[Có hình]Review đi làm việc, công tác ở các nước ĐNA, Nam Á | theNEXTvoz…
[Có hình]Review đi làm việc, công tác ở các nước ĐNA, Nam Á | theNEXTvoz
arisato1508
Do bản chất công việc đi nhiều nơi nên mình lập thớt kể sơ về trải nghiệm đi công tác ở các nước. Tùy theo có được ủng hộ không mà mình viết tiếp.
Bangladesh
Một trong các nước nghèo nhất mà mình từng đi. Nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào ngành may mặc. Đa số người lớn trẻ em, bất kể nam nữ đều làm việc trong các xưởng may, xưởng vải, xưởng nhuộm. Thu nhập thì tuy có tăng hàng năm theo quy định nhưng tính theo tỉ giá $ thì vẫn thấp, thậm chí một số nơi giữ nguyên chỉ tầm trên dưới $100. Trong các xưởng may tỉ lệ nam thậm chí còn nhiều hơn nữ.
Đáp xuống sân bay thì quan cảnh y như sân bay tsn những năm 2000. Mặc dù giữa đêm nhưng người ở ngoài chờ kiều bào về đông nghẹt, lê lết khắp nơi.
Ấn tượng nhất với mình là hệ thống đường xá khá tệ. Đi một quãng đường từ thủ đô Dhaka tới khu công nghiệp cách 180km tốn khoảng 6h ngồi xe vì đường xá quá tệ. Sáng nào cũng phải thức từ 2-3h sáng mới đến chỗ làm đúng giờ. Ngồi trên xe cũng ko ngủ yên vì đường quá sốc, lại rất nhiều muỗi, ai hay bị muỗi bu thì thật thảm họa, ngồi xe đập liên hồi không biết bao nhiêu con. Mình ít bị muỗi bu mà những người đi chung ai cũng bị chích đầy người, sợ không biết có bệnh gì không.
Khách sạn để ở đàng hoang thì mắc kinh khủng. 1 đêm bằng tiền lương 1 tháng của công nhân. Mình ở Best Westerner Maple Leaf gần sân bay 1 đêm là $150 phòng ốc, ăn sáng hoàn toàn bình thường, không đặc biệt. Ăn sáng thì mình toàn nhờ nhân viên bỏ hộp đem theo vài món vì đi làm từ 2-3h sáng nên ks chưa dọn ra
Một điểm mình hơi chủ quan là cứ nghĩ thời tiết sẽ luôn nóng khoảng 40 độ nhưng thật ra mùa đông khá lạnh, có nơi xuống dưới 10 độ và sương mù dày. Hình này mình chụp lúc 9h sáng nhưng xung quanh cũng toàn sương.
Người dân Bangladesh thì hiền lành, không uống rượu, buổi tối cũng ko có nhiều loại hình giải trí nên họ thường đổ ra đường để nói chuyện với nhau như họp chợ. Đi ngoài đường buổi tối thấy rất nhiều người, mặc dù cũng ko buôn bán, hàng quán nhiều. Đồ ăn thì ngon, mình rất thích, theo mình thấy thì bề ngoài gần giống nhưng nêm nếm ngon hơn Ấn Độ, tuy không đẹp mắt lắm. Do ai cũng ăn bằng tay nên không tiện chụp lại món ăn. Ở bên đấy các quán fastfood như burger, pizza được coi là nhà hàng sang trọng và giá cũng rất đắt.
Hình này là 1 khu công nghiệp may. Các xưởng may ở đây thường đặt trong các nhà cao tầng chứ không phải nhà xưởng lộp tôn như ở vn. Các nhà thấp là khu trọ của công nhân. Thỉnh thoảng đi ngoài đường sẽ thấy rất nhiều nơi nhà cao tầng đang xây dựng chưa hoàn chỉnh thì người dân vào ở tạm luôn rất nguy hiểm.
Làm việc chung thì cảm nhận là tuy mình nói gì họ cũng sẽ làm theo nhưng do không hiểu bản chất quy trình nên làm đối phó hoặc không hứng thú lắm. Những người có học thức, nói tiếng Anh tốt, thì luôn ra vẻ và xem mình như một tầng lớp khác, khoe học vị, kiến thức, luôn dành phát biểu ý kiến(mặc dù vẫn ăn bóc)
Bên này đàn bà con gái ai cũng che đầu, quấn khăn, nên mình nhìn ai cũng như ai chẳng phân biệt dc
(các chap sẽ update sau)
Campuchia Malay Ấn Độ Lào Thái Lan (Đi chơi nhiều hơn đi công việc)
(Các chap không liên quan đến ĐNA nhưng sẽ kể chi tiết nếu có hứng)
Nhật Mỹ
Attachments
1609260519019.png
553.2 KB · Views: 5,410
1609260559033.png
544.4 KB · Views: 5,395
1609260575385.png
451.9 KB · Views: 5,401
1609260583542.png
570.8 KB · Views: 5,373
Last edited:
Tô Ngọc Bảo Linh
bookmark
G.D
thím làm nghề gì mà đi nhiều nước thế
vitonguyen
Hóng
Gửi từ Samsung SM-N985F bằng vozFApp
Swat_01
kể thêm chỗ ăn chơi, các khu đèn đỏ đi phen
hình như phen mới cầu hôn bằng nhẫn kim cương phải không nhỉ, sướng nha
Một điểm mình hơi chủ quan là cứ nghĩ thời tiết sẽ luôn nóng khoảng 40 độ nhưng thật ra mùa đông khá lạnh, có nơi xuống dưới 10 độ và sương mù dày. Hình này mình chụp lúc 9h sáng nhưng xung quanh cũng toàn sương
Vĩ độ nó cao hơn cả miền Bắc VN thì mùa đông lạnh cũng đúng thôi.
Đề nghị chủ thớt up ảnh to cho dễ nhìn, click vào ảnh cũng chỉ to hơn một tí, mất 50% hứng thú rồi.
trananh96tq
Chap tiếp đi thớt.
Mình được Sếp cho đi Ý học hỏi công nghệ từ đầu năm nhưng dịch bệnh toang quá. chưa đi được
)
Năm ngoái đi Thái lan mà trông mấy cái xưởng khuôn ép nhựa bên ý đỉnh vch. rồi đồ gá kiểm sản phẩm trông sộc sệch vờ lêu. mà đặt sp vào đóng phập phập phát chắc như nêm
Myanmar Phần 1
Myanmar, miến điện là nước mình đi nhiều, cảm xúc thích và ghét lẫn lộn. Thích vì người dân Myanmar hiền lành, lúc nào cũng cười thân thiện (kể cả những người gặp ngoài chợ, người lao động) mặc dù họ rất nghèo. Dân Myanmar thường xuất khẩu lao động sang các nước như Thái. Đất nước cũng hay có chiến tranh, thỉnh thoảng chính phủ tắt internet. Nhưng văn hóa các nước khác vẫn du nhập vào Myanmar khá nhanh, điển hình là xuống sân bay quán nước đầu tiên trong sân bay là Gong-cha
Nếu thích cái hiệu khác như Koi cũng có
1 Góc bánh mì Việt Nam xứ bạn
Thời gian đầu đầu tư vào Myanmar sớm thì có Hàn Quốc, Nhật, và có cả Việt Nam (Viettel ở Myanmar là Mytel được rất nhiều người xài 4g cũng tốt, ngoài ra có 1 số cty như thức ăn chăn nuôi, hóa chất,..) Trong hình là 1 khu thương mại trung tâm do Hoàng Anh Gia Lai đầu tư
Nhìn có vẻ sầm uất nhưng thật ra khu trung tâm Yangon không rộng lớn, chủ yếu dành cho người nước ngoài với các căn hộ cho thuê đắt đỏ. Người dân Myanmar tầng lớp lao động thì ở nhà tre dọc xung quanh các con đường lớn. Nhà bằng tre và lá gồm luôn cả bếp và 1 góc vệ sinh, điện thì câu thẳng từ đường dây cao thế, thỉnh thoảng đi ngoài đường thấy nhiều người trèo lên chắc là để sửa điện
Khí hậu Myanmar dễ chịu với người gốc SG như mình, lạnh lắm cũng ko dưới 20, nóng thì như SG. Bầu trời trong xanh, ít nhà cao tầng nên đi ra các vùng xa rất thích. Nói chung mình rất có thiện cảm với con người và đất nước Myanmar.
Last edited:
3am
up lên #1 cho dễ theo dõi fen ôi
Gửi bằng vozFApp
hyuungv23
Thớt hay, đánh dấu.
Lâu r mới thấy 1 thớt rv chất lượng bên voz tân
làm việc mà đi nhiều vậy sướng nhỉ. Công việc mơ ước vcl.
zdemons7
Có làm serie tuk tuk ko fen
Gửi từ Nokia 1280 bằng vozFApp
arisato1508
Myanmar
Phần 2. Mình viết hơi dài nên chắc phải 1 phần nữa mới nói hết về ăn uống, chỗ ở ở Myanmar. Các thím thông cảm.
Mình không thích đi công tác ở Myanmar lý do chính là vì phải làm việc chung với bọn chủ công ty người nước ngoài. Đặc điểm Myanmar là sản xuất gia công. Myanmar ngoại trừ đá quý thì các nguồn tài nguyên khác ít được đầu tư khai thác nên nguyên liệu thường nhập từ nước ngoài để gia công rồi lại xuất khẩu. Trích lời 1 giám đốc người Trung quốc “Đất nước này chả có cái gì, chỉ có nhân công là rẻ”. Và nhân công Myanmar rẻ thật, những người tỉnh lẻ cần phải có giấy chứng nhận tương tự như hộ khẩu thành phố ở vn để có thể đi làm ở các khu công nghiệp. Trong khi làm việc mình gặp vô số người Myanmar không biết đọc, biết viết chính ngôn ngữ của họ, không biết làm toán cộng trừ, môt số nhìn rõ ra là trẻ vị thành niên.
Thời gian đầu Hàn quốc đầu tư nhiều, mình còn nhớ rõ khoảng 5 năm trước lương công nhân Myanmar khoảng dưới $60 một người, khi ấy xưởng Hàn quốc mọc như nấm. Bây giờ thì trung quốc đầu tư vào nhiều, các công ty Hàn quốc lại thi nhau đóng cửa, nhất là đợt dịch vừa rồi nhiều nơi lấy cớ để đóng cửa vĩnh viễn hoặc bán lại cho các chủ Trung quốc để không trả tiền công. Hiện tại lương trung bình công nhân ở các xưởng trung quốc có thể lên tới $90
Tuy nghèo vậy nhưng người dân Myanmar, không thích tăng ca bằng được như một số nước. Ở Myanmar chủ lao động không được phép bắt công nhân tăng ca nếu không ký giấy phép đồng ý. Công nhân nếu không thích tăng ca có thể đi về sau khi hết giờ. Có nhiều trường hợp xảy ra đình công, biểu tình do chủ nhà máy Trung Quốc bắt tăng ca. Cảm nhận của mình là dân Myanmar không thích các chủ lao động Trung Quốc
Các nhà máy trong khoảng 5 năm gần đây do Trung Quốc đầu tư có quy mô rất lớn, thường là khoảng vài ngàn người trang máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất rất hiện đại. Do nhân công rẻ nên dây chuyền sản xuất thường to và dài hơn thích hợp làm đơn hàng lot lớn.
1 số máy tự động cắt vải, may, hệ thống hanger trong một nhà máy may. Ở vn các tay lớn như Việt Tiến cũng đầu tư nhưng tốc độ và quy mô thì không phát triển bằng .
Nhà xưởng cũng bưng nguyên mô hình từ Hàn, Trung qua nên rất vào quy cũ
Tuy nhiên có nhược điểm là các cty bán máy tự động này không có văn phòng đại lý ở Myanmar nên thường chỉ tới setup máy rồi về nước. Khi hư hỏng hoặc cài đặt mới thì rất tốn công nên một số máy đắp chiếu, mạng lưới điện 1 ngày cũng cúp 1,2 lần nên vẫn còn nhiều bất cập.
Hệ thống logistic cũng khá tệ, đi bằng đường tàu mất rất nhiều thời gian, có khi tính bằng tuần, tháng mới tới khách hàng. Sau này phía trung quốc còn nghĩ ra thêm chuyện đi đường bộ đến Thái Lan rồi đi Tàu để tiếp kiệm thời gian
Hình dưới là 1 kho của Hitachi. Sẽ dùng để chứa hàng hóa đã gia công, hàng này sẽ được vận chuyển bằng xe cont qua Thái Lan và khi xe cont về sẽ mang theo các mặt hàng nhu yếu phẩm như bột giặt, tã giấy, đồ gia dụng từ Thái ngược về để bán trong nước.
Người Myanmar làm việc chăm, làm đúng chỉ thị nhưng thao tác có hơi chậm, thong thả nên một số chủ Trung quốc đánh giá là lười. Theo mình thì tốc độ khoảng 70% so với lao động trung quốc mặc dù trẻ tuổi hơn. Chủ lao động người gốc Myanmar tự lập nghiệp, nói 2,3 thứ tiếng, mở văn phòng ở nước ngoài thì mình cũng có gặp nhưng rất ít, đếm trên đầu ngón tay và cũng bị chính dân Myamar ghét và trở thành đối tượng đình công, biểu tình.
Công nhận vốn quý nhất đời mình là các trải nghiệm đi đó đây. Gặp nhiều người có khi vẫn còn giữ quan hệ lâu dài đến giờ. Nhiều trải nghiệm ko tính ra bằng tiền được.
duynhat_ben
Hóng xem xã hội ở các nước thím đến
Riki1405
Má ra nhanh thớt ơi hóng vcl
Thích nhất thể loại review con người, xã hội, kinh tế các nước như thế này.
Hình như có đi chùa vàng, để mình xem có tấm ảnh nào ko
Công nhận vốn quý nhất đời mình là các trải nghiệm đi đó đây. Gặp nhiều người có khi vẫn còn giữ quan hệ lâu dài đến giờ. Nhiều trải nghiệm ko tính ra bằng tiền được.
mình nghĩ thím với mình từng làm chung JD nhỉ, kiểu field service engineer. nhưng thím bên ngành may mặc, mình thì bên viễn thông. nể thím đi nhiều thật, mình đi loanh quanh được vài nước trong DNA đã thấy mệt, thím đi cả nửa vòng trái đất. cơ mà công nhận mang lại trải nghiệm và các mối quan hệ rất thú vị, cảm giác như là công dân toàn cầu vậy, bạn bè vài nước có một ít, giữ mqh ngoài công việc cũng rất thú vị
Dougie V.
Hóng
racist_china
hóng
Ku Shinosuke
bookmark hóng
sweet88
phân tích cách con gái Miến đi bác. mình thấy nhiều em cũng nuột ghê
Do bản chất công việc đi nhiều nơi nên mình lập thớt kể sơ về trải nghiệm đi công tác ở các nước. Tùy theo có được ủng hộ không mà mình viết tiếp.
Bangladesh
Một trong các nước nghèo nhất mà mình từng đi. Nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào ngành may mặc. Đa số người lớn trẻ em, bất kể nam nữ đều làm việc trong các xưởng may, xưởng vải, xưởng nhuộm. Thu nhập thì tuy có tăng hàng năm theo quy định nhưng tính theo tỉ giá $ thì vẫn thấp, thậm chí một số nơi giữ nguyên chỉ tầm trên dưới $100. Trong các xưởng may tỉ lệ nam thậm chí còn nhiều hơn nữ.
View attachment 348289 Đáp xuống sân bay thì quan cảnh y như sân bay tsn những năm 2000. Mặc dù giữa đêm nhưng người ở ngoài chờ kiều bào về đông nghẹt, lê lết khắp nơi.
Ấn tượng nhất với mình là hệ thống đường xá khá tệ. Đi một quãng đường từ thủ đô Dhaka tới khu công nghiệp cách 180km tốn khoảng 6h ngồi xe vì đường xá quá tệ. Sáng nào cũng phải thức từ 2-3h sáng mới đến chỗ làm đúng giờ. Ngồi trên xe cũng ko ngủ yên vì đường quá sốc.
View attachment 348290 Khách sạn để ở đàng hoang thì mắc kinh khủng. 1 đêm bằng tiền lương 1 tháng của công nhân. Mình ở Best Westerner Maple Leaf gần sân bay 1 đêm là $150 phòng ốc, ăn sáng hoàn toàn bình thường, không đặc biệt. Ăn sáng thì mình toàn nhờ nhân viên bỏ hộp đem theo vài món vì đi làm từ 2-3h sáng nên ks chưa dọn ra
View attachment 348291
Một điểm mình hơi chủ quan là cứ nghĩ thời tiết sẽ luôn nóng khoảng 40 độ nhưng thật ra mùa đông khá lạnh, có nơi xuống dưới 10 độ và sương mù dày. Hình này mình chụp lúc 9h sáng nhưng xung quanh cũng toàn sương.
View attachment 348292 Người dân Bangladesh thì hiền lành, không uống rượu, buổi tối cũng ko có nhiều loại hình giải trí nên họ thường đổ ra đường để nói chuyện với nhau như họp chợ. Đi ngoài đường buổi tối thấy rất nhiều người, mặc dù cũng ko buôn bán, hàng quán nhiều. Đồ ăn thì ngon, mình rất thích, theo mình thấy thì bề ngoài gần giống nhưng nêm nếm ngon hơn Ấn Độ, tuy không đẹp mắt lắm. Do ai cũng ăn bằng tay nên không tiện chụp lại món ăn. Ở bên đấy các quán fastfood như burger, pizza được coi là nhà hàng sang trọng và giá cũng rất đắt.
View attachment 348293 Hình này là 1 khu công nghiệp may. Các xưởng may ở đây thường đặt trong các nhà cao tầng chứ không phải nhà xưởng lộp tôn như ở vn. Các nhà thấp là khu trọ của công nhân. Thỉnh thoảng đi ngoài đường sẽ thấy rất nhiều nơi nhà cao tầng đang xây dựng chưa hoàn chỉnh thì người dân vào ở tạm luôn rất nguy hiểm.
Làm việc chung thì cảm nhận là tuy mình nói gì họ cũng sẽ làm theo nhưng do không hiểu bản chất quy trình nên làm đối phó hoặc không hứng thú lắm. Những người có học thức, nói tiếng Anh tốt, thì luôn ra vẻ và xem mình như một tầng lớp khác, khoe học vị, kiến thức, luôn dành phát biểu ý kiến(mặc dù vẫn ăn bóc)
Bên này đàn bà con gái ai cũng che đầu, quấn khăn, nên mình nhìn ai cũng như ai chẳng phân biệt dc
View attachment 348785
Myanmar, miến điện là nước mình đi nhiều, cảm xúc thích và ghét lẫn lộn. Thích vì người dân Myanmar hiền lành, lúc nào cũng cười thân thiện (kể cả những người gặp ngoài chợ, người lao động) mặc dù họ rất nghèo. Dân Myanmar thường xuất khẩu lao động sang các nước như Thái. Đất nước cũng hay có chiến tranh, thỉnh thoảng chính phủ tắt internet. Nhưng văn hóa các nước khác vẫn du nhập vào Myanmar khá nhanh, điển hình là xuống sân bay quán nước đầu tiên trong sân bay là Gong-cha
Nếu thích các hiệu khác như Koi cũng có
1 Góc bánh mì Việt Nam xứ bạn
Thời gian đầu đầu tư vào Myanmar sớm thì có Hàn Quốc, Nhật, và có cả Việt Nam (Viettel ở Myanmar là Mytel được rất nhiều người xài 4g cũng tốt, ngoài ra có 1 số cty như thức ăn chăn nuôi, hóa chất,..) Trong hình là 1 khu thương mại trung tâm do Hoàng Anh Gia Lai đầu tư
Nhìn có vẻ sầm uất nhưng thật ra khu trung tâm Yangon không rộng lớn, chủ yếu dành cho người nước ngoài với các căn hộ cho thuê đắt đỏ. Người dân Myanmar tầng lớp lao động thì ở nhà tre dọc xung quanh các con đường lớn. Nhà bằng tre và lá gồm luôn cả bếp và 1 góc vệ sinh, điện thì câu thẳng từ đường dây cao thế, thỉnh thoảng đi ngoài đường thấy nhiều người trèo lên chắc là để sửa điện
Khí hậu Myanmar dễ chịu với người gốc SG như mình, lạnh lắm cũng ko dưới 20, nóng thì như SG. Bầu trời trong xanh, ít nhà cao tầng nên đi ra các vùng xa rất thích. Nói chung mình rất có thiện cảm với con người và đất nước Myanmar.
Phần 2. Mình viết hơi dài nên chắc phải 1 phần nữa mới nói hết về ăn uống, chỗ ở ở Myanmar. Các thím thông cảm.
Mình không thích đi công tác ở Myanmar lý do chính là vì phải làm việc chung với bọn chủ công ty người nước ngoài. Đặc điểm Myanmar là sản xuất gia công. Myanmar ngoại trừ đá quý thì các nguồn tài nguyên khác ít được đầu tư khai thác nên nguyên liệu thường nhập từ nước ngoài để gia công rồi lại xuất khẩu. Trích lời 1 giám đốc người Trung quốc “Đất nước này chả có cái gì, chỉ có nhân công là rẻ”. Và nhân công Myanmar rẻ thật, những người tỉnh lẻ cần phải có giấy chứng nhận tương tự như hộ khẩu thành phố ở vn để có thể đi làm ở các khu công nghiệp. Trong khi làm việc mình gặp vô số người Myanmar không biết đọc, biết viết chính ngôn ngữ của họ, không biết làm toán cộng trừ, môt số nhìn rõ ra là trẻ vị thành niên.
Thời gian đầu Hàn quốc đầu tư nhiều, mình còn nhớ rõ khoảng 5 năm trước lương công nhân Myanmar khoảng dưới $60 một người, khi ấy xưởng Hàn quốc mọc như nấm. Bây giờ thì trung quốc đầu tư vào nhiều, các công ty Hàn quốc lại thi nhau đóng cửa, nhất là đợt dịch vừa rồi nhiều nơi lấy cớ để đóng cửa vĩnh viễn hoặc bán lại cho các chủ Trung quốc để không trả tiền công. Hiện tại lương trung bình công nhân ở các xưởng trung quốc có thể lên tới $90
Tuy nghèo vậy nhưng người dân Myanmar, không thích tăng ca bằng được như một số nước. Ở Myanmar chủ lao động không được phép bắt công nhân tăng ca nếu không ký giấy phép đồng ý. Công nhân nếu không thích tăng ca có thể đi về sau khi hết giờ. Có nhiều trường hợp xảy ra đình công, biểu tình do chủ nhà máy Trung Quốc bắt tăng ca. Cảm nhận của mình là dân Myanmar không thích các chủ lao động Trung Quốc
Các nhà máy trong khoảng 5 năm gần đây do Trung Quốc đầu tư có quy mô rất lớn, thường là khoảng vài ngàn người trang máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất rất hiện đại. Do nhân công rẻ nên dây chuyền sản xuất thường to và dài hơn thích hợp làm đơn hàng lot lớn.
Nhà xưởng cũng bưng nguyên mô hình từ Hàn, Trung qua nên rất vào quy cũ
Tuy nhiên có nhược điểm là các cty bán máy tự động này không có văn phòng đại lý ở Myanmar nên thường chỉ tới setup máy rồi về nước. Khi hư hỏng hoặc cài đặt mới thì rất tốn công nên một số máy đắp chiếu, mạng lưới điện 1 ngày cũng cúp 1,2 lần nên vẫn còn nhiều bất cập.
Hệ thống logistic cũng khá tệ, đi bằng đường tàu mất rất nhiều thời gian, có khi tính bằng tuần, tháng mới tới khách hàng. Sau này phía trung quốc còn nghĩ ra thêm chuyện đi đường bộ đến Thái Lan rồi đi Tàu để tiếp kiệm thời gian
Hình dưới là 1 kho của Hitachi. Sẽ dùng để chứa hàng hóa đã gia công, hàng này sẽ được vận chuyển bằng xe cont qua Thái Lan và khi xe cont về sẽ mang theo các mặt hàng nhu yếu phẩm như bột giặt, tã giấy, đồ gia dụng từ Thái ngược về để bán trong nước.
Người Myanmar làm việc chăm, làm đúng chỉ thị nhưng thao tác có hơi chậm, thong thả nên một số chủ Trung quốc đánh giá là lười. Theo mình thì tốc độ khoảng 70% so với lao động trung quốc mặc dù trẻ tuổi hơn. Chủ lao động người gốc Myanmar tự lập nghiệp, nói 2,3 thứ tiếng, mở văn phòng ở nước ngoài thì mình cũng có gặp nhưng rất ít, đếm trên đầu ngón tay và cũng bị chính dân Myamar ghét và trở thành đối tượng đình công, biểu tình.
(các chap sẽ update sau)
Myanmar phần 3 + chuyện vui tình cờ gặp dân vn bán ma túy
Campuchia Indonesia Malay Ấn Độ Lào Thái Lan (Các chap không liên quan đến ĐNA nhưng sẽ kể chi tiết nếu có hứng)
Nhật Trung Quốc Mỹ
Hay quá thím ơi. Mong ngóng các phần sau quá nhất là về Myanmar
tuoitre1102
Từ thớt cầu hôn đã biết bác pro rồi
asdfg6543
nhìn thích thật đấy. Hóng
yamato2211
lâu lắm mới thấy thớt hay, búc mác
konkiencon
Hóng
Lop1denlop5taoconkhongso
Hóng đi Cam bốt, mua áo toàn made in Cam Bốt
meo meo gau gau
hóng , công việc mơ ước
gmrName
đặt gạch
MrLamDHHD
Ủng hộ thím 1 view, nhớ đều tay nha
Gửi từ Vsmart Joy 4 bằng vozFApp
MrPham09
Xin hỏi thím thớt làm nghề gì vậy.
Tôi thấy bác
arisato1508 hay review về công ty may. Tôi cũng đang làm trong công ty may xuất khẩu lớn nhất VN (tính theo giá trị) là Tinh Lợi ở Hải Dương của tập đoàn Crystal Hồng Kong.
quangvh
Thím đi nhiều sướng thật, mình chỉ mới ở Mã hơn nửa năm, Hàn thì 3 tháng.
arisato1508
Myanmar
Phần 3.
Viết dài quá nên vẫn còn 1 phần nữa nha các bác. Các bác nào không thích myanmar thì nói mình để mình xen kẽ các nước khác cho vui.
Đi từ Việt Nam sang Yangon một ngày có khoảng 1 chuyến bay thẳng từ Hà Nội và Sài Gòn. Đặc điểm các chuyến bay này là thường có nhiều nhà sư, hầu như chuyến nào mình đi cũng thấy, việc trao đổi văn hóa phật học 2 nước có vẻ rất phát triển. Chuyến xuất phát từ SG thì từ 9h sáng bay 11h là đến sau đó bay ngược về lại SG là 3h chiều, chuyến ở Hà Nội thì trễ hơn, có chuyến tối. Vì công việc mình thường kết thúc buổi chiều tối, mình thường chọn bay về nhà luôn trong đêm bằng cách transit ở Thái Lan. Nhược điểm là mình phải ngủ lại sân bay Thái nhưng có thể về nhà luôn trong chuyến bay sáng sớm.
Mình vẫn nhớ lần sinh nhật bạn gái vài năm trước mình qua đêm ở quán Starbuck trong sân bay, nhưng về ngay buổi sáng hôm sau để tặng quà
Giao thông trong Yangon tuân theo một quy luật nhất định, rất dễ nắm bắt sau một vài lần. Yangon kẹt xe vào giờ sáng, chiều do xe đưa đón học sinh, công nhân đi làm. Buổi tối và trưa thì trong thành phố cứ phóng ào ào. Tài xế hay chọn đi tắt qua các khu đất tư (các khu nhà giàu, sân golf), khu của quân đội để tránh các tuyến đường chính.
Ở Myanmar xe hơi nhiều, thường là các xe nội địa nhật đời cũ được nhập về. Trước 2010 số lượng xe nhập khá hạn chế, mẫu mã đa số là Toyota, Daihatsu, Suzuki, Nissan dạng wagon, minivan, kei car. Các xe mới cũng có bán ở showroom, nhưng thường được bê y chang nội thất về. Có lần mình ngồi 1 xe kei car vẫn còn đầy đủ máy sưởi, máy mátxa. Sau 2012 thì chính phủ cho phép toàn bộ người dân được mua xe nhập với điều kiện mẫu mã phải sau 2007, các mẫu xe Hàn, Mỹ, Châu Âu cũng xuất hiện nhiều.
Lúc trước khi có grab, việc đi taxi rất khó chịu vì không có đồng hồ, mình phải tự trả giá với tài xế. Mình hay nhờ người Myanmar gọi và trả giá hộ hoặc thuê nguyên ngày. Sau này grab sử dụng được ở Yangon nên việc bắt xe cũng tiện hơn, tuy nhiên ra ngoài Yangon thì việc bắt xe giữa đường bằng grab cũng rất khó khan, nhất là về đêm
Về chỗ ở, mình ở thượng vàng hạ cám đủ cả. Từ Lotte Yangon đến những nhà nghỉ khu 9mile
Khách sạn Lotte có view hồ khá đẹp, giá khoảng $120-150 một đêm, ăn sáng không ngon bằng các ks Lotte ở những nước khác.
Ở khu trung tâm có thể ở thử những khách sạn dành cho người Hoa như Panda. Mình hay ở Parami cách khu trung tâm một chút nếu đi công tác một mình, giá phòng khoảng $70-80, phòng bình thường thôi nhưng ăn sáng ngon, có món tàu và các món nước của người Myanmar mình rất thích
Lúc trước thì mình ở ks Pavilion khu 9mile, ăn uống và đi lại thuận tiện, giá phòng vài năm trước là chẵn $50, y như ks 3 sao Việt Nam, ăn sáng nghèo nàn nhưng có món mì nước của dân Myanmr. Sau này mình không ở đây nữa vì một sáng đẹp trời mình chuẩn bị đi tắm, xả nước ra thì thấy thế này. Khi mình phản ánh lễ tân ks chỉ nhìn và nói sorry sau đó quay mặt đi
Đoàn mình lần đó có 1 người bị tiêu chảy nặng chắc do nước ở đây. Nước uống nên mua nước đóng chai, chú ý kĩ khi dùng nước vòi, nhất là sau các ngày mưa. Riêng bản thân mình đi nhiều lần nhưng chưa bị vấn đề gì.
mình nghĩ thím với mình từng làm chung JD nhỉ, kiểu field service engineer. nhưng thím bên ngành may mặc, mình thì bên viễn thông. nể thím đi nhiều thật, mình đi loanh quanh được vài nước trong DNA đã thấy mệt, thím đi cả nửa vòng trái đất. cơ mà công nhận mang lại trải nghiệm và các mối quan hệ rất thú vị, cảm giác như là công dân toàn cầu vậy, bạn bè vài nước có một ít, giữ mqh ngoài công việc cũng rất thú vị
Đúng rồi bác, cảm giác đi đâu cũng có bạn, nhiều người sau này mình đi du lịch thì mời mình tới ngủ ở nhà. Nhưng thường thì xôm tụ khi gặp nhau chứ đi rồi về ở sân bay toàn ngồi 1 mình nhiều khi cũng cô đơn
Tôi thấy bác
arisato1508 hay review về công ty may. Tôi cũng đang làm trong công ty may xuất khẩu lớn nhất VN (tính theo giá trị) là Tinh Lợi ở Hải Dương của tập đoàn Crystal Hồng Kong.
Công việc mình liên quan 50% đến may mặc, các nước mình đi thì do làm hàng may mặc nhiều nên mình cũng nói hơi nhiều, sẽ cố gắng nói thêm về các cty khác. Hải Dương thì gần đây mình có đi do có nhiều cty giày mới mở. Cty bác thì mình chưa có duyên tới.
Myanmar
Phần 3.
Viết dài quá nên vẫn còn 1 phần nữa nha các bác. Các bác nào không thích myanmar thì nói mình để mình xen kẽ các nước khác cho vui.
Đi từ Việt Nam sang Yangon một ngày có khoảng 1 chuyến bay thẳng từ Hà Nội và Sài Gòn. Đặc điểm các chuyến bay này là thường có nhiều nhà sư, hầu như chuyến nào mình đi cũng thấy, việc trao đổi văn hóa phật học 2 nước có vẻ rất phát triển. Chuyến xuất phát từ SG thì từ 9h sáng bay 11h là đến sau đó bay ngược về lại SG là 3h chiều, chuyến ở Hà Nội thì trễ hơn, có chuyến tối. Vì công việc mình thường kết thúc buổi chiều tối, mình thường chọn bay về nhà luôn trong đêm bằng cách transit ở Thái Lan. Nhược điểm là mình phải ngủ lại sân bay Thái nhưng có thể về nhà luôn trong chuyến bay sáng sớm.
Mình vẫn nhớ lần sinh nhật bạn gái vài năm trước mình qua đêm ở quán Starbuck trong sân bay, nhưng về ngay buổi sáng hôm sau để tặng quà
Giao thông trong Yangon tuân theo một quy luật nhất định, rất dễ nắm bắt sau một vài lần. Yangon kẹt xe vào giờ sáng, chiều do xe đưa đón học sinh, công nhân đi làm. Buổi tối và trưa thì trong thành phố cứ phóng ào ào. Tài xế hay chọn đi tắt qua các khu đất tư (các khu nhà giàu, sân golf), khu của quân đội để tránh các tuyến đường chính.
Ở Myanmar xe hơi nhiều, thường là các xe nội địa nhật đời cũ được nhập về. Trước 2010 số lượng xe nhập khá hạn chế, mẫu mã đa số là Toyota, Daihatsu, Suzuki, Nissan dạng wagon, minivan, kei car. Các xe mới cũng có bán ở showroom, nhưng thường được bê y chang nội thất về. Có lần mình ngồi 1 xe kei car vẫn còn đầy đủ máy sưởi, máy mátxa. Sau 2012 thì chính phủ cho phép toàn bộ người dân được mua xe nhập với điều kiện mẫu mã phải sau 2007, các mẫu xe Hàn, Mỹ, Châu Âu cũng xuất hiện nhiều.
Lúc trước khi có grab, việc đi taxi rất khó chịu vì không có đồng hồ, mình phải tự trả giá với tài xế. Mình hay nhờ người Myanmar gọi và trả giá hộ hoặc thuê nguyên ngày. Sau này grab sử dụng được ở Yangon nên việc bắt xe cũng tiện hơn, tuy nhiên ra ngoài Yangon thì việc bắt xe giữa đường bằng grab cũng rất khó khan, nhất là về đêm
Khách sạn Lotte có view hồ khá đẹp, giá khoảng $120-150 một đêm, ăn sáng không ngon bằng các ks Lotte ở những nước khác.
Ở khu trung tâm có thể ở thử những khách sạn dành cho người Hoa như Panda. Mình hay ở Parami cách khu trung tâm một chút nếu đi công tác một mình, giá phòng khoảng $70-80, phòng bình thường thôi nhưng ăn sáng ngon, có món tàu và các món nước của người Myanmar mình rất thích
View attachment 349003
Lúc trước thì mình ở ks Pavilion khu 9mile, ăn uống và đi lại thuận tiện, giá phòng vài năm trước là chẵn $50, y như ks 3 sao Việt Nam, ăn sáng nghèo nàn nhưng có món mì nước của dân Myanmr. Sau này mình không ở đây nữa vì một sáng đẹp trời mình chuẩn bị đi tắm, xả nước ra thì thấy thế này. Khi mình phản ánh lễ tân ks chỉ nhìn và nói sorry sau đó quay mặt đi
Đoàn mình lần đó có 1 người bị tiêu chảy nặng chắc do nước ở đây. Nước uống nên mua nước đóng chai, chú ý kĩ khi dùng nước vòi, nhất là sau các ngày mưa. Riêng bản thân mình đi nhiều lần nhưng chưa bị vấn đề gì.
Hóng tiếp Myanmar vì em thấy nó như kiểu Việt Nam hồi những năm 2000
Hình như có đi chùa vàng, để mình xem có tấm ảnh nào ko
Công nhận vốn quý nhất đời mình là các trải nghiệm đi đó đây. Gặp nhiều người có khi vẫn còn giữ quan hệ lâu dài đến giờ. Nhiều trải nghiệm ko tính ra bằng tiền được.
trước đây mình cũng qua yanggoon mấy lần,ấn tượng nhất là dân ở đây ăn trầu rất nhiều,và có 1 món mình rất thích mà không nhớ tên,kiểu thịt,tôm chưng với ớt
Anh chang may man
.
Last edited:
gaunhoibom123
chấm hóng
biheodn01
Hay quá thím.
Thím làm nghề gì đấy
Sent from Cristiano Ronaldo - The best Football Player in the World via nextVOZ
huchac
review của thím hay quá.
Hn47D1
hay quá bro, thích thật
Bố Mày Cân Tất
Bangladesh ko có nhà xi măng như mình luôn hả thím. Mà tính ra Việt Nam mình cũng top đầu, sau mỗi TL các kiểu nhỉ. Ở VN mình cái gì cũng có
hoo ka ge
hóng . Thớt hay quá
kingtime0203
Hóng....
dongta123
Thớt chỉ đi công tác chứ không làm việc với người Miến nên nhận xét về con người Myanmar có vẻ rất tốt. Thực tế, hầu như chủ doanh nghiệp nước ngoài ở Myanmar đều rất ức chế với lao động nước này, tham, lười, ngu, dốt nát nhưng rất thích kiện cáo chủ doanh nghiệp bằng những lý do rất vớ vẩn. Mình là giám đốc chi nhánh một công ty nên ở đây hơn 5 năm rồi, mình gặp rất nhiều giám đốc doanh nghiệp từ Sing, Malaysia, Thái, Nhật, Hàn và tất cả đều có nhận xét như trên. Thật sự là làm việc ở Myanmar cực kỳ ức chế với lao động và đối tác bên này nhưng không biết làm cách nào khác, mang người Việt qua thì chi phí lương thưởng, ăn ở, visa, máy bay rất tốn kém
vậy tính ra riêng các nước Đông Nam Á đã có khoảng cách về kinh tế, giao thông vận tải,... cũng xa nhau rồi đó chứ
Mình ở malaysia 6 tháng, đường xá bên đó ngon hơn vn nhiều
arisato1508
Myanmar
Phần 4
Người nước ngoài có nhiều lựa chọn khi ăn uống tại Yangon, nhưng không có chỗ nào mình có thể gọi là rất ngon và muốn quay lại. Ở Yangon có thể tìm thấy các Steakhouse sang trọng, các quán sushi với phòng riêng nhưng chất lượng đồ ăn và phục vụ kém xa với Việt Nam so với giá tiền bỏ ra. Sushi không tươi, steak chế biến không đúng cách, thái độ phục vụ kém, chậm là nét chung ở các nhà hàng dành cho người nước ngoài ở Myanmar.
Quán ăn Hàn Quốc có chất lượng tương đối ổn định và là lựa chọn an toàn (thịt nướng thì ở đâu vị cũng như nhau ) khi ăn đồ ăn nước ngoài tại Myanmar. Mình hay đi các quán như Sorabol khu 9 mile, các quán sân vườn khu 8 mile, Han Kook Kwan khu 7 mile, quán min khu 10 mile . Người Hàn Quốc gốc cũng rất khen đồ ăn Hàn tại Myanmar.
Nhiều người khen bia Myanmar nhưng mình không thấy ngon.
Đồ Tây thì có quán Parami Pizza trên đường Parami với Pizza nướng củi ăn đúng vị.
Đồ ăn Tàu thì hẳn ăi đã từng đi Yangon đều biết 2 quán là quán Ruyi ở khu công nghiệp Shwe Lin Ban. Và quán Champion trên đường Mingalardon
Ai đi công tác gần các khu công nghiệp này thì trưa hay được các bên đối tác Trung Quốc dẫn đi ăn. Giá mắc hơn cả các quán tàu ở vn, phòng thì ẩm mốc. Đặc biệt quán champion có chủ cũng sở hữu xưởng in kế bên và có làm ăn chung với các xưởng may gần đó nên các xưởng này hay dắt khách qua để được ăn chia.
Quán đồ Tàu cao cấp nhất thì chắc chắn là quán Golden Crab House ở khu 10 mile với món tôm tích khổng lồ khá nổi tiếng (nhưng vị cũng bình thường)
Đồ ăn chính gốc Myanmar thì được đánh giá chung là không ngon, dầu mỡ. Nếu lần đầu tới yangon, hoặc để tiếp đãi khách hàng thì có thể đến nhà hàng Shan Yoe yar kế bên khách sạn Panda với các món kiểu Myanmar nấu hợp khẩu vị người nước ngoài
Nếu thích ăn các quán bình dân và sạch sẽ mình giới thiệu chuỗi nhà hàng giá rẻ Shwepalin chuyên các món bình dân, bánh bao và trà. Quán có bán các món cơm, mì của người Myanmar với giá trung bình khoảng 1000 kyat một phần (khoảng 17k).
Mình rất thích món bún nước này, nước dùng rất ngon mặc dù nhìn không đẹp mắt lắm, giá khoảng 10k vnd là món rẻ nhất quán
Người Myanmar hay nêm bằng chai nước mắm như người Việt. (có hình tôm chắc là nước tôm?)
Nền văn hóa ở Myanmar gắn liền với Phật giáo và không thể không nhắc đến ngôi chùa vàng Shwedagon ở giữa Yangon. Đối với người Myanmar đây là ngôi chùa linh thiêng nhất.
Người dân Myanmar buổi chiều thường leo hơn 100 bậc thang để đến cầu nguyện trước tháp. Người nước ngoài có thể đi bằng thang máy lên trực tiếp để tham quang. Khu vực dưới chân tháp như một khu vực vui chơi, gặp gỡ chung cho người Myanmar, người già thường dắt theo trẻ nhỏ, các cặp trai gái cũng ngồi bệt dưới đất tán dóc. Xung quanh tháp có 7 bức tượng tương ứng với 7 ngày sinh trong tuần, khi đi viếng có thể đến bức tượng thuộc ngày sinh của mình để cầu nguyện, tưới nước.
Ở Yangon còn có chợ Bogyoke là nơi bán đá quý và đồ mỹ nghệ. Mình thấy giống chợ bến thành ở Sài Gòn nên cũng chỉ vào 1 lần cho biết
Last edited:
longdoto2
. hongs
Niết Bàn 94
đúng cái cần đọc
zdemons7
Nhanh nào thớt
Gửi từ Nokia 1280 bằng vozFApp
Yao Yao
Cám ơn bác đã update, chúc bác năm mới vui vẻ và gặp nhiều may mắn
thớt hay và chất lượng hóng chủ thớt ra thêm bài cho anh em đọc để mở mang kiến thức
Tony.tony
sao không viết thêm đi fen
Agalloch
Rất hay. Mình thích những trải nghiệm như này lắm, có thể tìm hiểu sâu hơn cuộc sống dân địa phương.
trongcairuicocaixui
hóng indog với mã mọi
Shihan
Thớt chất lượng bookmark
Aegon-Targaryen
hongs
Bụi Cây Biết Nói 18.7cm
cắm cu hóng
chicken_joe
hóng chap người Việt buôn mai thúy
dcl
Thím làm bên may mặc à?
Năm nay đơn hàng nhiều không?
Em đang làm cho GAP này
.
Gửi từ HUAWEI INE-LX2 bằng vozFApp
iiiloveyou_ver2
Lâu quá mới thấy thread chất lượng.
Gửi từ Xiaomi MI 8 Lite bằng vozFApp
singerboy111
Từng đi qua myanmar 2 tháng lắp đặt điện cho cty pouyuen mở bên đó.sợ nhất khoản ăn uống và nước sinh hoạt bên đó.khung cảnh bên đó như việt nam thời những năm 90.ấn tượng với cảnh kẹt xe kinh khủng khiếp.
arisato1508
Myanmar
Ngoại truyện: gặp dân Việt Nam buôn ma túy Người Việt ở Myanmar tuy không ít nhưng mình không có dịp tiếp xúc nhiều. Không may, một trong số những lần hiếm hoi giao tiếp với đồng bào ở xứ bạn mình gặp được ngay một nhân vật tự xưng là dân buôn ma túy.
Mình vẫn còn nhớ đó là chuyến bay buổi chiều năm 2019. Mình không về thẳng SG mà chọn chuyến bay Yangon – Hà Nội vì có việc ngoài Bắc. Khi mình đang ngồi sạc điện thoại gần cổng ra máy bay thì một thanh niên đội nón trắng có lại gần mình và nhờ sạc ké điện thoại. Trong sân bay các ổ điện đặt phía dưới các cột với số lượng hạn chế nên việc dùng chung ổ điện là chuyện bình thường. Ít khi nói chuyện với người Việt ở Myanmar nên mình vui vẻ nhường.
Người này nhanh chóng hỏi thăm mình người gốc ở đâu, tới Myanmar làm công việc gì. Sau khi mình giải thích về công việc thì để xã giao mình cũng hỏi ngược lại thì người này tự xưng là dân buôn. Người này nói tiếp :” Em buôn ma túy, em qua đây tìm hiểu thị trường”
Mình nghe xong cũng chỉ à ừ miễn cưỡng, phần vì tưởng thanh niên này nói đùa, phần vì cũng chẳng biết trả lời thế nào. Không gian giữa hai người trở nên im ắng ngay lập tức. Mình nghĩ nhanh trong đầu nên nói gì tiếp theo, tại sao dân buôn ma túy lại tiếp cận mình? có nên hỏi xã giao tiếp “tình hình buôn bán có tốt không hả bác”. Trong khi mình đang phân vân thì có vẻ thanh niên kia cũng không chịu được không khí im lặng khó xử này nên trả mình lại dây sạc và bỏ đi. Chiếc điện thoại kia chắc mới đầy thêm khoảng 20% pin.
Khi gần đến giờ bay mình ra cổng thì thấy thanh niên này cũng đang xếp hàng, mình không quên chụp một tấm để lưu.
Mình lên máy bay, nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp lại hắn nữa.
Mình nhằm
Sau khi lên máy bay thì trời xui đất khiến thế nào mình lại ngồi kế thanh niên này (mình ngồi ghế sát cửa sổ nên xác xuất ngẫu nhiên lại càng thấp),
Lúc này 90% mình nghĩ là đã bị bám theo từ lúc check in ở quầy và khả năng cao là hắn lấy vé ngồi kế bên để bỏ hộ vài món đồ vào hành lý mình. Lúc này mình tính xin đổi chỗ nhưng máy bay đã gần hết chỗ và sẽ tỏ thái độ lẩn tránh nên thôi, chỉ còn cách ôm sát hành lý vào người và cẩn thận chú ý hành vi của hắn.
Sau khi máy bay cất cánh thì thanh niên này chơi điện thoại khoản 30p thì tắt máy (chắc điện thoại gần hết pin) và ngủ ngon lành đến khi tới Nội Bài. Còn mình thì vừa đi làm cả ngày vừa phải thức đề phòng cả chuyến đi nên mệt rã. Khi máy bay hạ cách thì hắn gọi cho một người phụ nữ tên H để nhờ đặt xe đón.
Sau này mình cũng không đi chuyến Yangon- Hà Nội nữa nên không gặp lại người này nữa. Khi mình kể chuyện này thì một số người nói rằng có thể người này thật ra là cảnh sát Việt Nam giả vờ tiếp cận để xem chính mình có phải là dân buôn lậu không, vì mình có lịch sử công tác Myanmar khá nhiều, mỗi chuyến chỉ vài ngày. Mình nghĩ đây cũng là một giả thuyết hợp lý.
Myanmar
Ngoại truyện: gặp dân Việt Nam buôn ma túy Người Việt ở Myanmar tuy không ít nhưng mình không có dịp tiếp xúc nhiều. Không may, một trong số những lần hiếm hoi giao tiếp với đồng bào ở xứ bạn mình gặp được ngay một nhân vật tự xưng là dân buôn ma túy.
Mình vẫn còn nhớ đó là chuyến bay buổi chiều năm 2019. Mình không về thẳng SG mà chọn chuyến bay Yangon – Hà Nội vì có việc ngoài Bắc. Khi mình đang ngồi sạc điện thoại gần cổng ra máy bay thì một thanh niên đội nón trắng có lại gần mình và nhờ sạc ké điện thoại. Trong sân bay các ổ điện đặt phía dưới các cột với số lượng hạn chế nên việc dùng chung ổ điện là chuyện bình thường. Ít khi nói chuyện với người Việt ở Myanmar nên mình vui vẻ nhường.
Người này nhanh chóng hỏi thăm mình người gốc ở đâu, tới Myanmar làm công việc gì. Sau khi mình giải thích về công việc thì để xã giao mình cũng hỏi ngược lại thì người này tự xưng là dân buôn. Người này nói tiếp :” Em buôn ma túy, em qua đây tìm hiểu thị trường”
Mình nghe xong cũng chỉ à ừ miễn cưỡng, phần vì tưởng thanh niên này nói đùa, phần vì cũng chẳng biết trả lời thế nào. Không gian giữa hai người trở nên im ắng ngay lập tức. Mình nghĩ nhanh trong đầu nên nói gì tiếp theo, tại sao dân buôn ma túy lại tiếp cận mình? có nên hỏi xã giao tiếp “tình hình buôn bán có tốt không hả bác”. Trong khi mình đang phân vân thì có vẻ thanh niên kia cũng không chịu được không khí im lặng khó xử này nên trả mình lại dây sạc và bỏ đi. Chiếc điện thoại kia chắc mới đầy thêm khoảng 20% pin.
Khi gần đến giờ bay mình ra cổng thì thấy thanh niên này cũng đang xếp hàng, mình không quên chụp một tấm để lưu.
View attachment 352255
Mình lên máy bay, nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp lại hắn nữa.
Mình nhằm
Sau khi lên máy bay thì trời xui đất khiến thế nào mình lại ngồi kế thanh niên này (mình ngồi ghế sát cửa sổ nên xác xuất ngẫu nhiên lại càng thấp),
View attachment 352256
Lúc này 90% mình nghĩ là đã bị bám theo từ lúc check in ở quầy và khả năng cao là hắn lấy vé ngồi kế bên để bỏ hộ vài món đồ vào hành lý mình. Lúc này mình tính xin đổi chỗ nhưng máy bay đã gần hết chỗ và sẽ tỏ thái độ lẩn tránh nên thôi, chỉ còn cách ôm sát hành lý vào người và cẩn thận chú ý hành vi của hắn.
Sau khi máy bay cất cánh thì thanh niên này chơi điện thoại khoản 30p thì tắt máy (chắc điện thoại gần hết pin) và ngủ ngon lành đến khi tới Nội Bài. Còn mình thì vừa đi làm cả ngày vừa phải thức đề phòng cả chuyến đi nên mệt rã. Khi máy bay hạ cách thì hắn gọi cho một người phụ nữ tên H để nhờ đặt xe đón.
Sau này mình cũng không đi chuyến Yangon- Hà Nội nữa nên không gặp lại người này nữa. Khi mình kể chuyện này thì một số người nói rằng có thể người này thật ra là cảnh sát Việt Nam giả vờ tiếp cận để xem chính mình có phải là dân buôn lậu không, vì mình có lịch sử công tác Myanmar khá nhiều, mỗi chuyến chỉ vài ngày. Mình nghĩ đây cũng là một giả thuyết hợp lý.
Các bác đi qua “ưng” em cái nhé, e nhận thông báo vào đọc tiếp
Dreamy Sailor
Bookmark lại hóng. Bác đi nhiều thế chắc cũng mệt hả.
justK
công việc được đi nhiều nơi mở mang tầm mắt hay nhỉ .Cho mình hỏi hồi trước bác học ngành gì ở trường nào thế ? nhiều khi mình cũng muốn đi mấy nước khác làm việc thay đổi môi trường sống mà còn nhát quá :''(
thanhtooc123
Chắc cảnh sát chìm , chứ thằng điên nào buôn ma tuý mà lại bô bô ra là mình đang đi buôn ma tuý cả
Có chuyện tâm linh trong mấy chuyến đi nếu có thì kể luôn đi thím
Ng ko muốn làm, thích làm ma à mà tâm linh, thread nó đi đủ các nc, làm cái tầm đó học thức nhận thức nó đủ, nó tin gì mấy cái tâm linh của các cháu. Mà biết ở đâu có con ma nữ giới thiệu với, đang muốn tìm xem có con ma nữ nào ko rape phát xem thế nào.
KoDoThey
đánh dấu
Có cách nào xem những post của người khác mà mình đã Ưng hoặc Gạch không nhỉ?
huyggmu
lên cho thớt
zdemons7
Đá lên
Gửi từ Nokia 1280 bằng vozFApp
haisongo0201
Hay quá,cũng mong muốn tuổi trẻ sau này được tung tăng thỏa thích trước khi vào tròng
Gửi từ Samsung SM-J250F bằng vozFApp
emcothairoi
Vào đây mới thấy có một cơ số các thím làm ngành may mặc giống em. 1 thím thì làm Crystal HD, 1 thím làm GAP (k biết là buyer hay vendor). Em thì làm vendor thôi. Hi vọng có dịp đc trao đổi với các thím.
Rất thích câu chuyện của bác chủ thớt, chia sẻ rất hay. Mong bác ra chap đều tay. Chúc bác năm mới thành công!
Gửi bằng vozFApp
arisato1508
Indonesia
Phần 1
Ấn tượng lần đầu tiên mình tới Indonesia khá tệ. Cách đây vài năm khi vẫn còn chập chững đi công tác nước ngoài, người Indonesia đầu tiên mình tiếp xúc là một nhân viên hải quan ở sân bay và mình đã bị xin đểu $50. Mình vẫn còn nhớ rõ lúc mới vào nghề do chưa có kinh nghiệm nhiều mình vẫn ăn mặc quần tây áo sơ mi chỉnh chu khi di chuyển bằng máy bay từ Việt Nam sang các nước khác. Có lẽ vì thế mình và một doanh nhân Trung Niên người gốc Hoa đã bị giữ lại khi làm thủ tục. Sau đó cả hai bị đưa sang một góc riêng để tra hỏi lý do tới Indonesia. Khi đấy các nước ĐNA đã thông qua luật miễn nhập cảnh du lịch cho các nước thành viên nhưng nhân viên hải quan này không cho mình nhập cảnh với lý do mình ăn mặc quá chỉnh chu không phải đi du lịch, nếu đi công tác thì phải có visa công tác theo đúng quy định. Người này nhanh chóng đề nghị mức giá là $50 để thả mình đi, để tránh mất thời gian mình đưa luôn cho gọn.
Ấn tượng tệ vậy mà Indonesia lại là một trong những nước mình thích đi công tác nhất. Indonesia như một người anh sinh ra trước và biết đi sớm hơn Việt Nam. Theo dõi sự phát triển của Indonesia, mình như nhìn thấy chính hình bóng của Việt Nam trong vài năm nữa.
Sân bay tù túng, không có cửa hàng nào đáng ghé, nơi mình bị xin đểu $50 giờ đã có một Terminal mới to, đẹp, hiện đại có thể so sánh với các nước phát triển trong khu vực
Hệ thống tuyến đường sắt đô thị tuy chưa dài nhưng được rất nhiều người dân sử dụng và đang dần được mở rộng. Hệ thống cao tốc, đường xá hoàn thiện tốt với chất lượng gần như đồng dều ở khắp các đảo lớn. Những chiếc taxi bluebird giả ngày nào giờ đã bị thay thế bằng grab, go jek. Indonesia có khoảng 3 hãng hàng không nội địa cung cấp nhiều chuyến bay giữa các thành phố lớn. Các chuyến bay tới và các chuyến bay giữa các đảo nhỏ có tần suất chấp nhận được nhưng nếu nhanh đôi khi vẫn phải chấp nhận trung chuyển ở Jakarta hoặc Surabaya. Với các đảo quá xa cũng có hệ thống phà có nhận chở cả xe hơi thuê du lịch.
Cũng như Việt Nam hệ thống giao thông của Indonesia vẫn còn phát triển khập khễnh ở một số mặt. Có lẽ điều khiến mình cảm thấy thân thuộc khi tới Indonesia là số lượng xe máy và cảnh kẹt xe giờ cao điểm.
Kẹt xe buổi sáng và buổi chiều ở Jakarta rất khủng khiếp và nếu muốn đi làm việc ở khu vực ngoài Jakarta tốt nhất nên xuất phát từ 6h sáng. Ngoài các thành phố lớn thì giao thông ở các tỉnh vùng xa vẫn phụ thuộc vào xe hơi và xe máy. Hệ thống metro hiện đại chỉ có ở Jakarta, đường tàu hỏa cũ kĩ cũng chủ yếu tập trung theo cung đường Sumatra, Java đến Bali. Tuy nhiên với số lượng hàng ngàn đảo có người ở, địa lý gồ ghề nhiều khúc cua, mặc dù vẫn chưa đi hết các đảo nhưng mình đánh giá chính phủ Indonesia đã làm tốt trong khả năng của mình.
Last edited:
didangky
Thím thớt hồi xưa hay chỉ cách lựa quần áo, chắc là QA của vendor và buyer, kiêm đi kiểm tra dây chuyền.
Sent using vozFApp
Niết Bàn 94
indo thấy ná ná đông lào nhưng địa hình nhiều đồi núi, về đời sống người dân đông lào sẽ sớm vượt thôi
catapboi9x
đặt gạch hóng . Đọc về những trải nghiệm để mở mang kiến thức.
????
Kiếp bần nông ăn rồi quanh quẩn 500km2 Sài Gòn, lâu lâu mới đi về tỉnh chơi, còn thớt được đi nước ngoài đây đó, sướng quá
Tiếp nhanh đi thớt, giúp vozer mở mang nhiều thứ nào
Bác này đi mấy nước Asean ko có phần "giải trí" à, hay bác ko dám kể
terote
Đợt trước mình đi Indo để training SAP cũng bị hải quan xin đểu $50.
Đồ ăn ở Indo thì khá là tệ và mình cảm thấy ăn không nổi còn lại mọi thứ thì khá là ok
arisato1508
Indonesia
Phần 2
Lý do mình thích đi công tác ở Indonesia đơn giản là vì làm việc với người Indonesia rất thích. Không như người campuchia thực dụng, người Lào khép kín, hay người Myanmar thỉnh thoảng nói chuyện lại đơ đơ lờ mình đi; người Indonesia làm việc thoải mái và chuyên nghiệp. Những chủ doanh nghiệp người Indonesia từ nhỏ đến lớn đều rất chú trọng tiếp thu ý kiến người nước ngoài, thật sự hiểu và sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt để thuận lợi về sau. . Thu nhập người dân Indonesia thuộc loại cao ở ĐNA, dân văn phòng ở Jakarta mới vào nghề có thể dễ dàng có mức lương $1000 một tháng, những người quản lý hay chuyên viên mình tiếp xúc thì mức lương khoảng $2-3000. So với Jakarta các tỉnh khác thu nhập kém hơn 20-50% Lương người lao động ở các tỉnh dao động 10tr-15tr/ tháng.
Người gốc Hoa ở Indonesia rất nhiều và rất dễ làm việc chung. Khác với người Trung Quốc được điều đi công tác ở các nước như Myanmar, Campuchia,.. Người Hoa ở Indonesia cũng trải qua nhiều thế hệ và hòa nhập với tốc độ nhanh, với gốc hoa chủ yếu là 25, 12%. Họ nói thường nói 2 ngoại ngữ hoặc nhiều hơn, không nhiều người biết tiếng Trung Quốc. Cách làm việc người gốc Hoa ở Indonesia rất thoải mái, không quá chú trọng vào vai vế, trong bữa cơm chủ tớ thường ngồi chung mâm. Họ rất nhanh nhạy với thị trường, chủ động đề nghị các giải pháp chứ không chờ tối đi nhậu để ký hợp đồng tốt như người Đại Lục. Nhiều người vẫn giữ quan hệ tốt, thường xuyên nhắn tin hỏi ý kiến và đến thăm mình khi qua Việt Nam
Chính phủ Myanmar sở hữu rất nhiều công ty quan trọng trong ngành kinh tế, nhất là các ngành kinh tế cơ bản như nông lâm nghiệp, năng lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, du lịch Người nước ngoài vẫn có thể sở hữu công ty trong các ngành này nhưng với quy mô rất nhỏ hoặc trong các điều kiện quy định ngặt nghèo, vd như khai tác xử lý gỗ phải sử dụng 20% rừng tự trồng, chỉ có thể sở hữu 30-50% công ty . Chính phủ Indonesia quan tâm hơn đến việc thu hút đầu tư nước ngoài từ vào các ngành sản xuất đòi hỏi kiến thức và kĩ thuật cao. Nạn tham nhũng của quốc gia này cũng khá nghiêm trọng nên người nước ngoài thường chọn hùn vốn với người địa phương
Với nền kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp, Indonsia không có nhiều mặt hàng xuất khẩu, chủ yếu là dầu, đồ nhựa, đồ gỗ. Ở thời điểm hiện tại, mức lương cao của người indonesia khiến nước này bỏ qua việc cạnh tranh ở những ngành gia công giá rẻ như dệt may, chế biến thức ăn. Tuy nhiên ở ngành gỗ, nhựa Indoneisa vẫn là đối thủ trực tiếp với Việt Nam. Với số lượng đảo trồng cao su nhiều, kĩ thuật chế biến nhựa phát triển do học hỏi từ Malaysia, ngành sản xuất đồ nhựa ở Indonesia rất phát triển với chi phí nhân công thấp, chủ yếu dựa vào máy tự động. Điểm chung với Việt Nam là khi ngành nhựa phát triển thì các ngành phụ có liên quan cũng sẽ phát triển theo. Ở các ngành này, Indonesia cũng bước trước Việt Nam nửa bước. Ví dụ như giày thể thao thì nước này đã có thể tự sản xuất đế không phụ thuộc vào các công ty Đài Loan và hạt nhựa nhập từ trung Đông. Ngành chế biến gỗ cao su cũng phát triển với các dây chuyền sản xuất tự động, tập trung vào ván ép, mdf, chế biến dâm gỗ.
Với việc Malaysia từ bỏ cuộc đua, ngành gỗ Đông Nam Á chỉ còn là cuộc đua của Indonesia và Việt Nam. Indonesia có những lợi thế nhất định như đã có thể xác định tính pháp lý, truy xuất nguồn gốc gỗ rõ ràng từ đó dành những hợp dồng với các khách hàng châu âu, mỹ dễ dàng hơn
Thím làm bên may mặc à?
Năm nay đơn hàng nhiều không?
Em đang làm cho GAP này
.
Gửi từ HUAWEI INE-LX2 bằng vozFApp
Cũng tùy ngành thím à. Đơn may mặc chung thì tăng trung bình 20% tất cả mã hàng, và mã hàng theo mùa thì tăng 40% nhưng hàng sx ở ĐNÁ với Việt Nam thì không tăng nhiều, cũng hơi buồn. Đồ gỗ với gia dụng thì đơn tăng tốt
Mình chụp để đánh dấu vị trí. Dùng chức năng lưu vị trí ảnh kết hợp với ggmap tìm đường rất dễ khi đi du lịch. Vì mình không thể nhớ hết đường và không gõ chữ theo tiếng địa phương được nên đánh dấu bằng ảnh là tiện nhất, gọi grab thẳng tới vị trí ảnh đã chụp cũng được.
toanproduc
lâu lâu thấy dc thớt hay. chưa dc ra ngoài vn bao giờ. tình hình dịch ntn chắc còn lâu
Lý do mình thích đi công tác ở Indonesia đơn giản là vì làm việc với người Indonesia rất thích. Không như người campuchia thực dụng, người Lào khép kín, hay người Myanmar thỉnh thoảng nói chuyện lại đơ đơ lờ mình đi; người Indonesia làm việc thoải mái và chuyên nghiệp. Những chủ doanh nghiệp người Indonesia từ nhỏ đến lớn đều rất chú trọng tiếp thu ý kiến người nước ngoài, thật sự hiểu và sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt để thuận lợi về sau. . Thu nhập người dân Indonesia thuộc loại cao ở ĐNA, dân văn phòng ở Jakarta mới vào nghề có thể dễ dàng có mức lương $1000 một tháng, những người quản lý hay chuyên viên mình tiếp xúc thì mức lương khoảng $2-3000. So với Jakarta các tỉnh khác thu nhập kém hơn 20-50% Lương người lao động ở các tỉnh dao động 10tr-15tr/ tháng.
Người gốc Hoa ở Indonesia rất nhiều và rất dễ làm việc chung. Khác với người Trung Quốc được điều đi công tác ở các nước như Myanmar, Campuchia,.. Người Hoa ở Indonesia cũng trải qua nhiều thế hệ và hòa nhập với tốc độ nhanh, với gốc hoa chủ yếu là 25, 12%. Họ nói thường nói 2 ngoại ngữ hoặc nhiều hơn, không nhiều người biết tiếng Trung Quốc. Cách làm việc người gốc Hoa ở Indonesia rất thoải mái, không quá chú trọng vào vai vế, trong bữa cơm chủ tớ thường ngồi chung mâm. Họ rất nhanh nhạy với thị trường, chủ động đề nghị các giải pháp chứ không chờ tối đi nhậu để ký hợp đồng tốt như người Đại Lục. Nhiều người vẫn giữ quan hệ tốt, thường xuyên nhắn tin hỏi ý kiến và đến thăm mình khi qua Việt Nam
Chính phủ Myanmar sở hữu rất nhiều công ty quan trọng trong ngành kinh tế, nhất là các ngành kinh tế cơ bản như nông lâm nghiệp, năng lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, du lịch Người nước ngoài vẫn có thể sở hữu công ty trong các ngành này nhưng với quy mô rất nhỏ hoặc trong các điều kiện quy định ngặt nghèo, vd như khai tác xử lý gỗ phải sử dụng 20% rừng tự trồng, chỉ có thể sở hữu 30-50% công ty . Chính phủ Indonesia quan tâm hơn đến việc thu hút đầu tư nước ngoài từ vào các ngành sản xuất đòi hỏi kiến thức và kĩ thuật cao. Nạn tham nhũng của quốc gia này cũng khá nghiêm trọng nên người nước ngoài thường chọn hùn vốn với người địa phương
Với nền kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp, Indonsia không có nhiều mặt hàng xuất khẩu, chủ yếu là dầu, đồ nhựa, đồ gỗ. Ở thời điểm hiện tại, mức lương cao của người indonesia khiến nước này bỏ qua việc cạnh tranh ở những ngành gia công giá rẻ như dệt may, chế biến thức ăn. Tuy nhiên ở ngành gỗ, nhựa Indoneisa vẫn là đối thủ trực tiếp với Việt Nam. Với số lượng đảo trồng cao su nhiều, kĩ thuật chế biến nhựa phát triển do học hỏi từ Malaysia, ngành sản xuất đồ nhựa ở Indonesia rất phát triển với chi phí nhân công thấp, chủ yếu dựa vào máy tự động. Điểm chung với Việt Nam là khi ngành nhựa phát triển thì các ngành phụ có liên quan cũng sẽ phát triển theo. Ở các ngành này, Indonesia cũng bước trước Việt Nam nửa bước. Ví dụ như giày thể thao thì nước này đã có thể tự sản xuất đế không phụ thuộc vào các công ty Đài Loan và hạt nhựa nhập từ trung Đông. Ngành chế biến gỗ cao su cũng phát triển với các dây chuyền sản xuất tự động, tập trung vào ván ép, mdf, chế biến dâm gỗ.
View attachment 355870 View attachment 355871 Với việc Malaysia từ bỏ cuộc đua, ngành gỗ Đông Nam Á chỉ còn là cuộc đua của Indonesia và Việt Nam. Indonesia có những lợi thế nhất định như đã có thể xác định tính pháp lý, truy xuất nguồn gốc gỗ rõ ràng từ đó dành những hợp dồng với các khách hàng châu âu, mỹ dễ dàng hơn
bỏ qua Sin thì Indo chắc là nền kinh tế nghìn tỷ đô đầu tiên của ĐNA. trước khi qua Indo mình hơi bị ác cảm vì dân Hồi giáo nhưng sau khi mình gặp rồi thì lại thấy có ấn tượng tốt hơn.
mà đúng như thím nói, người Mã hay Indo gốc Hoa đều làm kinh tế giỏi thực sự. mình biết 1 ông khách người malay nói được 5 thứ tiếng, là giám đốc một công ty máy - thiết bị lớn có chi nhánh ở vn, cái cách ổng phát triển thị trường và mang lại phúc lợi cho nhân viên khiến mình rất nể phục.
Sì Ke Hút Chích
E từng làm việc chung với tụi Philip, tụi này cũng khôn lỏi lắm
, mà hầu như chúng nó ko thích tiếp thu cái mới, kiểu chỉ chăm chăm làm việc mà hịu quả ko tới đâu
, mà tụi Philip này nó siêng lắm, làm vp với tụi nó ko có khái niệm ngủ trưa hay nghỉ trưa lun, chỉ ăn xong r đặt đít vào ngồi làm típ mà hiệu quả thua cả 1 ông VN làm tàn tàn ăn ún ngủ trưa phủ phê nữa
, theo e đánh giá thì 8 tiếng của tụi Philip chắc bằng 4 5 tiếng của người VN làm cùng khối lượng cv
Do bản chất công việc đi nhiều nơi nên mình lập thớt kể sơ về trải nghiệm đi công tác ở các nước. Tùy theo có được ủng hộ không mà mình viết tiếp.
Bangladesh
Một trong các nước nghèo nhất mà mình từng đi. Nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào ngành may mặc. Đa số người lớn trẻ em, bất kể nam nữ đều làm việc trong các xưởng may, xưởng vải, xưởng nhuộm. Thu nhập thì tuy có tăng hàng năm theo quy định nhưng tính theo tỉ giá $ thì vẫn thấp, thậm chí một số nơi giữ nguyên chỉ tầm trên dưới $100. Trong các xưởng may tỉ lệ nam thậm chí còn nhiều hơn nữ.
View attachment 348289 Đáp xuống sân bay thì quan cảnh y như sân bay tsn những năm 2000. Mặc dù giữa đêm nhưng người ở ngoài chờ kiều bào về đông nghẹt, lê lết khắp nơi.
Ấn tượng nhất với mình là hệ thống đường xá khá tệ. Đi một quãng đường từ thủ đô Dhaka tới khu công nghiệp cách 180km tốn khoảng 6h ngồi xe vì đường xá quá tệ. Sáng nào cũng phải thức từ 2-3h sáng mới đến chỗ làm đúng giờ. Ngồi trên xe cũng ko ngủ yên vì đường quá sốc.
View attachment 348290 Khách sạn để ở đàng hoang thì mắc kinh khủng. 1 đêm bằng tiền lương 1 tháng của công nhân. Mình ở Best Westerner Maple Leaf gần sân bay 1 đêm là $150 phòng ốc, ăn sáng hoàn toàn bình thường, không đặc biệt. Ăn sáng thì mình toàn nhờ nhân viên bỏ hộp đem theo vài món vì đi làm từ 2-3h sáng nên ks chưa dọn ra
View attachment 348291
Một điểm mình hơi chủ quan là cứ nghĩ thời tiết sẽ luôn nóng khoảng 40 độ nhưng thật ra mùa đông khá lạnh, có nơi xuống dưới 10 độ và sương mù dày. Hình này mình chụp lúc 9h sáng nhưng xung quanh cũng toàn sương.
View attachment 348292 Người dân Bangladesh thì hiền lành, không uống rượu, buổi tối cũng ko có nhiều loại hình giải trí nên họ thường đổ ra đường để nói chuyện với nhau như họp chợ. Đi ngoài đường buổi tối thấy rất nhiều người, mặc dù cũng ko buôn bán, hàng quán nhiều. Đồ ăn thì ngon, mình rất thích, theo mình thấy thì bề ngoài gần giống nhưng nêm nếm ngon hơn Ấn Độ, tuy không đẹp mắt lắm. Do ai cũng ăn bằng tay nên không tiện chụp lại món ăn. Ở bên đấy các quán fastfood như burger, pizza được coi là nhà hàng sang trọng và giá cũng rất đắt.
View attachment 348293 Hình này là 1 khu công nghiệp may. Các xưởng may ở đây thường đặt trong các nhà cao tầng chứ không phải nhà xưởng lộp tôn như ở vn. Các nhà thấp là khu trọ của công nhân. Thỉnh thoảng đi ngoài đường sẽ thấy rất nhiều nơi nhà cao tầng đang xây dựng chưa hoàn chỉnh thì người dân vào ở tạm luôn rất nguy hiểm.
Làm việc chung thì cảm nhận là tuy mình nói gì họ cũng sẽ làm theo nhưng do không hiểu bản chất quy trình nên làm đối phó hoặc không hứng thú lắm. Những người có học thức, nói tiếng Anh tốt, thì luôn ra vẻ và xem mình như một tầng lớp khác, khoe học vị, kiến thức, luôn dành phát biểu ý kiến(mặc dù vẫn ăn bóc)
Bên này đàn bà con gái ai cũng che đầu, quấn khăn, nên mình nhìn ai cũng như ai chẳng phân biệt dc
View attachment 348785
Myanmar, miến điện là nước mình đi nhiều, cảm xúc thích và ghét lẫn lộn. Thích vì người dân Myanmar hiền lành, lúc nào cũng cười thân thiện (kể cả những người gặp ngoài chợ, người lao động) mặc dù họ rất nghèo. Dân Myanmar thường xuất khẩu lao động sang các nước như Thái. Đất nước cũng hay có chiến tranh, thỉnh thoảng chính phủ tắt internet. Nhưng văn hóa các nước khác vẫn du nhập vào Myanmar khá nhanh, điển hình là xuống sân bay quán nước đầu tiên trong sân bay là Gong-cha
Nếu thích các hiệu khác như Koi cũng có
1 Góc bánh mì Việt Nam xứ bạn
Thời gian đầu đầu tư vào Myanmar sớm thì có Hàn Quốc, Nhật, và có cả Việt Nam (Viettel ở Myanmar là Mytel được rất nhiều người xài 4g cũng tốt, ngoài ra có 1 số cty như thức ăn chăn nuôi, hóa chất,..) Trong hình là 1 khu thương mại trung tâm do Hoàng Anh Gia Lai đầu tư
Nhìn có vẻ sầm uất nhưng thật ra khu trung tâm Yangon không rộng lớn, chủ yếu dành cho người nước ngoài với các căn hộ cho thuê đắt đỏ. Người dân Myanmar tầng lớp lao động thì ở nhà tre dọc xung quanh các con đường lớn. Nhà bằng tre và lá gồm luôn cả bếp và 1 góc vệ sinh, điện thì câu thẳng từ đường dây cao thế, thỉnh thoảng đi ngoài đường thấy nhiều người trèo lên chắc là để sửa điện
Khí hậu Myanmar dễ chịu với người gốc SG như mình, lạnh lắm cũng ko dưới 20, nóng thì như SG. Bầu trời trong xanh, ít nhà cao tầng nên đi ra các vùng xa rất thích. Nói chung mình rất có thiện cảm với con người và đất nước Myanmar.
Phần 2. Mình viết hơi dài nên chắc phải 1 phần nữa mới nói hết về ăn uống, chỗ ở ở Myanmar. Các thím thông cảm.
Mình không thích đi công tác ở Myanmar lý do chính là vì phải làm việc chung với bọn chủ công ty người nước ngoài. Đặc điểm Myanmar là sản xuất gia công. Myanmar ngoại trừ đá quý thì các nguồn tài nguyên khác ít được đầu tư khai thác nên nguyên liệu thường nhập từ nước ngoài để gia công rồi lại xuất khẩu. Trích lời 1 giám đốc người Trung quốc “Đất nước này chả có cái gì, chỉ có nhân công là rẻ”. Và nhân công Myanmar rẻ thật, những người tỉnh lẻ cần phải có giấy chứng nhận tương tự như hộ khẩu thành phố ở vn để có thể đi làm ở các khu công nghiệp. Trong khi làm việc mình gặp vô số người Myanmar không biết đọc, biết viết chính ngôn ngữ của họ, không biết làm toán cộng trừ, môt số nhìn rõ ra là trẻ vị thành niên.
Thời gian đầu Hàn quốc đầu tư nhiều, mình còn nhớ rõ khoảng 5 năm trước lương công nhân Myanmar khoảng dưới $60 một người, khi ấy xưởng Hàn quốc mọc như nấm. Bây giờ thì trung quốc đầu tư vào nhiều, các công ty Hàn quốc lại thi nhau đóng cửa, nhất là đợt dịch vừa rồi nhiều nơi lấy cớ để đóng cửa vĩnh viễn hoặc bán lại cho các chủ Trung quốc để không trả tiền công. Hiện tại lương trung bình công nhân ở các xưởng trung quốc có thể lên tới $90
Tuy nghèo vậy nhưng người dân Myanmar, không thích tăng ca bằng được như một số nước. Ở Myanmar chủ lao động không được phép bắt công nhân tăng ca nếu không ký giấy phép đồng ý. Công nhân nếu không thích tăng ca có thể đi về sau khi hết giờ. Có nhiều trường hợp xảy ra đình công, biểu tình do chủ nhà máy Trung Quốc bắt tăng ca. Cảm nhận của mình là dân Myanmar không thích các chủ lao động Trung Quốc
Các nhà máy trong khoảng 5 năm gần đây do Trung Quốc đầu tư có quy mô rất lớn, thường là khoảng vài ngàn người trang máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất rất hiện đại. Do nhân công rẻ nên dây chuyền sản xuất thường to và dài hơn thích hợp làm đơn hàng lot lớn.
Nhà xưởng cũng bưng nguyên mô hình từ Hàn, Trung qua nên rất vào quy cũ
Tuy nhiên có nhược điểm là các cty bán máy tự động này không có văn phòng đại lý ở Myanmar nên thường chỉ tới setup máy rồi về nước. Khi hư hỏng hoặc cài đặt mới thì rất tốn công nên một số máy đắp chiếu, mạng lưới điện 1 ngày cũng cúp 1,2 lần nên vẫn còn nhiều bất cập.
Hệ thống logistic cũng khá tệ, đi bằng đường tàu mất rất nhiều thời gian, có khi tính bằng tuần, tháng mới tới khách hàng. Sau này phía trung quốc còn nghĩ ra thêm chuyện đi đường bộ đến Thái Lan rồi đi Tàu để tiếp kiệm thời gian
Hình dưới là 1 kho của Hitachi. Sẽ dùng để chứa hàng hóa đã gia công, hàng này sẽ được vận chuyển bằng xe cont qua Thái Lan và khi xe cont về sẽ mang theo các mặt hàng nhu yếu phẩm như bột giặt, tã giấy, đồ gia dụng từ Thái ngược về để bán trong nước.
Người Myanmar làm việc chăm, làm đúng chỉ thị nhưng thao tác có hơi chậm, thong thả nên một số chủ Trung quốc đánh giá là lười. Theo mình thì tốc độ khoảng 70% so với lao động trung quốc mặc dù trẻ tuổi hơn. Chủ lao động người gốc Myanmar tự lập nghiệp, nói 2,3 thứ tiếng, mở văn phòng ở nước ngoài thì mình cũng có gặp nhưng rất ít, đếm trên đầu ngón tay và cũng bị chính dân Myamar ghét và trở thành đối tượng đình công, biểu tình.
Đi từ Việt Nam sang Yangon một ngày có khoảng 1 chuyến bay thẳng từ Hà Nội và Sài Gòn. Đặc điểm các chuyến bay này là thường có nhiều nhà sư, hầu như chuyến nào mình đi cũng thấy, việc trao đổi văn hóa phật học 2 nước có vẻ rất phát triển. Chuyến xuất phát từ SG thì từ 9h sáng bay 11h là đến sau đó bay ngược về lại SG là 3h chiều, chuyến ở Hà Nội thì trễ hơn, có chuyến tối. Vì công việc mình thường kết thúc buổi chiều tối, mình thường chọn bay về nhà luôn trong đêm bằng cách transit ở Thái Lan. Nhược điểm là mình phải ngủ lại sân bay Thái nhưng có thể về nhà luôn trong chuyến bay sáng sớm.
Mình vẫn nhớ lần sinh nhật bạn gái vài năm trước mình qua đêm ở quán Starbuck trong sân bay, nhưng về ngay buổi sáng hôm sau để tặng quà
Giao thông trong Yangon tuân theo một quy luật nhất định, rất dễ nắm bắt sau một vài lần. Yangon kẹt xe vào giờ sáng, chiều do xe đưa đón học sinh, công nhân đi làm. Buổi tối và trưa thì trong thành phố cứ phóng ào ào. Tài xế hay chọn đi tắt qua các khu đất tư (các khu nhà giàu, sân golf), khu của quân đội để tránh các tuyến đường chính.
Ở Myanmar xe hơi nhiều, thường là các xe nội địa nhật đời cũ được nhập về. Trước 2010 số lượng xe nhập khá hạn chế, mẫu mã đa số là Toyota, Daihatsu, Suzuki, Nissan dạng wagon, minivan, kei car. Các xe mới cũng có bán ở showroom, nhưng thường được bê y chang nội thất về. Có lần mình ngồi 1 xe kei car vẫn còn đầy đủ máy sưởi, máy mátxa. Sau 2012 thì chính phủ cho phép toàn bộ người dân được mua xe nhập với điều kiện mẫu mã phải sau 2007, các mẫu xe Hàn, Mỹ, Châu Âu cũng xuất hiện nhiều. Xe máy thì các mẫu của Thái, ít thấy các dòng người Vn chuộng như AB, SH, nhưng mẫu xịn nhất mình hay thấy là PCX
Lúc trước khi có grab, việc đi taxi rất khó chịu vì không có đồng hồ, mình phải tự trả giá với tài xế. Mình hay nhờ người Myanmar gọi và trả giá hộ hoặc thuê nguyên ngày. Sau này grab sử dụng được ở Yangon nên việc bắt xe cũng tiện hơn, tuy nhiên ra ngoài Yangon thì việc bắt xe giữa đường bằng grab cũng rất khó khan, nhất là về đêm
Về chỗ ở, mình ở thượng vàng hạ cám đủ cả. Từ Lotte Yangon đến những nhà nghỉ khu 9mile
Khách sạn Lotte có view hồ khá đẹp, giá khoảng $120-150 một đêm, ăn sáng không ngon bằng các ks Lotte ở những nước khác.
Ở khu trung tâm có thể ở thử những khách sạn dành cho người Hoa như Panda. Mình hay ở Parami cách khu trung tâm một chút nếu đi công tác một mình, giá phòng khoảng $70-80, phòng bình thường thôi nhưng ăn sáng ngon, có món tàu và các món nước của người Myanmar mình rất thích
Lúc trước thì mình ở ks Pavilion khu 9mile, ăn uống và đi lại thuận tiện, giá phòng vài năm trước là chẵn $50, y như ks 3 sao Việt Nam, ăn sáng nghèo nàn nhưng có món mì nước của dân Myanmr. Sau này mình không ở đây nữa vì một sáng đẹp trời mình chuẩn bị đi tắm, xả nước ra thì thấy thế này. Khi mình phản ánh lễ tân ks chỉ nhìn và nói sorry sau đó quay mặt đi
Đoàn mình lần đó có 1 người bị tiêu chảy nặng chắc do nước ở đây. Nước uống nên mua nước đóng chai, chú ý kĩ khi dùng nước vòi, nhất là sau các ngày mưa. Riêng bản thân mình đi nhiều lần nhưng chưa bị vấn đề gì.
dân nó có ý thức bảo vệ cái đầu vl. Dân mình toàn đội cho có, kiểu đối phó . Em trước đội con cũng 3.4 mua gần củ mà cứ treo xe là bị mấy con súc vật nhảy mất. Nên giờ toàn dùng con 50k đội đối phó.
noname01
Thớt hay ra đều nhé, em đi chắc cũng kha khá như thím.
Mà mỗi lần đi toàn cắm mặt làm không thấy mặt trời, nên ngoài quán ăn thì chẳng có ấn tượng gì về đất nước nào, vì toàn sáng lên taxi, tối lên taxi =.=
Do bản chất công việc đi nhiều nơi nên mình lập thớt kể sơ về trải nghiệm đi công tác ở các nước. Tùy theo có được ủng hộ không mà mình viết tiếp.
Bangladesh
Một trong các nước nghèo nhất mà mình từng đi. Nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào ngành may mặc. Đa số người lớn trẻ em, bất kể nam nữ đều làm việc trong các xưởng may, xưởng vải, xưởng nhuộm. Thu nhập thì tuy có tăng hàng năm theo quy định nhưng tính theo tỉ giá $ thì vẫn thấp, thậm chí một số nơi giữ nguyên chỉ tầm trên dưới $100. Trong các xưởng may tỉ lệ nam thậm chí còn nhiều hơn nữ.
View attachment 348289 Đáp xuống sân bay thì quan cảnh y như sân bay tsn những năm 2000. Mặc dù giữa đêm nhưng người ở ngoài chờ kiều bào về đông nghẹt, lê lết khắp nơi.
Ấn tượng nhất với mình là hệ thống đường xá khá tệ. Đi một quãng đường từ thủ đô Dhaka tới khu công nghiệp cách 180km tốn khoảng 6h ngồi xe vì đường xá quá tệ. Sáng nào cũng phải thức từ 2-3h sáng mới đến chỗ làm đúng giờ. Ngồi trên xe cũng ko ngủ yên vì đường quá sốc.
View attachment 348290 Khách sạn để ở đàng hoang thì mắc kinh khủng. 1 đêm bằng tiền lương 1 tháng của công nhân. Mình ở Best Westerner Maple Leaf gần sân bay 1 đêm là $150 phòng ốc, ăn sáng hoàn toàn bình thường, không đặc biệt. Ăn sáng thì mình toàn nhờ nhân viên bỏ hộp đem theo vài món vì đi làm từ 2-3h sáng nên ks chưa dọn ra
View attachment 348291
Một điểm mình hơi chủ quan là cứ nghĩ thời tiết sẽ luôn nóng khoảng 40 độ nhưng thật ra mùa đông khá lạnh, có nơi xuống dưới 10 độ và sương mù dày. Hình này mình chụp lúc 9h sáng nhưng xung quanh cũng toàn sương.
View attachment 348292 Người dân Bangladesh thì hiền lành, không uống rượu, buổi tối cũng ko có nhiều loại hình giải trí nên họ thường đổ ra đường để nói chuyện với nhau như họp chợ. Đi ngoài đường buổi tối thấy rất nhiều người, mặc dù cũng ko buôn bán, hàng quán nhiều. Đồ ăn thì ngon, mình rất thích, theo mình thấy thì bề ngoài gần giống nhưng nêm nếm ngon hơn Ấn Độ, tuy không đẹp mắt lắm. Do ai cũng ăn bằng tay nên không tiện chụp lại món ăn. Ở bên đấy các quán fastfood như burger, pizza được coi là nhà hàng sang trọng và giá cũng rất đắt.
View attachment 348293 Hình này là 1 khu công nghiệp may. Các xưởng may ở đây thường đặt trong các nhà cao tầng chứ không phải nhà xưởng lộp tôn như ở vn. Các nhà thấp là khu trọ của công nhân. Thỉnh thoảng đi ngoài đường sẽ thấy rất nhiều nơi nhà cao tầng đang xây dựng chưa hoàn chỉnh thì người dân vào ở tạm luôn rất nguy hiểm.
Làm việc chung thì cảm nhận là tuy mình nói gì họ cũng sẽ làm theo nhưng do không hiểu bản chất quy trình nên làm đối phó hoặc không hứng thú lắm. Những người có học thức, nói tiếng Anh tốt, thì luôn ra vẻ và xem mình như một tầng lớp khác, khoe học vị, kiến thức, luôn dành phát biểu ý kiến(mặc dù vẫn ăn bóc)
Bên này đàn bà con gái ai cũng che đầu, quấn khăn, nên mình nhìn ai cũng như ai chẳng phân biệt dc
View attachment 348785
Myanmar, miến điện là nước mình đi nhiều, cảm xúc thích và ghét lẫn lộn. Thích vì người dân Myanmar hiền lành, lúc nào cũng cười thân thiện (kể cả những người gặp ngoài chợ, người lao động) mặc dù họ rất nghèo. Dân Myanmar thường xuất khẩu lao động sang các nước như Thái. Đất nước cũng hay có chiến tranh, thỉnh thoảng chính phủ tắt internet. Nhưng văn hóa các nước khác vẫn du nhập vào Myanmar khá nhanh, điển hình là xuống sân bay quán nước đầu tiên trong sân bay là Gong-cha
Nếu thích các hiệu khác như Koi cũng có
1 Góc bánh mì Việt Nam xứ bạn
Thời gian đầu đầu tư vào Myanmar sớm thì có Hàn Quốc, Nhật, và có cả Việt Nam (Viettel ở Myanmar là Mytel được rất nhiều người xài 4g cũng tốt, ngoài ra có 1 số cty như thức ăn chăn nuôi, hóa chất,..) Trong hình là 1 khu thương mại trung tâm do Hoàng Anh Gia Lai đầu tư
Nhìn có vẻ sầm uất nhưng thật ra khu trung tâm Yangon không rộng lớn, chủ yếu dành cho người nước ngoài với các căn hộ cho thuê đắt đỏ. Người dân Myanmar tầng lớp lao động thì ở nhà tre dọc xung quanh các con đường lớn. Nhà bằng tre và lá gồm luôn cả bếp và 1 góc vệ sinh, điện thì câu thẳng từ đường dây cao thế, thỉnh thoảng đi ngoài đường thấy nhiều người trèo lên chắc là để sửa điện
Khí hậu Myanmar dễ chịu với người gốc SG như mình, lạnh lắm cũng ko dưới 20, nóng thì như SG. Bầu trời trong xanh, ít nhà cao tầng nên đi ra các vùng xa rất thích. Nói chung mình rất có thiện cảm với con người và đất nước Myanmar.
Phần 2. Mình viết hơi dài nên chắc phải 1 phần nữa mới nói hết về ăn uống, chỗ ở ở Myanmar. Các thím thông cảm.
Mình không thích đi công tác ở Myanmar lý do chính là vì phải làm việc chung với bọn chủ công ty người nước ngoài. Đặc điểm Myanmar là sản xuất gia công. Myanmar ngoại trừ đá quý thì các nguồn tài nguyên khác ít được đầu tư khai thác nên nguyên liệu thường nhập từ nước ngoài để gia công rồi lại xuất khẩu. Trích lời 1 giám đốc người Trung quốc “Đất nước này chả có cái gì, chỉ có nhân công là rẻ”. Và nhân công Myanmar rẻ thật, những người tỉnh lẻ cần phải có giấy chứng nhận tương tự như hộ khẩu thành phố ở vn để có thể đi làm ở các khu công nghiệp. Trong khi làm việc mình gặp vô số người Myanmar không biết đọc, biết viết chính ngôn ngữ của họ, không biết làm toán cộng trừ, môt số nhìn rõ ra là trẻ vị thành niên.
Thời gian đầu Hàn quốc đầu tư nhiều, mình còn nhớ rõ khoảng 5 năm trước lương công nhân Myanmar khoảng dưới $60 một người, khi ấy xưởng Hàn quốc mọc như nấm. Bây giờ thì trung quốc đầu tư vào nhiều, các công ty Hàn quốc lại thi nhau đóng cửa, nhất là đợt dịch vừa rồi nhiều nơi lấy cớ để đóng cửa vĩnh viễn hoặc bán lại cho các chủ Trung quốc để không trả tiền công. Hiện tại lương trung bình công nhân ở các xưởng trung quốc có thể lên tới $90
Tuy nghèo vậy nhưng người dân Myanmar, không thích tăng ca bằng được như một số nước. Ở Myanmar chủ lao động không được phép bắt công nhân tăng ca nếu không ký giấy phép đồng ý. Công nhân nếu không thích tăng ca có thể đi về sau khi hết giờ. Có nhiều trường hợp xảy ra đình công, biểu tình do chủ nhà máy Trung Quốc bắt tăng ca. Cảm nhận của mình là dân Myanmar không thích các chủ lao động Trung Quốc
Các nhà máy trong khoảng 5 năm gần đây do Trung Quốc đầu tư có quy mô rất lớn, thường là khoảng vài ngàn người trang máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất rất hiện đại. Do nhân công rẻ nên dây chuyền sản xuất thường to và dài hơn thích hợp làm đơn hàng lot lớn.
Nhà xưởng cũng bưng nguyên mô hình từ Hàn, Trung qua nên rất vào quy cũ
Tuy nhiên có nhược điểm là các cty bán máy tự động này không có văn phòng đại lý ở Myanmar nên thường chỉ tới setup máy rồi về nước. Khi hư hỏng hoặc cài đặt mới thì rất tốn công nên một số máy đắp chiếu, mạng lưới điện 1 ngày cũng cúp 1,2 lần nên vẫn còn nhiều bất cập.
Hệ thống logistic cũng khá tệ, đi bằng đường tàu mất rất nhiều thời gian, có khi tính bằng tuần, tháng mới tới khách hàng. Sau này phía trung quốc còn nghĩ ra thêm chuyện đi đường bộ đến Thái Lan rồi đi Tàu để tiếp kiệm thời gian
Hình dưới là 1 kho của Hitachi. Sẽ dùng để chứa hàng hóa đã gia công, hàng này sẽ được vận chuyển bằng xe cont qua Thái Lan và khi xe cont về sẽ mang theo các mặt hàng nhu yếu phẩm như bột giặt, tã giấy, đồ gia dụng từ Thái ngược về để bán trong nước.
Người Myanmar làm việc chăm, làm đúng chỉ thị nhưng thao tác có hơi chậm, thong thả nên một số chủ Trung quốc đánh giá là lười. Theo mình thì tốc độ khoảng 70% so với lao động trung quốc mặc dù trẻ tuổi hơn. Chủ lao động người gốc Myanmar tự lập nghiệp, nói 2,3 thứ tiếng, mở văn phòng ở nước ngoài thì mình cũng có gặp nhưng rất ít, đếm trên đầu ngón tay và cũng bị chính dân Myamar ghét và trở thành đối tượng đình công, biểu tình.
Đi từ Việt Nam sang Yangon một ngày có khoảng 1 chuyến bay thẳng từ Hà Nội và Sài Gòn. Đặc điểm các chuyến bay này là thường có nhiều nhà sư, hầu như chuyến nào mình đi cũng thấy, việc trao đổi văn hóa phật học 2 nước có vẻ rất phát triển. Chuyến xuất phát từ SG thì từ 9h sáng bay 11h là đến sau đó bay ngược về lại SG là 3h chiều, chuyến ở Hà Nội thì trễ hơn, có chuyến tối. Vì công việc mình thường kết thúc buổi chiều tối, mình thường chọn bay về nhà luôn trong đêm bằng cách transit ở Thái Lan. Nhược điểm là mình phải ngủ lại sân bay Thái nhưng có thể về nhà luôn trong chuyến bay sáng sớm.
Mình vẫn nhớ lần sinh nhật bạn gái vài năm trước mình qua đêm ở quán Starbuck trong sân bay, nhưng về ngay buổi sáng hôm sau để tặng quà
Giao thông trong Yangon tuân theo một quy luật nhất định, rất dễ nắm bắt sau một vài lần. Yangon kẹt xe vào giờ sáng, chiều do xe đưa đón học sinh, công nhân đi làm. Buổi tối và trưa thì trong thành phố cứ phóng ào ào. Tài xế hay chọn đi tắt qua các khu đất tư (các khu nhà giàu, sân golf), khu của quân đội để tránh các tuyến đường chính.
Ở Myanmar xe hơi nhiều, thường là các xe nội địa nhật đời cũ được nhập về. Trước 2010 số lượng xe nhập khá hạn chế, mẫu mã đa số là Toyota, Daihatsu, Suzuki, Nissan dạng wagon, minivan, kei car. Các xe mới cũng có bán ở showroom, nhưng thường được bê y chang nội thất về. Có lần mình ngồi 1 xe kei car vẫn còn đầy đủ máy sưởi, máy mátxa. Sau 2012 thì chính phủ cho phép toàn bộ người dân được mua xe nhập với điều kiện mẫu mã phải sau 2007, các mẫu xe Hàn, Mỹ, Châu Âu cũng xuất hiện nhiều. Xe máy thì các mẫu của Thái, ít thấy các dòng người Vn chuộng như AB, SH, nhưng mẫu xịn nhất mình hay thấy là PCX
Lúc trước khi có grab, việc đi taxi rất khó chịu vì không có đồng hồ, mình phải tự trả giá với tài xế. Mình hay nhờ người Myanmar gọi và trả giá hộ hoặc thuê nguyên ngày. Sau này grab sử dụng được ở Yangon nên việc bắt xe cũng tiện hơn, tuy nhiên ra ngoài Yangon thì việc bắt xe giữa đường bằng grab cũng rất khó khan, nhất là về đêm
Về chỗ ở, mình ở thượng vàng hạ cám đủ cả. Từ Lotte Yangon đến những nhà nghỉ khu 9mile
Khách sạn Lotte có view hồ khá đẹp, giá khoảng $120-150 một đêm, ăn sáng không ngon bằng các ks Lotte ở những nước khác.
Ở khu trung tâm có thể ở thử những khách sạn dành cho người Hoa như Panda. Mình hay ở Parami cách khu trung tâm một chút nếu đi công tác một mình, giá phòng khoảng $70-80, phòng bình thường thôi nhưng ăn sáng ngon, có món tàu và các món nước của người Myanmar mình rất thích
Lúc trước thì mình ở ks Pavilion khu 9mile, ăn uống và đi lại thuận tiện, giá phòng vài năm trước là chẵn $50, y như ks 3 sao Việt Nam, ăn sáng nghèo nàn nhưng có món mì nước của dân Myanmr. Sau này mình không ở đây nữa vì một sáng đẹp trời mình chuẩn bị đi tắm, xả nước ra thì thấy thế này. Khi mình phản ánh lễ tân ks chỉ nhìn và nói sorry sau đó quay mặt đi
Đoàn mình lần đó có 1 người bị tiêu chảy nặng chắc do nước ở đây. Nước uống nên mua nước đóng chai, chú ý kĩ khi dùng nước vòi, nhất là sau các ngày mưa. Riêng bản thân mình đi nhiều lần nhưng chưa bị vấn đề gì.
(các chap sẽ update sau)
Campuchia Malay Ấn Độ Lào Thái Lan (Đi chơi nhiều hơn đi công việc)
(Các chap không liên quan đến ĐNA nhưng sẽ kể chi tiết nếu có hứng)
Nhật Trung Quốc Mỹ
E từng làm việc chung với tụi Philip, tụi này cũng khôn lỏi lắm
, mà hầu như chúng nó ko thích tiếp thu cái mới, kiểu chỉ chăm chăm làm việc mà hịu quả ko tới đâu
, mà tụi Philip này nó siêng lắm, làm vp với tụi nó ko có khái niệm ngủ trưa hay nghỉ trưa lun, chỉ ăn xong r đặt đít vào ngồi làm típ mà hiệu quả thua cả 1 ông VN làm tàn tàn ăn ún ngủ trưa phủ phê nữa
, theo e đánh giá thì 8 tiếng của tụi Philip chắc bằng 4 5 tiếng của người VN làm cùng khối lượng cv
Chính cmn xác luôn. Tôi làm chung với bọn Phi thấy kiểu lươn lẹo và làm việc ko hiệu quả. Mặt bằng chung dân nó là ít học hơn VN.
E từng làm việc chung với tụi Philip, tụi này cũng khôn lỏi lắm
, mà hầu như chúng nó ko thích tiếp thu cái mới, kiểu chỉ chăm chăm làm việc mà hịu quả ko tới đâu
, mà tụi Philip này nó siêng lắm, làm vp với tụi nó ko có khái niệm ngủ trưa hay nghỉ trưa lun, chỉ ăn xong r đặt đít vào ngồi làm típ mà hiệu quả thua cả 1 ông VN làm tàn tàn ăn ún ngủ trưa phủ phê nữa
, theo e đánh giá thì 8 tiếng của tụi Philip chắc bằng 4 5 tiếng của người VN làm cùng khối lượng cv
Trước tôi có đi trao đổi sinh viên ở Brunei, trong đợt đó có 1 đứa Phi (nhà giàu, bố làm quân đội) và 2 đứa Indo. Cảm nhận riêng là những đứa Phi mà thuộc tầng lớp tinh hoa khá là thực dụng cái gì có lợi cho nó thì nó mới chơi, không thì kệ chúng mày
. Trong khi mình và mấy đứa Indo thì khá là thân thiết, chơi rất vui chả bao giờ suy nghĩ thiệt hơn gì
Indonesia
Phần 3
Indonesia có địa lý rất phức tạp. Toàn bộ đất nước được chia thành nhiều tỉnh nhỏ, mỗi tỉnh lại có một thành phố lớn, gọi là thủ phủ. Có khoảng 3 đảo lớn chính, là Sumatra, Java, Kalimantan, các đảo này lại chia thành nhiều tỉnh nhỏ. Jakarta là thủ đô với vùng đặc khu hành chính riêng nằm ở phía Tây Java. Khổ nổi, vùng khu vực xung quanh Jakarta lại không gọi là Tây Java mà gọi là Tỉnh Banten, Tây Java lại là một tỉnh kế bên,… Dù phức tạp là vậy nhưng người Indonesia rất chú ý và phân biệt rõ ràng khi nói về vị trí địa lý, và sẽ nhẹ nhàng nhắc khéo mình về việc phân biệt các vùng như Tây, Trung và Đông Java…. Theo mình quan sát, việc phân chia này ngoài cơ sở địa lý của các đảo còn chịu ảnh hưởng của các vấn đề tôn giáo, sự phân chia từ thời kì thực dân Hà Lan,…
Sự hỗn tạp này phản ánh lên văn hóa ở từng vùng. Chẳng hạn như vùng phía bắc Sumatra có nhiều nhà thờ Công giáo lớn và các nhà cổ với kiến trúc pha trộn Châu âu và Hồi giáo. Người Hồi giáo ở Indonesia rất nhiều, và cũng như các nước hồi giáo khác ở chỗ làm chủ công ty phải xây dựng phòng cầu nguyện cho nhân viên, cho phép nhân viên dành thời gian cầu nguyện,… Ngoài hồi giáo, Indonesia còn có người theo đạo Hindu, Phật, Công giáo,… nên khi đi ăn uống với người mình chưa biết rõ, tốt nhất đừng uống bia rượu, ăn thịt heo hoặc thịt bò, đặc biệt khi đi với nhóm đông người vì không biết mình sẽ lỡ xúc phạm ai. Trên lý thuyết là vậy nhưng mình thấy người Hồi giáo ở Indonesia cũng không quá gây gắt như các nước khác, mình để ý họ có cố gắng không làm phiền người khác khi thực hiện các nghi thức tôn giáo của mình và cũng ngồi chung bàn khi các thành viên khác uống rượu bia.
Đối với những người khó tính, có lẽ ăn uống ở Indonesia không phải là trải nghiệm thú vị. Có lẽ vì lý do tôn giáo kể trên, người Indonesia rất ưu chuộng thịt gà vì đây là món thịt mà ai cũng ăn được. Có lần mình đi công tác 2 ngày liên tục với 3 bữa toàn gà (với các bên dẫn đi ăn khác nhau). Người Indonesia cũng thích ăn cánh và đùi, và thậm chí ở nhiều vùng, món cánh gà chiên đươc xem là món ăn đặc sản cao cấp để tiếp khách trong tất cả các bữa ăn. Các món ăn thuần Indonesia thường được đánh giá là cay và… không được đẹp mắt lắm.
Một lần mình tới một trong các quán hải sản được đánh giá là ngon nhất ở Medan là Wajir Seafood. Đố mọi người biết món nào trong hình này là hải sản
Không có nghĩa là ở Indonesia không có đồ ăn ngon. Mình là người thích tìm tòi ăn các món địa phương nên việc một mình khám phá các quán ăn nhỏ là một trải nghiệm may rủi thú vị.
Nếu tới Jakarta mình nghĩ nên ở khu quận Gambir và thả bộ dọc con phố Pecenongan và Mangga Bessar để ăn thử các quán địa phương với các món streetfood hoặc mi goreng nổi tiếng. Mình thích nhất quán Bakmi Cong Sim trên đường Mangga Bessar với các món mì hoành thánh.Quán hơi sập sẽ nhưng trên lầu có phòng riêng sạch sẽ.
Mình có lần còn mò tới một khu chợ sầu riêng ở Medan. Sầu riêng bày ê hề dưới đất khách lựa và bổ ra ăn tại chỗ.
Quán chỉ bán sầu riêng nhưng hình như lại … mở thêm tiệm giặt đồ. Chắc là để có mùi thơm
Về chỗ ở thì các khách sạn ở Indonesia có chất lượng khá đồng đều, giá khách sạn 4 sao giao động từ 1tr2-1tr8, các khách sạn dưới 1tr cũng có dịch vụ rất tốt và hoàn toàn có thể ở được khi đi công tác. Nhiều người khuyên mình không nên uống nước đá và mình cũng thấy người Indonesia thường uống nước trà trong các ly lớn nhưng không có đá (bản thân mình thì chưa gặp vấn đề gì).
Vậy là đã xong 3 nước rồi. Mình viết hơi nhiều hơn dự tính, lại hơi bận một số việc nên hơi lâu nhưng không ngờ thớt này lại được nhiều vozer theo dõi như vậy. Có thể các nước sau mình sẽ viết tóm tắt hơn hoặc lồng một số nước ngoài ĐNA khác vào để đỡ chán. Mong các thím tiếp tục ủng hộ.
Do bản chất công việc đi nhiều nơi nên mình lập thớt kể sơ về trải nghiệm đi công tác ở các nước. Tùy theo có được ủng hộ không mà mình viết tiếp.
Bangladesh
Một trong các nước nghèo nhất mà mình từng đi. Nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào ngành may mặc. Đa số người lớn trẻ em, bất kể nam nữ đều làm việc trong các xưởng may, xưởng vải, xưởng nhuộm. Thu nhập thì tuy có tăng hàng năm theo quy định nhưng tính theo tỉ giá $ thì vẫn thấp, thậm chí một số nơi giữ nguyên chỉ tầm trên dưới $100. Trong các xưởng may tỉ lệ nam thậm chí còn nhiều hơn nữ.
View attachment 348289 Đáp xuống sân bay thì quan cảnh y như sân bay tsn những năm 2000. Mặc dù giữa đêm nhưng người ở ngoài chờ kiều bào về đông nghẹt, lê lết khắp nơi.
Ấn tượng nhất với mình là hệ thống đường xá khá tệ. Đi một quãng đường từ thủ đô Dhaka tới khu công nghiệp cách 180km tốn khoảng 6h ngồi xe vì đường xá quá tệ. Sáng nào cũng phải thức từ 2-3h sáng mới đến chỗ làm đúng giờ. Ngồi trên xe cũng ko ngủ yên vì đường quá sốc.
View attachment 348290 Khách sạn để ở đàng hoang thì mắc kinh khủng. 1 đêm bằng tiền lương 1 tháng của công nhân. Mình ở Best Westerner Maple Leaf gần sân bay 1 đêm là $150 phòng ốc, ăn sáng hoàn toàn bình thường, không đặc biệt. Ăn sáng thì mình toàn nhờ nhân viên bỏ hộp đem theo vài món vì đi làm từ 2-3h sáng nên ks chưa dọn ra
View attachment 348291
Một điểm mình hơi chủ quan là cứ nghĩ thời tiết sẽ luôn nóng khoảng 40 độ nhưng thật ra mùa đông khá lạnh, có nơi xuống dưới 10 độ và sương mù dày. Hình này mình chụp lúc 9h sáng nhưng xung quanh cũng toàn sương.
View attachment 348292 Người dân Bangladesh thì hiền lành, không uống rượu, buổi tối cũng ko có nhiều loại hình giải trí nên họ thường đổ ra đường để nói chuyện với nhau như họp chợ. Đi ngoài đường buổi tối thấy rất nhiều người, mặc dù cũng ko buôn bán, hàng quán nhiều. Đồ ăn thì ngon, mình rất thích, theo mình thấy thì bề ngoài gần giống nhưng nêm nếm ngon hơn Ấn Độ, tuy không đẹp mắt lắm. Do ai cũng ăn bằng tay nên không tiện chụp lại món ăn. Ở bên đấy các quán fastfood như burger, pizza được coi là nhà hàng sang trọng và giá cũng rất đắt.
View attachment 348293 Hình này là 1 khu công nghiệp may. Các xưởng may ở đây thường đặt trong các nhà cao tầng chứ không phải nhà xưởng lộp tôn như ở vn. Các nhà thấp là khu trọ của công nhân. Thỉnh thoảng đi ngoài đường sẽ thấy rất nhiều nơi nhà cao tầng đang xây dựng chưa hoàn chỉnh thì người dân vào ở tạm luôn rất nguy hiểm.
Làm việc chung thì cảm nhận là tuy mình nói gì họ cũng sẽ làm theo nhưng do không hiểu bản chất quy trình nên làm đối phó hoặc không hứng thú lắm. Những người có học thức, nói tiếng Anh tốt, thì luôn ra vẻ và xem mình như một tầng lớp khác, khoe học vị, kiến thức, luôn dành phát biểu ý kiến(mặc dù vẫn ăn bóc)
Bên này đàn bà con gái ai cũng che đầu, quấn khăn, nên mình nhìn ai cũng như ai chẳng phân biệt dc
View attachment 348785
Myanmar, miến điện là nước mình đi nhiều, cảm xúc thích và ghét lẫn lộn. Thích vì người dân Myanmar hiền lành, lúc nào cũng cười thân thiện (kể cả những người gặp ngoài chợ, người lao động) mặc dù họ rất nghèo. Dân Myanmar thường xuất khẩu lao động sang các nước như Thái. Đất nước cũng hay có chiến tranh, thỉnh thoảng chính phủ tắt internet. Nhưng văn hóa các nước khác vẫn du nhập vào Myanmar khá nhanh, điển hình là xuống sân bay quán nước đầu tiên trong sân bay là Gong-cha
Nếu thích các hiệu khác như Koi cũng có
1 Góc bánh mì Việt Nam xứ bạn
Thời gian đầu đầu tư vào Myanmar sớm thì có Hàn Quốc, Nhật, và có cả Việt Nam (Viettel ở Myanmar là Mytel được rất nhiều người xài 4g cũng tốt, ngoài ra có 1 số cty như thức ăn chăn nuôi, hóa chất,..) Trong hình là 1 khu thương mại trung tâm do Hoàng Anh Gia Lai đầu tư
Nhìn có vẻ sầm uất nhưng thật ra khu trung tâm Yangon không rộng lớn, chủ yếu dành cho người nước ngoài với các căn hộ cho thuê đắt đỏ. Người dân Myanmar tầng lớp lao động thì ở nhà tre dọc xung quanh các con đường lớn. Nhà bằng tre và lá gồm luôn cả bếp và 1 góc vệ sinh, điện thì câu thẳng từ đường dây cao thế, thỉnh thoảng đi ngoài đường thấy nhiều người trèo lên chắc là để sửa điện
Khí hậu Myanmar dễ chịu với người gốc SG như mình, lạnh lắm cũng ko dưới 20, nóng thì như SG. Bầu trời trong xanh, ít nhà cao tầng nên đi ra các vùng xa rất thích. Nói chung mình rất có thiện cảm với con người và đất nước Myanmar.
Phần 2. Mình viết hơi dài nên chắc phải 1 phần nữa mới nói hết về ăn uống, chỗ ở ở Myanmar. Các thím thông cảm.
Mình không thích đi công tác ở Myanmar lý do chính là vì phải làm việc chung với bọn chủ công ty người nước ngoài. Đặc điểm Myanmar là sản xuất gia công. Myanmar ngoại trừ đá quý thì các nguồn tài nguyên khác ít được đầu tư khai thác nên nguyên liệu thường nhập từ nước ngoài để gia công rồi lại xuất khẩu. Trích lời 1 giám đốc người Trung quốc “Đất nước này chả có cái gì, chỉ có nhân công là rẻ”. Và nhân công Myanmar rẻ thật, những người tỉnh lẻ cần phải có giấy chứng nhận tương tự như hộ khẩu thành phố ở vn để có thể đi làm ở các khu công nghiệp. Trong khi làm việc mình gặp vô số người Myanmar không biết đọc, biết viết chính ngôn ngữ của họ, không biết làm toán cộng trừ, môt số nhìn rõ ra là trẻ vị thành niên.
Thời gian đầu Hàn quốc đầu tư nhiều, mình còn nhớ rõ khoảng 5 năm trước lương công nhân Myanmar khoảng dưới $60 một người, khi ấy xưởng Hàn quốc mọc như nấm. Bây giờ thì trung quốc đầu tư vào nhiều, các công ty Hàn quốc lại thi nhau đóng cửa, nhất là đợt dịch vừa rồi nhiều nơi lấy cớ để đóng cửa vĩnh viễn hoặc bán lại cho các chủ Trung quốc để không trả tiền công. Hiện tại lương trung bình công nhân ở các xưởng trung quốc có thể lên tới $90
Tuy nghèo vậy nhưng người dân Myanmar, không thích tăng ca bằng được như một số nước. Ở Myanmar chủ lao động không được phép bắt công nhân tăng ca nếu không ký giấy phép đồng ý. Công nhân nếu không thích tăng ca có thể đi về sau khi hết giờ. Có nhiều trường hợp xảy ra đình công, biểu tình do chủ nhà máy Trung Quốc bắt tăng ca. Cảm nhận của mình là dân Myanmar không thích các chủ lao động Trung Quốc
Các nhà máy trong khoảng 5 năm gần đây do Trung Quốc đầu tư có quy mô rất lớn, thường là khoảng vài ngàn người trang máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất rất hiện đại. Do nhân công rẻ nên dây chuyền sản xuất thường to và dài hơn thích hợp làm đơn hàng lot lớn.
Nhà xưởng cũng bưng nguyên mô hình từ Hàn, Trung qua nên rất vào quy cũ
Tuy nhiên có nhược điểm là các cty bán máy tự động này không có văn phòng đại lý ở Myanmar nên thường chỉ tới setup máy rồi về nước. Khi hư hỏng hoặc cài đặt mới thì rất tốn công nên một số máy đắp chiếu, mạng lưới điện 1 ngày cũng cúp 1,2 lần nên vẫn còn nhiều bất cập.
Hệ thống logistic cũng khá tệ, đi bằng đường tàu mất rất nhiều thời gian, có khi tính bằng tuần, tháng mới tới khách hàng. Sau này phía trung quốc còn nghĩ ra thêm chuyện đi đường bộ đến Thái Lan rồi đi Tàu để tiếp kiệm thời gian
Hình dưới là 1 kho của Hitachi. Sẽ dùng để chứa hàng hóa đã gia công, hàng này sẽ được vận chuyển bằng xe cont qua Thái Lan và khi xe cont về sẽ mang theo các mặt hàng nhu yếu phẩm như bột giặt, tã giấy, đồ gia dụng từ Thái ngược về để bán trong nước.
Người Myanmar làm việc chăm, làm đúng chỉ thị nhưng thao tác có hơi chậm, thong thả nên một số chủ Trung quốc đánh giá là lười. Theo mình thì tốc độ khoảng 70% so với lao động trung quốc mặc dù trẻ tuổi hơn. Chủ lao động người gốc Myanmar tự lập nghiệp, nói 2,3 thứ tiếng, mở văn phòng ở nước ngoài thì mình cũng có gặp nhưng rất ít, đếm trên đầu ngón tay và cũng bị chính dân Myamar ghét và trở thành đối tượng đình công, biểu tình.
Đi từ Việt Nam sang Yangon một ngày có khoảng 1 chuyến bay thẳng từ Hà Nội và Sài Gòn. Đặc điểm các chuyến bay này là thường có nhiều nhà sư, hầu như chuyến nào mình đi cũng thấy, việc trao đổi văn hóa phật học 2 nước có vẻ rất phát triển. Chuyến xuất phát từ SG thì từ 9h sáng bay 11h là đến sau đó bay ngược về lại SG là 3h chiều, chuyến ở Hà Nội thì trễ hơn, có chuyến tối. Vì công việc mình thường kết thúc buổi chiều tối, mình thường chọn bay về nhà luôn trong đêm bằng cách transit ở Thái Lan. Nhược điểm là mình phải ngủ lại sân bay Thái nhưng có thể về nhà luôn trong chuyến bay sáng sớm.
Mình vẫn nhớ lần sinh nhật bạn gái vài năm trước mình qua đêm ở quán Starbuck trong sân bay, nhưng về ngay buổi sáng hôm sau để tặng quà
Giao thông trong Yangon tuân theo một quy luật nhất định, rất dễ nắm bắt sau một vài lần. Yangon kẹt xe vào giờ sáng, chiều do xe đưa đón học sinh, công nhân đi làm. Buổi tối và trưa thì trong thành phố cứ phóng ào ào. Tài xế hay chọn đi tắt qua các khu đất tư (các khu nhà giàu, sân golf), khu của quân đội để tránh các tuyến đường chính.
Ở Myanmar xe hơi nhiều, thường là các xe nội địa nhật đời cũ được nhập về. Trước 2010 số lượng xe nhập khá hạn chế, mẫu mã đa số là Toyota, Daihatsu, Suzuki, Nissan dạng wagon, minivan, kei car. Các xe mới cũng có bán ở showroom, nhưng thường được bê y chang nội thất về. Có lần mình ngồi 1 xe kei car vẫn còn đầy đủ máy sưởi, máy mátxa. Sau 2012 thì chính phủ cho phép toàn bộ người dân được mua xe nhập với điều kiện mẫu mã phải sau 2007, các mẫu xe Hàn, Mỹ, Châu Âu cũng xuất hiện nhiều. Xe máy thì các mẫu của Thái, ít thấy các dòng người Vn chuộng như AB, SH, nhưng mẫu xịn nhất mình hay thấy là PCX
Lúc trước khi có grab, việc đi taxi rất khó chịu vì không có đồng hồ, mình phải tự trả giá với tài xế. Mình hay nhờ người Myanmar gọi và trả giá hộ hoặc thuê nguyên ngày. Sau này grab sử dụng được ở Yangon nên việc bắt xe cũng tiện hơn, tuy nhiên ra ngoài Yangon thì việc bắt xe giữa đường bằng grab cũng rất khó khan, nhất là về đêm
Về chỗ ở, mình ở thượng vàng hạ cám đủ cả. Từ Lotte Yangon đến những nhà nghỉ khu 9mile
Khách sạn Lotte có view hồ khá đẹp, giá khoảng $120-150 một đêm, ăn sáng không ngon bằng các ks Lotte ở những nước khác.
Ở khu trung tâm có thể ở thử những khách sạn dành cho người Hoa như Panda. Mình hay ở Parami cách khu trung tâm một chút nếu đi công tác một mình, giá phòng khoảng $70-80, phòng bình thường thôi nhưng ăn sáng ngon, có món tàu và các món nước của người Myanmar mình rất thích
Lúc trước thì mình ở ks Pavilion khu 9mile, ăn uống và đi lại thuận tiện, giá phòng vài năm trước là chẵn $50, y như ks 3 sao Việt Nam, ăn sáng nghèo nàn nhưng có món mì nước của dân Myanmr. Sau này mình không ở đây nữa vì một sáng đẹp trời mình chuẩn bị đi tắm, xả nước ra thì thấy thế này. Khi mình phản ánh lễ tân ks chỉ nhìn và nói sorry sau đó quay mặt đi
Đoàn mình lần đó có 1 người bị tiêu chảy nặng chắc do nước ở đây. Nước uống nên mua nước đóng chai, chú ý kĩ khi dùng nước vòi, nhất là sau các ngày mưa. Riêng bản thân mình đi nhiều lần nhưng chưa bị vấn đề gì.
(các chap sẽ update sau)
Campuchia Malay Ấn Độ Lào Thái Lan (Đi chơi nhiều hơn đi công việc)
(Các chap không liên quan đến ĐNA nhưng sẽ kể chi tiết nếu có hứng)
Nhật Trung Quốc Mỹ
Mình vẫn luôn tìm cái gì đó hay ho để đọc mỗi tối, cảm ơn thớt nhiều
Thanghamso100
Thớt hay qué
khothe.9x
Up cho thớt, nhìn cách sắp xếp bài của thím thấy thím là ng quy củ thật
Đầu tiên thím vào camera bật chức năng save location info.
Sau đó thím mở app Photos của Google. Chọn vào hình đã chụp sau khi bật lưu thông tin vị trí. Vào phần ba chấm góc phải để xem thông tin thêm của ảnh thì sẽ ra phần vị trí.
Bấm vào cái map vị trí thì nó sẽ cho mình chọn dùng thông tin vị trí đó ở các app khác như Grab, map...
Indonesia
Phần 3
Indonesia có địa lý rất phức tạp. Toàn bộ đất nước được chia thành nhiều tỉnh nhỏ, mỗi tỉnh lại có một thành phố lớn, gọi là thủ phủ. Có khoảng 3 đảo lớn chính, là Sumatra, Java, Kalimantan, các đảo này lại chia thành nhiều tỉnh nhỏ. Jakarta là thủ đô với vùng đặc khu hành chính riêng nằm ở phía Tây Java. Khổ nổi, vùng khu vực xung quanh Jakarta lại không gọi là Tây Java mà gọi là Tỉnh Banten, Tây Java lại là một tỉnh kế bên,… Dù phức tạp là vậy nhưng người Indonesia rất chú ý và phân biệt rõ ràng khi nói về vị trí địa lý, và sẽ nhẹ nhàng nhắc khéo mình về việc phân biệt các vùng như Tây, Trung và Đông Java…. Theo mình quan sát, việc phân chia này ngoài cơ sở địa lý của các đảo còn chịu ảnh hưởng của các vấn đề tôn giáo, sự phân chia từ thời kì thực dân Hà Lan,…
Sự hỗn tạp này phản ánh lên văn hóa ở từng vùng. Chẳng hạn như vùng phía bắc Sumatra có nhiều nhà thờ Công giáo lớn và các nhà cổ với kiến trúc pha trộn Châu âu và Hồi giáo. Người Hồi giáo ở Indonesia rất nhiều, và cũng như các nước hồi giáo khác ở chỗ làm chủ công ty phải xây dựng phòng cầu nguyện cho nhân viên, cho phép nhân viên dành thời gian cầu nguyện,… Ngoài hồi giáo, Indonesia còn có người theo đạo Hindu, Phật, Công giáo,… nên khi đi ăn uống với người mình chưa biết rõ, tốt nhất đừng uống bia rượu, ăn thịt heo hoặc thịt bò, đặc biệt khi đi với nhóm đông người vì không biết mình sẽ lỡ xúc phạm ai. Trên lý thuyết là vậy nhưng mình thấy người Hồi giáo ở Indonesia cũng không quá gây gắt như các nước khác, mình để ý họ có cố gắng không làm phiền người khác khi thực hiện các nghi thức tôn giáo của mình và cũng ngồi chung bàn khi các thành viên khác uống rượu bia.
Đối với những người khó tính, có lẽ ăn uống ở Indonesia không phải là trải nghiệm thú vị. Có lẽ vì lý do tôn giáo kể trên, người Indonesia rất ưu chuộng thịt gà vì đây là món thịt mà ai cũng ăn được. Có lần mình đi công tác 2 ngày liên tục với 3 bữa toàn gà (với các bên dẫn đi ăn khác nhau). Người Indonesia cũng thích ăn cánh và đùi, và thậm chí ở nhiều vùng, món cánh gà chiên đươc xem là món ăn đặc sản cao cấp để tiếp khách trong tất cả các bữa ăn. Các món ăn thuần Indonesia thường được đánh giá là cay và… không được đẹp mắt lắm.
Một lần mình tới một trong các quán hải sản được đánh giá là ngon nhất ở Medan là Wajir Seafood. Đố mọi người biết món nào trong hình này là hải sản
View attachment 360457
Không có nghĩa là ở Indonesia không có đồ ăn ngon. Mình là người thích tìm tòi ăn các món địa phương nên việc một mình khám phá các quán ăn nhỏ là một trải nghiệm may rủi thú vị.
Nếu tới Jakarta mình nghĩ nên ở khu quận Gambir và thả bộ dọc con phố Pecenongan và Mangga Bessar để ăn thử các quán địa phương với các món streetfood hoặc mi goreng nổi tiếng. Mình thích nhất quán Bakmi Cong Sim trên đường Mangga Bessar với các món mì hoành thánh.Quán hơi sập sẽ nhưng trên lầu có phòng riêng sạch sẽ.
View attachment 360458View attachment 360460
Mình có lần còn mò tới một khu chợ sầu riêng ở Medan. Sầu riêng bày ê hề dưới đất khách lựa và bổ ra ăn tại chỗ.
View attachment 360461 View attachment 360471 Quán chỉ bán sầu riêng nhưng hình như lại … mở thêm tiệm giặt đồ. Chắc là để có mùi thơm
Về chỗ ở thì các khách sạn ở Indonesia có chất lượng khá đồng đều, giá khách sạn 4 sao giao động từ 1tr2-1tr8, các khách sạn dưới 1tr cũng có dịch vụ rất tốt và hoàn toàn có thể ở được khi đi công tác. Nhiều người khuyên mình không nên uống nước đá và mình cũng thấy người Indonesia thường uống nước trà trong các ly lớn nhưng không có đá (bản thân mình thì chưa gặp vấn đề gì).
Vậy là đã xong 3 nước rồi. Mình viết hơi nhiều hơn dự tính, lại hơi bận một số việc nên hơi lâu nhưng không ngờ thớt này lại được nhiều vozer theo dõi như vậy. Có thể các nước sau mình sẽ viết tóm tắt hơn hoặc lồng một số nước ngoài ĐNA khác vào để đỡ chán. Mong các thím tiếp tục ủng hộ.
bác cứ viết chi tiết để anh em được hóng nhiều hơn
le_tam25801
Bookmark lại về đọc. Thớt chất lượng
catumhero
thot hay danh dau
HiepTRE
Đá lên
binhhoang
up nào
[Nino]
giờ mới có thời gian đọc, hay quá thớt ơi
emcothairoi
Đều tay nhé bác thớt ơi
Gửi bằng vozFApp
September610
Đọc những thông tin này có phải bổ ích ko. Suốt ngày thằng em, ông anh, loser cắm sừng xăm trổ địt bọp...chán
Thím làm bên may mặc à?
Năm nay đơn hàng nhiều không?
Em đang làm cho GAP này
.
Gửi từ HUAWEI INE-LX2 bằng vozFApp
công việc ngon ko thím. e đang làm sản xuất cho UniQlo.
arisato1508
TRUNG QUỐC
Viết loanh quanh Asean cũng chán, lần này mình chen vào một nước ngoài khu vực để thú vị hơn. Mình biết cũng có nhiều vozer đã review cuộc sống, trải nghiệm đi buôn theo đường tiểu ngạch ở Trung Quốc, nên mình cũng sẽ không nói quá nhiều về những thông tin ai cũng biết rồi. Thay vào đó sẽ là các mẫu chuyện. một số thông tin, cảm nhận của mình với Trung Quốc và sức ảnh hưởng của quốc gia này trong ngành sản xuất.
Mình còn nhớ cách đây khoảng hai năm trong chuyến công tác ở Trung Quốc, bên công ty mình có ký hợp đồng mua áo lạnh thông qua một vendor Nhật Bản gọi là E, bên xưởng sản xuất là M tại Trung Quốc. Sau buổi sáng đi thực địa kiểm tra một số vấn đề liên quan và buổi trưa chốt hợp đồng thì buổi chiều có bữa ăn giao lưu. Vì họp xong còn khá sớm nên mọi người quyết định ai về phòng nấy nghỉ ngơi sau đó tập hợp đi ăn. Đột nhiên trường phòng sale công ty E là Watanabe khi đi chung thang máy với mình lại rủ mình sang phòng nói chuyện riêng. Công ty E cũng là một tên tuổi lâu đời trong mảng riêng của mình, lần đó là chuyến công tác cuối cùng của ông Watanabe trước khi về hưu, ông có một căn biệt thự ở Chiba, ngoại ô Tokyo, tích cóp được sau 30 làm sale. Dù tuổi tác cách biệt lại mới gặp lần đầu gặp, do cũng đi công tác nhiều nơi nên mình và ông Watanabe nói chuyện rất hợp. Sau khoảng 10p, đột nhiên ông Watanabe thú nhận “Công nhận là ghét làm việc với Trung Quốc thật” . Sau đó ông buông một tràng dài các câu chuyện các đối tác Trung Quốc đã lừa gạt, lươn lẹo, để kiếm lời như thế nào, công ty M nếu không để ý sẽ giảm chất lượng như thế nào, các chi tiết mà phía M hay cắt giảm để giảm giá thành,… Lúc đó mình chỉ đứng hình ngồi nghe vì không hiểu được ý đồ của ông Watanabe là gì khi tự vạch áo cho nhân viên công ty khách hàng nghe như thế, lại nói chính về đối tác mà ông vừa. Ông Watanabe cứ thế nói liên tục đến giờ tập hợp đi ăn, ở bàn tiệc ông lại vui vẻ bắt tay, nhờ cậy bên M tiếp tục giữ vững mối quan hệ với công ty E, đồng thời nhờ nhân viên bên M giúp đỡ cho thuộc cấp của ông. Sau này mình chỉ có dịp chào hỏi ông Watanabe một lần nữa, ông khoe hình sàn gỗ mới lát ở căn biệt thự của mình và tuyệt nhiên không nhắc gì đến buổi nói chuyện khi xưa.
Thật khó để sản xuất một sản phẩm nào đó mà hoàn toàn không liên quan đến Trung Quốc. Công nhân Trung Quốc tay nghề cao, quy trình sản xuất cũng đã chuẩn hóa nhờ học hỏi các nước Âu mỹ, Hàn, Nhật,.. Ngoại trừ các sản phẩm điện tử công nghệ, các ngành giá rẻ như chế biến thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo công nhân chủ yếu là người lớn tuổi trên 40- 50. Với các đặc điểm đó, dễ dàng nhận ra các dây chuyền sản xuất Trung Quốc có số công nhân ít, tận dụng tối đa, thích hợp cho những đợt sản xuất với lot nhỏ, nhiều mã hàng,…
Ở các bài trước mình hay viết về ngành may mặc ở Asean, nhưng thật tế là số lượng hàng gia công cắt may với nguyên liệu vải nhập từ Trung Quốc vẫn chiếm một số lượng lớn. Thậm chí với một số nước có thể tự sản xuất vải chất lượng cao như Việt Nam, Thái,.. thì nhiều công ty thương mại vẫn lựa chọn mua vải ở Trung quốc và cắt may ở Asean. Nếu tính theo đơn giá thì, các mặt hàng mùa hè nếu sản xuất ở ĐNÁ có rẻ hơn chút đỉnh nhưng các mặt hàng mùa đông với nhiều phụ kiện thì đơn giá tại Trung Quốc vẫn ngang bằng hoặc rẻ hơn. Với các nước có xu hướng mua sắm thay đổi theo 4 mùa liên tục thì hiệu quả nhất vẫn là đặt hàng số lượng lớn ở Asean cho đầu mùa và đặt hàng số lượng nhỏ bổ sung gấp giữa mùa với các đối tác Trung Quốc vẫn là hợp lý nhất. Thật vậy, các công ty Trung Quốc có thể đối ứng sản xuất các đơn hàng cực nhỏ chỉ vài trăm chiếc gửi gấp qua đường hàng không chỉ trong vòng 1 tuần từ khi đặt. Các công ty có tìm đến các nước nhân công giá rẻ như Bangladesh, Pakistan, Jordan thì vẫn sẽ có một lượng hàng made in China nhất định, và thỉnh thoảng ở các cửa hàng bạn sẽ bắt gặp một sản phẩm có khi xuất xứ ở nước này nhưng vài tháng sau lại sản xuất ở Trung Quốc.
Và đừng quên rằng các mặt hàng giá rẻ made in Asean cũng có bóng dáng các công ty vốn Trung Quốc đứng sau. Việc di dời nhà xưởng sản xuất, dây chuyền máy móc đã trở thành quá đơn giản với việc toàn cầu hóa, các công ty Trung Quốc sẵn sàng mở các dây chuyền hàng ngàn người ở ĐNA sau đó dời đi khi mức lương công nhân bắt đầu tăng. Luôn có nước nghèo hơn và mức chênh lệch vài chục $ là quá đủ để các chủ doanh nghiệp Trung Quốc đóng cửa công ty tại Asean để bán lại cho các nước khác như Hàn, Nhật, hoặc đổi tên và chủ “mới” để làm mới lại bảng lương….
Với các sản phẩm điện tử, công nghệ cao mọi chuyện còn phức tạp hơn. Mình còn nhớ đầu những năm 2010 ở Việt Nam cũng đã cung cấp một số linh kiện cho Iphone nhưng số lượng ít vì không thể cạnh tranh lại. Với lý do xưởng lắp ráp cũng nằm ở Trung Quốc, các nhà máy linh kiện Trung Quốc cũng có lợi thế hơn nhiều so với đối thủ. Apple để tạo cạnh tranh giữa các supplier thường chỉ công bố spec và lựa chọn đặt hàng số lượng nhiều với các supplier có % yield hàng tốt cao. Hàng điện tử cần thay đổi thông số liên tục với các đợt sản xuất hàng mẫu dầy đặt nên việc nhà máy linh kiện ở gần nhà máy lắp ráp là lợi thế không nhỏ. Mình còn nhớ khi đó công ty cũ mình là tăng ca ngày đêm, làm xong hàng mẫu là sếp bỏ vào valy xách tay qua Trung Quốc, nhưng rốt cuộc đối thủ do ở gần xưởng lắp ráp nên luôn đi trước về chất lượng do liên tục có các feedback cải thiện nhanh. Sau này thì Apple cũng chuyển hẳn việc mua linh kiện này với các supplier Trung Quốc khác. Dây chuyền ở Việt Nam với hơn ngàn công nhân hoạt động không nghỉ 3 ca cũng giải tán
Ở phần sau mình sẽ viết nhiều hơn về trải nghiệm đi công tác.
ninomoon
Uppppp
uchihagin
nghe đồn mấy cty sản xuất bên đó toàn tuyển trẻ em 13-16 làm việc
lamson_2372007
Cảm ơn người ae, đọc hay lắm toàn những nơi mình chưa biết
Mình có từng làm phiên dịch nhưng lúc mới ra trường thôi. Không lien quan việc hiện tại
Mình không buôn người, nhưng đi nhiều cũng có gặp các bác buôn ma túy đi chung.
Năm nay dịch không đi đâu nên có thời gian viết ra chút
Mới up chap mới, tối nay thêm 1,2 chap nha bác
đi 1 ngày đúng 11,12 tiếng ngồi xe, oải hết sức, phải ở ngay dhaka để hôm sau lại đi tỉnh khác.
ấn tượng là bangladesh nhiều muỗi vcl, quá khủng khiếp, mình ở tầng 5 tuy đã dùng lưới chắn muỗi mà muỗi vẫn lọt vào được qua quạt thông gió, sợ thật. Thời tiết thì thích vãi chưởng, kiểu như mùa thu HN í, rất dễ chịu, đồ ăn thì cay dã man, cái gì cũng cho ớt
met3ora
Thấy thớt hay phải đọc lại ngay phần Indonesia vì nơi này mình cũng đã gắn bó khoảng 6 tháng trước khi phải chuồn vì COVID.
Hải sản ở Indo phải nói là hơi dở, chủ yếu là cá. Các loại hải sản khác như tôm, mực, ngao, ... đều không ngon. Cua cũng có và khá rẻ, nhưng mình mua mấy lần về nhà ăn đều không ngon lắm, nói chung kém VN. Đồ ăn Indo cơ bản là đi kèm với sambal (sốt ớt), nên món nào cũng sẽ có dạng kiểu sệt sệt, ăn không được sẽ không ngon. Bản thân mình ở đó nửa năm cũng chỉ ăn được 1 món là gà sốt ớt cay - ayam geprek. Mỗi lần ăn lại phải lấy khăn mặt ra lau mồ hôi và chai nước để tu, nhưng ngon
Giao thông Indo có khi còn lộn xộn hơn ở VN, grab và gojek nhiều vô kể. Đường xá, trừ khu trung tâm Jakarta (từ Grand Indonesia đổ về phía Bắc qua khu Menteng), cũng không được vệ sinh, đi đâu cũng ngửi thấy mùi hôi hôi, bẩn bẩn. MRT có nhưng mới sơ khai, chạy Bắc Nam được khoảng 1x km.
Thời tiết cơ bản nắng nóng cả ngày, mưa rào thì cũng mau như TPHCM hồi trước, thi thoảng có mưa giông sấm chớp đi đùng (Jakarta là thành phố sát biển).
Tuy Indo là nước Hồi giáo nhưng tìm được chỗ uống bia uống rượu cũng không khó. Bia bán đầy siêu thị, chủ yếu là Bintang (của Indo), Guinness, Ken, tuy nhiên giá khá đắt. 1 lon Bintang khoảng gần 20.000 RP, tương đương 34.000đ. Canh sale thì còn khoảng 13-14.000 RP. Lúc đấy là mua 5 lốc 6 về vứt tủ lạnh uống dần
ninomoon
Uppppp
Họ Tên
Chấm. Em mắc bệnh lười đọc
161195ily4e
Topic hay.
yesterday320
Hay quá thím ơi
mingming14tui
đi các nước đna ăn dc mỗi bọn thái các nước khác càng ảnh hưởng của hồi với ấn nhiều càng khó ăn
Bận quá mãi mới viết được chút, để thớt chết lâm sàng thế này cũng chán.
Trung Quốc - Phần 2
Nếu chỉ có việc ở Trung Quốc vài ngày, lại không biết tiếng Trung thì thật là một trải nghiệm khó chịu. Khó khăn nhất là việc tự duy chuyển, không có các dịch vụ của Google nếu muốn làm một việc đơn giản như tra bản đồ cũng phải tải app riêng, một vài địa điểm nếu đánh tiếng Anh thì tìm không ra, mạng chậm,… Nếu ở các nước khác mình muốn dùng phương tiện công cộng như tàu điện, bus thì có thể dễ dàng search ra các tuyến, nhà ga theo thời gian thực, khi đi Trung Quốc thì mình toàn phải search trước, tham khảo bản đồ, để đảm bảo mình đi đúng nơi nếu bị lạc giữa đường thì thật chẳng biết kêu ai giữa thành phố rộng lớn, nên việc một mình đi khám phá mình cũng hạn chế. Ngay cả việc đón taxi cũng trở nên khó khan hơn, lúc trước ở khách sạn taxi xếp hàng chờ sẵn thì giờ ở cùng khách sạn đó phải đặt taxi trên app chờ rất lâu mới có xe, trả tiền mặt cũng không được,… Nơi dễ dàng nhất để bắt taxi, trả tiền mặt chính là sân bay ngoài.
Với mình Trung Quốc luôn có một không khí thật ảm đam và buồn chán. Bầu trời luôn có màu xám u ám, hiếm có ngày nắng nhìn rõ thấy mặt trời
Các điểm tham quang, nhất là các khu phố cổ, cũng vì thế nên không có màu sắc sôi động dù rất đông người.
Khung cảnh trong thành phố chỉ toàn nhà cao tầng lặp đi lặp lại trăm lần. Bạn cứ nhìn hình dưới nhân lên 10 lần thì ra một khu dân cư các thành phố.
Phòng khách sạn cũng thường rất rộng theo sở thích người bản xứ.
Hơi khó diễn tả nhưng mình cảm giác các tòa nhà luôn có vẻ đi sau thời đại. Những góc khuất cao bụi bậm không dọn dẹp, mùi ẩm đặc trung của các tòa nhà cũ,cuốn danh bạ điện thoại năm 1999 để trong phòng khách sạn,…
Làm việc với người Trung Quốc lục địa thì có quá nhiều chuyện để kể, đa phần là chuyện không hay. Triết lý “tiền nào của đó” được hiểu ngầm kể cả với người bán lẫn người mua. Khi chốt hợp đồng bạn nghĩ mình đã mua một món hàng giá hời thì đối phương cũng biết điều đó. Nếu bạn thấy công ty A có một món hàng và bạn mua y theo thiết kế, dây chuyền sản xuất, vật liệu giống 100%, cùng một nhà sản xuất nhưng giá rẻ hơn thì tỷ lệ hàng lỗi, hư bạn nhận được cũng cao hơn, và người bán cũng mặc nhiên cho đó là hiển nhiên.
Việc lên Alibaba kiếm một món hàng và đặt số lượng lớn chờ giao tận tay trên lý thuyết thì có thể nhưng không thực sự là ý hay. Chính vì thế các công ty thường chọn giao dịch gián tiếp thông qua các đối tác thương mại có văn phòng đại diện ở Trung Quốc để dễ kiểm soát, truy cứu trách nhiệm. Các phòng lab, cơ sở kiểm định cũng trang bị hiện đại với nhiều hạng mục kiểm hơn cả ở các nước khác. Các làm việc này cũng tiếp diễn ở các nước Đông Nam Á, cũng là một rào cản cho việc tin tưởng, giao dịch trực tiếp. Những thứ như đàm phán giá, bí mật hợp đồng thường không có giá trị hơn tờ giấy ký là bao nhiêu nếu bạn không phải công ty lớn. Các công ty luôn có cách giảm chi phí, từ trà trộn hàng kém chất lượng, giảm tỷ lệ nguyên liệu, dùng nguyên liệu giả, đưa cho các công ty nhỏ, hộ gia đình gia công,…
Nếu món hàng nhận được không đúng ý bạn thì họ cũng có đủ lý do như tưởng nhầm thông số là theo hệ thống đo lường Mỹ (inch chứ không phải cm), đơn hàng quá nhiều phải làm gấp, hay đổ trách nhiệm cho một số cá nhân nào đó. Đặt biệt vào khoảng cuối năm, tết, nếu bạn đặt gấp, số lượng nhiều mà giá không đổi thì thường sẽ bị chơi xấu, công nhân sẽ bỏ vật lạ (kẹo đã nhai, rác) , cố ý phá hoại,… để chơi xấu. Một lần mình đặt lịch hẹn tới tận xưởng sản xuất kiểm tra, mọi thứ lên kế hoạch thì tới sáng hôm đó mình lại được chở tới … văn phòng ban lãnh đạo ở trung tâm thành phố để uống trà, có lần thì lại dẫn đi thăm quan, ăn uống trong khi công việc thì chẳng vào đâu…
Nhắc đến ăn uống thì đi ăn với người Trung Quốc (kể cả ở nước ngoài) thì không bao giờ đói bụng. Người Hoa đãi khách luôn kêu dư rất nhiều món, ăn không hết hơi lãng phí, có một số món rất cay ít ai đụng đũa vào( kể cả chủ) cũng thường được gọi.
Đi ăn tối xong lại thường đi nhậu tăng 2,3 và ở đó lại gọi đồ ăn thêm. Ăn- Nhậu – lăn ra ngủ tại chỗ - lại dậy ăn lặp đi lặp lại với nhiều người. Một số người bình thường làm việc chẳng bao giờ mở miệng phát biểu câu nào, có bia rượu vào mới mở miệng vui vẻ. Và nếu việc thanh toán điện tử thanh thế tiền mặt phổ biến ở toàn Trung Quốc, thì chỉ có ở các quán nhậu việc trả tiền diễn ra theo các truyền thống với các xấp tiền buộc sẵn móc ra từ túi áo.
ấn tượng là bangladesh nhiều muỗi vcl, quá khủng khiếp, mình ở tầng 5 tuy đã dùng lưới chắn muỗi mà muỗi vẫn lọt vào được qua quạt thông gió, sợ thật. Thời tiết thì thích vãi chưởng, kiểu như mùa thu HN í, rất dễ chịu, đồ ăn thì cay dã man, cái gì cũng cho ớt
Thím nhắc mình mới nhớ, nhiều mũi kinh hồn, trong xe cũng có muỗi. May mà máu mình không thơm hay sao ít bị bu.
Mỳ Tôm Trứng
vừa nghe nói có thằng chùm mai thuý người châu Á bị bắt, chẳng nhẽ là fen
Bận quá mãi mới viết được chút, để thớt chết lâm sàng thế này cũng chán.
Trung Quốc - Phần 2
Nếu chỉ có việc ở Trung Quốc vài ngày, lại không biết tiếng Trung thì thật là một trải nghiệm khó chịu. Khó khan nhất là việc tự duy chuyển, không có các dịch vụ của Google nếu muốn làm một việc đơn giản như tra bản đồ cũng phải tải app riêng, một vài địa điểm nếu đánh tiếng Anh thì tìm không ra, mạng chậm,… Nếu ở các nước khác mình muốn dùng phương tiện công cộng như tàu điện, bus thì có thể dễ dàng search ra các tuyến, nhà ga theo thời gian thực, khi đi Trung Quốc thì mình toàn phải search trước, tham khảo bản đồ, để đảm bảo mình đi đúng nơi nếu bị lạc giữa đường thì thật chẳng biết kêu ai giữa thành phố rộng lớn, nên việc một mình đi khám phá mình cũng hạn chế. Ngay cả việc đón taxi cũng trở nên khó khan hơn, lúc trước ở khách sạn taxi xếp hàng chờ sẵn thì giờ ở cùng khách sạn đó phải đặt taxi trên app chờ rất lâu mới có xe, trả tiền mặt cũng không được,… Nơi dễ dàng nhất để bắt taxi, trả tiền mặt chính là sân bay ngoài.
Với mình Trung Quốc luôn có một không khí thật ảm đam và buồn chán. Bầu trời luôn có màu xám u ám, hiếm có ngày nắng nhìn rõ thấy mặt trời
View attachment 382899
Hơi khó diễn tả nhưng mình cảm giác các tòa nhà luôn có vẻ đi sau thời đại. Những góc khuất cao bụi bậm không dọn dẹp, mùi ẩm đặc trung của các tòa nhà cũ,cuốn danh bạ điện thoại năm 1999 để trong phòng khách sạn,…
Làm việc với người Trung Quốc lục địa thì có quá nhiều chuyện để kể, đa phần là chuyện không hay. Triết lý “tiền nào của đó” được hiểu ngầm kể cả với người bán lẫn người mua. Khi chốt hợp đồng bạn nghĩ mình đã mua một món hàng giá hời thì đối phương cũng biết điều đó. Nếu bạn thấy công ty A có một món hàng và bạn y theo thiết kế, dây chuyền sản xuất, vật liệu giống 100%, cùng một nhà sản xuất nhưng giá rẻ hơn thì tỷ lệ hàng lỗi, hư bạn nhận được cũng cao hơn, và người bạn cũng mặc nhiên cho đó là hiển nhiên.
Việc lên Alibaba kiếm một món hàng và đặt số lượng lớn chờ giao tận tay trên lý thuyết thì có thể nhưng không thực sự là ý hay. Chính vì thế các công ty thường chọn giao dịch gián tiếp thông qua các đối tác thương mại có văn phòng đại diện ở Trung Quốc để dễ kiểm soát, truy cứu trách nhiệm. Các phòng lab, cơ sở kiểm định cũng trang bị hiện đại với nhiều hạng mục kiểm hơn cả ở các nước khác. Các làm việc này cũng tiếp diễn ở các nước Đông Nam Á, cũng là một rào cản cho việc tin tưởng, giao dịch trực tiếp. Những thứ như đàm phán giá, bí mật hợp đồng thường không có giá trị hơn tờ giấy ký là bao nhiêu nếu bạn không phải công ty lớn. Các công ty luôn có cách giảm chi phí, từ trà trộn hàng kém chất lượng, giảm tỷ lệ nguyên liệu, dùng nguyên liệu giả, đưa cho các công ty nhỏ, hộ gia đình gia công,…
Nếu món hàng nhận được không đúng ý bạn thì họ cũng có đủ lý do như tưởng nhầm thông số là theo hệ thống đo lường Mỹ (inch chứ không phải cm), đơn hàng quá nhiều phải làm gấp, hay đổ trách nhiệm cho một số cá nhân nào đó. Đặt biệt vào khoảng cuối năm, tết, nếu bạn đặt gấp, số lượng nhiều mà giá không đổi thì thường sẽ bị chơi xấu, công nhân sẽ bỏ vật lạ (kẹo đã nhai, rác) , cố ý phá hoại,… để chơi xấu. Một lần mình đặt lịch hẹn tới tận xưởng sản xuất kiểm tra, mọi thứ lên kế hoạch thì tới sáng hôm đó mình lại được chở tới … văn phòng ban lãnh đạo ở trung tâm thành phố để uống trà, có lần thì lại dẫn đi thăm quan, ăn uống trong khi công việc thì chẳng vào đâu…
Nhắc đến ăn uống thì đi ăn với người Trung Quốc (kể cả ở nước ngoài) thì không bao giờ đói bụng. Người Hoa đãi khách luôn kêu dư rất nhiều món, ăn không hết hơi lãng phí, có một số món rất cay ít ai đụng đũa vào( kể cả chủ) cũng thường được gọi.
View attachment 382925
Đi ăn tối xong lại thường đi nhậu tăng 2,3 và ở đó lại gọi đồ ăn thêm. Ăn- Nhậu – lăn ra ngủ tại chỗ - lại dậy ăn lặp đi lặp lại với nhiều người. Một số người bình thường làm việc chẳng bao giờ mở miệng phát biểu câu nào, có bia rượu vào mới mở miệng vui vẻ. Và nếu việc thanh toán điện tử thanh thế tiền mặt phổ biến ở toàn Trung Quốc, thì chỉ có ở các quán nhậu việc trả tiền diễn ra theo các truyền thống với các xấp tiền buộc sẵn móc ra từ túi áo.
cực kỳ đồng ý với thím 2 chỗ: "tiền nào của nấy'' và "alibaba''
Ewrekaa
hóng thớt cập nhật tiếp
chjmnonlam
Hay quá, ra chap đều nhé thớt, trc giờ mình đi công tác thì mới đi thái lan. Đợt công ty cử đi philip pin với nhật thì lấy vợ sinh con nên xin ko đi, sau nhảy việc sang công việc mới thì ko liên quan đến nc ngoài nên ko đi. Từng làm bên thái 1 tháng thấy bên đó dân thật thà, chi phí sinh hoạt ăn uống rẻ hơn mình, giao thông ngoài băng cốc thì quá tốt mà lái xe chạy ẩu nên tai nạn chết ng ở thái tỉ lệ cao. Còn người thái lúc họ làm việc thì cực nghiêm túc,năng suất lao động rất cao. Cùng 1 công việc , dây chuyển như nhau mà công nhân thái năng suất gấp đôi công nhân mình.
Do bản chất công việc đi nhiều nơi nên mình lập thớt kể sơ về trải nghiệm đi công tác ở các nước. Tùy theo có được ủng hộ không mà mình viết tiếp.
Bangladesh
Một trong các nước nghèo nhất mà mình từng đi. Nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào ngành may mặc. Đa số người lớn trẻ em, bất kể nam nữ đều làm việc trong các xưởng may, xưởng vải, xưởng nhuộm. Thu nhập thì tuy có tăng hàng năm theo quy định nhưng tính theo tỉ giá $ thì vẫn thấp, thậm chí một số nơi giữ nguyên chỉ tầm trên dưới $100. Trong các xưởng may tỉ lệ nam thậm chí còn nhiều hơn nữ.
View attachment 348289 Đáp xuống sân bay thì quan cảnh y như sân bay tsn những năm 2000. Mặc dù giữa đêm nhưng người ở ngoài chờ kiều bào về đông nghẹt, lê lết khắp nơi.
Ấn tượng nhất với mình là hệ thống đường xá khá tệ. Đi một quãng đường từ thủ đô Dhaka tới khu công nghiệp cách 180km tốn khoảng 6h ngồi xe vì đường xá quá tệ. Sáng nào cũng phải thức từ 2-3h sáng mới đến chỗ làm đúng giờ. Ngồi trên xe cũng ko ngủ yên vì đường quá sốc, lại rất nhiều muỗi, ai hay bị muỗi bu thì thật thảm họa, ngồi xe đập liên hồi không biết bao nhiêu con. Mình ít bị muỗi bu mà những người đi chung ai cũng bị chích đầy người, sợ không biết có bệnh gì không.
View attachment 348290 Khách sạn để ở đàng hoang thì mắc kinh khủng. 1 đêm bằng tiền lương 1 tháng của công nhân. Mình ở Best Westerner Maple Leaf gần sân bay 1 đêm là $150 phòng ốc, ăn sáng hoàn toàn bình thường, không đặc biệt. Ăn sáng thì mình toàn nhờ nhân viên bỏ hộp đem theo vài món vì đi làm từ 2-3h sáng nên ks chưa dọn ra
View attachment 348291
Một điểm mình hơi chủ quan là cứ nghĩ thời tiết sẽ luôn nóng khoảng 40 độ nhưng thật ra mùa đông khá lạnh, có nơi xuống dưới 10 độ và sương mù dày. Hình này mình chụp lúc 9h sáng nhưng xung quanh cũng toàn sương.
View attachment 348292 Người dân Bangladesh thì hiền lành, không uống rượu, buổi tối cũng ko có nhiều loại hình giải trí nên họ thường đổ ra đường để nói chuyện với nhau như họp chợ. Đi ngoài đường buổi tối thấy rất nhiều người, mặc dù cũng ko buôn bán, hàng quán nhiều. Đồ ăn thì ngon, mình rất thích, theo mình thấy thì bề ngoài gần giống nhưng nêm nếm ngon hơn Ấn Độ, tuy không đẹp mắt lắm. Do ai cũng ăn bằng tay nên không tiện chụp lại món ăn. Ở bên đấy các quán fastfood như burger, pizza được coi là nhà hàng sang trọng và giá cũng rất đắt.
View attachment 348293 Hình này là 1 khu công nghiệp may. Các xưởng may ở đây thường đặt trong các nhà cao tầng chứ không phải nhà xưởng lộp tôn như ở vn. Các nhà thấp là khu trọ của công nhân. Thỉnh thoảng đi ngoài đường sẽ thấy rất nhiều nơi nhà cao tầng đang xây dựng chưa hoàn chỉnh thì người dân vào ở tạm luôn rất nguy hiểm.
Làm việc chung thì cảm nhận là tuy mình nói gì họ cũng sẽ làm theo nhưng do không hiểu bản chất quy trình nên làm đối phó hoặc không hứng thú lắm. Những người có học thức, nói tiếng Anh tốt, thì luôn ra vẻ và xem mình như một tầng lớp khác, khoe học vị, kiến thức, luôn dành phát biểu ý kiến(mặc dù vẫn ăn bóc)
Bên này đàn bà con gái ai cũng che đầu, quấn khăn, nên mình nhìn ai cũng như ai chẳng phân biệt dc
View attachment 348785
(các chap sẽ update sau)
Campuchia Malay Ấn Độ Lào Thái Lan (Đi chơi nhiều hơn đi công việc)
(Các chap không liên quan đến ĐNA nhưng sẽ kể chi tiết nếu có hứng)
Nhật Mỹ
Tính chất công việc, ko phải bản chất công việc. Dù sao cũng ủng hộ thím
Myanmar
Phần 4
Người nước ngoài có nhiều lựa chọn khi ăn uống tại Yangon, nhưng không có chỗ nào mình có thể gọi là rất ngon và muốn quay lại. Ở Yangon có thể tìm thấy các Steakhouse sang trọng, các quán sushi với phòng riêng nhưng chất lượng đồ ăn và phục vụ kém xa với Việt Nam so với giá tiền bỏ ra. Sushi không tươi, steak chế biến không đúng cách, thái độ phục vụ kém, chậm là nét chung ở các nhà hàng dành cho người nước ngoài ở Myanmar.
Quán ăn Hàn Quốc có chất lượng tương đối ổn định và là lựa chọn an toàn (thịt nướng thì ở đâu vị cũng như nhau ) khi ăn đồ ăn nước ngoài tại Myanmar. Mình hay đi các quán như Sorabol khu 9 mile, các quán sân vườn khu 8 mile, Han Kook Kwan khu 7 mile, quán min khu 10 mile . Người Hàn Quốc gốc cũng rất khen đồ ăn Hàn tại Myanmar.
Đồ Tây thì có quán Parami Pizza trên đường Parami với Pizza nướng củi ăn đúng vị.
Đồ ăn Tàu thì hẳn ăi đã từng đi Yangon đều biết 2 quán là quán Ruyi ở khu công nghiệp Shwe Lin Ban. Và quán Champion trên đường Mingalardon
View attachment 349759 Ai đi công tác gần các khu công nghiệp này thì trưa hay được các bên đối tác Trung Quốc dẫn đi ăn. Giá mắc hơn cả các quán tàu ở vn, phòng thì ẩm mốc. Đặc biệt quán champion có chủ cũng sở hữu xưởng in kế bên và có làm ăn chung với các xưởng may gần đó nên các xưởng này hay dắt khách qua để được ăn chia.
Quán đồ Tàu cao cấp nhất thì chắc chắn là quán Golden Crab House ở khu 10 mile với món tôm tích khổng lồ khá nổi tiếng (nhưng vị cũng bình thường)
View attachment 349760
Đồ ăn chính gốc Myanmar thì được đánh giá chung là không ngon, dầu mỡ. Nếu lần đầu tới yangon, hoặc để tiếp đãi khách hàng thì có thể đến nhà hàng Shan Yoe yar kế bên khách sạn Panda với các món kiểu Myanmar nấu hợp khẩu vị người nước ngoài
View attachment 349761 Nếu thích ăn các quán bình dân và sạch sẽ mình giới thiệu chuỗi nhà hàng giá rẻ Shwepalin chuyên các món bình dân, bánh bao và trà. Quán có bán các món cơm, mì của người Myanmar với giá trung bình khoảng 1000 kyat một phần (khoảng 17k).
View attachment 349762 Mình rất thích món bún nước này, nước dùng rất ngon mặc dù nhìn không đẹp mắt lắm, giá khoảng 10k vnd là món rẻ nhất quán
View attachment 349763 Người Myanmar hay nêm bằng chai nước mắm như người Việt. (có hình tôm chắc là nước tôm?)
Người dân Myanmar buổi chiều thường leo hơn 100 bậc thang để đến cầu nguyện trước tháp. Người nước ngoài có thể đi bằng thang máy lên trực tiếp để tham quang. Khu vực dưới chân tháp như một khu vực vui chơi, gặp gỡ chung cho người Myanmar, người già thường dắt theo trẻ nhỏ, các cặp trai gái cũng ngồi bệt dưới đất tán dóc. Xung quanh tháp có 7 bức tượng tương ứng với 7 ngày sinh trong tuần, khi đi viếng có thể đến bức tượng thuộc ngày sinh của mình để cầu nguyện, tưới nước.
Ở Yangon còn có chợ Bogyoke là nơi bán đá quý và đồ mỹ nghệ. Mình thấy giống chợ bến thành ở Sài Gòn nên cũng chỉ vào 1 lần cho biết
Đợt đi Myanmar tớ mua được mấy cái ly bằng ngọc, 1 dạng đá quý rẻ tiền thôi nhưng khá thích
Myanmar
Ngoại truyện: gặp dân Việt Nam buôn ma túy Người Việt ở Myanmar tuy không ít nhưng mình không có dịp tiếp xúc nhiều. Không may, một trong số những lần hiếm hoi giao tiếp với đồng bào ở xứ bạn mình gặp được ngay một nhân vật tự xưng là dân buôn ma túy.
Mình vẫn còn nhớ đó là chuyến bay buổi chiều năm 2019. Mình không về thẳng SG mà chọn chuyến bay Yangon – Hà Nội vì có việc ngoài Bắc. Khi mình đang ngồi sạc điện thoại gần cổng ra máy bay thì một thanh niên đội nón trắng có lại gần mình và nhờ sạc ké điện thoại. Trong sân bay các ổ điện đặt phía dưới các cột với số lượng hạn chế nên việc dùng chung ổ điện là chuyện bình thường. Ít khi nói chuyện với người Việt ở Myanmar nên mình vui vẻ nhường.
Người này nhanh chóng hỏi thăm mình người gốc ở đâu, tới Myanmar làm công việc gì. Sau khi mình giải thích về công việc thì để xã giao mình cũng hỏi ngược lại thì người này tự xưng là dân buôn. Người này nói tiếp :” Em buôn ma túy, em qua đây tìm hiểu thị trường”
Mình nghe xong cũng chỉ à ừ miễn cưỡng, phần vì tưởng thanh niên này nói đùa, phần vì cũng chẳng biết trả lời thế nào. Không gian giữa hai người trở nên im ắng ngay lập tức. Mình nghĩ nhanh trong đầu nên nói gì tiếp theo, tại sao dân buôn ma túy lại tiếp cận mình? có nên hỏi xã giao tiếp “tình hình buôn bán có tốt không hả bác”. Trong khi mình đang phân vân thì có vẻ thanh niên kia cũng không chịu được không khí im lặng khó xử này nên trả mình lại dây sạc và bỏ đi. Chiếc điện thoại kia chắc mới đầy thêm khoảng 20% pin.
Khi gần đến giờ bay mình ra cổng thì thấy thanh niên này cũng đang xếp hàng, mình không quên chụp một tấm để lưu.
View attachment 352255
Mình lên máy bay, nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp lại hắn nữa.
Mình nhằm
Sau khi lên máy bay thì trời xui đất khiến thế nào mình lại ngồi kế thanh niên này (mình ngồi ghế sát cửa sổ nên xác xuất ngẫu nhiên lại càng thấp),
View attachment 352256
Lúc này 90% mình nghĩ là đã bị bám theo từ lúc check in ở quầy và khả năng cao là hắn lấy vé ngồi kế bên để bỏ hộ vài món đồ vào hành lý mình. Lúc này mình tính xin đổi chỗ nhưng máy bay đã gần hết chỗ và sẽ tỏ thái độ lẩn tránh nên thôi, chỉ còn cách ôm sát hành lý vào người và cẩn thận chú ý hành vi của hắn.
Sau khi máy bay cất cánh thì thanh niên này chơi điện thoại khoản 30p thì tắt máy (chắc điện thoại gần hết pin) và ngủ ngon lành đến khi tới Nội Bài. Còn mình thì vừa đi làm cả ngày vừa phải thức đề phòng cả chuyến đi nên mệt rã. Khi máy bay hạ cách thì hắn gọi cho một người phụ nữ tên H để nhờ đặt xe đón.
Sau này mình cũng không đi chuyến Yangon- Hà Nội nữa nên không gặp lại người này nữa. Khi mình kể chuyện này thì một số người nói rằng có thể người này thật ra là cảnh sát Việt Nam giả vờ tiếp cận để xem chính mình có phải là dân buôn lậu không, vì mình có lịch sử công tác Myanmar khá nhiều, mỗi chuyến chỉ vài ngày. Mình nghĩ đây cũng là một giả thuyết hợp lý.
Nó mà dân buôn ma tuý chính hiệu thì có dí súng vào đầu nó cũng không khai, chứ ở đó mà tự nhiên khai là ...buôn ma tuý.
Ha ha haaaaa, nó troll thím đó
Do bản chất công việc đi nhiều nơi nên mình lập thớt kể sơ về trải nghiệm đi công tác ở các nước. Tùy theo có được ủng hộ không mà mình viết tiếp.
Bangladesh
Một trong các nước nghèo nhất mà mình từng đi. Nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào ngành may mặc. Đa số người lớn trẻ em, bất kể nam nữ đều làm việc trong các xưởng may, xưởng vải, xưởng nhuộm. Thu nhập thì tuy có tăng hàng năm theo quy định nhưng tính theo tỉ giá $ thì vẫn thấp, thậm chí một số nơi giữ nguyên chỉ tầm trên dưới $100. Trong các xưởng may tỉ lệ nam thậm chí còn nhiều hơn nữ.
View attachment 348289 Đáp xuống sân bay thì quan cảnh y như sân bay tsn những năm 2000. Mặc dù giữa đêm nhưng người ở ngoài chờ kiều bào về đông nghẹt, lê lết khắp nơi.
Ấn tượng nhất với mình là hệ thống đường xá khá tệ. Đi một quãng đường từ thủ đô Dhaka tới khu công nghiệp cách 180km tốn khoảng 6h ngồi xe vì đường xá quá tệ. Sáng nào cũng phải thức từ 2-3h sáng mới đến chỗ làm đúng giờ. Ngồi trên xe cũng ko ngủ yên vì đường quá sốc, lại rất nhiều muỗi, ai hay bị muỗi bu thì thật thảm họa, ngồi xe đập liên hồi không biết bao nhiêu con. Mình ít bị muỗi bu mà những người đi chung ai cũng bị chích đầy người, sợ không biết có bệnh gì không.
View attachment 348290 Khách sạn để ở đàng hoang thì mắc kinh khủng. 1 đêm bằng tiền lương 1 tháng của công nhân. Mình ở Best Westerner Maple Leaf gần sân bay 1 đêm là $150 phòng ốc, ăn sáng hoàn toàn bình thường, không đặc biệt. Ăn sáng thì mình toàn nhờ nhân viên bỏ hộp đem theo vài món vì đi làm từ 2-3h sáng nên ks chưa dọn ra
View attachment 348291
Một điểm mình hơi chủ quan là cứ nghĩ thời tiết sẽ luôn nóng khoảng 40 độ nhưng thật ra mùa đông khá lạnh, có nơi xuống dưới 10 độ và sương mù dày. Hình này mình chụp lúc 9h sáng nhưng xung quanh cũng toàn sương.
View attachment 348292 Người dân Bangladesh thì hiền lành, không uống rượu, buổi tối cũng ko có nhiều loại hình giải trí nên họ thường đổ ra đường để nói chuyện với nhau như họp chợ. Đi ngoài đường buổi tối thấy rất nhiều người, mặc dù cũng ko buôn bán, hàng quán nhiều. Đồ ăn thì ngon, mình rất thích, theo mình thấy thì bề ngoài gần giống nhưng nêm nếm ngon hơn Ấn Độ, tuy không đẹp mắt lắm. Do ai cũng ăn bằng tay nên không tiện chụp lại món ăn. Ở bên đấy các quán fastfood như burger, pizza được coi là nhà hàng sang trọng và giá cũng rất đắt.
View attachment 348293 Hình này là 1 khu công nghiệp may. Các xưởng may ở đây thường đặt trong các nhà cao tầng chứ không phải nhà xưởng lộp tôn như ở vn. Các nhà thấp là khu trọ của công nhân. Thỉnh thoảng đi ngoài đường sẽ thấy rất nhiều nơi nhà cao tầng đang xây dựng chưa hoàn chỉnh thì người dân vào ở tạm luôn rất nguy hiểm.
Làm việc chung thì cảm nhận là tuy mình nói gì họ cũng sẽ làm theo nhưng do không hiểu bản chất quy trình nên làm đối phó hoặc không hứng thú lắm. Những người có học thức, nói tiếng Anh tốt, thì luôn ra vẻ và xem mình như một tầng lớp khác, khoe học vị, kiến thức, luôn dành phát biểu ý kiến(mặc dù vẫn ăn bóc)
Bên này đàn bà con gái ai cũng che đầu, quấn khăn, nên mình nhìn ai cũng như ai chẳng phân biệt dc
View attachment 348785
(các chap sẽ update sau)
Campuchia Malay Ấn Độ Lào Thái Lan (Đi chơi nhiều hơn đi công việc)
(Các chap không liên quan đến ĐNA nhưng sẽ kể chi tiết nếu có hứng)
Nhật Mỹ
Mong thớt lúc nào rảnh lại viết các chap tiếp theo ạ. Đọc cuốn hơn cả bánh cuốn thanh trì