổng cũng ráng xí phần trước, nói thẳng là "thằng em này bây giờ êm rồi, có nhà vợ lo nửa đời còn lại, chứ đâu khổ như anh". Qua nhà ngoại cứ đặt câu hỏi là: "Cũng là anh em mà sao thằng giàu quá, thằng nghèo quá vậy?"
.
Bực mình là vậy, nhưng nhờ tấm gương xấu trước mắt đó mà em mới rút kinh nghiệm để có cuộc sống tốt hơn. Làm càng nhiều thì mới gặp thất bại nhiều, các bác
nên làm quen với thất bại khi làm việc trong ngành lập trình này (em chưa gặp ai viết code mà không bao giờ bug cả
), đặc biệt là dân tay ngang như em. Quay lại lúc em nghỉ việc ở cty lương net 12 củ, lúc này em stress nặng lắm. Tính tới thời điểm đó là tháng thứ 7 sau khi em nghỉ việc để học lập trình rồi, job vừa làm mấy ngày đã bị "đuổi", nhà vợ biết thì cũng cổ vũ em nhưng là đàn ông mà, càng cổ vũ em càng buồn. Lúc này a mentor .M biết được cũng bó tay kêu rải CV tiếp thôi, kiếm công ty nào đàng hoàng mà làm,... nghiệt ngã là sau em rãi CV tiếp tục nhưng ít có cty gọi đi phỏng vấn (thực ra vẫn như lúc trước thôi, nhưng mà khi các bác gấp và bị stress thì hay suy nghĩ theo hướng tiêu cực hơn). May sao chuyện em nghỉ việc ở cty 12 củ net đến tai ông .P (mentor thứ 3), Director của công ty cũ (công ty mà a mentor M và bạn gái em đang làm, cái ông truyền cảm hứng cho em học lập trình ấy). Ổng đưa cho em 1 deal: "trong vòng 1 tháng, em phải nắm được tech stack của công ty một cách cơ bản, anh sẽ xin cho em làm intern ở cty (có lương)". Em mừng như bắt được vàng các bác ạ, vì dù làm intern ít lương nhưng cũng hơn cái bánh vẽ 12 củ của bọn vừa rồi, môi trường dev toàn level middle trở lên ( start-up vốn nươc ngoài, thuê ông nào chất ông đó mặc dù ít người). Thế là em bắt đầu cuộc hành trình 1 tháng học tập hard core.
Tech Stack của công ty nghĩa là các công nghệ mà công ty đang sử dụng để lập trình, phần front-end dùng thư viện nào, back-end dùng ngôn ngữ nào, thư viện gì, Database,.... Đến lúc này em mới biết Tech Stack của công ty đang thay đổi, giai đoạn làm demo kiếm khách hàng đã qua rồi nên Stack Javascript (nodejs + React với ưu điểm phát triền nhanh ban đầu) sẽ giữ lại một số phần, còn lại sẽ chuyển sang Stack Golang-VueJS (+TypeScript). Nói chung là mỗi ngôn ngữ, thư viện sẽ có ưu và nhược điểm, tuỳ vào use-case mà pick công nghệ phù hợp. Task đầu tiên là làm lại 1 demo trong CV của em bằng VueJS (thư viện front-end tương tự như ReactJs). Thời gian đầu khi làm task em rất sock và mất động lực các bác ạ, lúc đó em nghĩ chỉ cần học thêm phần NodeJs (cũng là ngôn ngữ Javascript mà em đã học) thì có thể vào làm được, bây giờ quăng 1 Stack mới trong 1 tháng thì làm sao em học kịp
.
Đấu tranh tư tưởng 1 thời gian thì em cũng bắt đầu ngồi học, và thực tế
thời gian khó khăn nhất khi học 1 thứ mới là thời gian đầu tiên ạ (lúc trong đầu có ý định học cho đến lúc bắt đầu học). Khi mà đã vào flow học rồi thì cảm giác khó chịu sẽ mất đi từ từ, lần này có vẻ em phải học thật nhiều thứ trong thời gian ngắn nhưng thời gian 6 tháng học tập trước đó không phải là vô ích. Thay vì em phải mò mẫm từng video trên các khoá học online thì lần này em chỉ đọc document của phần đang học mà apply. Phần nào mới hoặc quên thì cứ search Google, việc re-search này cũng nhanh hơn do biết cách search (giữa 1 người mới học lập trình và người học được vài tháng thì cách re-search nó đã khác nhau rồi). Ông mentor .P thì không bao giờ cầm tay chỉ việc, ổng nói trước là gặp vấn đề gì khó khăn thì cố mà tự tìm cách giải quyết, nếu hết cách rồi thì mới hỏi tới ổng => làm việc thực tế cũng vậy,
phần technical tự mà tìm hiểu chứ đừng nghĩ tới việc hỏi người khác đầu tiên, khi đã tìm hiểu đủ nhiều thì tự khắc sẽ có câu trả lời. Ổng chỉ support các case liên quan đến mindset, kinh nghiệm khi mà ổng đã làm rất nhiều dự án, sự support này là có giá trị nhất vì khi bạn tự rút kinh nghiệm được thì bạn đã fail một vài lần rồi. Design Pattern cũng là một dạng kinh nghiệm của developer thế giới (level guru).
Sau 1 tháng thì có chuyện không vui xày ra, mặc dù ông mentor .P là Director nhưng về cơ bản là một người dev nhiều kinh nghiệm + quản lý team + giấy tờ thuế má. Vẫn nằm dưới 1 bậc so với ông founder + owner, chính là thằng chủ thực sự bỏ vốn ra cho công ty ạ. Mặc dù a mentor .P cố thuyết phục về việc chuyển hướng theo kiểu đào tạo nhân tài (người giỏi hoặc có khả năng sẽ giỏi) cho công ty nhưng mà đối với người chủ (là người nước ngoài) thì không nghĩ vậy, đối với ông ấy, việc bỏ nhiều tiền để thuê thêm dev có trình độ cao là chuyện bình thường, không cần tuyển intern để giảm chi phí làm gì. Nói tóm lại là em sẽ không được nhận
, và dù công ty có thiếu người nhưng sẽ chỉ tuyển senior.
Em biết tin thì buồn lắm nhưng mà cũng không trách ông mentor .P được, dỗi với ổng kiểu bây giờ làm sao thành senior đây anh
. Ổng cũng trả lời chân thành là: "
Em muốn thành senior thì em phải suy nghĩ và hành động giống như một senior vậy, từng dòng code em viết ra sẽ thể hiện được em là con người như thế nào". Ổng tin là em sẽ kiếm được việc thôi, vì trong quá trình tiếp xúc ổng thấy em có tiềm năng. So với các anh mentor khác thì ông .P có level cao nhất, kinh nghiệm nhiều nhất, nói chung uy tín đầy mình nên sau này em cố mà học theo lời ổng lắm
.
Sau một tháng traning, mặc dù Golang hay VueJs sau này đi làm em không có đụng tới nữa. Nhưng mà về mindset, thái độ của em thay đổi nhiều và nó đi theo em đến tận bây giờ. Sau này đi làm gặp requirement khó khăn thế nào cũng đé* áp lực bằng requirement trong 1 tháng này
. Gặp vấn đề gì khó cũng kiên trì ngồi research, đọc document để tự giải quyết. Từng dòng code, từng commit (git commit tra Google nha các bác) của em là những dòng code tốt nhất mà em có thể viết ra tại thời điểm đó.
Say đó em tiếp tục xin việc, em chỉ gửi CV tới các Cty mà em có khả năng pass + trao đổi kỹ với HR trước khi phỏng vấn (để đỡ mất time). Thời gian này em phỏng vấn tại 2 công ty, một với title middle, một với title junior. Rồi đến một ngày gần cuối tháng thứ 8 (kể từ khi em bắt đầu học lập trình), em nhận được offer của công ty outsource nước ngoài (apply Junior nhưng đậu fresher). Còn lý do gì mà em apply luôn cả middle hay Junior dev + quá trình phỏng phấn và làm việc tại công ty outsource thì em sẽ kể vào phần sau nhé
.
(To be continue...)
Li Ti
ngành này nghe nói học đủ thứ, học mệt như trâu sau ra cũng code như mình.,
ngành này nghe nói học đủ thứ, học mệt như trâu sau ra cũng code như mình.,
Thì mấy cháu đi nghiên cứu đâu.
Đa số nghèo rách đít nên theo nghề này mong kiếm cơm thôi.
Nên học xong cũng lao theo cơm áo gạo tiền hết.
Sent from Nokia 6969 using vozFApp
Squirtle9x
Khối kỹ thuật thôi nhé. Còn cao nhất các trường vẫn là Kinh tế đối ngoại nha các ae. Để dân khối kinh tế đỡ tủi
Aristides
Lại sắp phải lôi văn mẫu...ngược ra để cảnh tỉnh các cháu à?
Nhân tiện thì cái ngành khoa học máy tính = công nghệ thông tin
Khác cái là ở nước ngoài người ta chỉ dùng khoa học máy tính (computer science), kỹ thuật phần mềm (software engineering) chứ công nghệ thông tin (information technology) là con khỉ gì, người ta éo biết
Ở Việt Nam có "ưu điểm" là thuật ngữ, tên gọi gì nó như là một đống bùi nhùi. Thành ra chúng ta có ngành công nghệ thông tin là một ngành, khoa học máy tính cũng là một ngành riêng. Chứ thật ra xét theo hệ quy chiếu tương đối thì ở nước ngoài, khoa học máy tính = công nghệ thông tin ở Việt Nam
dinhphong2610
Học Computer Science chuẩn bài rồi, định hướng tốt tí algorithms, data structure nữa ra trường apply FAANG, Sea, Grab, .., các kiểu, Hoặc cháu nào thích research AI/ML thì apply PhD oversea. Đừng nghe mấy thằng vozer làm culi coder chuyên gọi thư viện trong này, lương nhiều thằng coder không quá 1k5 phải làm part time, freelance kiếm cơm thêm trong khi người ta giỏi lương min 100k một năm rồi
, senior thì 200-300k còn k thích đi nước ngoài thì apply mấy cty top đầu vn lương vẫn trên 2k
Học Computer Science chuẩn bài rồi, định hướng tốt tí algorithms, data structure nữa ra trường apply FAANG, Sea, Grab, .., các kiểu, Hoặc cháu nào thích research AI/ML thì apply PhD oversea. Đừng nghe mấy thằng vozer làm culi coder chuyên gọi thư viện trong này, lương nhiều thằng coder không quá 1k5 phải làm part time, freelance kiếm cơm thêm trong khi người ta giỏi lương min 100k một năm rồi
, senior thì 200-300k còn k thích đi nước ngoài thì apply mấy cty top đầu vn lương vẫn trên 2k
Nói thì dễ lắm
Nhưng đến cái quy hoạch động mà còn đéo biết làm mà đòi vào big tech, research AI/ML rồi đi học tiến sĩ các kiểu
Tôi cũng đéo hiểu cái quy hoạch động là cái éo gì, bài toán con gối nhau là cái éo gì. Thôi thì đành phận làm thợ code culi vậy
Học Computer Science chuẩn bài rồi, định hướng tốt tí algorithms, data structure nữa ra trường apply FAANG, Sea, Grab, .., các kiểu, Hoặc cháu nào thích research AI/ML thì apply PhD oversea. Đừng nghe mấy thằng vozer làm culi coder chuyên gọi thư viện trong này, lương nhiều thằng coder không quá 1k5 phải làm part time, freelance kiếm cơm thêm trong khi người ta giỏi lương min 100k một năm rồi
, senior thì 200-300k còn k thích đi nước ngoài thì apply mấy cty top đầu vn lương vẫn trên 2k
Bơm ít thôi my friend. Cái khoảng cách giữa SEA, Grab nó còn cách FAANG xa lắm đấy. DSA thì tài liệu, bài giải đầy ra nhưng thấm nổi không mới là vấn đề. Lên nhanh cái group VNOI ấy, chúng nó giải mấy bài khó trên codeforce, đi tham gia competive programming như cơm bữa nhưng đc bao nhiêu thằng làm ở Grab hay SEA, chưa bàn đến FAANG. Môi trường enterprise nó cần nhiều hơn là DSA đấy.
KHMT học khoai lắm, nặng lý thuyết, giải thuật
hồi sv mình học công nghệ phần mềm, hồi đại cương có học mấy môn của bên KHMT. Nhớ mãi cái bài tìm đường ngắn nhất với mấy cái giải thuật tính nước đi của quân mã quân hậu trên bàn cờ. ĐM học chẳng hiểu cái cc gì cứ như tụng kinh.
Còn cả môn Mathlab củ chuối vkl. k biết giờ các cháu còn học Mathlab k nhỉ??
confemale
bách khoa chỉ có khoa học máy tính với kỹ thuật máy tính chứ mấy
k học khmt thì học cái gì bây giờ
Sinh tử hữu mệnh
Tây lông, Tàu khựa thì thế nào? Không tính y dược, khoa học xã hội ra thì ngành kỹ thuật nào cao nhất? Vozer sống lâu ở nước ngoài review đê.
KHMT học khoai lắm, nặng lý thuyết, giải thuật
hồi sv mình học công nghệ phần mềm, hồi đại cương có học mấy môn của bên KHMT. Nhớ mãi cái bài tìm đường ngắn nhất với mấy cái giải thuật tính nước đi của quân mã quân hậu trên bàn cờ. ĐM học chẳng hiểu cái cc gì cứ như tụng kinh.
Còn cả môn Mathlab củ chuối vkl. k biết giờ các cháu còn học Mathlab k nhỉ??
Bên Mỹ chỉ ngành kỹ sư mới học và xài matlab thui chứ tụi CS không có
Computer Science là ngành ở Mỹ tụi nó học đầy học về lý thuyết máy tính này nọ. Còn tụi ở VN học CNTT chỉ là đi code dạo thui vậy mà đòi hơn trình lập trình viên Mỹ. Ngành này hình như chỉ mở ở VN gần đây thui
Không học CNTT thì im mẹ cái mồm vào.
hdpdp11
Thằng bẹn qua Mĩ học tiến sĩ cách đây mấy năm bảo ngành này học xong về VN cũng ko dụng võ mà sao đã lên cao thế nhỉ ? Các anh cho hỏi thật học xong về thì làm gì ?
Thằng bẹn qua Mĩ học tiến sĩ cách đây mấy năm bảo ngành này học xong về VN cũng ko dụng võ mà sao đã lên cao thế nhỉ ? Các anh cho hỏi thật học xong về thì làm gì ?
thợ code
Mà ở Việt Nam bộ có ngành nào dụng võ được à?
thợ code
Mà ở Việt Nam bộ có ngành nào dụng võ được à?
tôi ngoại đạo mà nên mới hỏi, thằng kia học xong tiến sĩ vật vờ mãi đến covid vừa mới về
)
blockchain
nói thật ngành này ở VN 99% rồi ra trường cũng chuyển hướng đi code, tester thôi...
có nhiều môn liên quan chỉ mấy ông thầy đầu ngành mới hiểu được mà chưa chắc truyền đạt được vì hàm lượng toán + trừu tượng nhiều quá, sinh viên không hiểu nổi!
Còn mấy anh thầy cô trẻ thì thôi...dạy bâng quơ theo sách chứ mấy ảnh chỉ cũng có hiểu mẹ gì đâu
P/s: đừng bạn trẻ nào theo chuyên ngành ngôn ngữ học máy tính nhé! Suốt ngày phân tích câu: Nam đi học, Nam và Lan đi học , Lan học xong rồi làm bài tập
KHMT học khoai lắm, nặng lý thuyết, giải thuật
hồi sv mình học công nghệ phần mềm, hồi đại cương có học mấy môn của bên KHMT. Nhớ mãi cái bài tìm đường ngắn nhất với mấy cái giải thuật tính nước đi của quân mã quân hậu trên bàn cờ. ĐM học chẳng hiểu cái cc gì cứ như tụng kinh.
Còn cả môn Mathlab củ chuối vkl. k biết giờ các cháu còn học Mathlab k nhỉ??
Khoai bằng xây dựng không thím.
hopevnn
Chương trình CNTT ở Việt Nam nó chính là KHMT chứ đếu gì, kiểu đặt tên của Việt Nam nó gây lú kinh khủng
xây dựng nó có lịch sử hàng trăm năm rồi, còn cái này học là nổ não nhé (tin thì ít mà toán thì nhiều) , không phải toán công thức mà toán rời rạc logic
xây dựng nó có lịch sử hàng trăm năm rồi, còn cái này học là nổ não nhé (tin thì ít mà toán thì nhiều) , không phải toán công thức mà toán rời rạc logic
Sao bọn kĩ sư xd trên gr lúc nào cũng ra rả ngành xây dựng học khó nhất, khó hơn Y, khó hơn Dược, IT luôn.
Sao bọn kĩ sư xd trên gr lúc nào cũng ra rả ngành xây dựng học khó nhất, khó hơn Y, khó hơn Dược, IT luôn.
Ví dụ thử đi xem hơn SBVL k :v
sức bền vật liệu thì chắc ngang kiến trúc máy tính thôi...
nói thật chứ nếu như cho thi thật thì nhiều môn của ngành KHMT, sinh viên rớt nguyên lớp (vì cả giảng viên + sinh viên có hiểu mẹ gì đâu)
Thằng bẹn qua Mĩ học tiến sĩ cách đây mấy năm bảo ngành này học xong về VN cũng ko dụng võ mà sao đã lên cao thế nhỉ ? Các anh cho hỏi thật học xong về thì làm gì ?
Ngành này phổ biến vậy mà sao không có đất dụng võ được. Học tiến sĩ thì tất nhiên vào các trường ĐH vừa nghiên cứu vừa giảng dạy tiếp thôi. Ngay cả các ngành công nghệ cao như thiết kế chip mà các thầy còn tiếp cận nghiên cứu được, thì cái ngành KHMT này chỉ đơn giản cần cái máy tính là có thể làm việc và tiếp cận được.
học XD khoai chỗ nào vậy thím ? Mình thấy dễ mà. có format hết rồi, làm đồ án thì quanh đi quẩn lại dựng etab, chạy nội lực, bỏ vào excel, thuyết minh thì lấy cái có sẵn rồi thay số nội lực thép của mình vào là xong.
còn mấy môn như sức bền, cơ lý thuyết thì thật ra nó còn dễ hơn data structure, algorithm bên IT đó thím.
Ngành này phổ biến vậy mà sao không có đất dụng võ được. Học tiến sĩ thì tất nhiên vào các trường ĐH vừa nghiên cứu vừa giảng dạy tiếp thôi. Ngay cả các ngành công nghệ cao như thiết kế chip mà các thầy còn tiếp cận nghiên cứu được, thì cái ngành KHMT này chỉ đơn giản cần cái máy tính là có thể làm việc và tiếp cận được.
ngành này cần não nhiều hơn là cần máy tính nhé
tiencua48651
Sáng giờ chắc không dưới 3 bài về vấn đề điểm chuẩn ngành học liên quan đến cntt rồi
Ngành này phổ biến vậy mà sao không có đất dụng võ được. Học tiến sĩ thì tất nhiên vào các trường ĐH vừa nghiên cứu vừa giảng dạy tiếp thôi. Ngay cả các ngành công nghệ cao như thiết kế chip mà các thầy còn tiếp cận nghiên cứu được, thì cái ngành KHMT này chỉ đơn giản cần cái máy tính là có thể làm việc và tiếp cận được.
Tại tôi ngoại đạo mà, nó chỉ sợ học xong về VN đi code mất công học thiến sĩ khoa học máy tính Mĩ nên ở lỳ bên đó mới về có từ đầu năm thôi. Ý tôi là ứng dụng đi làm vs lương cao, cháu nó sợ về trái ngành trái nghề hoặc đi làm giảng viên lương 3 cọc 3 đồng
blockchain
Ví dụ: Chứng minh hình thức bằng luật phân giải cho đoạn văn sau đây: “ Nam hoặc là chuyên gia hoặc là người cá biệt. Nếu Nam là chuyên gia thì Nam có nhiều báo cáo có tiếng và được đồng nghiệp tin cậy. Nếu Nam có nhiều báo cáo có tiếng thì hộp thư của Nam có nhiều thư. Nếu Nam là người cá biệt thì Nam không được bạn bè tôn trọng. Quan sát thấy rằng, hộp thư của Nam không có nhiều thư “. chứng mính: “Nam không được bạn bè tôn trọng.“
Ví dụ: Chứng minh hình thức bằng luật phân giải cho đoạn văn sau đây: “ Nam hoặc là chuyên gia hoặc là người cá biệt. Nếu Nam là chuyên gia thì Nam có nhiều báo cáo có tiếng và được đồng nghiệp tin cậy. Nếu Nam có nhiều báo cáo có tiếng thì hộp thư của Nam có nhiều thư. Nếu Nam là người cá biệt thì Nam không được bạn bè tôn trọng. Quan sát thấy rằng, hộp thư của Nam không có nhiều thư “. chứng mính: “Nam không được bạn bè tôn trọng.“
cái này sao tôi thấy quen quen nhỉ. Có phải là logic mệnh đề k ta?? Học đại cương lâu quá rồi k nhớ nổi, chữ thầy trả thầy hết. Giờ đi làm culi coder
Tại tôi ngoại đạo mà, nó chỉ sợ học xong về VN đi code mất công học thiến sĩ khoa học máy tính Mĩ nên ở lỳ bên đó mới về có từ đầu năm thôi. Ý tôi là ứng dụng đi làm vs lương cao, cháu nó sợ về trái ngành trái nghề hoặc đi làm giảng viên lương 3 cọc 3 đồng
có bằng khmt ở mỹ thì ở mẹ đấy về vn làm gì. VN toàn outsource dùng hàng build sẵn chứ có mấy thằng product R&D đâu. Mà ngành này đặc thù là phải nghiên cứu rất nhiều => kiếm thằng rót vốn làm product.
Hồi sv làm bài tập lớn lập trình web mình lên gặp ông thầy nói chuyện. Ông ấy đang tiếp một nhóm khác bảo mình ngồi chờ. Bọn đó làm .NET, đề tài kỹ thuật phân tích hình ảnh biển số xe cho hệ thống camera giao thông. Thấy chúng nó chém gió các thuật toán dữ lắm. Mình thì nghĩ thầm lên lấy mẹ cái AI của thằng microsoft về mà làm cho nó nhanh. Ngồi viết thuật toán chắc đến mùa quýt mới xong. Mà viết xong qua môn thì lại vứt xó chứ có ứng dụng được cái cm gì đâu.
n3_bmt
Tội mấy bé chiếu mới, nghành này mà ko có đam mê, thích thú thì tốn thời gian học thôi. Kể cả có học xong thì ra làm manual test lương cũng k cao
huyggmu
KHMT nghe tên kiêu hơn hẳn, nặng về thuật toán.
voz_name
Giảng viên dạy mấy lớp này chắc khỏe
Toàn tụi giỏi vl
Giảng phát, hiểu ngay
Dân dễ bị dắt mũi vl, hồi 2012-2016 thì CAQĐ điểm chót vót trên trời do báo chí đưa tin kinh tế khó khăn, giờ thì chỗ nào cũng quảng cáo IT lương cao dân lại đổ xô thi vào hết.
Tại tôi ngoại đạo mà, nó chỉ sợ học xong về VN đi code mất công học thiến sĩ khoa học máy tính Mĩ nên ở lỳ bên đó mới về có từ đầu năm thôi. Ý tôi là ứng dụng đi làm vs lương cao, cháu nó sợ về trái ngành trái nghề hoặc đi làm giảng viên lương 3 cọc 3 đồng
Nghe là biết ông đấy coi thường VN rồi, thôi ổng ở bển luôn đi
Tại vì muốn biết tình hình việc ở VN thế nào thì cứ vào ITviec, linkedin là biết có việc đúng stack không, lương thế nào rồi, tổng quan hơn thì topdev có làm cái báo cáo thống kê tình hình IT ở VN thấy cũng tương đối chính xác về các lĩnh vực, mức lương...Mà học tới tiến sĩ mà không lẽ không có connect nào với các thầy cô ĐH, cộng đồng PhD VN mà nghĩ làm giảng viên thu nhập 3 cọc 3 đồng
sức bền vật liệu thì chắc ngang kiến trúc máy tính thôi...
nói thật chứ nếu như cho thi thật thì nhiều môn của ngành KHMT, sinh viên rớt nguyên lớp (vì cả giảng viên + sinh viên có hiểu mẹ gì đâu)
Kiến trúc máy tính khó hơn. Toàn lý thuyết học thuộc, mà có khi mấy cái lý thuyết đấy ông thầy đứng trên bục giảng cũng đéo hiểu đâu.
Giảng về cấu trúc tập lệnh con chip x86 mà cả VN đã thiết kế được ra con chip đéo nào đâu.
Dân dễ bị dắt mũi vl, hồi 2012-2016 thì CAQĐ điểm chót vót trên trời do báo chí đưa tin kinh tế khó khăn, giờ thì chỗ nào cũng quảng cáo IT lương cao dân lại đổ xô thi vào hết.
Bên mỹ bọn sv theo toán, vật lý thuần về kh cơ bản với cơ khí nhiều không mày chứ ở VN mấy ngành kể trên ít người theo lắm
MỸ không rõ chứ bên EU bọn theo ngành toán gần như bắt buộc phải học tiếp chuyên ngành hẹp ở bậc thạc sĩ. Lên thạc sĩ vào chuyên ngành hẹp thì một là toán kinh tế-tài chính-bảo hiểm, hai là toán kỹ thuật(Toán-Lý, cơ..) ba là theo khoa học dữ liệu, ít lựa chọn nhất là tiếp tục theo toán- làm nghiên cứu( giải tích , đại số...)
Theo thuần toán giờ chắc chỉ có làm giáo viên thôi.
Tôi nhớ môn này ngày xưa có 1 chương về nguyên lý hoạt động và cấu trúc tập lệnh của con chip x86 cơ anh. Nghe ông thầy đứng trên bục chém gió thấy cao siêu vl ra, như kiểu thầy là tổng công trình sư của Intel
Nghe là biết ông đấy coi thường VN rồi, thôi ổng ở bển luôn đi
Tại vì muốn biết tình hình việc ở VN thế nào thì cứ vào ITviec, linkedin là biết có việc đúng stack không, lương thế nào rồi, tổng quan hơn thì topdev có làm cái báo cáo thống kê tình hình IT ở VN thấy cũng tương đối chính xác về các lĩnh vực, mức lương...Mà học tới tiến sĩ mà không lẽ không có connect nào với các thầy cô ĐH, cộng đồng PhD VN mà nghĩ làm giảng viên thu nhập 3 cọc 3 đồng
PhD CS về VN đâu có đất dụng võ, chỉ có Vin thì may ra, miền nam thì có Axon, đếm trên đầu ngón tay.
Tôi nhớ môn này ngày xưa có 1 chương về nguyên lý hoạt động và cấu trúc tập lệnh của con chip x86 cơ anh. Nghe ông thầy đứng trên bục chém gió thấy cao siêu vl ra, như kiểu thầy là tổng công trình sư của Intel
Tập lập chỉ là 1 bước thôi. Còn từ tập lệnh ra con cpu là khác. Ví dụ mấy hãng thiết kế cpu dùng chung tập lệnh của ARM nhưng con Snap với con Exynos đâu có design giống nhau, tốc độ cũng khác. Mà thằng Arm nó cũng design sẵn cho đám kia custom lại
Tôi nhớ môn này ngày xưa có 1 chương về nguyên lý hoạt động và cấu trúc tập lệnh của con chip x86 cơ anh. Nghe ông thầy đứng trên bục chém gió thấy cao siêu vl ra, như kiểu thầy là tổng công trình sư của Intel
Thế ông ấy có làm cho intel k anh, gv BK hay làm cho intel mà, có khi làm cho TSMC hay Nvidia nữa ý.
7.am
Để học ra làm coder thì học mấy cái ngành như công nghệ phần mềm hay công nghệ thông tin gì đó hợp lý hơn. Chứ học khoa học máy tính toàn học nhập môn mấy môn như: tối ưu hóa, toàn rời rạc, lý thuyết nhận dạng, học máy, tính toán mềm, tính toán song song, trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu... nghe thì nguy hiểm rồi ra làm code có động đến đâu. Vừa lấy bằng kỹ sư khoa học máy tính
mà méo biết gì
Thì chiến tranh xong nhu cầu xây dựng tăng cao thôi phen. Còn thực ra tôi thấy bây giờ xây dựng việc vẫn nhiều mà, kiếm nhiều hay ít thì tuỳ khả năng mỗi người. Bạn tôi học ngành này ra thì còn mỗi 1 đứa theo nghề làm startup phông bạt, mấy đứa thì đứa đi bán thuốc, đứa làm thầy giáo luyện thi ĐH với còn lại là bán hàng online
Thì chiến tranh xong nhu cầu xây dựng tăng cao thôi phen. Còn thực ra tôi thấy bây giờ xây dựng việc vẫn nhiều mà, kiếm nhiều hay ít thì tuỳ khả năng mỗi người. Bạn tôi học ngành này ra thì còn mỗi 1 đứa theo nghề làm startup phông bạt, mấy đứa thì đứa đi bán thuốc, đứa làm thầy giáo luyện thi ĐH với còn lại là bán hàng online
thì ngành này k bao h thất nghiệp mà. Chả hiểu sao người ta cứ bỏ nghề.
qhuy729
giai thoại 300 bài code thiếu nhi kiếm lương ngàn đô đã hại ko biết bao nhiêu cháu nhảy vào cái nghề úp mặt vào màn hình máy tính này
giai thoại 300 bài code thiếu nhi kiếm lương ngàn đô đã hại ko biết bao nhiêu cháu nhảy vào cái nghề úp mặt vào màn hình máy tính này
IT giờ là vua các nghề rồi.
Úp mặt vào máy tính nhưng tương lai lập trình điều khiển máy móc xây dựng công trình từ xa
Điều khiển UAV tác chiến
Điều khiển máy móc sản xuất
Các lệnh vay, cho vay, ck sẽ khớp hoàn toàn trên phần mềm.
Nhân viên IT là tinh hoa nhân loại. Sau này thế giới sẽ chỉ có 2 loại người, đó là nhân viên IT và dalit