Kinh nghiệm đối với kỹ sư xây dựng sau 1 năm ra khỏi ghế nhà trường | theNEXTvoz…
Kinh nghiệm đối với kỹ sư xây dựng sau 1 năm ra khỏi ghế nhà trường | theNEXTvoz
dennadi
Sắp tới ở VN thì 7 trường kỹ thuật lớn phải xây dựng lại chương trình cho kỹ sư (bao gồm cả kỹ sư xây dựng), như vậy sẽ có một số thay đổi trong chương trình đào tạo giáo dục đại học. Kéo theo là sẽ phải xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình học.
Các anh, chị, em, thím cho ý kiến về những việc sau:
1. Với các anh là người đi làm ở các vị trí trong công ty, doanh nghiệp thì người kỹ sư ở thực tế cần biết làm những cái gì (dựa trên 3 tiêu chí đánh giá là Kiến thức, Kỹ năng, và Thái độ)
2. Với các anh ở vai trò kỹ sư, sau khi ra trường hoặc sau 1 năm làm việc rồi thì cần phải biết những cái gì.
Hi vọng mọi người sẽ cho ý kiến thực tế và đóng góp ý kiến để có thể xây dựng lại chương trình phù hợp với kỹ sư và phù hợp với yêu cầu thực tế. Mong mọi người góp ý.
nhật kí vàng anh
Thớt còn đang đi học à
Gửi từ Realme RMX1971 bằng vozFApp
Monkey D. Walk
Còn tùy nào công việc sau khi ra trường nữa. Làm thô kết cấu hay hoàn thiện, giao thông....
Mình đã và đang dẫn dắt cho 1 đám ku em mới ra trường đây. Nhận xét thẳng thắn thì đám trẻ hiện tại không còn như thế hệ xưa. Không có cái nhiệt huyết, lười tìm hiểu. Nhiều đứa chỉ muốn bảo nghỉ mẹ nó nghề xây dựng đi em ạ
Còn tùy nào công việc sau khi ra trường nữa. Làm thô kết cấu hay hoàn thiện, giao thông....
Mình đã và đang dẫn dắt cho 1 đám ku em mới ra trường đây. Nhận xét thẳng thắn thì đám trẻ hiện tại không còn như thế hệ xưa. Không có cái nhiệt huyết, lười tìm hiểu. Nhiều đứa chỉ muốn bảo nghỉ mẹ nó nghề xây dựng đi em ạ
thím có chia sẻ gì thêm về những vấn đề khác hơn không, vì có thể từ những góp ý và chia sẻ của thím để mình lượm lặt lại và đóng góp cho việc xây dựng lại cho phù hợp ấy
Sắp tới ở VN thì 7 trường kỹ thuật lớn phải xây dựng lại chương trình cho kỹ sư (bao gồm cả kỹ sư xây dựng), như vậy sẽ có một số thay đổi trong chương trình đào tạo giáo dục đại học. Kéo theo là sẽ phải xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình học.
Các anh, chị, em, thím cho ý kiến về những việc sau:
1. Với các anh là người đi làm ở các vị trí trong công ty, doanh nghiệp thì người kỹ sư ở thực tế cần biết làm những cái gì (dựa trên 3 tiêu chí đánh giá là Kiến thức, Kỹ năng, và Thái độ)
2. Với các anh ở vai trò kỹ sư, sau khi ra trường hoặc sau 1 năm làm việc rồi thì cần phải biết những cái gì.
Hi vọng mọi người sẽ cho ý kiến thực tế và đóng góp ý kiến để có thể xây dựng lại chương trình phù hợp với kỹ sư và phù hợp với yêu cầu thực tế. Mong mọi người góp ý.
1. Người kĩ sư trên thực tế cần làm tốt việc của công ty đó giao là ưu tiên đầu tiên. Để làm được vậy thì phải có Kiến thức căn bản đc dạy ở trường lớp, tiếp theo là kỹ năng tự học hỏi và cuối cùng là thái độ.
2. Sau một năm làm việc thì phải nhuần nhuyễn đc công việc đã làm trong một năm đó. Đồng thời phải tự định hướng được bản thân nên theo mảng nào, sau đó học hỏi thêm và nâng cao tay nghề.
Mình góp ý trên tinh thần tạo ra một người kĩ sư lành nghề, chất lượng cao. Còn sướng hay khổ, giàu hay nghèo thì xin fep k đề cập.
Còn tùy nào công việc sau khi ra trường nữa. Làm thô kết cấu hay hoàn thiện, giao thông....
Mình đã và đang dẫn dắt cho 1 đám ku em mới ra trường đây. Nhận xét thẳng thắn thì đám trẻ hiện tại không còn như thế hệ xưa. Không có cái nhiệt huyết, lười tìm hiểu. Nhiều đứa chỉ muốn bảo nghỉ mẹ nó nghề xây dựng đi em ạ
chất lượng đầu vào không được như xưa,có thể nói là hạng thấp nhất trong tuyển sinh bây giờ, nghề không được như xưa nữa thì lấy đâu ra lắm nhiệt huyết
conmuaqua001
may quá mình suýt nữa thì chết đuối trong cái bãi shit đấy, mất gần 6 năm tuổi trẻ, đm cay vloz.
à đổi lại thì ko dính vào tệ nạn hay gái gú, cũng gọi là trong bãi c*t có tí gió xuân.
zkiller93z
Cố gắng học phần mềm Revit, lỡ có chán nản đi công trường thì quay lại văn phòng còn kịp. Mình đi công trường 1 năm chịu không nổi nên chui vô văn phòng làm, làm văn phòng cũng 1 năm trôi qua rồi và thấy quỹ thời gian của mình còn dư rất nhiều để update kiến thức. Làm công trường không có thời gian để học tập.
Sắp tới ở VN thì 7 trường kỹ thuật lớn phải xây dựng lại chương trình cho kỹ sư (bao gồm cả kỹ sư xây dựng), như vậy sẽ có một số thay đổi trong chương trình đào tạo giáo dục đại học. Kéo theo là sẽ phải xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình học.
Các anh, chị, em, thím cho ý kiến về những việc sau:
1. Với các anh là người đi làm ở các vị trí trong công ty, doanh nghiệp thì người kỹ sư ở thực tế cần biết làm những cái gì (dựa trên 3 tiêu chí đánh giá là Kiến thức, Kỹ năng, và Thái độ)
2. Với các anh ở vai trò kỹ sư, sau khi ra trường hoặc sau 1 năm làm việc rồi thì cần phải biết những cái gì.
Hi vọng mọi người sẽ cho ý kiến thực tế và đóng góp ý kiến để có thể xây dựng lại chương trình phù hợp với kỹ sư và phù hợp với yêu cầu thực tế. Mong mọi người góp ý.
1- Kiến thức: nắm vững về kết cấu, nguyên lý kiến trúc.... Có thể ko thuộc mà ko được phát biểu láo, biết chỗ nào khi cần mở ra đọc lại.
Kỹ năng: giao tiếp ( max quan trọng), office, cad.... Tùy vị trí phải trau dồi thêm. Ing-lít là sự khác biệt trong thu nhập
Thái Độ: khiêm tốn. Ham học hỏi. Anh em kỹ sư thường rất phổi bò nên a e mới nếu cầu thị ham học hỏi thì các anh cũ tụt cả quần ra để chia sẻ kinh nghiệm, ko giấu nghề.
2- Cần biết gì: cái này khó tùy vị trí muốn phát triển. Nghề này k ai biết hết được mà cố gắng xây cái nền cho vững phát triển theo hướng nào cũng được.
Còn tùy nào công việc sau khi ra trường nữa. Làm thô kết cấu hay hoàn thiện, giao thông....
Mình đã và đang dẫn dắt cho 1 đám ku em mới ra trường đây. Nhận xét thẳng thắn thì đám trẻ hiện tại không còn như thế hệ xưa. Không có cái nhiệt huyết, lười tìm hiểu. Nhiều đứa chỉ muốn bảo nghỉ mẹ nó nghề xây dựng đi em ạ
Thím giống em. Tuyển vào cho trực bê tông 2 đêm cùng với các anh rồi xem thái độ thế nào. Thằng nào sau 2 đêm vẫn còn máu chiến thì cho vào văn phòng bọn cũ nó dạy cho vẽ shop với làm khối lượng, cứng cứng cho ra hiện trường. Thằng nào mà 2 đêm kêu cha khóc mẹ thì gửi cho nó ít tiền gọi đi nhậu rồi khuyên đi làm sale bất động sản đi em ạ. Nghề này nó khổ vậy đó. Không chịu được khổ, được nhục ko làm được đâu
Thím giống em. Tuyển vào cho trực bê tông 2 đêm cùng với các anh rồi xem thái độ thế nào. Thằng nào sau 2 đêm vẫn còn máu chiến thì cho vào văn phòng bọn cũ nó dạy cho vẽ shop với làm khối lượng, cứng cứng cho ra hiện trường. Thằng nào mà 2 đêm kêu cha khóc mẹ thì gửi cho nó ít tiền gọi đi nhậu rồi khuyên đi làm sale bất động sản đi em ạ. Nghề này nó khổ vậy đó. Không chịu được khổ, được nhục ko làm được đâu
1 năm cũng chỉ cần nhiệt huyết vs chịu được khổ chứ chả cần kiến thức gì cả, cho nên trong trường hãy dạy chịu khổ :v
lehmanbear
Bỏ môn cơ học môi trường liên tục, phương pháp số đi.
Hai môn học thuộc dạng bài chứ kiến thức thì cao, cũng chẳng thấy áp dụng.
Thời gian học mấy môn cơ sở thì vị rút ngắn số tiết.
Mà chất lượng sv thì kém, chẳng trông mong gì. Cải cách cái ngành đi thì mới khá dc, thi chứng chỉ hẳn hoi vào thì người giỏi mới có giá.
Sắp tới ở VN thì 7 trường kỹ thuật lớn phải xây dựng lại chương trình cho kỹ sư (bao gồm cả kỹ sư xây dựng), như vậy sẽ có một số thay đổi trong chương trình đào tạo giáo dục đại học. Kéo theo là sẽ phải xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình học.
Các anh, chị, em, thím cho ý kiến về những việc sau:
1. Với các anh là người đi làm ở các vị trí trong công ty, doanh nghiệp thì người kỹ sư ở thực tế cần biết làm những cái gì (dựa trên 3 tiêu chí đánh giá là Kiến thức, Kỹ năng, và Thái độ)
2. Với các anh ở vai trò kỹ sư, sau khi ra trường hoặc sau 1 năm làm việc rồi thì cần phải biết những cái gì.
Hi vọng mọi người sẽ cho ý kiến thực tế và đóng góp ý kiến để có thể xây dựng lại chương trình phù hợp với kỹ sư và phù hợp với yêu cầu thực tế. Mong mọi người góp ý.
Bỏ môn cơ học môi trường liên tục, phương pháp số đi.
Hai môn học thuộc dạng bài chứ kiến thức thì cao, cũng chẳng thấy áp dụng.
Thời gian học mấy môn cơ sở thì vị rút ngắn số tiết.
Mà chất lượng sv thì kém, chẳng trông mong gì. Cải cách cái ngành đi thì mới khá dc, thi chứng chỉ hẳn hoi vào thì người giỏi mới có giá.
Theo mình thì cần học những môn sau:
1. Đại số tuyến tính, giải tích.
2. Vật lý đại cương, Hoá học đại cương
3. Cơ học cơ sở phần tĩnh và phần động
4. Sức bền vật liệu phần tĩnh và phần động
5. Cơ học kết cấu tĩnh (tĩnh định, siêu tĩnh) và động
6. Phần mềm tính toán KC, triển khai bản vẽ. Cụ thể ở VN: Etab, CAD
Nhưng nếu không học Cơ học MTLT (như Thuỷ lực) hay Phương pháp số, liệu thím có thể tính kết cấu một cách chuẩn chỉ, chính xác mà
không để phần mềm kiểm soát mình không?
Theo mình thì cần học những môn sau:
1. Đại số tuyến tính, giải tích.
2. Vật lý đại cương, Hoá học đại cương
3. Cơ học cơ sở phần tĩnh và phần động
4. Sức bền vật liệu phần tĩnh và phần động
5. Cơ học kết cấu tĩnh (tĩnh định, siêu tĩnh) và động
6. Phần mềm tính toán KC, triển khai bản vẽ. Cụ thể ở VN: Etab, CAD
Nhưng nếu không học Cơ học MTLT (như Thuỷ lực) hay Phương pháp số, liệu thím có thể tính kết cấu một cách chuẩn chỉ, chính xác mà
không để phần mềm kiểm soát mình không?
Giờ học để mà đi làm thì khó lắm, vì các bạn sinh viên ra trường chưa xác định được mình sẽ làm ở đâu.
Có người làm thiết kế, có người làm về mảng thi công, có người làm nội thất. Mỗi người sẽ có 1 ý kiến riêng về học cái gì. Nên để xây dựng được chuẩn chung chương trình là cả 1 vấn đề.
Giờ học để mà đi làm thì khó lắm, vì các bạn sinh viên ra trường chưa xác định được mình sẽ làm ở đâu.
Có người làm thiết kế, có người làm về mảng thi công, có người làm nội thất. Mỗi người sẽ có 1 ý kiến riêng về học cái gì. Nên để xây dựng được chuẩn chung chương trình là cả 1 vấn đề.
Mình cũng định nói như vậy, vì mỗi sinh viên lại có những thiên tính và khả năng, kinh nghiệm, kiến thức khác nhau.
Kể cả sau khi học DSTT hay Giải tích (đặc biệt về tích phân nhiều lớp, vi phân), nếu không tham gia Olympic hay đào sâu chứng minh công thức thì rất ít bạn ứng dụng kiến thức toán cao cấp vào trong chương trình học. Do đó, nên chia lớp dựa trên nhóm có học lực tương đương nhau (rất khó để thực hiện). Nhưng theo mình nên mở ra nhiều lớp triết học hơn là chỉ được học mỗi triết của Mác, quá khó cho người trẻ...
Theo mình thì cần học những môn sau:
1. Đại số tuyến tính, giải tích.
2. Vật lý đại cương, Hoá học đại cương
3. Cơ học cơ sở phần tĩnh và phần động
4. Sức bền vật liệu phần tĩnh và phần động
5. Cơ học kết cấu tĩnh (tĩnh định, siêu tĩnh) và động
6. Phần mềm tính toán KC, triển khai bản vẽ. Cụ thể ở VN: Etab, CAD
Nhưng nếu không học Cơ học MTLT (như Thuỷ lực) hay Phương pháp số, liệu thím có thể tính kết cấu một cách chuẩn chỉ, chính xác mà
không để phần mềm kiểm soát mình không?
Cơ học môi trường liên tục lý thuyết hơn khác thủy lực.
Pp số là 1 cách máy tính làm bài toán kết cấu. Để ko phụ thuộc vào kq máy tính thì học tốt sb, cơ kết cấu hợp lý hơn. Bây giờ sb, cơ kết cấu đều bị rút số tiết đi, mỗi môn 5 tín cả 2 phần.
Cơ học môi trường liên tục lý thuyết hơn khác thủy lực.
Pp số là 1 cách máy tính làm bài toán kết cấu. Để ko phụ thuộc vào kq máy tính thì học tốt sb, cơ kết cấu hợp lý hơn. Bây giờ sb, cơ kết cấu đều bị rút số tiết đi, mỗi môn 5 tín cả 2 phần.
Vậy nếu không học PPS thì thím có tự tin dùng phần mềm để chạy kc không?
Vậy nếu không học PPS thì thím có tự tin dùng phần mềm để chạy kc không?
Pps học như trg trường là học máy tính sẽ gán giá trị chuyển vị cho lk, gán giá trị cho tải trọng rồi dùng đại số tuyêns tính để giải. Sinh viên cũng chỉ áp dụng máy móc thế thôi. Còn hiểu cách kết cấu làm việc là sbvl, cơ học kết cấu. Từ cách kết cấu làm việc ra sao và sau này là thêm kinh nghiệm thì sẽ có đánh giá xem kq tính toán có hợp lý chưa.
Mà bên trên kể thiếu mấy môn chuyên ngành.
Cá nhân thấy năm 3 nên cho sv chọn học thiên về mảng nào thiết kế hay thi công và với sự hướng nghiệp của gv. Hoặc thậm chỉ đổi sang một ngành kĩ thuật khác như cơ khí, điện...
linhcoi57hk
Thớt hỏi rộng quá nên xin phép đáp một ý nhỏ trong đó
Kỹ sư xây dựng một năm kinh nghiệm quan trọng nhất vẫn là tổng kết lại kiến thức trong trường áp dụng được gì cho thực tế, từ trang sách áp dụng ra thực tế nó ra ngô ra khoai thế nào.
Lấy ví dụ: trong trường dạy kiểu A, nhưng ra ngoài nó làm kiểu B, vậy có được không, có sập nhà không => Lúc này kiến thức phát huy tác dụng cực mạnh, nếu không có kiến thức thì không dám tự tin mà làm, cũng không kiểm chứng được đúng hay sai.
- Các kỹ năng mà kỹ sư 1 năm nên có (ngoài chuyên môn được đào tạo trong trường):
+ Kỹ năng sử dụng phần mềm: Cad, office...
+ Sự chu toàn trong công việc: Nhiều ông viết cái CV không biết viết; gửi cái email không có thưa gửi; gửi cái báo cáo bằng excel mà không kẻ hàng, không trình bày cho đẹp... vân vân
+ Khả năng tự đọc và tìm hiểu tài liệu: Bước này mà không có cái căn bản từ trong trường thì vứt, đọc k hiểu gì.
+ Ngoại ngữ: chắc chắn rồi
+ Hiểu biết chung về lĩnh vực mình đang làm và các vấn đề xung quanh nó: Nhiều ông ks mới ra trường không biết vai trò của TVGS, QLDA ở trong dự án là gì, hợp đồng đơn giá cố định là gì...
Thiết nghĩ, học cả đời không hết, nên không thể cái gì cũng dạy trong trường được, nên không có "chuẩn đầu ra" mà thớt nói đâu. Muốn hơn người thì phải bỏ công sức, thời gian mà trau dồi kỹ năng cả chuyên môn lẫn kỹ năng xã hội thì mới khá đc.
Theo mình thì cần học những môn sau:
1. Đại số tuyến tính, giải tích.
2. Vật lý đại cương, Hoá học đại cương
3. Cơ học cơ sở phần tĩnh và phần động
4. Sức bền vật liệu phần tĩnh và phần động
5. Cơ học kết cấu tĩnh (tĩnh định, siêu tĩnh) và động
6. Phần mềm tính toán KC, triển khai bản vẽ. Cụ thể ở VN: Etab, CAD
Nhưng nếu không học Cơ học MTLT (như Thuỷ lực) hay Phương pháp số, liệu thím có thể tính kết cấu một cách chuẩn chỉ, chính xác mà
không để phần mềm kiểm soát mình không?
Cho hỏi bác có phải thầy Nghĩa bm Thép trường Xây Dựng không thế? E khoá 60 mới ra trường tháng 6, làm đatn nhà thép nè